Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

đảng bộ tập đoàn dầu khí quốc gia việt nam với công tác xây dựng đảng từ nam 1991 den nam 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (930.54 KB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------

NGUYỄN THỊ MINH QUÝ

ĐẢNG BỘ TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA
VIỆT NAM VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60 22 56
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Kim Đỉnh

HÀ NỘI - 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................

4

CHƢƠNG 1: CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ TỔNG
CÔNG TY DẦU MỎ VÀ KHÍ ĐỐT VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN

11

NĂM 2002 ..........................................................................................................
1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển dầu khí ở Việt Nam ...................


11

1.2. Đảng bộ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam với công tác xây dựng
Đảng từ năm 1991 đến năm 2002 ..............................................................

15

1.2.1.Tổ chức ngành…………………………………………………………..

15

2.2. Tổ chức Đảngbộ…………………………………….…………………….

20

1.2.3 Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam từ năm 1991 đến năm năm 2002……………...………………………

25

CHƢƠNG 2 : TỪ ĐẢNG BỘ CƠ QUAN - TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ
VIỆT NAM ĐẾN ĐẢNG BỘ TOÀN TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA
VIỆT NAM – BƢỚC TIẾN MỚI TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
ĐẢNG TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2010…………………….……………….

45

2.1.Quan điểm của Đảng về phát triến ngành Dầu khí trong thập niên
đầu thế kỷ XXI……………………………………………………...…………


45

2.2. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Tổng Công ty Dầu khí Việt
Nam, từ năm 2003 đến năm 2006................................................................

48

2.2.1 Tổ chức Đảng bộ............................................................................

48

2.2.2 Lãnh đạo công tác giáo dục chính trị .............................................

50

2.2.3 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Đảng bộ Tổng công
ty Dầu khí việt Nam .................................................................................

51

2.2.4 Lãnh đạo công tác tổ chức, đào tạo cán bộ.....................................

53

2.2.5 Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng ................................................

58

2.2.6 Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng.................................................


62

2.3 Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam với công tác xây
dựng Đảng từ năm 2007 đến năm 2010………..........................................….

1

64


2.3.1 Tổ chức ngành................................................................................

64

2.3.2 Tổ chức Đảng bộ. ...........................................................................

67

2.4. Công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Tập đoàn Dầu Khí Quốc
Gia Việt Nam từ năm 2007 đến năm2010 ..................................................

74

2.4.1 Lãnh đạo công tác giáo dục chính trị .............................................

74

2.4.2 Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Đảng bộ Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam Dầu khí Việt Nam........................................


79

2.4.3 Lãnh đạo công tác tổ chức, đào tạo cán bộ.....................................

82

2.4.4 Lãnh đạo công tác xây dựng Đảng..................................................

84

2.4.5 Lãnh đạo các đoàn thể quần chúng.................................................

94

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ...........................................

98

3.1. Một số nhận xét về mô hình tổ chức ngành, tổ chức đảng của Tập
đoàn Dầu khí Quốc Gia việt Nam từ năm 1991 đến năm 2010 ...............

98

3.1.1 Những thành tựu..............................................................................

107

3.1.2 Một số hạn chế và tồn tại............... .................................................

114


3.2 Một số kinh nghiệm................................................................................

118

3.2.1 Tuân thủ tuyệt đối sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng..........................

118

3.2.2 Đoàn kết thống nhất, chung sức, chung lòng tạo nên sức mạnh
tổng hợp vì sự phát triển chung................................................................

118

3.2.3 Coi trọng công tác cán bộ, phát huy vai trò của người đứng đầu
đơn vị…………………………………………………………………………….

119

3.2.4 Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.................................

119

3.2.5 Phát huy tối đa nội lực, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn
lực………………………………………........................…………………

120

3.2.6. Xây dựng Văn hóa Doanh nghiệp PetroVietnam...............


120

Kết luận..............................................................................................................

123

Danh mục tài liệu...............................................................................................

126

Phụ lục................................................................................................................

131

2


QUY ƢỚC VIẾT TẮT

CBCNV

: Cán bộ công nhân viên

CBĐV CNV

: Cán bộ, Đảng viên, Công nhân viên

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa


CNV

: Công nhân viên

CNVC

: Công nhân viên chức

CNVC- LĐ

: Công nhân viên chức - Lao động

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

HĐQT

: Hội đồng quản trị

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TCT

: Tổng công ty

TCTDK


: Tổng công ty dầu khí

TCTDKVN

: Tổng Công ty dầu khí Việt Nam

TĐ DKQGVN

: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

TW

: Trung ương

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dầu khí là khoáng sản quý hiếm, không tái tạo, hiện nay và trong nhiều thập
niên kế tiếp vẫn là nguồn năng lượng quan trọng của nước ta. Chưa có một khoáng
sản nào mà điạ hạt sử dụng lại rộng rãi và đa dạng như dầu khí. Với vị trí là ngành
kinh tế mũi nhọn, dầu khí có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, và được Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm phát triển ngành dầu khí.
Trong chuyến thăm nước cộng hoà Azerbaijan (thuộc Liên Xô cũ) và tham

