Tải bản đầy đủ (.pdf) (163 trang)

đảng với hoạt động đối ngoại của hội liên hiệp phụ nữ việt nam tu nam 1996 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 163 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒ THỊ LIÊN HƯƠNG

ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HỒ THỊ LIÊN HƯƠNG

ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hiển

Hà Nội – 2013




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................6
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................10
5. Nguồ n tài liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................11
6. Những đóng góp của Luận văn ...........................................................................12
7. Bố cục Luận văn .................................................................................................12
Chƣơng 1: ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000 ......................................13
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam và chủ trƣơng của Đảng ..................................................................13
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam ....................................................................................................................13
1.1.2. Chủ trương đối ngoại của Đảng và Hộ
i Liên hiê ̣p Phu ̣ nữ Viê ̣t Nam
...............25
1.2. Hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam ..........................34
1.2.1. Công tác tham mưu, trao đổi thông tin tuyên truyền quốc tế ...................36
1.2.2. Hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn và mở
rộng quan hệ hữu nghị ........................................................................................41
1.2.3. Hoạt động khai thác dự án, vận động viện trợ quốc tế .............................54
Tiể u kế t ......................................................................................................................58
Chƣơng 2: ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA HỘI LIÊN HIỆP
PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2010 ......................................59
2.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới, trong nƣớc và Chủ trƣơng
mới của Đảng, của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ............................................59

2.1.1. Những chuyển biến mới của tình hình thế giới và trong nước .................59
2.1.2. Chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hô ̣i Liên hiê ̣p Phụ
nữ Viê ̣t Nam .......................................................................................................69

1


2.2. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đẩy mạnh hoạt động đối ngoại .................79
2.2.1. Phát triển hơn nữa công tác tham mưu, trao đổi thông tin tuyên truyền
quốc tế .................................................................................................................79
2.2.2. Mở rộng hoạt động trao đổi đoàn, tổ chức hội thảo, hội nghị, lớp tập huấn
và quan hệ hữu nghị ............................................................................................87
2.2.3. Tăng cường hoạt động khai thác dự án, vận động viện trợ quốc tế ................101
Tiể u kế t ....................................................................................................................106
Chƣơng 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM LỊCH SỬ ..................................108
3.1. Một số nhận xét ..............................................................................................108
3.1.1. Ưu điểm ..................................................................................................108
3.1.2. Những mặt hạn chế .................................................................................122
3.2. Kinh nghiệm lịch sử .......................................................................................127
KẾT LUẬN ............................................................................................................138
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................140
PHỤ LỤC ...............................................................................................................149

2


DANH MỤC CÁC CHƢ̃ VIẾT TẮT
ACWO

Liên đoàn Phụ nữ của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch

AIDOS

Tổ chức vì Phụ nữ trong phát triển của Italia

APHEDA

Tổ chức nhân dân về sức khỏe, giáo dục và phát triển hải ngoại của
Ôxtrâylia

APEC

Tổ chức hơ ̣p tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

APS

Bộ phận kiểm tra học vấn của Đức tại Hà Nội

AUSAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Ôxtrâylia

ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


ASEM

Diễn đàn hơ ̣p tác Á – Âu

ARF

Diễn đàn khu vực ASEAN

CIDA

Cơ quan Phát triển Quốc tế Canađa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CSW

Uỷ ban địa vị phụ nữ Liên Hợp Quốc

CEDAW

Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ

EU

Liên minh Châu Âu

ESCAP


Uỷ ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á -Thái Bình Dương

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiê ̣p Liên Hợp Quốc

FPA

Hiê ̣p hô ̣i Kế hoa ̣ch hóa gia đình (Ôxtrâylia)

HAI

Tổ chức hỗ trơ ̣ người cao tuổ i quố c tế

HAV

Tổ chức hoa ̣t đô ̣ng giúp đỡ Viê ̣t Nam

HIV

Virus suy giảm miễn dich
̣ ở người

HLHPNVN

Hô ̣i Liên hiê ̣p Phụ nữ Viê ̣t Nam

IFAD

Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế


ILO

Tổ chức lao đô ̣ng quố c tế

IOM

Tổ chức di dân quố c tế

IWDA

Tổ chức phát triển cho Phụ nữ quốc tế (Úc)

LHQ

Liên Hợp Quốc

3


NIC

Nước công nghiê ̣p mới

NGO

Các tổ chức phi chính phủ

PAM


Tổ chức lương nông thế giới

SIDA

Cơ quan hơ ̣p tác phát triể n Thu ̣y Điể n

UNDP

Chương triǹ h phát triể n Liên Hợp Quốc

UNFPA

Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc

UNICEF

Qũy Nhi đồ ng Liên Hợp Quốc

UNIFEM

Quỹ Phát triển Liên Hợp Quốc dành cho phụ nữ

UNESCAP

Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của
Liên Hợp Quốc

UNESCO

Tổ chức giáo du ̣c, khoa ho ̣c và văn hóa Liên Hợp Quốc


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

WFP

Chương trình lương thực thế giới

WIDF

Liên đoàn Phu ̣ nữ Dân chủ quốc tế

WIH

Tổ chức Thế giới Hài hòa (Tây Ban Nha)

WLN

cuộc họp Mạng lưới lãnh đạo nữ của Diễn đàn Hợp tác kinh tế
Châu Á - Thái Bình Dương

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

4


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

BẢNG

TÊN BẢNG

1.1.

Thống kê số lượng các dự án Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khai thác từ năm
1996 đến năm 2000

2.1.

Thống kê số lượng các dự án Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khai thác từ năm
2001 đến năm 2010
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1.

Biểu đồ biểu thị số đoàn ra, đoàn vào và lượt khách quốc tế của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1996 đến năm 2000

Biểu đồ 2.1.

Biểu đồ biểu thị số lượng đoàn ra, đoàn vào và lượt khách quốc tế
của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2012

5


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:

Trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc
tế, công cuô ̣c đổ i mới toàn diê ̣n trên nhiề u liñ h vực đời số ng xã hô ̣i do Đảng Cô ̣ng
sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đa ̣t đươ ̣c những thành tựu to lớn . Thế và
lực của Viê ̣t Nam ngày càng đươ ̣c mở rô ̣ng , niề m tin của nhân dân vào sự nghiê ̣p
đổ i mới càng thêm củng cố . Vị thế Việt Nam trên trường quố c tế đươ ̣c nâng cao .
Hoạt động đối ngoại ngày càng phát triển.
Nề n ngoa ̣i giao của mô ̣t quố c gia bao gồ m ngoa ̣i giao chính thức của Nhà
nước và ngoa ̣i giao của các l ực lượng “phi nhà nước” . Nền ngoại giao Việt Nam
gồ m ba bô ̣ phâ ̣n hơ ̣p thành : công tác đố i ngoa ̣i của Đảng , ngoại giao của Nhà nước
và đối ngoại nhân dân . Trong bố i cảnh đấ t nước đang tiế n hành sự nghiê ̣p đổ i mới ,
ngày càng tham gia một cách chủ động vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế , viê ̣c
đổ i mới hoạt động đố i ngoa ̣i, đă ̣c biê ̣t là đố i ngoa ̣i nhân dân trở thành vấ n đề ch iế n
lươ ̣c nhằ m khai thác mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất
nước.
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là một tổ chức chính
trị - xã hội mang tính quần chúng có hoạt động đối ngoại riêng, do Ban Đối ngoại
Trung ương quản lý dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Cùng với hoạt động đối ngoại của Đảng và ngoại giao của Nhà nước

