Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

đảng bộ hà tây với việc thực hiện chính sách dầu tư trực tiếp của nước ngoài từ 1991 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.92 MB, 146 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LÊ

ĐẢNG BỘ HÀ TÂY VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP CỦA
NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008
Chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Nhật

Hà Nội - 2012
1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ LÊ

ĐẢNG BỘ HÀ TÂY VỚI VIỆC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TRỰC
TIẾP CỦA
NƯỚC NGOÀI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008



LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2012
2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HÀ TÂY VÀ VẤN ĐỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI).........................................................................9

1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Hà Tây .......... 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế ........................................................................... 12
1.1.3. Đặc điểm xã hội ............................................................................ 16
1.2. Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) .................................. 18
1.2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ........................... 18
1.2.2. Lịch sử phát triển của FDI ............................................................ 21
1.2.3. Các hình thức FDI ......................................................................... 27
1.3. Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam ............................. 29
1.3.1. Thực trạng quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt
Nam ......................................................................................................... 29
1.3.2. Tình hình kinh tê - xã hội tỉnh Hà Tây trước năm 1991 ............... 43
Tiểu kết chương 1: .................................................................................... 47
Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ HÀ TÂY THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI TỪ
NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 ...................................................................................49

2.1. Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước

ngoài từ năm 1991 đến năm 2000 ............................................................ 49
2.1.1. Quan điểm, chủ trương của Đảng bộ Hà Tây về chính sách thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2000 ........... 49
2.1.2. Đảng bộ tỉnh Hà Tây với việc thực hiện chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2000 ........................ 52

146


2.2. Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
từ năm 2001 đến năm 2008....................................................................... 62
2.2.1. Điều kiện và chủ trương của Đảng bộ Hà Tây về chính sách thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ........................................................ 62
2.2.2. Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ
năm 2001 đến 2008 ................................................................................. 71
Chương 3: NHẬN XÉT CHUNG VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CHỦ YẾU ......86

3.1. Nhận xét chung ................................................................................... 86
3.1.1. Ưu điểm ......................................................................................... 86
3.1.2. Hạn chế.......................................................................................... 94
3.1.3. Giải pháp ..................................................................................... 100
3.2. Những kinh nghiệm chủ yếu ........................................................... 109
KẾT LUẬN ............................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................121
PHỤ LỤC ...............................................................................................................128

147


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép 1988 - 2003
phân theo ngành kinh tế .................................................................. 33
Bảng 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép 1988 - 2003 .................. 35
Bảng 3: Vốn đầu tư phát triển theo giá so sánh 1994 phân theo thành phần
kinh tế .............................................................................................. 37
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép năm 2003 phân
theo đối tác đầu tư chủ yếu ............................................................. 40
Bảng 5: Tình hình thu hút FDI giai đoạn 2006 - 2011.................................... 43
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam được cấp giấy phép năm
1989 - 1995 ..................................................................................... 47
Bảng 7: Tình hình cấp phép đầu tư qua các năm ............................................ 53
Bảng 8: Cơ cấu đầu tư theo ngành .................................................................. 55
Bảng 9: Danh mục các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
năm 1999 (đã sản xuất) ................................................................... 56
Bảng 10: Cơ cấu đầu tư theo hình thức đầu tư................................................ 57
Bảng 11: Cơ cấu vốn đầu tư theo đối tác ........................................................ 59
Bảng 12: Cơ cấu FDI theo lãnh thổ ................................................................ 61
Bảng 13: Các chỉ tiêu cơ bản về tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư
nước ngoài ...................................................................................... 73
Bảng 14: Tổng hợp các khu công nghiệp........................................................ 78
Bảng 15: Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép đến năm
2003 phân theo đối tác đầu tư ......................................................... 80
Bảng 16: Số dự án ĐTTTNN được cấp giấy phép đến năm 2004 phân theo đối
tác đầu tư ......................................................................................... 81
Bảng 17: Số dự án ĐTTTNN được cấp giấy phép đến năm 2005 phân theo đối
tác đầu tư ......................................................................................... 82
Bảng 18: Cơ cấu FDI theo lãnh thổ ................................................................ 84

148



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BTO

: Xây dựng : chuyển giao : kinh doanh

BOT

: Xây dựng : kinh doanh : chuyển giao

BT

: Xây dựng : chuyển giao

CN

: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

ĐQG

: Đa quốc gia

EU

: Liên minh Châu Âu


FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GPMB : Giải phóng mặt bằng
GDP

: Tổng sản phẩm

HĐND : Hội đồng nhân dân
XQG

: Xuyên quốc gia

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

KCX

: Khu chế xuất

KCN

: Khu công nghiệp

ODA

: Viện trợ phát triển chính thức


ODF

: Tài trợ phát triển chính thức

VTH

: Vốn thực hiện

VĐK

: Vốn đăng ký

WTO

: Tổ chức thương mại thế giới

XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XQG

: Xuyên quốc gia

143


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh quốc tế ngày nay, khi xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa
kinh tế mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì đối với một quốc gia không thể đóng cửa
mà theo kịp thời đại. Thực tế cho thấy, một đất nước muốn phát triển cần
nhanh chóng hội nhập kinh tế quốc tế để tranh thủ nguồn lực bên ngoài. Nếu