quan vùng mỏ dầu ở Bacu ngày 23/7/1959. Khi trao đổi với các nhà lãnh đạo và các
kỹ sư dầu khí Bác nói: ―Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu,
nhưng đang chiến tranh, chưa làm được, tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam
kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, rồi thì giúp khai
thác và chế biến dầu xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Bacu ngày nay‖.
[58, tr. 127].
Để phát triển ngành Dầu khí Đảng và Nhà nước ta đã ban hành rất nhiều chủ
trương, đường lối, chính sách: Ngày 9-8-1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số
244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Nghị quyết khẳng
định: ―Dầu hỏa và khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng của tất cả các nước công
nghiệp‖ [34, tr. 21]. Nghị quyết số 15-NQ/TW (7/7/1988) đã khẳng định quan điểm
đổi mới, tạo ra một chân trời rộng mở cho ngành dầu khí Việt Nam lớn mạnh. Nghị
quyết khẳng định: “Đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở thềm lục
địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập trung những cố gắng đến mức cao
nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở thành một
ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế những thập kỷ
tới”.[56, tr. 206]
Với đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tập đoàn dầu khí Quốc
Gia Việt Nam không ngừng lớn mạnh kể từ khi thành lập ―Đoàn 36 Dầu lửa‖ (ngày
27/11/1961). Trên cơ sở hợp nhất Liên đoàn 36 và một bộ phận thuộc Tổng cục

4


Hóa chất, ngày 3-9-1975 Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP thành lập Tổng
cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước nghành dầu
khí có những thay đổi, tháng 9/1977 Chính phủ ra Quyết định số 251/CP thành lập
Công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, gọi tắt là Petrovietnam trực thuộc Tổng cục
dầu khí với nhiệm vụ hợp tác tìm kiếm – thăm dò – khai thác dầu khí với nước
ngoài tại Việt Nam. Tháng 6/1990 - Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (Vietnam Oil

& Gas Corporation – Petrovietnam) được tổ chức lại trên cơ sở các đơn vị cũ của
Tổng cục Dầu khí Việt Nam. Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, bước
sang năm 2007, ngành dầu khí chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam sang mô hình Tập đoàn. Đây là mô hình hoàn toàn mới mẻ, thay đổi cơ bản
mục đích, tổ chức, bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, hình thức kinh doanh, sở hữu ...
Trước những bước phát triển nhanh chóng của tập đoàn và sự mở cửa, hội nhập,
hợp tác quốc tế mạnh mẽ với cả hai mặt tích cực và tiêu cực, để bảo đảm vai trò
lãnh đạo của Đảng đối với ngành dầu khí, Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt
Nam phải chuyển đổi tư duy, tổ chức và phương thức lãnh đạo, phải có chất lượng
mới để đáp ứng được yêu cầu mới.
Thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh
tế quốc tế, trước những vận hội và thách thức, đòi hỏi công tác xây dựng đảng phải
có sự phát triển mới, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện mục tiêu ―dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh‖. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của công tác xây
dựng đảng là củng cố tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
X của Đảng: ―Với vị trí nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của
tổ chức cơ sở đảng rất quan trọng. Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, làm cho tổ chức này thực sự trong
sạch, vững mạnh‖ [65, tr. 298]

5


Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam với công tác xây dựng Đảng từ năm 1991 đến năm 2010” làm luận
văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Công tác xây dựng Đảng là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt luôn được Đảng

ta quan tâm bàn định trong các Đại hội, Hội nghị Ban chấp hành TW của Đảng, đưa
ra những quan điểm, chủ trương chỉ dẫn việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng
công tác xây dựng đảng. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn
cũng có những công trình nghiên cứu về công tác xây dựng Đảng ở các góc độ, cấp
độ khác nhau. Trong thời kỳ đổi mới, nhất là những năm gần đây, đã có nhiều công
trình khoa học nghiên cứu về công tác xây dựng đảng được công bố, tiêu biểu sau
đây:
Các công trình đã xuất bản:
- Ban tổ chức Thành uỷ Hà Nội (1997), Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp nhà nước hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội. Tác phẩm này đã bước đầu nghiên cứu và nêu được vai trò của tổ chức cơ
sở Đảng trong doanh nghiệp nhà nước ở Hà Nội; đổi mới, chỉnh đốn cơ sở đảng
trong doanh nghiệp Nhà nước tại Hà Nội để giữ vững và tăng cường vai trò lãnh
đạo của Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước. Các tác giả đi sâu phân tích cụ thể vai
trò của tổ chức cơ sở Đảng ở một số tổng công ty làm minh họa như: Đảng bộ
Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, Công ty Chế biến và kinh doanh than, Công ty
Xây lắp điện 4; công ty Giầy Ngọc Hà, công ty May Đức Giang.
- Lê Đức Bình (2003), Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Đây là cuốn sách góp phần truyền đạt đường lối, quan điểm của
Đảng về xây dựng Đảng trên cơ sở phân tích sâu sắc các cơ sở lý luận và thực tiễn.
Cuốn sách nêu những nhiệm vụ cụ thể cần xây dựng, chỉnh đốn của các tổ chức
đảng, trong đó có tổ chức cơ sở Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
- Trịnh Đức Hồng, Dương Xuân Ngọc (2002), Về đổi mới phương thức lãnh
đạo của tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, Nxb Chính trị quốc gia,