, Hội đã đẩ y

mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân , góp phần tiếp tục duy trì , phát triển mối
quan hê ̣ hữu nghi ̣với các nước có quan hê ̣ truyề n thố ng và không ngừng mở rô ̣ng
quan hê ̣ với các nước , các tổ chức quố c tế ; tham gia tích cực các hoạt động vì hoà
bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới, góp phần
tạo nên môi trường hòa bình, ổn định, phát triển, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đấ t nướ.c
Tình hình thế giới và trong nước ngày càng biến đổi sâu sắc. Nhiề u vấ n đề
trên thế giới , khu vực v à trong nước đang diễn ra hết sức đa dạng với những mối
quan hê ̣ phức ta ̣p . Công cuô ̣c xây dựng bảo vê ̣ Tổ quố c xã hô ̣i chủ nghiã đòi hỏi

Đảng phải tiế p tu ̣c vâ ̣n du ̣ng kinh nghiê ̣m lich
̣ sử , nhấ t là trong hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i ,
tranh thủ mo ̣i nguồ n lực có thể tranh thủ đươ ̣c từ bên ngoài nhằm phục vụ sự nghiệp

6


công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Viê ̣c nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i nhân
dân nói chung, của HLHPNVN nói riêng là điều vô cùng cầ n thiế t.
Như vâ ̣y, nghiên cứu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động đối ngoại
của HLHPNVN không chỉ có ý nghiã lý luận mà còn có ý nghĩa cả thực tiễn . Với
mong muố n tìm hiể u và làm sáng tỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung, hoạt động đối ngoại của HLHPNVN
nói riêng, từ đó đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong hoạt động đối ngoại của
Hội, tiến tới lí giải nguyên nhân và đưa ra một số bài học kinh nghiệm, tác giả quyết
đinh
̣ lựa cho ̣n đề tài : “Đảng với hoạt động đố i ngoại của Hội Liên hiê ̣p Phụ nữ Viê ̣t
Nam từ năm 1996 đến năm 2010” làm L uâ ̣n văn thạc sĩ ngành Lịch sử , chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tác giả chia ra làm nhóm công trình nghiên cứu theo mức độ liên quan đến
nội dung luận văn. Nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nói
chung. Nhóm các công trình nghiên cứu về hoạt động đối ngoại nhân dân. Nhóm
công trình nghiên cứu chung về HLHPNVN và hoạt động đối ngoại của Hội.
Trong nhóm thứ nhất, có nhiề u cơ quan và các nhà khoa ho ̣c nghiên cứu ở
các góc độ khác nhau về hoạt động đối ngoại Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Đã có nhiều công trình viết về hoạt động đối ngoại, nhưng về cơ bản có thể nhâ ̣n
thấ y thành tựu nghiên cứu gồ m hai mảng : mô ̣t mảng là các ấ n phẩ m xuấ t bản dưới
dạng sách , mảng còn lại bao gồm những công trình nghiên cứu công bố trên các
báo, tạp chí.

Sách nghiên cứu lịch sử đối ng oại Việt Nam rấ t pho ng phú . Một số công
trình có cái nhìn xuyên suốt về vấn đề đối ngoại theo diễn trình lịch sử như Vũ
Dương Huân (Chủ biên) (2004), Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp đổi mới
(1975 - 2002), (Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nô ̣i); Lưu Văn Lợi, Ngoại giao Việt
Nam 1945 – 1995 (2004) ( Nxb. Công an nhân dân , Hà Nội ); Nguyễn Đình Bin
(2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000 (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội)… Có
một số công trình nghiên cứu một cách cập nhật đường lối chính sách đối ngoại của
Đảng trong tình hình mới như: Vũ Dương Huân (Chủ biên ) (2003), Tình hình thế
giới và chính sách đối ngoại của Việt Nam (Học viện Quan hệ quốc tế 2001 – 2003,

7


Hà Nội); Phạm Bình Minh (2011) Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam trong
giai đoạn mới (Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội); Phạm Quang Minh (2012), Chính
sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-2010) (Nxb. Thế giới, HN)… Song
song với những ấ n phẩ m xuấ t bản dưới da ̣ng sách , nhiề u công trin
̀ h nghiên cứu về
đường lố i đối ngoại Việt Nam cũng đươ ̣c công bố trên các báo

, tạp chí chuyên

ngành như: Phan Đa ̣i Doañ (2003), “Ngoa ̣i giao Việt Nam tiế p tu ̣c tiế n lên với thời
đa ̣i”, Nghiên cứu quố c tế , số 3(52); Đinh Xuân Lý (2003), “Quá trình mở rô ṇ g quan
hê ̣ đối ngoại thời kỳ đổi mới” , Lịch sử Đảng , số 12; Nguyễn Danh Quỳnh (2003),
“Đa phương hóa , đa da ̣ng hóa trong hoạt động đối ngoại của Việt Nam sau Chiến
tranh la ̣nh” , Lý luận chính trị , số 7; Vũ Dương Ninh (2007), “Quan hê ̣ đối ng oại
Việt Nam 1975 – 1995: Nhìn lại và suy nghĩ” , Lý luận chính trị , số 4; Vũ Khoan
(2013) "Đổi mới tư duy và chính sách trong lĩnh vực đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam", tạp chí Cộng sản online… Các công trình này nêu bật được những điểm

mới trong quan điểm, chủ trương đối ngoại của Đảng, song chưa phân tích sâu về
chủ trương đối ngoại nhân dân.
Nhóm các công trình nghiên cứu về đường lối đối ngoại nhân dân. Có một số
ít sách đề cập đến vấn về này như: Ban Tư tưởng – Văn hóa trung ương (2005), Đối
ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới , (Nxb. Chính trị quốc gia , Hà Nội), trong đó có bài
viết “Đối ngoại nhân dân vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”, tuy nhiên bài
viết tập trung vào nêu lên thành tựu trong hoạt động đối ngoại cho mốc thời gian cụ
thể là năm 2004 và phương hướng hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp các tổ
chức hữu nghị Việt Nam chứ chưa nêu ra được những vấn đề khái quát hay đề cập
đến hoạt động đối ngoại của HLHPNVN. Có một số bài tạp chí viết về đối ngoại
nhân dân như: Phạm Văn Chương (2009), “Đối ngoại nhân dân mô ̣t nhip̣ cầ u” , Tạp
chí Đối ngoại , số 4(4), 27 – 30; Vũ Thị Như Hoa (2010), “Ngoa ̣i giao nhân dân
trong công cuô ̣c đổi mới ở nước ta” , Giáo dục lý luận , số 3 (156), 39 – 42; Phạm
Gia Khiêm (2006), “Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại trong giai đoạn mới,
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X”, Website Chính
phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; Vũ Xuân Hồng (2001), “Đối ngoại
nhân dân góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của đất nước”, Tạp chí Cộng sản
Online… Các bài viết đã trình bày về vai trò hoạt động đối ngoại nhân dân trong

