ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------
NGUYỄN HUY HÙNG
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành Chính trị học
Hà Nội – 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------
NGUYỄN HUY HÙNG
ĐỔI MỚI TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học
Mã số: 60 31 02 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣu Minh Văn
Hà Nội – 2013
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực. Các kết quả nghiên cứu
của luận văn không trùng với bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
Nguyễn Huy Hùng
3
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
7
6. Đóng góp của luận văn
7
7. Kết cấu của luận văn
7
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI
8
ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của HĐND
8
cấp tỉnh
1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh
8
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
12
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động
16
1.2. Các chức năng chủ yếu của HĐND cấp tỉnh
16
1.2.1. Chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh
16
1.2.2. Chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh
31
1.2.3. Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát và quyết định của HĐND
37
cấp tỉnh
Chƣơng 2: CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND
40
TỈNH HÀ TĨNH
2.1. Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh
40
2.2. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh: Cơ cấu, tổ chức, chất lƣợng đại
42
biểu và hoạt động
4
2.2.1. Đặc điểm về cơ cấu, tổ chức và chất lƣợng đại biểu HĐND
42
tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1.1. Cơ cấu, chất lƣợng đại biểu HĐND
42
2.2.1.2. Tổ chức bộ máy HĐND tỉnh Hà Tĩnh hiện nay
44
2.2.1.3. Tổ chức bộ máy, chất lƣợng cán bộ, chuyên viên của Văn
45
phòng
2.2.2. Hoạt động giám sát và quyết định của HĐND cấp tỉnh
46
2.2.2.1. Hoạt động giám sát
46
2.2.2.2. Hoạt động tổ chức kỳ họp và thực hiện chức năng quyết định
54
các vấn đề quan trọng của địa phƣơng
2.2.2.3. Kết quả công tác tham mƣu và phục vụ của Văn phòng Đoàn
59
ĐBQH và HĐND tỉnh
2.2.2.4. Hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà
60
Tĩnh
2.2.3. Một số hạn chế; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra
62
2.2.3.1. Hạn chế và nguyên nhân
62
2.2.3.2. Một số vấn đề đặt ra
68
Chƣơng 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ
70
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HÀ TĨNH
3.1. Yêu cầu khách quan và quan điểm về đổi mới cơ cấu tổ chức,
70
hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh
3.1.1. Yêu cầu khách quan
70
3.1.2. Quan điểm về đổi mới cơ cấu tổ chức, hoạt động của HĐND tỉnh
75
3.2. Một số giải pháp về đổi mới cơ cấu tổ chức, hoạt động của
76
HĐND tỉnh
3.2.1. Tăng cƣờng vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với hoạt
động của HĐND tỉnh
5
76
3.2.2. Giải pháp đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lƣợng đại
78
biểu
3.2.2.1. Về cơ cấu tổ chức của Thƣờng trực HĐND tỉnh
78
3.2.2.2. Về cơ cấu tổ chức của các ban HĐND tỉnh
79
3.2.2.3. Về nâng cao năng lực của đại biểu HĐND tỉnh
80
3.2.3. Giải pháp đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động của
84
HĐND tỉnh
3.2.3.1. Về nâng cao hoạt động giám sát của HĐND tỉnh
84
3.2.3.2. Về đổi mới hoạt động quyết định của HĐND tỉnh
93
3.2.4. Giải pháp về các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND tỉnh
97
3.2.4.1 Tăng cƣờng các điều kiện đảm bảo hoạt động của HĐND tỉnh
97
3.2.4.2. Đổi mới chất lƣợng tham mƣu và phục vụ của Văn phòng
98
Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh
Kết luận
100
Danh mục tài liệu tham khảo
101
6
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hội đồng nhân dân
HĐND
Đoàn Đại biểu Quốc hội
Đoàn ĐBQH
Ủy ban nhân dân
UBND
Tòa án nhân dân
TAND
Viện Kiểm sát nhân dân
Viện KSND
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
Văn bản quy phạm pháp luật
VBQLPL
7
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt Nam hiện nay, vấn đề kiện
toàn tổ chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nƣớc là
một yêu cầu khách quan. Mục đích đặt ra là làm cho các cơ quan nhà nƣớc ở
Trung ƣơng cũng nhƣ ở địa phƣơng thực hiện đúng và đầy đủ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, chính quyền địa phƣơng đƣợc
hiểu bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND);
trong đó HĐND có vai trò rất quan trọng trong bộ máy chính quyền địa
phƣơng. Điều 119 Hiến pháp năm 1992 quy định: "HĐND là cơ quan quyền
lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ
của nhân dân, do nhân dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc nhân
dân địa phƣơng và cơ quan Nhà nƣớc cấp trên" [29, trg 67].