không có sự can thiệp hữu hiệu của Nhà nước bằng pháp luật quốc tế và các
chính sách đối ngoại thì sẽ không thể khai thông được các nguồn lực nước
ngoài kể cả vốn, công nghiệp, thị trường và kinh nghiệm quản lý, đồng thời
khó có thể khắc phục được những bất cập trong quá trình hội nhập, bao gồm
kinh tế, văn hóa và chủ quyền quốc gia.
Trong hội nhập quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct
Invesment – FDI) có vai trò rất lớn: Nó là nhân tố quan trọng góp phần thúc
đẩy nền kinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội
theo chiều hướng tiến bộ, giảm nhẹ gánh nặng thất nghiệp, thúc đẩy xuất
khẩu, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Quá trình thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chịu tác động rất nhiều của cơ chế thị
trường, ảnh hưởng của môi trường và cơ hội đầu tư, tình hình biến động kinh
tế của thế giới và khu vực. Chính vì vậy, việc thu hút đầu tư nước ngoài nói
chung và FDI nói riêng trở thành xu thế tất yếu của hầu hết các nước trên thế
giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng ta đã mở cửa và
hội nhập nền kinh tế. Công cuộc đổi mới nền kinh tế ở nước ta trong thời gian
qua đã đem đến những thành tựu to lớn trên mọi mặt đời sống xã hội, đánh
dấu một bước phát triển mới của đất nước, đóng góp vào bền vững ở địa bàn
mỗi tỉnh, thành phố vừa đem lại sự giàu có, việc nâng cao đời sống nhân dân
địa phương đó, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do
đó, công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh đòi hỏi mỗi tỉnh, thành phố phải
3


năng động, sáng tạo, khai thác triệt để mọi nguồn lực bên cạnh việc phát huy
nội lực là chính thì FDI được coi là nguồn vốn quan trọng trong việc tạo ra
“cú huých” cho sự phát triển.
Đối với tình Hà Tây, một tỉnh cửa ngõ thủ đô, trong giai đoạn xây dựng
và phát triển theo xu hướng Công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) thì

nhu cầu về vốn là rất lớn. Trong khi nguồn vốn tích lũy từ nội lực chỉ đáp ứng
được khoảng 50 – 60% tổng số vốn đầu tư ước tính đến năm 2010, số vốn còn
lại huy động từ bên ngoài. Với xu thế nổi trội hơn so với các loại hình hoạt
động kinh tế khác, FDI trở thành nguồn vốn quan trọng. Những năm qua, đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã đem lại những hiệu quả nhất định cho sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, so với tiềm năng còn có thể khai thác
được từ dòng vốn này và nhu cầu về vốn đầu tư của tình, thì những đóng góp
bước đầu từ FDI còn quá nhỏ bé. Đặc biệt trong những năm gần đây, hoạt
động đầu tư trực tiếp của nước ngoài ở Hà Tây có chiều hướng tăng mạnh.
Trong bối cảnh cạnh tranh và thu hút FDI một cách gay gắt giữa các tỉnh
thành trên phạm vi cả nước, việc tìm ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hà Tây là vô cùng cần thiết để khai thác
triệt để mọi nguồn lực của tỉnh, đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phấn đấu
xây dựng Hà Tây cơ bản trở thành công nghiệp vào năm 2015 và là thành phố
vê tinh của thủ đô Hà Nội, thực hiện được “quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Hà Tây đến năm 2010 và một số định hướng chiến lược
đến năm 2020” như Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra. Nay Hà Tây không còn là
đơn vị hành chính độc lập, một Đảng bộ riêng (1/8/2008 Hà Tây sát nhập vào
Hà Nội) nhưng vấn đề trên đã trở thành một phần lịch sử của Đảng bộ và
nhân dân Hà Tây trong sự nghiệp đổi mới. Với lý do trên tác giả mạnh dạn
chọn đề tài “Đảng bộ Hà Tây với việc thực hiện chính sách đầu tư trực tiếp
của nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2008” làm luận văn thạc sỹ, chuyên
ngành Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam.

4


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là vấn đề được nhiều học giả trong và ngoài
nước quan tâm nghiên cứu. Ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất bản nhiều

sách báo, công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về đầu tư
nước ngoài hoặc liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trước hết phải kể
đến công trình “Hoàn thiện chính sách và tổ chức thu hút đầu tư trực tiếp của
nước ngoài ở Việt Nam” của PGS.TS Mai Ngọc Cường làm chủ biên xuất bản
năm 2000. Trong nghiên cứu này tác giả đã phân tích những chính sách trong
nước có tác động mạnh đến quá trình thu hút FDI và đề xuất các biện pháp tổ
chức thu hút FDI như: việc cấp phép đầu tư, giải quyết những vấn đề sở hữu,
sử dụng đất đai, những ưu đãi và khuyến khích về tài chính,… Tuy nhiên
những đề xuất này đã được giải quyết phần lớn trong Luật Đầu tư nước ngoài
năm 2000, Luật Đất đai năm 2003,…Hơn nữa việc nghiên cứu của tác giả tập
trung cho cả nước và phạm vi nghiên cứu mới chỉ đến năm 1999.
Một công trình nghiên cứu khác cũng đáng chú ý có tựa đề: “Kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và triển vọng”, đề tài cấp Bộ do
PGS.TS Trần Quang Lâm làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005, đề tài KX
01.05 “Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: vị trí, vai trò của nó trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, do PGS.
TSKH Nguyễn Bích Đạt làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2005. Có thể nói, hai
đề tài trên được coi là các công trình nghiên cứu toàn diện đánh giá về tầm
quan trọng của FDI đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam.
Đặc biệt là đề tài “Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài ở thủ đô Hà Nội trong giai đoạn 2001 – 2010” do TS Vương
Đức Tuấn làm chủ nhiệm hoàn thành năm 2007. Công trình đã nghiên cứu về
những tác động và việc hoàn thiện cơ chế, chính sách để tăng cường thu hút
FDI ở thủ đô Hà Nội đến năm 2010.
5