8


công cuộc đổi mới, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và một số biện pháp
triển khai hoạt động đối ngoại nhân dân. Tuy nhiên những bài viết ngắn, mang tính
khái quát cao, chưa có nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động đối ngoại nhân dân, đặc
biệt là hoạt động đối ngoại nhân dân của một tổ chức chính trị - xã hội cụ thể như
HLHPNVN.
Nhóm các công trình nghiên cứu chung về HLHPNVN và hoạt động đối
ngoại của Hội. Nghiên cứu về phụ nữ Việt Nam nói chung phải kể đến các công
trình: Nguyễn Thị Thập (chủ biên), (1981), “Lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam”,

(NXB Phụ Nữ , Hà Nội ); Lê Thị Nhậm Tuyết, (1975), “Phụ nữ Việt Nam qua các
thời đại”, (NXB Khoa ho ̣c xã hô ̣i , Hà Nội ); Trần Quốc Vượng (2001), “Truyền
thống phụ nữ Việt Nam”, (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội)... Các công trình này đã
trình bày xuyên suốt lich
̣ sử đấ u tranh và phát triể n của phụ nữ Việt Nam trong các
giai đoạn phát triển , nhưng chưa đi vào nghiên cứu hoa ̣t đô ̣ng

đố i ngoa ̣i của Hội

Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Một số năm gần đây, có một số Khóa luận nghiên cứu
về HLHPNVN. Khóa luận “Hệ thống tổ chức của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
từ năm 1986 đến năm 2000” của sinh viên Nguyễn Thùy Linh (tốt nghiệp năm
2010), Khóa luận trình bày sự chỉ đạo của Đảng với công tác tổ chức của
HLHPNVN, trong khuôn khổ Khóa luận tác giả cũng có đề cập đến việc tổ chức
Ban Quốc tế - bộ phận phụ trách trực tiếp công tác đối ngoại nhân dân của Hội. Tuy
nhiên, mục tiêu của Khóa luận là làm rõ hệ thống cơ cấu tổ chức các cơ quan của
HLHPNVN chứ không đi nghiên cứu về hoạt động cụ thể của mỗi cơ quan, tổ chức.
Luận văn cũng kế thừa những nghiên cứu từ Khóa luận “Hoạt động đối ngoại của
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2009” của bản thân. Tuy
nhiên, Khóa luận nghiên cứu trong một thời gian dài hơn so với Luận văn, sự tập
trung nghiên cứu hoạt động đối ngoại của HLHPNVN thời công nghiệp hóa, hiện
đại hóa chưa được sâu sắc. Hơn nữa, do yêu cầu và thời gian hạn hẹp nên Khóa luận
rút ra những ưu điểm, nhược điểm của hoạt động đối ngoại và bài học kinh nghiệm
chưa mang tính chất hệ thống, chưa đi vào phân tích mà chỉ dừng lại ở mức nêu vấn đề.
Nói chung, có nhiều công trình nghiê n cứu về đường lố i đố i ngoa ̣i của Đảng
Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam , nhưng chưa có những công trình nghiên cứu đi sâu và mang
tính hệ thống về sự lañ h đa ̣o của Đảng đố i với hoạt động đối ngoại nhân dân

9


, đă ̣c


biê ̣t là với hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010 - mô ̣t
trong những thành tố quan tro ̣ng làm nên thành công của hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i nhân
dân của Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên,
kế t quả của các công triǹ h trên l à nguồn tài liệu quý giá , gơ ̣i mở để tác giả kế thừa ,
đi sâu vào nghiên cứu đề tài .
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Luận văn làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động đối ngoại nhân
dân nói chung và hoạt động của HLHPNVN nói riêng từ năm 1996 đến năm 2010,
làm rõ quá trình hiện thực hóa chủ trương đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam
thông qua hoạt động của HLHPNVN, từ đó bước đầu rút ra một số nhâ ̣n xét và kinh
nghiệm lịch sử.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp đầy đủ các tài liệu có liên quan tới vấ n đề .
- Hệ thống hóa và trình bày các tư liệu theo các giai đoạn lịch sử gắn với
hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Trình bày một cách hệ thống sự chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động đối
ngoại của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010.
- Đánh giá ưu điểm, hạn chế trong sự chỉ đạo của Đảng đố i với hoạt động đối
ngoại của HLHPNVN.
- Trình bày quá trình thực hiê ̣n đường lố i đố i ngoa ̣i của Hô ̣i. Đánh giá thành
tựu, hạn chế trong hoạt động đối ngoại của HHLHPNVN và phân tích những
nguyên nhân của nó.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, biện pháp của Đảng nhằm chỉ đạo hoạt động đối ngoại của
HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010.

- Những hoạt động đối ngoại của HLHPNVN từ năm 1996 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước có liên quan hoạt động đối ngoại
của HLHPNVN.

10


- Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng, nhất là chủ trương về đối ngoại nhân dân.
- Hoạt động đố i ngoa ̣i của HLHPNVN.
- Thời gian: từ năm 1996 đến năm 2010
( Năm 1996 là năm bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Năm 2010 là thời điểm nhận đề tài nghiên cứu, nên chỉ có ý nghĩa tương đối.
Trong quá trình viết luận văn, tác giả đề cập thêm những sự kiện sau năm 2010 để
có cơ sở đánh giá, nhận xét đầy đủ hơn).
- Không gian: Hoạt động đối ngoại của HLHPNVN với các tổ chức quố c tế ,
các quốc gia trong khu vực và ngoài khu vực, các chính phủ…
5. Nguồ n tài liệu và phƣơng pháp nghiên cƣ́u
5.1 Tài liệu
- Văn kiện của Đảng và Nhà nước có liên quan tới chủ trương, chính sách đối
ngoại của Việt Nam.
- Văn kiện của HLHPNVN tại Đại hội Phụ nữ toàn quố c c ác năm từ năm
1996 đến năm 2010. Báo cáo hoạt động hàng năm của Hội, báo cáo công tác đối
ngoại của Hội từ năm 1996 đến năm 2010.
- Các công trình nghiên cứu về lich
̣ sử Đảng , lịch sử Việt Nam, lịch sử ngoại
giao có liên quan hoạt động đối ngoại nhân dân nói chung và hoạt động đối ngoại
của HLHPNVN nói riêng.
- Các bài viết, bài nghiên cứu trên các tạp chí khoa học.
- Các nguồ n báo có liên quan như báo Phu ̣ nữ , báo mạng...