HĐND có hai chức năng quan trọng:
- Quyết định những chủ trƣơng, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm
năng của địa phƣơng; xây dựng và phát triển địa phƣơng về kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân địa phƣơng, làm tròn nghĩa vụ của địa phƣơng đối với
cả nƣớc.
- Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thƣờng trực HĐND,
UBND, Toà án nhân dân (TAND), Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) cùng cấp;
giám sát việc thực hiện các nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo
pháp luật của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ
trang nhân dân và của công dân ở địa phƣơng.
1
Thực hiện tốt chức năng giám sát và quyết định là điều kiện đảm bảo
để HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng. Điều này đã
đƣợc nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội VIII của Đảng: "Nâng cao chất lƣợng,
hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Xác định rõ
phạm vi, nội dung, cơ chế giám sát của Quốc hội, các ủy ban của Quốc hội và
của HĐND các cấp; phân định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
khác nhau giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND với hoạt động
kiểm tra, thanh tra, kiểm sát...", các văn kiện đại hội IX, X, XI của Đảng cũng
tiếp tục khẳng định điều đó.
Trƣớc yêu cầu đó, Luật Tổ chức HĐND và UBND đƣợc Quốc hội ban
hành năm 2003 đã bổ sung thêm một chƣơng mới quy định một cách toàn diện
và có hệ thống các chức năng của HĐND. Điều đó thể hiện yêu cầu cần thiết
phải nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong quản lý nhà nƣớc.
Để thực hiện tốt các chức năng của HĐND, vấn đề quan trọng và quyết
định là tổ chức và hoạt động của HĐND phải hết sức chặt chẽ, toàn diện, khoa
học, thực chất và hiệu quả.
Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của HĐND đã có nhiều đổi
mới và chuyển biến rõ nét, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chung của công
cuộc đổi mới và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tuy nhiên trong thực tiễn, so với yêu cầu đề ra,
hoạt động của HĐND ở các cấp vẫn còn biểu hiện hình thức, chƣa thực hiện
tốt vai trò, chức năng theo luật định; hiệu lực, hiệu quả còn thấp. Ví dụ nhƣ
việc xây dựng chƣơng trình, cách thức tổ chức giám sát chƣa thật sự khoa học;
một số vụ việc tiêu cực của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phƣơng chƣa
đƣợc phát hiện kịp thời; các kết luận sau khi giám sát thƣờng chung chung,
thiếu kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; kỹ năng giám sát, quyết định của các
đại biểu HĐND còn nhiều bất cập; việc ban hành nghị quyết của HĐND chất
lƣợng còn thấp, chƣa đảm bảo hiệu quả và tính khả thi trong thực tiễn…
2
Để khắc phục tình trạng trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải
nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, quyết định của HĐND, trong
đó tiếp tục đổi mới về tổ chức và hoạt động của HĐND một cách toàn diện là
một trong các yếu tố quan trọng nhất.
Trong các cấp HĐND thì HĐND cấp tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng
nổi bật; ở cấp này, hoạt động của HĐND đƣợc thể hiện một cách bao quát và
đầy đủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phƣơng. Do đó,
nghiên cứu hoạt động giám sát, quyết định của HĐND cấp tỉnh sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để tìm hiểu hoạt động giám sát, quyết định của HĐND nói
chung. Vì không đủ điều kiện thời gian nghiên cứu vấn đề này trên phạm vi cả
nƣớc nên tác giả lựa chọn nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, quyết định của HĐND cấp
tỉnh ở một địa phƣơng cụ thể.
Việc nghiên cứu này vừa góp phần đề ra các giải pháp đổi mới về tổ
chức và hoạt động nhằm nâng cao năng lực thực hiện chức năng giám sát,
quyết định của HĐND ở địa phƣơng đồng thời có thể rút ra những vấn đề có ý
nghĩa cả về lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lƣợng hoạt động của
HĐND các cấp trên phạm vi cả nƣớc nói chung.
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả
chọn đề tài: "Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh” làm
luận văn thạc sĩ Chính trị học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động nhằm thực hiện tốt
chức năng của HĐND các cấp ở nƣớc ta đã đƣợc đề cập nhiều trên các sách
báo, tạp chí, các diễn đàn khoa học, nhƣ:
- Nghiên cứu chung về chất lƣợng hoạt động của HĐND các cấp:
+ HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp
xã; Kỷ yếu HĐND tỉnh/2000.
3
+ Nguyễn Quốc Tuấn, Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
của HĐND và UBND các cấp, Tạp chí Tổ chức nhà nƣớc, số 6/2002.
+ Bùi Huyền Mai, Đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND
thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Luật học, Viện Nhà nƣớc và pháp luật,
2004.
+ Đinh Ngọc Quang, Về đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2004-2009, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 2/2005.