Ngoài ra có thể đề cập đến một số tác phẩm như: Tiềm năng thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, của TS Hoàng Xuân Long, luận án
TS Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội 2001. Đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Việt Nam, cơ sở pháp lý, hiện trạng, triển vọng, Nguyễn Anh Tuấn
– Phan Hữu Thắng – Hoàng Văn Tuấn, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 1994.
Một số luận văn về đầu tư nước ngoài đã được bảo vệ thành công như: Luận
văn Thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Minh “Vai trò của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với CNH – HĐH ở Việt Nam”, Vũ Trường Sơn “Đầu tư trực tiếp
của nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Phùng Quốc Chí với
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hưng Yên: thực trạng và giải pháp”. Một số
luận án về đầu tư nước ngoài như: Luận án TS Kinh tế của Nguyến Huy
Thám “Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở các nước ASEAN và
vận dụng vào Việt Nam”, Hà Nội 1999. Luận án TS Kinh tế của Đỗ Thị Thủy
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công nghiệp hóa, Hiện đại hóa ở Việt Nam
giai đoạn 1988 – 2005” Hà Nội 2001. Song chưa có công trình nào đi sâu
nghiên cứu việc thực hiện chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài
ở Hà Tây, vì vậy tác giả muốn tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ về cơ sở lý luận và thực tiễn của đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI); Vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và thực trạng FDI ở Hà
Tây trước năm 1991.
- Làm rõ về quá trình thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2008 của Đảng bộ tỉnh Hà Tây.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
- Khái quát thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam.

6



- Phân tích, đánh giá thực trạng quá trình thực hiện chính sách thu hút
vốn đầu tư nước ngoài ở Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008.
- Đánh giá những thành tựu đạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên
nhân của nó để có định hướng cho việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
- Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, đề xuất phương hướng và
các giải pháp, rút ra bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục hoàn thiện các
chính sách nhằm tăng cường thu hút FDI vào Hà Tây những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo
của Đảng bộ Hà Tây với việc thực hiện thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh; từ đó thấy được vai trò của FDI đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội trong quá trình CNH - HĐH của tỉnh Hà Tây.
* Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu những đường lối, chủ trương cơ bản của
Đảng bộ tỉnh Hà Tây trong quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài trên địa bàn toàn Tỉnh (bao gồm thành phố Hà
Đông, thị xã Sơn Tây và các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức,
Thường Tín, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai,
Ứng Hòa) trong phạm vi thời gian từ năm 1969 (thời điểm Hà Tây tách từ tỉnh
Hà Sơn Bình) đến năm 2008 (Hà Tây sát nhập vào Hà Nội).

5. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đặt ra, luận văn đã sử dụng một số
phương pháp sau:
- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Việc nghiên cứu chủ
trương, chính sách thu hút FDI của Đảng bộ Hà Tây được thực hiện một cách
đồng bộ, gắn với hoàn cảnh, điều kiện và các giai đoạn cụ thể. Các chính sách

thu hút FDI được xem xét trong mối liên hệ chặt chẽ với nhau cả về không
gian và thời gian.
7


- Phương pháp thống kê: Luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích
hợp để phục vụ cho phân tích quá trình thực hiện chính sách thu hút vốn FDI
của Đảng bộ Hà Tây.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích quá trình thực
hiện chính sách thu hút vốn FDI của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, luận văn đã đưa ra
những đánh giá chung mang tính khái quát về những chính sách đó.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các chủ trương, chính sách thu hút
vốn FDI của Đảng bộ tình Hà Tây được xem xét trên cơ sở có sự so sánh, tác
động của các chính sách thu hút FDI của Việt Nam nói chung và của một số
địa phương khác nói riêng trong từng giai đoạn.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn
của việc hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút vốn FDI ở Việt Nam nói chung.
- Luận văn phân tích thực trạng quá trình thực hiện chính sách thu hút
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hà Tây.
- Luận văn đề xuất một số các giải pháp và rút ra bài học kinh nghiệm
qua quá trình thu hút FDI vào Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2008.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Khái quát về tỉnh Hà Tây và vấn đề đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI).
Chương 2: Quá trình Đảng bộ Hà Tây thực hiện chính sách thu hút vốn
đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ năm 1991 đến năm 2008.
Chương 3: Nhận xét chung và những kinh nghiệm chủ yếu


8


Chương 1:
KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HÀ TÂY VÀ VẤN ĐỀ
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI)
1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Hà Tây
Tỉnh Hà Tây được thành lập tháng 6 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai
tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.
Ngày 27 tháng 12 năm 1975, Hà Tây hợp nhất với tỉnh Hoà Bình thành
tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978, hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì,
Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một
số xã của huyện Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội.
Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Tháng 12
năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất,
Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho tỉnh
Hà Tây. Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng Chính phủ ký Nghị định thành lập
thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7 ha,
228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm 7 phường và 8 xã.
Hà Tây bao gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 12 huyện:
Thành phố Hà Đông và thị xã Sơn Tây.
Các huyện Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú
Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hoà.
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tây là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng có tọa độ địa lý:
20,310 – 21,170 vĩ Bắc và 105, 17 0 - 1600 kinh Đông. Là tỉnh nối liền giữa
vùng Tây Bắc và trung du Bắc Bộ với các tỉnh Đồng Bằng Sông Hồng, địa
hình đa dạng gồm cả miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát
triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ và du lịch – là môi

trường vẫy gọi sự đầu tư trực tiếp nước ngoài.[77;20]
Diện tích đất tự nhiên: 2.192,07 km2
9