5.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử là phương pháp chủ yếu, nhằm trình
bày một cách khách quan, khoa học sự lãnh đạo của Đảng cũng như hiệu quả thực
hiện của sự lãnh đạo đó trong hoạt động đối ngoại của HLHPNVN theo các bước
phát triển gắn với các giai đoạn lịch sử cụ thể, các hoàn cảnh lịch sử cụ thể.
- Phương pháp lôgic cũng được sử dụng nhằm đánh giá, nhận xét và rút ra
những kinh nghiệm lịch sử cần thiết.
- Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu…

11


6. Những đóng góp của Luận văn:
6.1. Luận văn trình bày một cách hệ thống sự chỉ đạo của Đảng đối vớ i hoa ̣t
đô ̣ng đố i ngoa ̣i nhân dân và lần đầu tiên trình bày quá trình HLHPNVN cụ thể hóa
chủ trương đối ngoại của Đảng thành những phương hướng, mục tiêu đối ngoại riêng,
thông qua hai quãng thời gian từ năm 1996 đến năm 2000, và từ năm 2001 đến năm 2010.
6.2. Trên cơ sở tập hợp toàn bộ các tài liệu liên quan, Luận văn giúp người
đọc có cái nhìn đầy đủ và khái quát về những hoạt động đối ngoại ngày một phong
phú, có chất lượng của HLHPNVN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó, thấy được
thành tựu, hạn chế trong hoạt động đối ngoại của Hội và phân tích được nguyên
nhân chủ quan cũng như khách quan dẫn tới những vấn đề đã nêu.
6.3. Những bài học kinh nghiệm Luận văn đưa ra có giá trị tham khảo với
HLHPNVN trong việc đề ra chính sách, biện pháp đối ngoại của Hội, vừa phù hợp
chủ trương chung của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa phù hợp với đặc điểm riêng
của HLHPNVN, của phụ nữ Việt Nam. Vận dụng những bài học kinh nghiệm được
đưa ra, sẽ là cơ hội giúp hoạt động đối ngoại của Hội ngày một phát triển, đi vào
chiều sâu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tăng cường hội
nhập quốc tế toàn diện.

7. Bố cục Luận văn
Luận văn , ngoài phần mở đầu , kế t luâ ̣n , tài liệu tham khảo và phụ lục
gồm có 3 chương.
Chương 1: Đảng với hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i củ a Hô ̣i Liên hiê ̣p Phu ̣ nữ Viê ̣t
Nam từ năm 1996 đến năm 2000
Chương 2: Đảng với hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i của Hô ̣i Liên hiê ̣p Phu ̣ nữ Viê ̣t
Nam từ năm 2001 đến năm 2010
Chương 3: Nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

12

,


Chƣơng 1
ĐẢNG VỚI HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2000
1.1. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên hiệp Phụ
nữ Việt Nam và chủ trƣơngđối ngoại của Đảng, của Hội
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đối ngoại của Hội Liên
hiệp Phụ nữ Việt Nam
Cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX , tình hình thế giới có nhiều biến chuyển quan
trọng. Cuô ̣c cách ma ̣ng khoa ho ̣c và công nghê ̣ hi ện đại phát triển tăng tốc với các
đơ ̣t sóng công nghê ̣ cao , nổ i bâ ̣t là công nghê ̣ thông tin , tác động sâu sắ c tới những
biế n đổ i kinh tế , chính trị, văn hóa và tổ chức đời số ng xã hô ̣i , là một trong những
xu thế lớn của thế giới đương đa ̣i . Đồng thời, trong thời gian này, các nước xã hội
chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng . Đế n đầ u thâ ̣p kỷ 90 của thế
kỷ XX, chế đô ̣ xã hô ̣i chủ nghiã ở Liên Xô su ̣p đổ , dẫn đế n những biế n đổ i cơ bản
nề n chính tri ̣thế giới và quan hê ̣ quố c tế . Trâ ̣t tự thế giới từ sau Chiế n tranh thế giới
thứ hai trên cơ sở hai khối đối lập do Liên Xô và Mỹ đứng đầu (trâ ̣t tự hai cực ) tan

rã, trâ ̣t tự thế giới mới đươ ̣c hình thành . Các nước vừa hợp tác , vừa đấ u tranh với
nhau để xác lâ ̣p vai trò , vị thế của mình đối với khu vực và thế giới . Đa cực hóa
chính trị trở thành xu hướng phổ biến của thế giới đương đại

. Trước những diễn

biế n mới của tình hình thế giới , các quốc gia đặc biệt là các nước vừa và nhỏ , các tổ
chức, lực lươ ̣ng chiń h tri ̣quố c tế , đều điều chỉnh chính sách đối nội , đố i ngoa ̣i và
phương thức hành đô ̣ng cho phù hơ ̣p với lơ ̣i ích mỗi quố c gia và thích ứng với sự
phát triển của thế giới. Biể u hiê ̣n nổ i bâ ̣t của xu thế điề u chin
̉ h chiế n l ược là các dân
tô ̣c nâng cao ý thức đô ̣c lâ ̣p , tự chủ và tự lực tự cường , không chấp nhận lệ thuộc
vào quốc gia khác, chủ động tìm kiếm con đường phát triể n của min
̀ h . Sau Chiế n
tranh la ̣nh, các nước đã đổi mới tư duy về quan niệ m sức ma ̣nh, vị thế quốc gia . Từ
quan nịê ̣m lấ y sức ma ̣nh quân sự làm thước đo đã dựa trên các tiêu chí sức ma ̣nh
tổ ng hơ ̣p, trong đó sức ma ̣nh kinh tế và khoa ho ̣c công nghê ̣ đươ ̣c đă ̣t ở vi ̣trí trung
tâm. Cuô ̣c cha ̣y đua phát tri ển kinh tế và khoa học công nghệ khiến các nước , nhấ t
là những nước đang phát triển phải đổi mới tư duy đối ngoại , thực hiê ̣n chin
́ h sách
đa phương hóa , đa da ̣ng hóa quan hê ̣ quố c tế ; mở rô ̣ng và tăng cường liên kế t , hơ ̣p

13


tác với các nước phát triể n để tranh thủ vố n

, kỹ thuật công nghệ , mở rô ̣ng thi ̣

trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.

Nói đến tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh còn là nói đến quá trình
phát triể n của xu thế quố c tế hóa , toàn cầu hóa và sự ra đời của các tổ chức liên
minh quố c tế .
Toàn cầu hóa xét về bản chất là quá trình gia tăng mạnh mẽ các mối liên hệ,
sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại giữa các quốc gia, khu vực trên lĩnh vực
kinh tế. Nếu như trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản , quá trình toàn cầu hóa chịu sự chi
phối của các tập đoàn tư bản và các nước lớn mà tiêu biểu là Hoa Kỳ thì trong thời
đại ngày nay, cuộc đấu tranh của các nước đang phát triển và các lực lượng tiến bộ
đã góp phần hạn chế sự chi phối của các nước phát triển trong các tổ chức quốc tế.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng chỉ rõ: “Toàn cầu hóa kinh tế là
một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này bị một
số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều
mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu
tranh” [78, 449].
Toàn cầu hóa có những tác động tích cực đối với mỗi nước tham gia vào quá
trình này. Trên cơ sở thị trường được mở rộng, hàng rào thuế quan và phi thuế quan
thuyên giảm, vì thế giao lưu hàng hóa thông thoáng hơn, trao đổi hàng hóa tăng
mạnh, thúc đẩy sản xuất của mỗi nước; nguồn vốn, khoa học công nghệ, kinh
nghiệm quản lý cùng các hình thức đầu tư bản, hợp tác khác mang lại lợi ích cho
các bên tham gia hợp tác. Về mặt chính trị, toàn cầu hóa làm tăng tính tùy thuộc lẫn
nhau, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, thuận lợi cho việc xây dựng môi trường hòa
bình, hợp tác song phương và đa phương. Nhìn chung, toàn cầu hóa tạo điều kiện
phát huy hiệu quả nguồn lực trong nước và khai thác, tận dụng các nguồn lực bên
ngoài phục vụ cho phát triển của các quốc gia.
Tuy nhiên, toàn cầu hóa cũng chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó
khăn thử thách lớn cho các quốc gia, nhất là các nước đang phát triển. Cạnh tranh
kinh tế - thương mại, giành giật các nguồn tài nguyên, năng lượng thị trường, nguồn
vốn, công nghệ… giữa các nước ngày càng gay gắt. Toàn cầu hóa kinh tế thường tỏ
ra là một cuộc đua, trong đó có kẻ thắng, người thua thực sự. Toàn cầu hóa mang