- Nghiên cứu về hoạt động của Ban HĐND:
+ Trƣơng Đắc Linh, Tổ chức và hoạt động của các ban của HĐND,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2003.
- Nghiên cứu về hoạt động giám sát của HĐND các cấp:
+ Vũ Mạnh Thông, Nâng cao hiệu lực giám sát của HĐND cấp tỉnh
trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998.
+ Hồ Thị Hƣng, Nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND tỉnh Nghệ An
trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học, 2006.
+ Ngô Trọng Vịnh, Thẩm tra phải chú trọng tính phù hợp, khả thi của
nghị quyết, Báo Đại biểu nhân dân, số 275/2010.
+ Phạm Thái, Cần quy định chặt chẽ về hoạt động chất vấn của đại
biểu HĐND, Báo Đại biểu nhân dân, số 279/2010.
+ Hà Văn Thanh, Không để kiến nghị giám sát rơi vào im lặng, Báo
Đại biểu nhân dân, số 288/2010.
+ Tạ Đình Bảng, Lựa chọn hình thức tham vấn hiệu quả, Báo Đại biểu
nhân dân, số 290/2010.
+ Đoàn Đình Anh, Kinh nghiệm đổi mới hoạt động giám sát của
HĐND, Báo Đại biểu nhân dân, số 52/2011.
+ Nguyễn Chí Dũng, Nguyễn Văn Mễ, Nguyễn Đức Lam, Tham vấn
công chúng trong hoạt động của HĐND, Nhà xuất bản chính trị - hành chính,
2011.
4
+ Đoàn Đình Anh, Làm gì để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND,
Báo Đại biểu nhân dân, số 273/2012.
- Nghiên cứu về nâng cao năng lực đại biểu HĐND:
+ Vũ Đức Đán, Vấn đề bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động của đại
biểu HĐND, Tạp chí Quản lý nhà nƣớc, số 2/2005.
+ Đinh Ngọc Quang, Đỗ Ngọc Ninh, Trần Văn Thắng, Một số kỹ năng,
nghiệp vụ cần thiết dành cho đại biểu HĐND các cấp, Nhà xuất bản chính trị hành chính, 2011...
Tuy vậy, hầu hết các công trình nghiên cứu này chủ yếu đang đề cập
một cách chung chung, chƣa thực sự toàn diện, rõ nét về tổ chức, hoạt động và
mối liên hệ biện chứng của nó với việc thực hiện chức năng của HĐND; hoặc
chỉ đề cập chuyên sâu đến một trong những nội dung về tổ chức, hoạt động
của HĐND nhƣ đổi mới tổ chức kỳ họp, đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri,
công tác đảm bảo phục vụ hoạt động của HĐND, về kỹ năng hoạt động, chất
lƣợng của đại biểu.v.v.... Ví dụ nhƣ: Tác giả Đinh Ngọc Quang đã đề cập
đƣợc vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND các cấp nhiệm kỳ 20042009, nhƣng chƣa nêu bật đƣợc mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới tổ chức
và hoạt động với việc thực hiện các chức năng của HĐND. Về chức năng
giám sát của HĐND cấp tỉnh đƣợc tác giả Vũ Mạnh Thông, tác giả Hồ Thị
Hƣng đề cập trong luận văn thạc sỹ của mình, tuy vậy luận văn của Vũ Mạnh
Thông đƣợc viết từ năm 1998, so với điều kiện đất nƣớc ta hiện nay đã có
nhiều thay đổi, đặc biệt sau khi Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 ban
hành; luận văn của Hồ Thị Hƣng mới chỉ khai thác ở khía cạnh nâng cao hiệu
lực... Về chức năng quyết định của HĐND cấp tỉnh, sau khi Luật Tổ chức
HĐND và UBND năm 2003, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của
HĐND và UBND năm 2004 đƣợc ban hành thì hoạt động quyết định của
HĐND cấp tỉnh đã có nhiều vấn đề mới đƣợc đặt ra cả về lý luận và thực tiễn,
trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến năng lực của đại biểu HĐND nhƣng
5
chƣa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và đầy
đủ về vấn đề này...
Vì vậy, nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề đổi mới về tổ chức và
hoạt động của HĐND cấp tỉnh để thực hiện tốt chức năng giám sát, quyết định
là một yêu cầu thiết thực hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất những giải pháp về đổi mới tổ chức và phƣơng thức hoạt động
nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, quyết định của HĐND
cấp tỉnh.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ các khái niệm về cơ cấu tổ chức, phƣơng thức hoạt động của HĐND
cấp tỉnh.
Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức, hoạt động và kết quả thực hiện
chức năng giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Xác định những quan điểm, đề xuất các giải pháp đổi mới về tổ chức,
hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng giám sát, quyết định
của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, HĐND cấp tỉnh nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu tổ chức, hoạt động của HĐND cấp tỉnh
qua nghiên cứu trƣờng hợp tỉnh Hà Tĩnh, hƣớng đến nâng cao chất lƣợng hoạt
động của tổ chức này đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về tổ chức, phƣơng thức hoạt động, việc thực hiện chức
năng giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh trong nhiệm kỳ 2004-2011
và từ năm 2011 đến nay.
6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận:
Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta, các văn bản
pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động của HĐND.
Đồng thời luận văn kế thừa những thành tựu nghiên cứu mới về lý luận
và tổng kết thực tiễn của các chuyên gia, nhà khoa học về HĐND.
- Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài phƣơng pháp luận của triết học Mác-Lênin, luận văn còn sử dụng
các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, phƣơng pháp chuyên gia, khảo sát điều tra xã hội.
6. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về tổ chức, hoạt
động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh; trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã cố gắng
làm rõ hơn lý luận về tổ chức, hoạt động của HĐND tỉnh cấp tỉnh; đánh giá
toàn diện, sát thực về thực trạng tổ chức, hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh
và đề xuất một số giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lƣợng, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
7. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm phần mở đầu, 3 chƣơng, 6 tiết, kết luận và
danh mục tài liệu tham khảo.
7
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP TỈNH
1.1. Vị trí, vai trò, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của
HĐND cấp tỉnh
1.1.1. Vị trí, vai trò của HĐND cấp tỉnh
Trong bộ máy Nhà nƣớc, HĐND các cấp là cơ quan quyền lực nhà nƣớc
ở địa phƣơng, do nhân dân địa phƣơng trực tiếp bầu ra, đại diện cho ý chí,
nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân ở địa phƣơng đó. HĐND có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng của địa phƣơng theo quy định pháp luật.
Trong những năm qua, HĐND đã thể hiện đƣợc vai trò là cơ quan đại biểu của
nhân dân, là chỗ dựa vững chắc để nhân dân xây dựng, củng cố chính quyền
ngày càng lớn mạnh.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, tổ chức và hoạt động của
HĐND các cấp vẫn còn là một trong những khâu yếu kém của bộ máy Nhà
nƣớc. Trong khi đó, về lý luận cũng nhƣ thực tiễn chúng ta chƣa quan tâm
đúng mức đến việc xây dựng mô hình HĐND từng cấp và tổng kết kinh
nghiệm hoạt động của HĐND.
Vị trí, vai trò của HĐND trong bộ máy Nhà nƣớc ta đƣợc khẳng định
dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn sau đây:
- Về cơ sở lý luận: Điều 2, Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Nhà nƣớc
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nƣớc
thuộc về nhân dân..." [29, trg 13], "Nhân dân thực hiện quyền lực của mình
thông qua các cơ quan đại diện đó là Quốc hội và HĐND các cấp. Quốc hội là
cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc, HĐND là cơ quan quyền lực nhà
nƣớc ở địa phƣơng" [41, trg 102].
8
Điều 119 Hiến pháp năm 1992 và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và
UBND năm 2003 khẳng định: "HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa
phƣơng, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân, do nhân
dân địa phƣơng bầu ra, chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân địa phƣơng và cơ
quan nhà nƣớc cấp trên" [29, trg 67].
Hiến pháp cũng quy định thẩm quyền cho HĐND, đảm bảo thật sự là cơ
quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, chịu trách nhiệm và toàn quyền quyết
định những vấn đề quan trọng ở địa phƣơng trong khuôn khổ quy định của
Hiến pháp và pháp luật. Điều 120 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Căn cứ vào
Hiến pháp, luật, văn bản của các cơ quan nhà nƣớc cấp trên, HĐND ra nghị
quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật
ở địa phƣơng; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc
phòng, an ninh ở địa phƣơng; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của
nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối
với cả nƣớc" [29, trg 68].
- Về cơ sở thực tiễn: Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của mình,
HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng đã khẳng định đƣợc vị
trí, vai trò trong bộ máy Nhà nƣớc. Với tƣ cách là cơ quan quyền lực nhà nƣớc
ở địa phƣơng, đại diện cho nhân dân địa phƣơng, HĐND có khả năng đoàn
kết, tập hợp, thống nhất ý chí và hành động của quần chúng, động viên đƣợc
mọi nguồn lực vật chất và tinh thần của mỗi địa phƣơng góp phần vào thắng
lợi chung của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nƣớc.