* Vị trí địa lý
Hà Tây là một tỉnh nằm kề thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với khu vực kinh tế
trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Hà Tây còn là tỉnh nối liền
vùng Tây Bắc và vùng trung du Bắc bộ với các tỉnh Đồng Bằng sông Hồng.
Phía Đông giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông Nam giáp tỉnh Hưng Yên,
phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông Bắc
giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.
Hà Tây là địa bàn mở gắn với sự phát triển của thủ đô Hà Nội, theo
định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh và phân bố nghiệp ở Hà Nội. Về
đường thủy có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Đà nối liền Hà Tây với
các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ và các tỉnh vùng Tây Bắc.
Trên địa bàn tình Hà Tây có đường sắt Bắc – Nam chạy qua nối liền Hà
Tây với các tỉnh phía Bắc và phía Nam đất nước.
Về hệ thống cấp điện có trạm phân phối điện quốc gia đặt tại Hà Tây.
Nhờ đó việc cung cấp điện cho sản xuất và đời sống luôn đảm bảo.
Ngoài các ưu thế về vị trí địa lý của mình Hà Tây có điều kiện thuận lợi
sử dụng hệ thống kết cấu hạ tầng của vùng trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đông
Bắc và Tây Bắc bộ, các cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu quốc gia và
quốc tế.
Hà Tây là tỉnh thuộc đồng Bằng sông Hồng nhưng có địa thế, địa hình
đa dạng với ba vùng sinh thái: đồng bằng, bán sơn địa và miền núi.
Mỗi tiểu vùng có những thuận lợi và khó khăn riêng, ảnh hưởng trực
tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vùng đồng bằng rộng lớn chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh với 95.398 ha
thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng có điều kiện thuận lợi thâm canh cây lúa

nước cho năng suất cao, vừa có khả năng trồng các loại cây lương thực ngắn
ngày, rau màu và cây công nghiệp.
Vùng bán sơn địa với hàng ngàn hecta đất đồi trải dài phía tây, càng lên
phía Tây Bắc tỉnh, dải bán sơn địa đó càng trải rộng. Đây là tiềm năng lớn về
10


reo trồng hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, trồng rừng với quy
mô lớn.
Vùng núi Ba Vì ở địa đầu phía Tây Bắc tỉnh, ngọn Ba Vì có độ cao
1.281m, rừng Ba Vì có nhiều tre, gỗ, cây thuốc quý và nhiêu loại lâm hải sản,
đá vôi, đá ong, đá đỏ... là những tài nguyên có giá trị lớn với nghề xây dựng.
* Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, cơ bản của sản xuất nông nghiệp
song quá trình phát triển kinh tế - xã hội Hà Tây gắn liền với các hoạt động
công nghiệp, dịch vụ, do đó đất đai không chỉ có được sử dụng để trồng trọt,
chăn nuôi mà còn sử dụng ngày càng nhiều để phát triển các ngành nghề
khác. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế gắn liền với quá trình chuyển dịch
dần diện tích đất đai từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Do đó, cần phải
sử dụng một cách có hiệu quả đất đai, chủ yếu nâng cao độ màu mỡ của đất.
Hà Tây có diện tích 2.192,07 km2, chiếm 17,2 % diện tích các tỉnh và
đồng bằng sông Hồng; 0,65% diện tích cả nước. Diện tích đất nông nghiệp Hà
Tây gần 143.500 ha, trong đó đất trồng rừng hàng năm 112.000 ha, chiếm 4%
đất nông nghiệp hiện có chưa được sử dụng, chủ yếu là đất xấu (đất dốc, xói
mòn, thoái hóa, phèn úng,…). Bình quân đất nông nghiệp đang khai phá ở Hà
Tây rất thấp, khoảng 0,06 ha / người, bình quân trên thế giới là 0,34 ha /
người. Thực trạng đó đòi hỏi phải tiết kiệm và bảo vệ đất nông nghiệp là
chính sách hàng đầu. [77;43-44]
* Khí hậu, thời tiết
Hà Tây nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng gió

mùa hàng năm có mùa mưa và mùa khô, lượng mưa hàng năm khá lớn, thời
gian có ánh sáng môi trường nhiều, cường độ bức xạ lớn, độ ẩm cao 85%. Đó
là những điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp toàn diện.
Tuy nhiên, có yếu tố không thuận lợi như sương mù, rét đậm vào mùa
đông; giông bão, lũ lụt gây khó khăn cho sự tăng trưởng của động thực vật,
ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Cuộc đấu tranh
11