14


đến những cơ hội lớn cho sự phát triển thực sự trên toàn thế giới, tuy nhiên đó
không phải là sự phát triển đồng đều. Một số nước đang hội nhập vào nền kinh tế
toàn cầu nhanh hơn các nước khác. Những nước hội nhập nhanh hơn đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn và giảm bớt tình trạng đói nghèo. Các nước tư bản phát triển lợi
dụng ưu thế về tiềm lực kinh tế và công nghệ thu lợi lớn trong quá trình toàn cầu
hóa và gây sức ép với các nước kém phát triển, không chỉ về kinh tế mà cả về chính
trị. Hơn nữa, tự do thương mại toàn cầu đang được thúc đẩy nhưng đi liền với nó là
các vụ kiện bán phá giá, áp dụng các biện pháp “trừng phạt” bằng quan thuế và phi
quan thuế lẫn nhau vẫn liên tục diễn ra trong quan hệ kinh tế thế giới. Các biến
động nhất là các biến động tiêu cực có thể lây lan rất nhanh ra phạm vị toàn cầu,
gây thiệt hại cho trước tiên là các nước đang phát triển. Toàn cầu hóa còn kéo theo
các tệ nạn như hoạt động diễn biến hòa bình gia tăng, tội phạm xuyên quốc gia, sự
truyền bá một cách nhanh chóng văn hóa không lành mạnh…
Trước những tác động hai mặt của toàn cầu hóa, các nước đang phát triển –
trong đó có Việt Nam, hoặc là coi toàn cầu hóa như một liều thuốc vạn năng cho sự
phát triển của đất nước, hoặc quay lưng lại hoặc chủ động hội nhập trên cơ sở phát
huy những thuận lợi, hạn chế những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa.
Có thể thấy, từ năm 1996 đến năm 2000, sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ đất nước tiếp tục phát triển trong tình hình thế giới diễn biến nhanh
chóng, phức tạp và chứa đựng những yếu tố khó lường với năm đặc điểm nổi bật
được nhận định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (1996) của Đảng:
Một là , chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ
khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào , nhưng điều đó không làm thay
đổi tính chất của thời đại; loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát
triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Đấu
tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức.

Hai là , nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ
trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc , sắc tộc và tôn giáo , chạy đua vũ
trang, hoạt động can thiệp , lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi . Tình hình thế
giới diễn biế n phức ta ̣p ; các hoạt động khủng bố và chống khủng bố trở thành vấn

15


đề thời sự nóng bỏng toàn cầ u; chiế n tranh cu ̣c bô ̣ , xung đô ̣t vũ trang , tôn giáo tiế p
tục xảy ra ở nhiều nơi . Thế lực hiế u chiế n cực đoan tăng cường chính sách áp đă ̣t ,
can thiê ̣p và xâm lươ ̣c vũ trang.
Ba là cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày
càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội.
Bố n là cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ
môi trường, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng ngừa và đẩy lùi những bệnh tật
hiểm nghèo…), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà cần phải
có sự hợp tác đa phương.
Năm là khu vực Châu Á - Thái bình Dương đang phát triển năng động và
tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Đồng thời, khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân
tố có thể gây mất ổn định như vấ n đề Triề u Tiên

, vấ n đề Biể n Đông ... Trong bố i

cảnh sự tranh giành ảnh hưởng về kinh tế , chính trị giữa các nước lớn ở khu vực có
chiề u hướng tăng lên , các nước ASEAN đang nỗ lực khắc phục những hậu quả của
cuô ̣c khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng ở khu vực Châu Á và ảnh hưởng rộng khắp
của nó trên toàn cầu vào năm 1997. Cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ bùng nổ ở
khu vực Đông Nam Á đã khiế n cho số lượng các hoạt động giao lưu quốc tế nói
chung bị cắt giảm . Có nhiều hoạt động khu vực và quốc tế mặc dù đã có lịch tổ

chức ở một số nước song khó khăn về tài chính và bất ổn về chính trị nên đã hoãn
hoặc giảm; các nước ASEAN từng bước phu ̣c hồ i đà phát triể n kinh tế , vừa củng cố
sự liế n kế t , hơ ̣p tác trong nô ̣i bô ̣ khố i , vừa mở rô ̣ng quan hê ̣ với các đố i tác bên
ngoài... Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ VI (1998) tại Hà Nội dưới chủ đề: “Đoàn
kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định và phát triển đồng đều” đã gửi đến
thế giới một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của ASEAN tăng cường đoàn kết, mở
rộng hợp tác nhằm vượt qua khó khăn, khắc phục hậu quả khủng hoảng và tiến tới
phát triển bền vững.
Phân tích sâu sắ c diễn biế n của tình hình thế giới và khu vực

, Đa ̣i hô ̣i đa ̣i

biể u toàn quố c lầ n thứ VIII của Đảng (6/1996) đã tổng kết trong quan hệ quốc tế đã
và đang nổi lên những xu thế chủ yếu sau đây:

16


- Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức
xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển
kinh tế, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định đối với việc tăng cường sức
mạnh tổng hợp của quốc gia.
- Các quốc gia lớn, nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác và
liên kết khu vực, liên kết quốc tế về kinh tế, thương mại và nhiều lĩnh vực hoạt
động khác. Hợp tác ngày càng tăng nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt.
- Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, đấu tranh
chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền
văn hóa dân tộc.
- Các nước xã hội chủ nghĩa, các đảng cộng sản và công nhân, các lực lượng
cách mạng, tiến bộ trên thế giới kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân

chủ và tiến bộ xã hội.
- Các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau vừa hợp tác vừa đấu tranh
trong cùng tồn tại hòa bình [52, tr. 336-337].
Các đặc điểm và xu thế nêu trên đã làm nảy sinh tính đa phương, đa dạng
trong quan hệ quốc tế và trong chính sách đối ngoại của các nước, trong đó có
Việt Nam.
Trong xu thế tình hình thế giới và khu vực biến đổi nhanh chóng, các tổ chức
của phụ nữ trên thế giới đã có nhiều hoạt động tham gia tích cực vào quá trình biến
đổi chung.
Từ năm bắt đầu công cuộc đổi mới 1986 đến những năm đầu thập niên 90,
phong trào phụ nữ trên thế giới tập trung vào một số nội dung như đấu tranh chống
nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Trong cuộc đấu tranh đó, có những bộ phận phụ nữ ở
các nước tư bản đòi “cả Liên Xô và Mỹ phải chấm dứt chạy đua vũ trang”. Đông
đảo phụ nữ, kể cả phụ nữ các nước tư bản đều ủng hộ sáng kiến hòa bình của Liên
Xô. Dư luận quốc tế ủng hộ xu thế đối thoại, đàm phán để giải quyết hòa bình các
vấn đề tranh chấp giữa các nước. Phong trào đòi quyền bình đẳng nam nữ lan rộng;
ở các nước Châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Đông Nam Á, khu vực Nam Á…
xuất hiện nhiều tổ chức đấu tranh đòi bình đẳng nam nữ.