Sự hiện diện của HĐND các cấp dƣới sự lãnh đạo của Đảng có vai trò
to lớn trong việc hình thành nhà nƣớc kiểu mới ở nƣớc ta, thể hiện đƣợc tính
giai cấp, tính nhân dân của nhà nƣớc, tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân về
một chính quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
HĐND là cầu nối giữa chính quyền trung ƣơng với chính quyền địa
phƣơng; vừa bảo đảm sự tập trung thống nhất trong hoạt động của bộ máy
9
Nhà nƣớc trên phạm vi toàn quốc, vừa đảm bảo phát huy đƣợc nội lực từng
địa phƣơng, cơ sở.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, có thể khái quát vị trí, vai trò của
HĐND trên các mặt sau đây:
Thứ nhất, HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân địa phƣơng.
Ở địa phƣơng, HĐND là cơ quan duy nhất đƣợc thành lập bằng một
cuộc bầu cử do cử tri địa phƣơng trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín; hình thức hoạt động của HĐND chủ yếu
thông qua kỳ họp toàn thể. Mọi quyết định của HĐND đƣợc thông qua bằng
việc biểu quyết theo nguyên tắc đa số tƣơng đối hoặc đa số tuyệt đối. Tính
chất đại diện của HĐND về mặt hình thức đƣợc thể hiện rõ nét nhất ở vấn đề
cơ cấu đại biểu trong hội đồng. Mỗi HĐND có một số lƣợng đại biểu nhất
định đại diện cho các giới, ngƣời dân tộc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lƣợng vũ trang nhân dân và các cơ quan nhà nƣớc khác đóng tại địa
phƣơng; thành phần trong HĐND thể hiện khối đại đoàn kết của toàn dân sống
trên địa phƣơng, là cơ quan chỉ đại diện cho nhân dân bầu ra mình, đồng thời
chịu trách nhiệm trƣớc nhân dân và cơ quan nhà nƣớc cấp trên.
Thứ hai, HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng.
HĐND đƣợc thành lập bởi các đại biểu do nhân dân địa phƣơng bầu ra,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ nhân dân; có quyền căn cứ
vào pháp luật, bầu, miễn nhiệm, bãi miễn các chức danh của UBND là cơ quan
chấp hành của mình; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của
TAND cùng cấp; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra;
căn cứ vào Hiến pháp và pháp luật ra Nghị quyết để triển khai các mặt công tác
ở địa phƣơng; giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật ở địa phƣơng, đồng
thời chịu sự giám sát, hƣớng dẫn của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội và hƣớng
dẫn, kiểm tra của Chính phủ. HĐND có quyền ban hành nghị quyết - là loại văn
bản pháp quy dƣới luật để quyết định các vấn đề quan trọng ở địa phƣơng.
10
Nhƣ vậy xét về mặt hình thức cũng nhƣ nội dung hoạt động, thiết chế
HĐND ở nƣớc ta thực sự là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân
dân ở địa phƣơng. Quyền lực của HĐND đƣợc xác định trong Hiến pháp về
bản chất cũng là quyền lực của nhân dân lao động. Vấn đề đặt ra là, bằng cách
nào để HĐND thực hiện đƣợc quyền lực của mình trên thực tiễn, đó cũng là
mục đích hƣớng tới của công cuộc đổi mới và hoàn thiện bộ máy Nhà nƣớc
nói chung và HĐND các cấp nói riêng.
Trong hệ thống chính trị ở cấp tỉnh, HĐND cấp tỉnh có vai trò, vị trí hết
sức quan trọng. HĐND cấp tỉnh cùng với UBND và các cơ quan hành chính
nhà nƣớc khác…là công cụ thực thi quyền lực nhân dân; hiệu quả hoạt động
của các cơ quan này phụ thuộc vào việc tăng cƣờng dân chủ. Là cơ quan
quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng, nhân dân thực hiện quyền lực nhà nƣớc
thông qua HĐND và đại biểu HĐND, vì vậy HĐND có vị trí trung tâm trong
không gian dân chủ ở địa phƣơng: Ý chí, nguyện vọng của dân đƣợc phản ảnh
qua nghị quyết của HĐND và đƣợc nhà nƣớc bảo đảm thực hiện.
HĐND cấp tỉnh có mối quan hệ phối hợp theo quy định của luật với các
cơ quan cấp trên và các cơ quan trong hệ thống chính trị ở tỉnh:
- Đối với Quốc hội, Chính phủ là mối quan hệ giám sát, hƣớng dẫn,
kiểm tra. Điều 7 Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003 quy
định: "HĐND chịu sự giám sát và hƣớng dẫn hoạt động của Uỷ ban thƣờng vụ
Quốc hội, chịu sự hƣớng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện
các văn bản của cơ quan nhà nƣớc cấp trên theo quy định của Uỷ ban thƣờng
vụ Quốc hội". [39, trg 3].