chống lại thiên tai khắc nghiệt để khai phá mảnh đất Hà Tây, tạo dựng quan
hệ được phản ánh trong truyền thống sinh thái.
* Nguồn nước
Nguồn nước ngọt được sử dụng cho sinh hoạt và sản xuất ở Hà Tây khá
dồi dào. Toàn tỉnh có 6 con sông chảy qua với tổng chiều dài 436 km, 14 đầm
hồ lớn có diện tích trên 4 ha trở lên và hàng ngàn hecta mặt nước ở vùng
chiêm trũng là tiềm năng đáng kể về nuôi và đánh bắt thủy sản. Ngoài nguồn
nước ngọt mặt sông, ao hồ, Hà Tây còn có nguồn nước ngầm phong phú,
phân bổ rải rác ở các vùng. Song nguồn nước cũng thay đổi theo mùa, mùa
mưa tập trung tới 80% lượng nước cả năm, nên có nhiều tháng lụt, có những
tháng lại khô hạn ảnh hưởng đến sinh thái và canh tác.
Với những đặc điểm tự nhiên trên, có thể khẳng định Hà Tây có nhiều
lợi thế để phát triển kinh tế nói chung và thu hút được nhiều đối tác đầu tư
trực tiếp của nước ngoài nói riêng vào Hà Tây.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế
Với tiềm năng, lợi thế và những cố gắng nội lực, từ một tỉnh thuần
nông, kinh tế chậm phát triển Hà tây đã vươn lên trở thành tỉnh có mức phát
triển tương đối khá trong vùng Đông bắc Bắc bộ. Từ năm 1991 đến năm
2008, nền kinh tế Hà Tây có tốc độ tăng trưởng liên tục. Tổng sản phẩm
(GDP) trong tỉnh tăng bình quân hàng năm thời kì 1991 – 1995 là 9,5%; thời
kì 1996 – 2000 là 7,3%; thời kì 2001 – 2005 là 9,83%. GDP đầu năm 2005

đạt 380 USD, tăng bình quân 13,8% / năm.
Các khu vực kinh tế đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng
tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm
nghiệp. Tuy nhiên, sự chuyển dịch này còn chậm so với nền kinh tế cả nước
và nhất là so với một số vùng kinh tế trọng điểm. ỷ trọng nông nghiệp trong
GDP từ 38% năm 2000 giảm còn 31,39% năm 2005, công nghiệp – xây dựng
từ 32,5% tăng lên 38,4%, dịch vụ - du lịch từ 29% tăng lên 30,21%.

12


* Sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu ở Hà Tây. Kinh tế nông nghiệp
chuyển dần sang phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần ổn định và cải thiện
đời sống nhân dân ở nông thôn. Giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản tăng
bình quân 5 năm (2001 – 2005) là 5,7%. Năm 2004, tổng sản lượng lương
thực đạt 1,02 triệu tấn, lương thực bình quân đầu người 410 kg. Kinh tế trang
trại tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, đến nay toàn tỉnh đã có 844 trang
trại. Hệ thống thủy lợi, đê, kè, cống được quan tâm đầu tư xây dựng.
Ngành trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng tăng năng suất, chất lượng
cao. Năng suất lúa năm 2004 đạt 58,28 tạ / ha, giá trị trồng trọt đạt 31,5 triệu
đồng/ ha/năm. Vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính, chiếm 53% diện tích
lúa, màu. Năm năm trồng được 2.570 ha rừng, vốn rừng được giữ vững và
phát triển. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được 71,57 tổng số ha.
Ngành chăn nuôi Hà Tây đang được chú trọng và phát triển theo hường
công nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi lợn hướng nạc và nuôi bò lấy sữa. Tỷ trọng
chăn nuôi hiện chiếm 41,5% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vấn đề cơ bản của
sản xuất nông nghiệp Hà Tây hiện nay là quy hoạch vùng, xây dựng cây và
con có hiệu quả nhất ở từng khu vực đồng thời tổ chức tốt đầu vào đầu ra, đưa
khoa học kĩ thuật và cả quá trình sản xuất, chế biến. Hợp tác xã nông nghiệp

và trang trại nông nghiệp với tư cách đối với kinh tế tự chủ sẽ là lựa chọn tốt
nhất để giải quyết vấn đề này.
* Công nghiệp – xây dựng
Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Hà Tây được tổ chức
lại và bước đầu đạt được kết quả khả quan. Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm giai đoạn 2001 – 2005 của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đạt
20,78%, trong đó tập trung phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế và sức
cạnh tranh như chế biến nông sản, đồ uống 26,6%. Năm 2004, giá trị sản xuất
công nghiệp Hà Tây 7.226 tỷ đồng so với giá cố định năm 1994.

13


trong đó:

- Công nghiệp Nhà nước Trung ương 508 tỷ đồng
- Công nghiệp Nhà nước địa phương 417 tỷ đồng
- Công nghiệp ngoài Nhà nước 3.541 tỷ đồng
- Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 2760 tỷ đồng. [6; 8]

Năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế được tăng cường các
doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh cả về số
lượng, quy mô, trình độ công nghệ và hiệu quả sản xuất kinh doanh, công tác
quy hoạch và quản lý quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp được tăng
cường. Đến năm 2006 toàn tỉnh đã phê duyệt 9 khu công nghiệp, 22 cụm công
nghiệp và 176 điểm công nghiệp. Các công trình khuyến nông, nhân cấy nghề
và hiệu quả. Nhiều ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển,
toàn tỉnh hiện có 1.160 làng nghề, giá trị sản xuất làng nghề chiếm 70% giá trị
sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh.
Nhìn chung công nghiệp Hà Tây vào những năm đầu thế kỷ XXI có

nhiều tiến bộ, một số doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư thay đổi thiết bị đổi
mới công nghiệp sản xuất phát triển nhanh nhưng phần lớn đứng trước sự
hạn chế về quy mô nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, thị trường tiêu thụ không ổn
định, thiếu vốn đầu tư, hoạt động còn mang tính tự phát, thiếu sự quản lý và
định hướng.
* Thương mại – dịch vụ
Trong những năm 1991 – 2008, ngành thương mại – du lịch đã có nhiều
cố gắng vươn lên trong cơ chế thị trường nhằm có sự đổi mới về phương thức
hoạt động. Kết quả trên đã nâng cao dần chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu
sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5
năm (2001 – 2005) của khu vực thương mại – du lịch, dịch vụ là 8,8 %.
Hoạt động của ngành thương mại có chuyển biến tiến bộ. Tổng mức
bán lẻ hàng hóa tăng bình quân 14 %/ năm. Nghiên cứu thị trường được tăng
cường, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ chống hàng giả và gian lận thương mại
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và thế giới ngày một mở rộng, nhà
14