17


Đến đầu thập niên 90 (thế kỷ XX), tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức
tạp. Đặc biệt là cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội lên đến đỉnh cao, nổi lên là
sự sụp đổ của Liên Xô sau 70 năm tồn tại và sự tan rã về mặt tổ chức của Đảng
Cộng sản Liên Xô đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tổ chức phụ nữ có quan hệ với
Việt Nam như các tổ chức phụ nữ ở Liên Xô, Đông Âu, Liên đoàn Phụ nữ Dân chủ
Quốc tế, các tổ chức phụ nữ tiến bộ ở Tây - Bắc cũ và Mỹ La Tinh. Sau khi chủ
nghĩa xã hội sụp đổ , tình hình Liên Xô cũ và các nước Đông Âu chưa ổn định nên
việc móc nối lại và củng cố mối quan hệ truyền thố ng


với các tổ chức phụ nữ của

các nước này trong một vài năm sau đó vẫn chưa thực hiện được. Vấn đề
Campuchia cũng ảnh hưởng không nhỏ tới mối quan hệ của HLHPNVN với phụ nữ
trên toàn thế giới. Bên cạnh những khó khăn, tình hình phụ nữ quốc tế cũng có
nhiều thuận lợi cho sự phát triển hoạt động đối ngoại của phụ nữ Việt Nam. Từ
khoảng những năm 1994, 1995 có nhiều sự kiện quốc tế lớn đối với đời sống chính
trị của phụ nữ các nước. Trong thời gian đó diễn ra Đại hội Liên đoàn Phụ nữ Dân
chủ quốc tế lần thứ 11; Hội nghị Thế giới lần thứ 4 về Phụ nữ tổ chức tại Bắc Kinh
(9/1995); Hội nghị thế giới về dân số và phát triển tại Cai-rô (Ai Cập); Hội nghị cấp
Bộ trưởng khu vực về phụ nữ trong phát triển tại Jakarta và về phát triển xã hội tại
Manila cùng với nhiều hội nghị, hội thảo khác của khu vực do các tổ chức Liên Hợp
Quốc hoặc các tổ chức phi chính phủ với nhiều lĩnh vực và nhiều đề tài khác nhau
để chuẩn bị cho hô ̣i nghi ̣tổ chức ta ̣i Bắc Kinh… Điề u kiê ̣n ngày càng thuâ ̣n lơ ̣i hơn
cho hoạt động đối ngoại khi năm 1996 HLHPNVN gia nhập Liên đoàn phụ nữ
ASEAN và tham gia nhiều hoạt động sau Bắc Kinh ở cấp quốc gia, khu vực và
quốc tế.
Bắ t đầ u từ năm 1996, phong trào phụ nữ quốc tế có những bước phát triển
mới. Bình đẳng giới, phát triển và hoà bình tiếp tục là mục tiêu hành động mang
tính toàn cầu. Đó là những yếu tố tác động tích cực tới sự bình đẳng và tiến bộ của
phụ nữ, thúc đẩy phong trào phụ nữ Việt Nam phát triển . Sau Hội nghị Thế giới về
Phụ nữ lần thứ IV tại Bắc Kinh (1995), các tổ chức phụ nữ ở nhiề u nước trên thế
giới đã nghiêm túc tổ chức thực hiện và tham gia tiến trình kiểm kiểm việc thực
hiện Tuyên bố và Cương Lĩnh hành động Bắc Kinh vì bình đẳng giới, phát triển và
hòa bình qua các kỳ họp của CSW khu vực và toàn cầu.

18



Ở Việt Nam, tính đến năm 1996 đã trải qua 10 năm thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng với hai kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm. Trong 10 năm (1986 – 1996),
dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam đã phát huy cao độ nội lực, kiên trì
mục tiêu cách mạng xã hội chủ nghĩa vì độc lập dân tộc, dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh đã giành được những thành tựu to lớn.
Một số thành tựu phải kể đến đó là:
- Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục.
Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình
quân hàng năm thời kỳ 1991 - 1995 là 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 77,4% năm
1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Lương thực thực phẩm
không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo [55,
tr. 611 - 612].
- Tạo được một số chuyển biến tích cực về mặt xã hội. Giữ vững ổn định
chính trị, củng cố quốc phòng, an ninh. Thực hiện có kết quả một số đổi mới quan
trọng về hệ thống chính trị.
- Phát triển quan hệ đối ngoại, phá thế bị bao vây cấm vận, hoà nhập vào khu
vực và thế giới. Ngày 11/7/1995, Việt Nam và Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao.
Ngày 2/7/1995 Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN.
Từ năm 1996, quan hê ̣ của Viê ̣t Nam với các nước

trên thế giới có nhiều

chuyể n biế n tích cực. Sau khi Hiê ̣p đinh
̣ Paris về Campuchia đươ ̣c kí kế t năm 1991,
tình trạng đối đầu căng thẳng giữa

Việt Nam với các nước lơ ̣i du ̣ng vấ n đề

Campuchia để thực hiê ̣n chiń h sách bao vây , cấ m vâ ̣n Viê ̣t Nam nhằ m làm suy yế u
Viê ̣t Nam đã dầ n biế n mấ t . Quan hê ̣ Viê ̣t Nam với Campuchia và Lào đã sang mô ̣t

trang mới, xây dựng mố i quan hê ̣ láng giề ng thân thiê ̣n trên cơ sở tôn tro ̣ng đô ̣c lâ ̣p ,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau

, không can thiê ̣p vào nô ̣i bô ̣ của nhau .

Quan hê ̣ Viê ̣t Nam - Trung Quố c đã “tan băng” từ năm 1991 nhưng từ năm 1996 trở
đi, mố i quan hê ̣ giữa hai nước ngày càng phát triể n . Nhiề u cuô ̣c gă ̣p cấ p cao giữa
hai Đảng và hai Nhà nước đã diễn ra thường xuyên , kim nga ̣ch buôn bán hai chiề u
tăng nhanh, vấ n đề cắ m mố c biên giới đươ ̣c tiế n hành và phân giới được xúc tiến
thực hiện. Đặc biệt sau khi vấn đề Campuchia được giải quyết , quan hê ̣ Viê ̣t Nam
với các nước ASEAN có những bước đô ̣t phá . Nhiề u cuô ̣c gă ̣p gỡ cấ p cao giữa Viê ̣t

19


Nam với Malaix ia, Singapo, Thái Land , Brunây, Philippin... đã diễn ra . Viê ̣t Nam
đã kí với các nước thành viên ASEAN các hiê ̣p đinh
̣ hơ ̣p tác tr

ên nhiề u liñ h vực .