- Đối với UBND cùng cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND là
mối quan hệ giám sát, kiểm tra.
- Đối với Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan khác trong hệ thống chính trị
là mối quan hệ phối hợp. Điều 9 Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân
11
quy định "Trong hoạt động của mình, HĐND, Thƣờng trực HĐND, UBND,
các Ban của HĐND và đại biểu HĐND phối hợp chặt chẽ với Ban thƣờng trực
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận,
các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động
nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nƣớc và thực hiện các nghĩa vụ đối
với Nhà nƣớc". (39, trg 3].
- Đối với các cơ quan tƣ pháp ở tỉnh, là mối quan hệ giám sát trên cơ sở
tôn trọng nguyên tắc độc lập của cơ quan tƣ pháp.
- Đối với HĐND cấp dƣới, là mối quan hệ phối hợp hoạt động, mặc dù
cho đến nay, vẫn chƣa có một văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản
hƣớng dẫn cụ thể nào về mối quan hệ giữa HĐND cấp tỉnh và HĐND cấp
dƣới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Ở cấp tỉnh, HĐND là cơ quan duy nhất đƣợc thành lập bằng một cuộc
bầu cử do cử tri địa phƣơng trực tiếp bầu ra, Điều 1 Luật Bầu cử đại biểu
HĐND năm 2003 quy định: "Việc bầu cử đại biểu HĐND đƣợc tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín" [37, trg 1].
HĐND tỉnh có cơ quan Thƣờng trực và cơ quan chuyên môn là Thƣờng
trực HĐND và các ban của HĐND; ngoài ra, HĐND thành lập các Tổ đại biểu
HĐND, gồm các đại biểu hoạt động theo địa bàn mình ứng cử và đƣợc bầu cử.
Bên cạnh đó, HĐND có cơ quan tham mƣu và phục vụ là Văn phòng Đoàn
Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND tỉnh.
- Thƣờng trực HĐND tỉnh:
Thƣờng trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên
Thƣờng trực. Các thành viên này do kỳ họp HĐND bầu ra. Ủy ban Thƣờng vụ
Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thƣờng trực
HĐND cấp tỉnh. [39, trg 19].
12
Tập thể Thƣờng trực HĐND tỉnh hoạt động thƣờng xuyên, theo nguyên
tắc tập trung dân chủ, tổ chức các hoạt động của HĐND tỉnh, chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trƣớc HĐND tỉnh. Thƣờng trực HĐND ban hành văn bản
cá biệt để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chủ tịch HĐND tỉnh chỉ đạo hoạt động của Thƣờng trực HĐND, thay
mặt Thƣờng trực HĐND tỉnh giữ mối liên hệ với UBND, các cơ quan nhà
nƣớc, Ban thƣờng trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN), các
tổ chức thành viên của Mặt trận tỉnh, các tổ chức xã hội khác và công dân.
Phó Chủ tịch, Uỷ viên thƣờng trực HĐND tỉnh giúp Chủ tịch HĐND
tỉnh làm nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Khi Chủ tịch vắng mặt thì
Phó Chủ tịch thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch; khi Chủ tịch và
Phó Chủ tịch vắng mặt thì Uỷ viên thƣờng trực thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
của Chủ tịch và Phó Chủ tịch. [47, trg 24-25].
Mỗi tháng Thƣờng trực HĐND tỉnh họp ít nhất một lần để kiểm điểm
việc thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh và các quyết định của mình, đề
ra nhiệm vụ công tác tháng sau. Thƣờng trực HĐND tỉnh có thể họp bất
thƣờng theo đề nghị của từng thành viên Thƣờng trực HĐND.
Thƣờng trực HĐND tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn: Triệu tập và chủ
toạ các kỳ họp của HĐND tỉnh; phối hợp với UBND tỉnh chuẩn bị kỳ họp;
Đôn đốc, kiểm tra việc các nghị quyết của HĐND tỉnh; Giám sát việc thi hành
pháp luật tại địa phƣơng; Điều hoà, phối hợp hoạt động của các Ban HĐND
tỉnh, xem xét kết quả giám sát của các Ban khi cần thiết và báo cáo HĐND
tỉnh tại kỳ họp gần nhất; Giữ mối liên hệ với các đại biểu HĐND tỉnh; Tổng
hợp các chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh để báo cáo HĐND; Tiếp dân, đôn
đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo
của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để báo cáo tại kỳ
họp của HĐND; Phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên
13
thƣờng trực HĐND cấp huyện; Trình HĐND tỉnh bỏ phiếu tín nhiệm đối với
ngƣời giữ chức vụ do HĐND bầu; Phối hợp với các cơ quan liên quan quyết
định việc đƣa ra HĐND tỉnh hoặc đƣa ra cử tri bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh;
Báo cáo về hoạt động của HĐND tỉnh lên Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội và
Chính phủ... [47, trg 25-31].