nước có nhiều chính sách khuyến khích nhập khẩu, nhất là về tín dụng, hỗ trợ
xuất khẩu… do đó, giai đoạn 2000 – 2004 tình hình xuất khẩu Hà Tây có
bước tăng trưởng khá. Năm 2000 đạt 46.807.000 USD, đến năm 2004 đạt
78.500.000 USD. Mức tăng trưởng bình quân 13,9 % /năm. Các mặt hàng có
mức tăng trưởng ổn định là dệt may, mây tre đan, sơn mài… Tuy vậy thực
hiện xuất khẩu của các doanh nghiệp nhà nước có xu hướng ngày càng giảm,
tốc độ tăng bình quân 11,85 % / năm.
Nhập khẩu tăng nhanh, giá trị kim ngạch nhập khẩu năm 2004 đạt
10.892 USD, tăng gấp đôi so với năm 2000. Cơ cấu nhập khẩu chủ yếu tập
trung vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm khoảng 70% kim ngạch
nhập khẩu). Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu bao gồm: thiết bị vật tư, phân
bón, ô tô, xe máy… [77; 46]

Hà Tây là tỉnh có tiềm năng văn hóa phong phú, có nhiều di tích lịch sử,
văn hóa, cảnh quan thiên nhiên đẹp, đa dạng, là tiềm năng to lớn cho phát triển
du lịch, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề… Tuy nhiên du lịch
Hà Tây phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sự đóng góp của
ngành cho năng suất địa phương không đáng kể. Tỉnh đã có nhiều sự quan tâm
đầu tư phát triển, xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2020
và quy hoạch những cụm điểm du lịch ở Sơn Tây, Ba Vì. Khách du lịch trong
và ngoài nước đến tham quan lễ hội, nghỉ ngơi, giải trí ngày một tăng. Tổng
bình quân du lịch bình quân tăng 5 năm (2001 – 2005) đạt 10,4 triệu người,
tăng bình quân 16,9% /năm; lao động ngành du lịch tăng 12% /năm; năm 2004
thu hút 16.500 lao động. Doanh thu từ du lịch năm 2004 đạt 34,419 tỷ đồng.
* Cơ sở vật chất, kỹ thuật và kết cấu hạ tầng
Hệ thống thủy lợi: Hà Tây là tỉnh có nền văn minh lúa nước lâu đời nên
hệ thống thủy lợi rất được coi trọng, hệ thống thủy lợi Hà Tây luôn luôn được
chú trọng, đầu tư nâng cao, quản lý và quy hoạch, khai thác tốt các công trình
đã có, xây dựng một số công trình trọng điểm để giải thể cơ bản tiêu ứng cho
vùng trũng.
15


Đảng bộ Hà Tây chủ trương bê tông hóa kênh mương đã và đang được
phát triển ở khắp các vùng nông thôn. Tỉnh có kế hoạch xây dựng thêm 2 trạm
biến áp 220 KVA. Năm 2004, hệ thống có sử dụng thêm 2 trạm biến áp KVA
ở Xuân Mai và Hòa Lạc.
Hệ thống thông tin liên lạc: hệ thống thông tin liên lạc ở Hà Tây tăng
nhanh với mức tự động hóa toàn cầu, 100% số xã có điện thoại, tỉnh đã xúc
tiến xây dựng 3 tổng đài ở Hà Tây. Xuân Mai, Sơn Tây hình thành mạng lưới
thông tin khép kín trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống giao thông: trên địa bàn tỉnh có 42,5 km đường sắt, 436 km
đường sông và nhiều đường bộ quan trọng. Đường quốc lộ 1A được cải tạo và

nâng cao, quốc lộ 6 mở rộng đoạn qua Hà Đông, tu bổ, nâng cấp đường 32,
22. Hoàn thành giai đoạn 1 đường cao tốc Láng – Hòa Lạc – Sơn Tây. Đường
huyện được tu bổ thường xuyên. Nguồn lực bốc dỡ cảng Hồng Vân và Sơn
Tây được nâng cấp một bước.
Hệ thống cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa: Được chú ý nâng cao về số
lượng và chất lượng, tăng cường cơ sở vật chất phục vụ nhân dân. Hầu hết ở
xã đều có trường mẫu giáo, trường tiểu học, trạm y tế, nhà văn hóa trên cơ sở
động viên nhân dân đóng góp là chính.
Tình hình kỹ thuật hạ tầng Hà Tây hiện nay có nhiều chuyển biến tích
cực. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của
cả nước, trong đó có sự đóng góp đáng kể của khu vực kinh tế tư nhân. Kết quả
đó là những tiêu đề quan trọng tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.3. Đặc điểm xã hội
Hà Tây là một tỉnh có dân số đông, theo số liệu điều tra 1/4/2001 là
2.386.777 người chiếm khoảng 3% dân số cả nước (số liệu thống kê 2004 dân
số Hà Tây 2.500.000 người), mật độ dân số 1.140 người /km2. Do thực hiện
tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục nên nhìn chung dân số
của Hà Tây tăng vừa phải, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên hiện là 1,06 %. Dân số
tập trung chủ yếu ở nông thôn, chiếm 89,8% dân số toàn tỉnh. Dân số chiếm
10,2% trong đó nam giới chiếm 48,1%, nữ giới chiếm 51,9%.
16