6


Hà Nội. Tác giả đã nêu lên những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và phương
thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước, qua khảo sát

thực tế một số doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trên địa bàn Hà Nội.
- Tiểu ban tổng kết công tác xây dựng Đảng (1996), Báo cáo tổng kết công
tác xây dựng Đảng thời kỳ 1975 -1995, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Báo cáo đã
tổng kết công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, xây dựng đội ngũ
cán bộ; phương thức lãnh đạo của Đảng, rút ra các bài học kinh nghiệm và nêu ra
phương hướng chung về xây dựng đảng. Trong báo cáo, đã có những đánh giá mặt
tiến bộ và hạn chế của tổ chức cơ sở Đảng, những ưu, khuyết điểm trong công tác
xây dựng tổ chức cơ sở Đảng và rút ra những kinh nghiệm củng cố tổ chức cơ sở
Đảng từng thời gian từ năm 1975 đến năm 1995.
Luận án :
- Hà Duy Dĩnh (2009), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các đơn vị sản xuất
kinh doanh thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sỹ,
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã góp phần làm
rõ đặc điểm của tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia
Việt Nam hiện nay. Đồng thời nêu ra quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng tổ
chức cơ sở Đảng ở các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam hiện nay, và đề xuất một số giải pháp có tính đặc thù, khả thi góp
phần nâng cao chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng ở các đơn vị sản xuất kinh
doanh thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đến năm 2020
- Nguyễn Minh Tuấn (2003), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng trong doanh nghiệp Nhà nước ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh thời kỳ đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Học
viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã làm sáng tỏ vị trí, vai trò, chức
năng, nhiệm vụ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong
doanh nghiệp Nhà nước nói chung và ở Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh nói
riêng; góp phần nâng cao nhận thức và ý thức xây dựng Đảng của các tổ chức đảng
trong doang nghiệp Nhà nước thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

7



Bài báo:
- Hà Duy Dĩnh (2007), Cần thống nhất mô hình tổ chức Đảng, đoàn thể
trong Tập đoàn Dầu khí, Tạp chí Xây dựng Đảng (số 12). Tác giả đã nêu ra sự cần
thiết thành lập tổ chức đảng theo mô hình Đảng bộ toàn Tập đoàn Dầu Khí Quốc
giaViệt Nam, và thành lập Công đoàn nghành Dầu khí.
- Võ Đức Huy (2009), Tăng cường lãnh đạo của tổ chức đảng trong tập
đoàn, tổng công ty Nhà nước, Tạp chí Xây dựng Đảng ( số 12). Tác giả đã nêu ra vị
trí, vai trò của các mô hình tổ chức Đảng trong Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước.
Các công trình, bài viết nêu trên đã đề cập đến nhiều nội dung rất phong phú
của vấn đề xây dựng và củng cố, nâng cao chất lượng công tác xây dựng đảng.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu công tác xây dựng đảng ở Đảng bộ
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hiện nay. Bởi vậy, việc nghiên cứu về công
tác xây dựng đảng của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là rất cần
thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ sự lãnh đạo công tác xây dựng đảng từ năm 1991 đến năm 2010
của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Trọng tâm là từ năm 2007 đến
năm 2010.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vai trò, đặc điểm, nhiệm vụ của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Việt Nam.
- Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam trong công tác xây dựng đảng.
- Phân tích thực trạng và bài học kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng
của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


8


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác xây dựng đảng của Đảng bộ
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam .
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu chủ trương và sự lãnh đạo của Đảng bộ Tập đoàn
Dầu khí Quốc gia Việt Nam đối với công tác xây dựng đảng.
- Về thời gian: nghiên cứu từ năm 1991 đến năm 2010 mà trọng tâm là từ
năm 2007 đến năm 2010.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận:
- Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về
công tác xây dựng đảng.
Cơ sở thực tiễn: Hoạt động xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng công tác
xây dựng đảng của Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Nguồn tư liệu
-

Hồ Chí Minh toàn tập; các văn kiện, nghị quyết của Đảng, Nhà nước.

-

Tài liệu khai thác tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam .

-

Các văn bản, nghị quyết của Đảng ủy khối các doanh nghiệp Nhà nước.


-

Các bài viết, sách báo, luận án, luận văn liên quan.