- Các ban HĐND tỉnh:
HĐND cấp tỉnh thành lập ba Ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn
hoá - xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban
dân tộc. [39, 20].
Số lƣợng thành viên của mỗi Ban do HĐND tỉnh quyết định. Thành
viên của các Ban của HĐND tỉnh không thể đồng thời là thành viên của
UBND tỉnh. Trƣởng Ban của HĐND tỉnh không thể đồng thời là Thủ trƣởng
cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trƣởng Viện KSND, Chánh án Toà
án nhân dân tỉnh. [39, trg 20].
Các ban của HĐND tỉnh làm việc theo chế độ tập thể, Trƣởng Ban điều
hành việc thực hiện chƣơng trình công tác của Ban, chuẩn bị, triệu tập và chủ
toạ các phiên họp của Ban. Phó Trƣởng Ban giúp Trƣởng Ban thực hiện
nhiệm vụ và đƣợc phân công phụ trách một số công việc của Trƣởng Ban. Khi
Trƣởng Ban vắng mặt, một Phó Trƣởng Ban đƣợc Trƣởng Ban uỷ quyền điều
hành công việc của Ban.
Các ban của HĐND tỉnh có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
Tham gia chuẩn bị các kỳ họp của HĐND tỉnh; Thẩm tra các báo cáo, đề án;
Giúp HĐND tỉnh giám sát hoạt động của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND, hoạt động của TAND, VKSND tỉnh; Giúp HĐND tỉnh
giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan Nhà nƣớc cấp
trên và nghị quyết của HĐND tỉnh. Trong khi thi hành nhiệm vụ, các ban của
HĐND có quyền yêu cầu UBND, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND,
14
TAND, VKSND tỉnh, cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội ở địa
phƣơng cung cấp những thông tin, tài liệu cần thiết liên quan đến hoạt động
giám sát. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đáp ứng yêu cầu của các Ban
của HĐND. [47, trg 32-44].
- Tổ đại biểu HĐND cấp tỉnh:
Các đại biểu HĐND tỉnh đƣợc bầu ở một hoặc nhiều đơn vị bầu cử hợp
thành Tổ đại biểu HĐND. Số lƣợng, danh sách thành viên, Tổ trƣởng và Phó
Tổ trƣởng của Tổ đại biểu HĐND do Thƣờng trực HĐND tỉnh quyết định.
Tổ đại biểu HĐND tỉnh họp ít nhất mỗi quý một lần để bàn kế hoạch
công tác, phân công đại biểu tiếp dân, tổ chức nghiên cứu pháp luật, chính
sách của Nhà nƣớc. Thành viên Tổ đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham
dự đầy đủ các cuộc họp của Tổ đại biểu. Trƣớc kỳ họp HĐND tỉnh, Tổ đại
biểu họp để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến cho kỳ họp; tổ chức
cho đại biểu tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến và nguyện vọng của cử tri. Sau kỳ
họp HĐND tỉnh, Tổ đại biểu tổ chức để các đại biểu tiếp xúc, báo cáo với cử
tri về kết quả kỳ họp. [47, trg 10-12].
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh:
Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh là cơ quan có nhiệm vụ tham
mƣu, phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.
Về các phòng chuyên môn, theo quy định của Nghị quyết
545/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của Ủy ban Thƣờng vụ quốc hội
khóa 12 "Về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ƣơng", Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh có
3 phòng (ngoài ra căn cứ tình hình thực tế của địa phƣơng có thể thành lập
thêm phòng). Cụ thể gồm có: Phòng Hành chính - Tổ chức - Quản trị đƣợc tổ
chức theo đặc trƣng chuyên môn, phục vụ chung cho cả Đoàn ĐBQH và
15
HĐND; hai phòng còn lại không tổ chức theo đặc trƣng chuyên môn mà tổ
chức theo đầu mối giúp việc (Phòng Công tác ĐBQH giúp việc cho Đoàn
ĐBQH và Phòng Công tác HĐND giúp việc cho HĐND tỉnh).
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động
HĐND cấp tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ bằng chế
độ hội nghị, kỳ họp; trong đó Kỳ họp là hình thức thể hiện tập trung nhất
quyền hạn, chức năng của HĐND. Điều 8 Luật Tổ chức HĐND và UBND
năm 2003 quy định "Hiệu quả hoạt động của HĐND đƣợc bảo đảm bằng hiệu
quả của các kỳ họp HĐND, hiệu quả hoạt động của Thƣờng trực HĐND,
UBND, các Ban của HĐND và của các đại biểu HĐND" [39, trg 3]. HĐND
thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình
tại các kỳ họp của HĐND. [39, trg 17]. Các đại biểu HĐND ngang quyền và
đều có một lá phiếu; HĐND quyết định trên cơ sở tranh luận (thảo luận),
quyết định theo đa số; quyền, ý kiến của thiểu số đại biểu đƣợc ghi nhận và
xem xét.