Về cơ cấu lao động, dân số trong độ tuổi lao động khoảng 1.500.000
người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế gần 1.440.000 người,
trong đó lao động trong nông nghiệp 74%, lao động công nghiệp 14,5%, lao
động trong ngành dịch vụ 11,5%. Sự phân công lao động theo ngành nghề còn
thể hiện trình độ lạc hậu, kém phát triển của kinh tế Hà Tây. Nguồn lao động
của Hà Tây cũng chưa cao. Số người có trình độ cao đẳng trở lên chỉ có
khoảng hơn 80.000 người, chiếm 5,5% lao động xã hội, lao động đã qua đào

tạo khoảng 381.000 người, chiếm 25,4 lực lượng lao động [59;20]. Hà Tây có
truyền thống cần cù, chịu khó và có kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên,
phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng góp phần tạo nên nền văn minh
rất sớm của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Hà Tây đã xây dựng cho
mình một bản sắc riêng, bản sắc văn hóa của vùng đất trăm nghề. Đại bộ phận
nhân dân trong tỉnh Hà Tây là người Kinh, một số dân tộc thiểu số (Mường,
Thái, Dao,..) sinh sống chủ yếu ở một số xã thuộc Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ
Đức. Các dân tộc đều có truyền thống đoàn kết giúp đỡ nhau, cùng nhau xây
dựng quê hương Hà Tây.
Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều biện pháp tích cực nhằm tạo
việc làm nhưng vẫn còn một bộ phận lớn người lao động chưa có việc làm,
đặc biệt là vùng nông thôn. Năm 1999, riêng hai thị xã Hà Đông và Sơn Tây
có tới hơn 6000 lao động chưa có việc làm. Ở nông thôn lao động không đủ
việc làm chiếm gần 30% tương ứng 330.000 người. Tình trạng thiếu việc làm
và không có việc làm thường xuyên là nguyên nhân của nhiều tiêu cực về
kinh tế - xã hội. Thực tiễn này đòi hỏi có giải pháp thiết thực và mạnh mẽ hơn
nữa nhằm giải quyết, vấn đề việc làm, nâng cao chất lượng người lao động,
phân công lại lao động giữa các ngành, các cấp quan tâm. Nhờ vậy, cũng ổn
định về kinh tế, trình độ dân trí, đời sống văn hóa tinh thần người dân ngày
càng tăng. Sự nghiệp giáo dục đào tạo trong thời gian qua về cơ bản đáp ứng
được nhu cầu người học: đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi năm 2000,
THCS 2001, chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục hướng dẫn ổn định. Số
17


lượng học sinh giữ ổn định ở tất cả các cấp học và trung học chuyên nghiệp
hàng năm tăng lên. Năm 2004 số học sinh phổ thông có 525 – 527 em, số sinh
viên đại học và cao đẳng có 15.011 em. Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa,
chất lượng giáo dục và đào tạo có bước chuyển đáng kể. Công tác y tế, khám
chữa bệnh cho người dân được tổ chức tốt, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn

dưới 30%. Chất lượng và tinh thần trách nhiệm phục vụ khám chữa bệnh cần
được chú trọng hơn.[59;25]
Tỉnh đã tập trung giải quyết xóa đói giảm nghèo cho 20 xã khó khăn
nhất, kết quả số hộ nghèo theo chuẩn cũ đã giảm từ 10,42% năm 2001 xuống
còn 3,68% năm 2005. Về cơ bản hoàn thành giải quyết chính sách tồn động
sau chiến tranh, xóa toàn bộ nhà dột, nứt cho người nghèo, mỗi năm tạo thêm
việc làm cho 27.000 lao động. Các hoạt động văn hóa, xã hội, thể dục thể
thao,… phát triển mạnh mẽ. Đến nay có 48% là khu phố; 34,2% cơ quan,
doanh nghiệp và 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Số lượng báo chí
phát hành tăng; nội dung và chất lượng báo Hà Tây được nâng cao. Nhiều di
tích lịch sử, văn hóa được quan tâm, bảo quản, tôn tạo.
Như vậy, Hà Tây là tỉnh có nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng vào
loại khá trong vùng, có đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ chuyên
môn khá, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đa số người lao động đã tiếp cận
với nền sản xuất hàng hóa, trình độ dân trí cao. Hơn nữa, một tỉnh có tiềm
năng văn hóa phong phú, có nhiều di tích và là tiềm năng to lớn phát triển du
lịch, văn hóa lễ hội, du lịch sinh thái, làng nghề và đặc biệt là môi trường thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.2. Vài nét về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.2.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Tầm quan trọng của đầu tư : trực tiếp nước ngoài không làm cho người
ta dễ thống nhất khái niệm về FDI. Trên thế giới có nhiều cách diễn giải khác
nhau về khái niệm FDI, tùy theo cách tiếp cận của các nhà kinh tế. Tuy nhiên,
cách định nghĩa được sử dụng rộng rãi hơn cả là do quỹ tiền tệ quốc tế đưa ra.
18


Theo IMF (International Monetary Fund): đầu tư trực tiếp nước ngoài là số
vốn đầu tư được thực hiện để thu hút được lợi ích dài lâu, trong một doanh
nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư.