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng chủ yếu phương pháp lịch sử,
phương pháp logic và sự kết hợp hai phương pháp đó. Đồng thời, còn sử dụng các
phương pháp khác như: phương pháp đồng đại, lịch đại, phân tích, so sánh...
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn về công tác xây dựng đảng của Đảng
bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam – Doanh nghiệp Nhà nước.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong xây
dựng Đảng bộ ở các doanh nghiệp Nhà nước, các tập đoàn kinh tế và các cấp uỷ
đảng trong ngành Dầu khí.

9


Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng
dạy, học tập lịch sử Đảng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 03 chương, 08 tiết.
Từ năm 1991 đến năm 2010, từ mô hình doanh nghiệp: Tổng công ty Dầu
mỏ và Khí đốt đến Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, tên gọi, chức năng đã có
nhiều thay đổi. Ở chương 1, luận văn đã xác định tiêu đề chung là: Công tác xây
dựng Đảng bộ ở Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2002. Chương 2 là: Từ Đảng bộ cơ quan Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đến Đảng
bộ toàn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – Bước tiến mới trong công tác xây dựng đảng
từ năm 2003 đến năm 2010.


10


CHƢƠNG 1
CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG Ở ĐẢNG BỘ TỔNG CÔNG TY DẦU MỎ
VÀ KHÍ ĐỐT VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2002
1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển dầu khí ở Việt Nam
Thực hiện mong ước của Bác Hồ và của cả dân tộc Việt Nam là ―xây dựng
được những khu công nghiệp dầu khí mạnh‖, ngay từ những năm đầu thập niên 60
của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm đến hoạt động tìm kiếm và
thăm dò dầu khí. Ngày 27/11/1961, Đoàn Thăm dò dầu lửa (Đoàn 36 dầu lửa) được
thành lập, đánh dấu mốc lịch sử mở đầu một thời kỳ hoạt động dầu khí có tổ chức ở
Việt Nam.
Ngay sau khi nước nhà thống nhất ngày 20/7/1975, Bộ Chính trị đã xác định
đường lối phát triển ngành dầu mỏ và khí đốt Việt Nam, trong đó đã vạch ra chính
sách hợp tác với nước ngoài (quy định những nguyên tắc cơ bản về lựa chọn đối
tượng hợp tác, hình thức hợp tác và địa bàn hợp tác). Ngày 9-8-1975, Bộ Chính trị
ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả
nước. Đây là văn bản đầu tiên về phát triển dầu khí, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn
chiến lược của Đảng.
Nghị quyết khẳng định: ―Dầu hỏa và khí đốt là nguồn năng lượng quan trọng
của tất cả các nước công nghiệp. Ngành công nghiệp lọc dầu và hóa dầu (phân bón,
chất dẻo, sợi tổng hợp, dược phẩm, v.v.) là một thành phần cơ bản và tiên tiến của
một cơ cấu công nghiệp hiện đại.Sau khi chiến thắng đế quốc Mỹ, cả nước ta bước
vào thời kỳ phát triển kinh tế toàn diện; chúng ta phải nhanh chóng tìm ra và khai
thác dầu, khí. Dầu hỏa trở thành một vấn đề kinh tế và chính trị có ý nghĩa chiến
lược cần được Nhà nước coi làm một trọng điểm ưu tiên trong kế hoạch kinh tế tài
chính và khoa học kỹ thuật...Với kết quả thăm dò tới nay ở cả hai miền, tuy chưa
đánh giá được trữ lượng công nghiệp, nhưng đã có thể khẳng định triển vọng dầu

mỏ và khí đốt ở nước ta. Cần xác định ngay một chính sách dầu, khí để biến triển
vọng này thành hiện thực. Chính sách này phải rất tích cực, đáp ứng được yêu cầu

11


phát triển trước mắt và lâu dài của nước ta, đồng thời phù hợp với vị trí, trình độ
kinh tế, khả năng kỹ thuật, quản lý và triển vọng tài nguyên của nước ta ‖ [56
tr.170].
Ngày 20-8-1975, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã phê chuẩn Quyết nghị số
33-QN/QH/K5 thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Ngày 3-9-1975, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định số 170/CP về việc
thành lập Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, với mục tiêu: ―nhanh chóng tìm
ra và khai thác nhiều dầu khí... nhanh chóng hình thành một nền công nghiệp dầu
khí hoàn chỉnh, bao gồm cả thăm dò, khai thác, vận chuyển, lọc dầu, hóa dầu, cơ
khí phục vụ ngành Dầu khí...‖ [56, tr.173].
Ngày 29-12-1987 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã tạo điều kiện cho hoạt động dầu
khí có một môi trường mới. Hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam (ở
Đồng bằng sông Hồng hay ở thềm lục địa), hợp tác với Liên Xô đều trên cơ sở các
hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
Ngày 7-7-1988 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TW về
Phương hướng phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000.
Nghị quyết khẳng định:“Đất nước ta có nguồn tiềm năng dầu khí đáng kể ở
thềm lục địa. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta phải tập trung những cố gắng đến
mức cao nhất để biến tiềm năng đó thành hiện thực, từng bước đưa dầu khí trở
thành một ngành kinh tế kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
những thập kỷ tới”.[56, tr. 206]
Nghị quyết 15 NQ/TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị đã chỉ rõ:‖…Thu hút
được những khoản đầu tư đáng kể từ nước ngoài vào, đẩy mạnh công tác thăm dò