1.2. Các chức năng chủ yếu của HĐND cấp tỉnh
Chức năng của HĐND tỉnh là những phƣơng diện hoạt động chủ yếu
của HĐND tỉnh nhằm thực hiện vai trò, nhiệm vụ của HĐND. Căn cứ vào
Điều 1, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, HĐND cấp tỉnh có hai
chức năng cơ bản: Chức năng quyết định và chức năng giám sát.
1.2.1. Chức năng giám sát của HĐND cấp tỉnh
Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: "HĐND
thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thƣờng trực HĐND, UBND,
TAND, Viện KSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện nghị quyết của
HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa
phƣơng" [39, trg 29].
16
Qua quá trình phát triển, vai trò, chức năng giám sát của HĐND ngày
càng đƣợc hoàn thiện. Từ năm 1983, Luật Tổ chức HĐND và UBND đã chính
thức sử dụng khái niệm "giám sát" để xác nhận chức năng giám sát của
HĐND. Đến Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 1994, chức năng giám sát
của HĐND một lần nữa đƣợc quy định đầy đủ, cụ thể hơn. Đặc biệt, với sự ra
đời của Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã tạo ra khung pháp lý cơ
bản cho hoạt động giám sát của HĐND, nâng cao đƣợc vị thế và vai trò của
HĐND hiện nay.
* Khái niệm hoạt động giám sát của HĐND:
Để nhận thức đúng bản chất, nội dung cũng nhƣ hình thức động giám
sát của HĐND cấp tỉnh, trƣớc hết cần làm rõ khái niệm giám sát.
Giám sát dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nƣớc,
toà án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm
chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội.
Theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội, khái niệm "giám sát" của
cơ quan dân cử đƣợc giải thích: Giám sát là việc Quốc hội, Uỷ ban thƣờng vụ
Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và
Đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức,
cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội [38, trg 8].
Theo Điều 1, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND
quyết định những vấn đề quan trọng của địa phƣơng và giám sát việc thi
hành những quyết định đó. Vì vậy, chức năng giám sát của HĐND là hoạt
động mang tính quyền lực nhà nƣớc đƣợc cụ thể hoá thành quyền giám sát
của HĐND, một bộ phận không thể tách rời của cơ quan quyền lực nhà nƣớc
ở địa phƣơng.
Căn cứ vào các nội dung trên đây, có thể hiểu: Giám sát của HĐND là
hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc nhằm theo dõi, xem xét và đánh giá
17
hoạt động của Thƣờng trực HĐND, UBND; các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức
kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phƣơng
trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và Hiến pháp, pháp luật.
HĐND vừa là chủ thể thực hiện hoạt động giám sát nhƣng đồng thời
cũng là đối tƣợng chịu sự giám sát của Quốc hội.
* Vai trò của giám sát:
Thông qua hoạt động giám sát của HĐND nhằm kiểm tra, đôn đốc đánh
giá việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật và những văn bản của cơ quan nhà
nƣớc cấp trên ở địa phƣơng, việc thực hiện Nghị quyết của HĐND nhằm đảm
bảo cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất trong
phạm vi địa phƣơng, đảm bảo tính pháp chế XHCN, bảo vệ quyền và lợi ích
chung của công dân.
Hoạt động giám sát của HĐND là một nội dung của hoạt động quản lý
nhà nƣớc. Đó là một hoạt động không thể thiếu của cơ quan quyền lực đối với
cơ quan chấp hành. Giám sát là hoạt động đặc thù của HĐND nhằm thể chế
hóa các chức năng của HĐND; hoạt động giám sát không những đảm bảo tính
thống nhất của cơ quan quyền lực nhà nƣớc nhằm đảm bảo tính pháp chế
XHCN mà còn đẩy mạnh sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phƣơng, bảo đảm
quyền làm chủ của nhân dân dịa phƣơng.
* Đặc điểm hoạt động giám sát của HĐND:
Xuất phát từ vị trí, vai trò của HĐND và tính phong phú trong hoạt
động giám sát, giám sát của HĐND có các đặc điểm sau:
Đặc điểm về chủ thể giám sát:
Theo Điều 57 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, giám sát
của HĐND cấp tỉnh bao gồm: Giám sát của tập thể HĐND tại kỳ họp, giám
sát của Thƣờng trực HĐND, các Ban của HĐND, Đại biểu HĐND giữa hai
kỳ họp.
18