Ngoài mục đích lợi nhuận, nhà đầu tư còn mong muốn tìm được chỗ đứng
trong việc quản lý doanh nghiệp và mở rộng thị trường. Khái niệm này còn
nhấn mạnh vào hai yếu tố là tính lâu dài của hoạt động đầu tư và động cơ đầu
tư là giành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp. [78;22]
Theo Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam ngày 12-11- 1996:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam
vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật này. Khái niệm này nhấn mạnh chủ đầu tư là người nước
ngoài, nhằm xác định tư bản được chuyển dịch FDI nhất quyết vượt ra khỏi
phạm vi một quốc gia.
Có thể phân biệt FDI với dạng đầu tư nước ngoài khác trên các khía cạnh:
Đây là loại đầu tư chủ yếu có thời hạn dài, vốn của nhà đầu tư từ quốc
gia này đưa sang quốc gia khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Nguồn vốn FDI có thể của chính phủ, cá nhân hoặc hỗn hợp – nghĩa là
chủ đầu tư phải có yếu tố nước ngoài mà thực hiện là sự khác nhau về quốc
gia, lãnh thổ.
Chủ sở hữu vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng
vốn và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình, tùy theo mức độ
góp vốn. Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào
vốn pháp định của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tùy theo luật đầu tư của
mỗi nước.
Theo điều 8 Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã sửa năm
1996 thì vốn tối thiểu của nước ngoài phải chiếm ít nhất 30% tổng số vốn
pháp định của dự án trừ những trường hợp do chính phủ quy định.
Thực chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là một loại hình di chuyển
vốn quốc tế, là sự đầu tư của các công ty nhằm xây dựng các cơ sở chi nhánh
19


ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hoặc từng phần cơ sở đó. Đây là hệ thống

đàu tư mà chỉ đầu tư nước ngoài đóng góp một số vốn đủ lớn vào lĩnh vực sản
xuất hay dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ
bỏ vốn ra. Vì vậy, trong điều kiện nền kinh tế hiện đại, FDI là loại vốn có
nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác, nhất là đối
với các nước đang phát triển, khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp
thì ưu điểm đó càng rõ rệt.
Đầu tư nước ngoài không chỉ đưa vốn bằng tiền vào nước tiếp nhận mà
còn có thể kèm theo việc chuyển giao công nghệ, kĩ thuật, bí quyết, kinh
nghiệm quản lý, năng lực marketting… Chủ đầu tư khi đưa vốn vào cũng tiến
hành tổ chức sản xuất kinh doanh và sản phẩm làm ra phải được tiêu thụ trên
thị trường nước chủ nhà hoặc thị trường nước lân cận. Do vậy, FDI sẽ đóng
góp phần đầu tư kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển
các ngành nghề mới, tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh trên thị
trường, tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nước nhận đầu tư.
Việc tiếp nhận FDI không gây nên tình trạng nợ cho các nước chủ nhà
như các khoản vay, tài trợ phát triển khác, trái lại nước chủ nhà còn có điều
kiện để phát triển tiềm năng trong nước.
Chủ thể đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là công ty xuyên quốc gia,
có tiềm lực kinh tế và khoa học công nghệ.
Do trực tiếp quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất và chịu trách nhiệm
về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh, nên trước khi đầu tư, nhà
đầu tư phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án. Đây
là ưu thế hơn hẳn các loại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài so với các loại vay
vốn khác.
Căn cứ vào đối tượng cho vay để phân loại vốn đầu tư nước ngoài bằng:
Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance – ODF)
gồm viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA)
và các hình thức ODF khác. Trong loại này, có viện trợ đa phương và song
20



phương. ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF, đây là nguồn vốn do
các tổ chức quốc tế, chính phủ (hoặc chính quyền đại diện chính phủ) cung
cấp. Loại vốn này có đặc điểm là có ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng
cho vay lớn, thời gian tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong
loại vốn này đã dành một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính
thức – ODA, đây là loại có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ
không hoàn lại, phần này thường khoảng gần 25% tổng số vốn. Đây là điểm
khác biệt giữa viện trợ và cho vay. Tuy vậy, không phải khoản ODA nào cũng
dễ dàng, nhất là loại vốn do chính phủ cung cấp. Nó thường gắn với ràng
buộc nào đó về chính trị, kinh tế - xã hội, thậm chí cả về quân sự,… Thường
thì “họ cấp viện trợ cho những bạn về chính trị, các đồng minh và không cấp
viện trợ với cán cân thanh toán… Những nước cấp viện trợ cả song phương
lẫn đa phương đều sử dụng viện trợ lam công cụ buộc các nước đang phát
triển phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên cấp
viện trợ". [20; 28]
Nguồn vốn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn thường không có những
điều kiện ràng buộc như vốn ODA. Tuy nhiên, đây là loại vốn có thủ tục vay
rất khắt khe, mức lãi suất cao, thời hạn trở nợ nghiêm ngặt.
Nhìn chung, sử dụng hai loại vốn trên đều để lạo cho nền kinh tế các
nước đi vay gánh nợ nần – một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy
cơ dẫn đến khủng hoảng về tiền tệ. Với ưu thế nổi trội hơn, đầu tư trực tiếp
nước ngoài trở thành loại hình được tập trung, quan tâm thu hút.
1.2.2. Lịch sử phát triển của FDI
Trong lịch sử kinh tế thế giới, FDI đã từng xuất hiện ngay từ thời tiền
tư bản. Thời kỳ mà các nước tư bản mở mang thị trường tiêu thụ hàng hóa
bằng cách xâm lược, biến nhiều nước trở thành thuộc địa ở ngoài phạm vi
lãnh thổ nước mình. FDI tồn tại dưới dạng các nhà tư bản vốn dựa các thuộc
địa, để bóc lột sức lao động và khai thác khoáng sản, đồn điền để tạo ra các
nguồn nguyên liệu cung cấp cho chính quyền chính quốc.

21


×