khai thác dầu khí đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân, hình thành vào năm
2000 ngành công nghiệp Dầu khí ở nước ta bao gồm thăm dò, khai thác, chế biến,
dịch vụ xuất nhập khẩu…” [56, tr.206]
Về đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí Nghị quyết 15 NQ/TW
ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị đã ghi rõ: ―…đến năm 1995, đẩy mạnh công tác tìm

12


kiếm thăm dò trên toàn bộ thềm lục địa Việt nam.…” [56, tr. 206]. Thực hiện tinh
thần này, Tổng công ty Dầu khí đã:
- Triển khai công tác thăm dò dầu khí trên toàn thềm lục địa Việt nam, trong
đó các khảo sát địa vật lý và khoan thăm dò, khai thác đã được tiến hành trên tất cả
các bể trầm tích Đệ tam được đánh giá có triển vọng dầu khí như các bể Sông
Hồng, Phú khánh, Nam Côn Sơn, Cửu long, Malay-Thổ chu và vùng Tư chínhVũng mây với một khối lượng lớn: trên 260.000 km địa chấn 2D, trên 15.000 km
km2 địa chấm 3D, trên 550 giếng khoan thăm dò và khai thác với tổng số 1.200.000
m khoan, chi phí và vốn đầu tư gần 7 tỷ USD.
- Đã xác định trữ lượng và tiềm năng dầu khí của Việt Nam, ngoài biển và
trên đất liền cho con số dự báo khoảng 4 tỷ m3 dầu quy đổi, trong đó khoảng 1.100
triệu m3 dầu và 2.500 tỷ m3 khí.
- Đã phát hiện trên phần lớn thềm lục địa có chiều sâu đến 200m nước hơn
50 cấu tạo có biểu hiện dầu khí, trữ lượng xác minh khoảng 1.200 triệu m3 dầu quy
đổi, trong đó 550 triệu m3 dầu và 650 tỷ m3 khí.
- Phần lớn trữ lượng tiềm năng còn lại tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu, xa
bờ và các vùng chồng lấn.
- Tạo công ăn việc làm, xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ KHKT, cán
bộ quản lý và công nhân dầu khí Việt Nam.
Nghị quyết 15 NQ/TW ngày 7/7/1988 của Bộ Chính trị đã ghi rõ: “…Xây
dựng và đào tạo một đội ngũ công nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý
đủ sức từng bước làm chủ ngành công nghiệp Dầu khí, tiến lên tự lực phát triển

ngành vào thế kỷ sau…”[56, tr. 206]
Như vậy, với sự ra đời Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 7/7/1988 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quy định cụ thể phương
hướng phát triển ngành dầu khí. Đây là kim chỉ nam cho chính sách và cơ chế quản
lý nguồn tài nguyên dầu khí của đất nước, trong đó Chính phủ sẽ quản lý và chỉ đạo
trực tiếp Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, xây dựng cơ chế hoạt động và đầu tư
phát triển ngành Dầu khí Việt Nam nói chung và Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam nói

13


riêng trở thành một trong những ngành quan trọng đối với nền công nghiệp của Việt
Nam. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là đơn vị duy nhất thực hiện toàn bộ các hoạt
động tìm kiếm, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí với mục tiêu cơ bản là gắn
phát triển Ngành dầu khí với đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc gia và bảo
vệ chủ quyền quốc gia trên biển; ưu tiên, ưu đãi cho các hoạt động dầu khí tại các
vùng biển nước sâu, xa bờ, vùng chồng lấn.
Nghị quyết số 15-NQ/TW (ngày 7-7-1988) của Bộ Chính trị đã thổi luồng
gió đổi mới vào hoạt động dầu khí Việt Nam. Nhiều công ty dầu khí phương Tây
bắt đầu trở lại Việt Nam. Đồng thời với hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí,
những cơ sở dịch vụ dầu khí đầu tiên được xây dựng... Nền móng của ngành công
nghiệp Dầu khí Việt Nam được hình thành.
Trước bối cảnh nền kinh tế trì trệ, lạm phát cao và kéo dài, đời sống nhân
dân sút kém, trong khi tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, mà đỉnh điểm
là hệ thống các nước XHCN sụp đổ. Tháng 6-1991, Nghị quyết Đại hội lần thứ VII
của Đảng đã thông qua ―Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội‖ , và ―Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm
2000‖. Bản Cương lĩnh và Chiến lược trên đã cụ thể hóa một bước đường lối đổi
mới đã được đề ra từ Đại hội VI, đồng thời khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội và tiếp tục đổi mới của Việt Nam. ―Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội đến năm 2000‖ do Đại hội VII thông qua đã đề ra chủ trương ―Xúc tiến