Tháng 12 năm 1998, Viê ̣t Nam tổ chức t hành công Hội nghị cấp cao A SEAN lầ n
thứ VI ta ̣i Hà Nô ̣i

. Mố i quan hê ̣ giữa Viê ̣t Nam và Hoa kỳ sau khi sự kiê ̣n

Campuchia kế t thúc đã có những bước phát triể n rõ rê ̣t

. Đế n năm 1995, Hoa Kỳ


tuyên bố chiń h thức biǹ h thường hóa q uan hê ̣ với Viê ̣t Nam . Với viê ̣c bin
̀ h thường
hóa quan hệ với Hoa Kỳ , lầ n đầ u tiên Viê ̣t Nam có quan hê ̣ với tấ t cả các nước trên
thế giới. Sự kiê ̣n đã ta ̣o thêm điề u kiê ̣n để Viê ̣t Nam mở rô ̣ng quan hê ̣ hơ ̣p tác với
các nước khác và các tổ chức quố c tế . Từ năm 1996 trở đi, mố i quan hê ̣ Viê ̣t Nam Hoa Kỳ không ngừng đươ ̣c củng cố . Sau những ảnh hưởng của viê ̣c chủ nghiã xã
hô ̣i su ̣p đổ ở Liên Xô và Đông Âu , mố i quan hê ̣ giữa Viê ̣t Nam với Liên Bang Nga
và các nước Đông Âu có những gián đoạn và khó khăn bước đầu

, thì từ sau năm

1996, mố i quan hê ̣ đã đươ ̣c cải thiê ̣n và ph át triển. Viê ̣t Nam và Liên B ang Nga đã
trao đổ i nhiề u đoàn cấ p cao từ năm 1998, và khôi phục mối quan hệ v ới các nước
bạn truyền thống ở Đông Âu.
Nế u như bắ t đầ u thời kỳ đổ i mới , các hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập
trung giải quyế t vấ n đề Campuchia thì sau năm 1996, các hoạt động đa phương của
Viê ̣t Nam có nhiề u bước ti ến. Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p nhiề u diễn đàn khu vực hoă ̣c liên
quan tới châu lu ̣c : là thành viên Tổ chức hợp tác Kinh tế Châu Á

– Thái Bình

Dương (APEC) năm 1998, là thành viên của diễn đàn Á - Âu – ASEM năm 1996,
diễn đàn hơ ̣p tác Đông Á – Mỹ La Tinh – FEALAC năm 1999. Tại Liên Hợp Q uố c
Viê ̣t Nam có nhiề u hoa ̣t đô ̣ng phong phú . Năm 1997, lầ n đầ u tiên Viê ̣t Nam đươ ̣c
bầ u vào Hô ̣i đồ ng kinh tế – xã hội Liên Hơ ̣p Quố c (ECOSOC) - cơ quan quan tro ̣ng
nhấ t của Liên Hơ ̣p Quố c về các vấ n đề kinh tế – xã hội nhiệm kỳ 1998 - 2000; đồ ng
thời Viê ̣t Nam lầ n đầ u tiên đươ ̣c bầ u làm Phó Chủ tich
̣ và quyề n Chủ tich
̣ khóa ho ̣p
lầ n thứ 52 của Đại hội đồng , cơ quan quyề n lực cao nhấ t của Liên Hơ ̣p Q uố c. Việt
Nam còn là thành viên của Hô ̣i đồ ng thố ng đố c cơ năng lươ ̣ng nguyên tử quố c tế

(IAEA), Hô ̣i đồ ng chấ p hành UNICEP...
Với những chuyể n biế n tić h cực trong quan hê ̣ quố c tế như trên

, hoạt động

đố i ngoa ̣i của Viê ̣t Nam trong nhữn g năm 1996 - 2000 có nhiều điều kiện phát triển ,
đóng góp tích cực vào sự phát triể n của đấ t nước , đồ ng thời ta ̣o những cơ sở thuâ ̣n

20


lơ ̣i cho hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i nhân dân của các tổ chức chin
́ h tri ̣ – xã hội trong đó có
HLH PNVN.
Tình hình hoạt động của HLHPNVN trong bối cảnh quốc tế và đất nước có
những biến chuyển.
Trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước, dũng
cảm, đảm đang của phụ nữ Việt Nam đã sớm hình thành và ngày càng phát triển.
Đặc biệt, từ khi có Đảng lãnh đạo, trong từng giai đoạn cách mạng, với vai trò nòng
cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ đã đoàn kết, thống
nhất hành động, đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của toàn dân tộc. Trong
công cuộc đổi mới đất nước, hướng tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh”, HLHPNVN đã không ngừng đổi mới nội dung, phương
thức hoạt động, tổ chức, hướng dẫn và vận động phụ nữ tham gia thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Phụ nữ Việt Nam đã phát huy mạnh mẽ
truyền thống tốt đẹp và năng lực sáng tạo, nỗ lực phấn đấu vươn lên đóng góp xứng
đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Mười năm đầu tiên thời kỳ đổi mới

(1986 – 1996), đấ t nước đứng trước


những thử thách, khó khăn do mấy chục năm chiến tranh để lại , cơ sở vâ ̣t chấ t của
CNXH còn chưa vững chắc, các thế lực phản động chố ng phá cách ma ̣ng. Việt Nam
vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng
và tiếp tục bị bao vây cấm vận ; Liên Xô và các nước X HCN ở Đông Âu tan rã ,
Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam đã tiế n hành đổ i mới đấ t nước mô ̣t cách toàn diê ̣n trong
đó có cả hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i . Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa VIII (1992) xác định mở rộng các mối quan hệ theo hướng đa phương hóa , đa
dạng hóa và “Viê ̣t Nam muố n làm bạn với tấ t cả các nước trong cộng đồ ng thế giới ,
phấ n đấ u vì hòa bình , độc lập và phát triể n ”. Trên tinh thầ n đó , HLHPNVN cũng
đã có những chuyể n hướng trong hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i . Hô ̣i củng cố tăng cường các
mố i quan hê ̣ hữu nghi ̣ , hơ ̣p tác với các tổ chức , cá nhân ở tất cả các nước , không
phân biê ̣t chế đô ̣ chính tr ị - xã hội, vì hòa bình, bình đẳng và phát triển của Phụ nữ .
Tiế p tu ̣c phát huy các mố i quan hê ̣ của giai đoa ̣n trước