mạnh việc hợp tác và liên doanh với nước ngoài thăm dò, khai thác và chế biến dầu
khí. Xây dựng công nghiệp lọc, hóa dầu theo công nghệ hiện đại kéo theo sự phát
triển một số ngành khác đi từ nguyên liệu dầu và khí‖ [32, tr 168]. Thăm dò, khai
thác, chế biến dầu khí và một số loại khoáng sản được coi là một trong bốn lĩnh vực
kinh tế có điều kiện và cần phải tăng trưởng mạnh trong thập kỷ 1990 để thúc đẩy
và hỗ trợ các ngành khác.
Để bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm
phát triển kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài, Luật Dầu khí được
Quốc hội thông qua năm 1993 đã thể hiện rõ việc Nhà nước luôn kịp thời thể chế

14


hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng luật pháp. Luật Dầu khí được ban hành
đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cả Petrovietnam cũng như các đối tác trong việc
tiến hành các hoạt động dầu khí trong đất liền cũng như trên biển, trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, được các công ty nước ngoài hoan
nghênh. Tuy vậy, sau một thời gian thực hiện Luật, qua xem xét, nghiên cứu thực
tiễn hoạt động tìm kiếm, thăm dò dầu khí của Petrovietnam và các công ty dầu khí
nước ngoài, Chính phủ đã đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Dầu khí để thích hợp với
các hoạt động tìm kiếm thăm dò tại các vùng nước sâu, xa bờ, có nhiều khó khăn.
Để kịp thời đáp ứng yêu cầu của tình hình thực tế, trong khi chờ Quốc hội sửa đổi
Luật, ngày 7-11-1998 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 216/QĐ-TTg về
khuyến khích đầu tư đối với các hoạt động dầu khí tại các vùng nước sâu, xa bờ và
khu vực có điều kiện địa lý, địa chất, kinh tế, kỹ thuật đặc biệt khó khăn.
Năm 2000, Quốc hội đã thông qua Luật Dầu khí sửa đổi và đã được các nhà
thầu nước ngoài hết sức hoan nghênh. Đây là một sự việc minh chứng cho sự cầu
thị và phản ứng kịp thời của Nhà nước Việt Nam trong hoạt động kinh tế đối ngoại
trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi.
Đối với đất nước nói chung và đối với ngành Dầu khí nói riêng, chủ trương,

đường lối của Đảng có tầm quan trọng hết sức lớn lao. Đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước đã ban hành kịp thời, phù hợp với hoàn cảnh cụ
thể đã tạo cơ sở pháp lý cho TCTDK trong quá trình thăm dò khai thác Dầu khí và
sản xuất kinh doanh. Đồng thời mở rộng hợp tác, thu hút các nhà đầu tư với nước
ngoài. Đáp lại sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, ngành công nghiệp Dầu khí Việt
Nam đã vươn lên trở thành nghành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp lớn vào nguồn
ngân sách cho đất nước.
1.2. Đảng bộ Tổng công ty Dầu khí Việt Nam với công tác xây dựng Đảng từ
năm 1991 đến năm 2002.
1.2.1.Tổ chức ngành
1.2.1.1 Mô hình Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng từ năm
1990 đến năm 1992.

15


Sau khi Miền Nam được giải phóng, ngày 3/9/1975 Chính phủ đã quyết định
thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam trên cơ sở Liên đoàn Địa chất 36 của Tổng
cục Địa chất và một số đơn vị của Tổng cục hóa chất. Tháng 4/1990 Tổng cục Dầu
khí trực thuộc Bộ công nghiệp nặng. Tháng 7/1990 Tổng công ty Dầu khí được
thành lập trên cơ sở các đơn vị cũ của Tổng cục Dầu khí. Sự ra đời của Tổng công
ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trên cơ sở Quyết định của Hội đồng Nhà nước
nhằm thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TW, ngày 28-8-1987 của Hội nghị lần thứ ba
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) về chuyển hoạt động của các đơn vị
kinh tế cơ sở quốc doanh sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đổi mới quản
lý nhà nước về kinh tế. Có thể nói, đây là một sự kiện có tính bước ngoặt của ngành
Dầu khí Việt Nam. Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam không phải đảm
đương vai trò quản lý nhà nước mà các công việc tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch
vụ dầu khí được tiến hành như những hoạt động sản xuất - kinh doanh trong khuôn
khổ của một tổ chức kinh tế, hạch toán kinh doanh đầy đủ. Từ thời điểm này cơ chế

hoạt động của Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam có những biến chuyển
mạnh theo hướng tiến tới mô hình doanh nghiệp nhà nước, phi hành chính hóa. Đó
là xu thế chung của sự chuyển đổi mô hình hoạt động sản xuất - kinh doanh trong
cả nước sau khi đường lối đổi mới của Đại hội lần thứ VI của Đảng bắt đầu được
triển khai và lan tỏa trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội. Với việc thành lập Tổng
cục Dầu mỏ và Khí đốt đánh dấu ngành Dầu khí Việt Nam đã bước sang một trang
sử mới, chấm dứt thời kỳ hoạt động của các tổ chức riêng rẽ thuộc Tổng cục Địa
chất, Tổng cục Hóa chất… Tổng cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam là tổ chức nhà
nước đầu tiên quản lý một ngành kinh tế kỹ thuật thống nhất trong cả nước ( trừ
phần hoá dầu do Tổng cục Hóa chất phụ trách ). Việc thành lập Tổng cục Dầu mỏ
và Khí đốt là một trong những sự kiện lớn của đất nước về các mặt lịch sử, chính trị
và kinh tế. Bắt đầu từ đây, ngành Dầu khí Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển
phi mã với việc chuyển hướng trọng tâm thăm dò khai thác vào phần thềm lục địa
phía Nam. Hàng loạt dự án thăm dò được triển khai đi kèm với nó là hàng loạt
công trình phục vụ khai thác dầu khí được xây dựng trên quy mô hiện đại. Dấu mốc

16


quan trọng nhất trong giai đoạn này là Hiệp định Hợp tác trong thăm dò khai thác
dầu khí giữa Việt Nam và Liên Xô được ký kết.
1.2.1.2 Mô hình Tổng công ty Nhà nước trực thuộc Chính phủ từ từ năm 1992 đến
năm 1995
Tháng 5 năm 1992 Tổng công ty Dầu khí được tách khỏi Bộ Công nghiệp
nặng và trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng và có tên giao dịch quốc tế là
PetroVietnam. Đây là thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý từ một Tổng cục như một
cơ quan quản lý nhà nước chuyển thành một Tổng công ty hoạt động mang tính
chất sản xuất kinh doanh như một doanh nghiệp Nhà nước. Song thực tế ở giai đoạn
này Tổng công ty Dầu khí vẫn là một cơ quan mang nặng về quản lý nhà nước chứ
không phải một Tổng công ty hoạt động mang tính chất sản xuất kinh doanh như

một doanh nghiệp.
Bên cạnh các chỉ đạo về củng cố và kiện toàn về tổ chức, để tạo điều kiện
cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nhanh chóng trở thành một doanh nghiệp nhà
nước mạnh, ngày 4-2-1993 Chính phủ ban hành Nghị định số 09/NĐ-CP quy định
về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam: Là
tổ chức duy nhất được quyền tiến hành các hoạt động dầu khí trên toàn lãnh thổ,
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và hải đảo thuộc chủ quyền Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mọi hoạt động dầu khí của các tổ chức kinh tế, cá
nhân khác chỉ được tiến hành trên cơ sở ký kết hợp đồng với Tổng công ty Dầu khí.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có chức năng nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò, khai
thác, chế biến, tàng trữ, vận chuyển, dịch vụ dầu khí, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị
dầu khí và các sản phẩm dầu khí.
Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được Hội đồng Bộ trưởng xác
định là đơn vị kinh tế chủ lực, cần được xây dựng để trở thành mũi nhọn của nền
kinh tế. Mô hình liên hiệp xí nghiệp quốc doanh, đang được áp dụng cho Tổng công
ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đã tỏ ra không còn phù hợp, cần được tổ chức lại
theo mô hình của tổng công ty mạnh.

17


Trong quá trình từng bước hình thành các doanh nghiệp Nhà nước mạnh, trở
thành động lực phát triển nền kinh tế đất nước, theo kinh nghiệm của các nước
trong khu vực, Chính phủ đã có chủ trương thí điểm thành lập các tập đoàn kinh tế
trong số các doanh nghiệp mạnh của Việt Nam. Ngày 7-3-1994 Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành Quyết định số 91/TTg về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh
doanh.
1.2.1.3. Mô hình Tổng công ty 90 từ năm 1995 đến năm 2006
Với vị trí, vai trò và sự phát triển của ngành dầu khí ngày càng lớn mạnh,
ngày 29-5-1995 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 37/CP tách Tổng