, HLHPNVN có những

chuyể n hướng ma ̣nh mẽ trong phát triể n quan hê ̣ hữu nghi ̣hơ ̣p tác

, đă ̣c biê ̣t là từ

những năm 1990, từ chỗ chủ yếu quan hệ với các tổ chức phụ nữ thuộc các nước

21


XHCN và mô ̣t số tổ chức nhân đa ̣o quố c tế , Hô ̣i nhanh chóng mở rô ̣ng quan hê ̣ song
phương và đa phương với nhiề u tổ chức khác nhau trên nhiề u châu lu ̣c , kể cả các tổ
chức xã hô ̣i nhân đa ̣o , các tổ chức chính trị , các tổ chức doanh nghiệp , các viện
nghiên cứu, các cơ quan tài chính tiền tệ khu vực và thế giới , các tổ chức khoa học

kĩ thuật, các tổ chức phi chính phủ , liên quố c gia , các cơ quan thuô ̣c hê ̣ thố ng Liên
Hợp Quốc...
Bên ca ̣nh đó , hình thức hoạt động đối ngoại của HLHPNVN cũng đã bắt đầu
có những chuyển biến tích cực , phong phú hơn. Bao gồ m : thông tin đố i ngoa ̣i , trao
đổ i đoàn ra - đoàn vào , thăm hữu nghi ̣, học tập , tham dự hô ̣i thả o, hô ̣i nghi ̣, vâ ̣n
đô ̣ng viê ̣n trơ ̣ quố c tế và các dự án phát triể n do quố c tế tài trơ ̣

. Nhờ có những

chuyể n hướng kip̣ thời , linh hoa ̣t , các hoạt động đối ngoại của Hội vẫn

phát triển

trong bố i cảnh quố c tế có nhiề u thay đổ i lớn . Trong những năm cuố i thâ ̣p kỷ 80 (thế
kỷ XX ) số lươ ̣ng đoàn ra và vào khoảng 30 đoàn mô ̣t năm , con số này tăng gấ p 3
lầ n vào những năm 1992 - 1997 với tổ ng cô ̣ng 185 đoàn vào và 239 đoàn ra. Cho
đến năm 1996, Hô ̣i có quan hê ̣ ở mức đô ̣ khác nhau với khoảng 190 tổ chức thuô ̣c
hơn 30 nước, nhiề u tổ chức quố c tế và khu vực trên khắ p các châu lu ̣c .
Hoạt động hợp tác quốc tế bắt đầu hỗ trợ tíc h cực cho các chương trình trong
nước thông qua khai thác và thực hiê ̣n các dự án hơ ̣p tác quố c tế .
Với xu thế hô ̣i nhâ ̣p quố c tế , Viê ̣t Nam ngày càng tham gia tích cực vào đ ời
số ng cô ̣ng đồ ng quố c tế , trong những năm đầu thập kỷ 90, Hô ̣i đã đẩ y ma ̣nh quan hê ̣
đa phương, tham gia các sự kiê ̣n lớn như Hô ̣i nghi ̣Bô ̣ trưởng khu vực Châu
ASEAN - Thái Bình Dương lần thứ

2 về Phu ̣ nữ trong Phát triể n

HLHPNVN đươ ̣c Chiń h phủ giao trách nhiê ̣m làm đầ u mố i ch

(1994),


o đoàn cấ p cao của

Chính phủ tham gia Hội nghị Bắc Kinh . HLHPNVN còn gắ n bó với WIDF ngay cả
khi Liên đoàn gă ̣p sóng gió nhấ t – CNXH su ̣p đổ ở Liên Xô và Đông Âu . Hô ̣i là
mô ̣t trong những thành viên trung kiên tham dự Đa ̣i hô ̣i “Hồ i sinh” của Liên đoàn
năm 1994 tại Paris (Pháp). HLHPNVN đươ ̣c bầ u vào Ban Lañ h đa ̣o Liên đoàn với
tư cách là đa ̣i diê ̣n của Liên đoàn khu vực Châu Á

- Thái Bình Dương . Viê ̣c tham

gia các tổ chức phu ̣ nữ quố c tế và khu vực đánh dấ u bước ngoă ̣t trong quan hê ̣ đố i
ngoại của HLHPNVN.

22


Những năm từ 1986 đến 1996 là thời gian chuyể n đổ i rấ t quan tro ̣ng đố i với
hoạt động đối ngoại của HLHPNVN , từ xu hướng đấ u tranh chính tri ̣phu ̣c vu ̣ cho
công cuô ̣c đấ u tranh thố ng nhấ t và bảo vê ̣ nề n đô ̣c lâ ̣p của Tổ quố c sang các hoa ̣t
đô ̣ng quố c tế đa da ̣ng , đa phương phu ̣c vu ̣ các hoa ̣t đô ̣ng mang đâ ̣m nét xã hô ̣i , đáp
ứng những lợi ích thiết thực của người phụ nữ trong công cuộc đổi mới của đất nước
.
Bước sang những năm từ 1996 đến năm 2000, phong trào phụ nữ Việt Nam
còn không ít khó khăn, thách thức, nhưng có nhiều thuận lợi rất cơ bản. Đất nước đã
ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng khá. Văn hoá - xã hội có
những tiến bộ. Đời sống nhân dân trong đó có đông đảo phụ nữ tiếp tục được cải
thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng
cường. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng. Đường lối đại đoàn kết toàn
dân, dân chủ hoá mọi mặt đời sống xã hội ngày càng được phát huy. Chính phủ có

Chiến lược và Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Năm 1996 – năm mở đầ u cho thời kỳ phát triể n mới là năm có nhiều sự kiện
chính trị quan trọng đối với phong trào phụ nữ Việt Nam. Năm diễn ra Đại hội Đảng
Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII quyết định đường lối chiến lược phát triển đất
nước đến năm 2000 và 2020; là năm cuối cùng thực hiện Nghị quyết Đại hội Phụ nữ
toàn quốc lần thứ VII, chuẩn bị Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII. Năm 1996,
cũng là năm đầu tiên thực hiện chiến lược “Chiến lươ ̣c Quốc gia V ì sự tiến bộ của
phụ nữ Việt Nam đến năm 2000”, năm HLHPNVN gia nhập Liên đoàn phụ nữ
ASEAN và tham gia nhiều hoạt động sau Bắc Kinh ở cấp quốc gia, khu vực và quốc
tế. Sự kiê ̣n HLHPNVN trở thà nh thành viên chin
́ h thức của Liên đoàn phu ̣ nữ
ASEAN là dấ u mố c quan tro ̣ng khẳ ng đinh
̣ sự hòa nhâ ̣p của phu ̣ nữ Viê ̣t Nam ra
khu vực và thế giới . Gia nhâ ̣p ACWO , Viê ̣t Nam có thêm rấ t nhiề u điề u kiê ̣n thuâ ̣n
lơ ̣i để hoa ̣t đô ̣ng đố i ngoa ̣i.
Đến năm 1997, công cuộc đổi mới của Việt Nam đạt được thành tựu đáng
kể, tạo ra thế và lực mới cho đất nước bước vào thời kỳ phát triển. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hoá
vào năm 2020. Bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề phụ nữ được
nhìn nhận một cách đầy đủ và sâu sắc. Phụ nữ Việt Nam có những cơ hội, những

23


×