công ty Dầu khí không trực thuộc Thủ tướng chính phủ nữa để trở thành một doanh
nghiệp đặc biệt không làm chức năng quản lý nhà nước về dầu khí, trở thành một
Tổng công ty mạnh. Nghị định 38/CP ngày 30-5-1995 của Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành chức năng, điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty. Trong đó quyết
định Tổng công ty Dầu khí là Tổng công ty nhà nước, là doanh nghiệp hoạch toán
độc lập , có tư cách pháp nhân, có vốn và tài sản riêng, có bảng cân đối tài sản
riêng, hoạt động theo luật pháp Việt Nam.
Điểm nổi bật của giai đoạn này là hoạt động của Tổng công ty đã hoàn toàn
chuyển sang cơ chế tự chủ tài chính, được nhà nước giao vốn và chịu trách nhiệm
bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao. Đây là giai đoạn các dự án lớn đòi hỏi
số vốn đầu tư rất lớn bắt đầu được triển khai ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất
từ khâu đầu – tìm kiếm thăm dò, đến khâu giữa – khai thác và khâu sau – chế biến.
Về sản phẩm sản xuất, hiện nay sản phẩm chủ yếu của Tổng công ty bao
gồm : dầu thô; khí đốt; các sản phẩm lỏng LPG, condensate; xăng; dầu nhớt và
phân đạm…vv.
Về quy mô, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là tổng công ty 90, được tổ
chức theo mô hình liên kết hỗn hợp, (giữa các doanh nghiệp thành viên tồn tại cả
hai hình thức liên kết là liên kết theo chiều ngang và liên kết theo chiều dọc). Cơ
cấu tổ chức bộ máy quản lý gồm có : Hội đồng quản tri, Ban kiểm soát, Ban Tổng
giám đốc và các Ban chức năng.

18


Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp
nhà nước hoạch toán độc lập; đơn vị hoạch toán phụ thuộc; đơn vị sự nghiệp và các
Ban quản lý dự án.Tất cả các đơn vị thành viên đều có điều lệ, quy chế, tổ chức
hoạt động riêng do Hội đồng quản trị Tổng công ty phê chuẩn. Đơn vị hoạch toán
độc lập có quyền tự chủ kinh doanh và tự chủ tài chính, chịu sự ràng buộc về quyền
lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công ty. Đơn vị hoạch toán phụ thuộc có tư cách pháp

nhân theo phân cấp, chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng công
ty; được ký kết các hợp đồng kinh tế, được chủ động thực hiện các hoạt động kinh
doanh, tài chính, tổ chức và nhân sự theo sự phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng công
ty. Đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ lấy thu bù chi. Các Ban quản lý dự án sẽ
chấm dứt khi dự án chính thức đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, sau hơn mười năm hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90, các
tổng công ty nói chung và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã bộc lộ những nhược
điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam,
―Tổng Giám đốc được xác định là đại diện pháp nhân của Tổng công ty nhưng Hội
đồng Quản trị chưa được quy định là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại Tổng công ty
nên Hội đồng Quản trị chưa có thực quyền. Các đơn vị thành viên, kể cả đơn vị
thành viên hạch toán độc lập là doanh nghiệp nhà nước, cũng chưa hoàn toàn là các
thực thể kinh tế độc lập, vẫn lệ thuộc vào mệnh lệnh hành chính của cơ quan Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam, phần vốn Nhà nước mà Tổng công ty Dầu khí Việt Nam
được nhận và giao cho các đơn vị thành viên vẫn được khẳng định về danh nghĩa và
trên thực tế là sở hữu nhà nước, chưa phải vốn của Tổng công ty. Các thành viên
vẫn mạnh ai nấy làm, thậm chí cạnh tranh lẫn nhau trên thương trường.‖ [59, tr571]
Vì vậy, về pháp lý, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam không có công cụ để chi phối
các doanh nghiệp thành viên, đồng thời không phải hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước Nhà nước về kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và đối phó
với thách thức của cạnh tranh quốc tế, hình thành tập đoàn kinh tế là biện pháp hữu
hiệu để nhanh chóng khắc phục những tồn tại của tổng công ty về cơ chế tài chính,

19


về cơ cấu tổ chức để nâng cao tính chủ động, nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản
xuất kinh doanh đáp ứng kịp thời với những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường
Như vậy, ngành công nghiệp Dầu khí của Nhà nước Việt Nam với tên gọi

ban đầu Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam (1990-1995), Tổng công ty
Dầu khí Việt Nam (1995-2006). Trong giai đoạn đó, đất nước đã đi qua một đoạn
đường đầy chông gai và thử thách, nhưng cũng rất đáng tự hào, tạo nên một hình
ảnh hết sức ấn tượng đối với thế giới về tốc độ phát triển kinh tế và sự ổn định
chính trị - xã hội.
1.2.2. Tổ chức Đảng bộ
* Đảng bộ cơ quan Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam trực thuộc
Đảng bộ cơ quan Bộ Công nghiệp nặng từ năm 1990 đến năm 1992
Tháng 7-1990, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được thành lập.
Triển khai Nghị quyết của Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương về việc thành
lập Đảng bộ cơ quan Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam. Ngày 12-9-1990,
Đảng ủy cơ quan Bộ Công nghiệp nặng đã ra Nghị quyết số 69-QĐ/ĐU về việc chỉ
định Ban Chấp hành lâm thời Đảng bộ cơ sở cơ quan Tổng công ty Dầu mỏ và Khí
đốt Việt Nam. Cũng trong thời gian này, để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phát triển
ngành Dầu khí, các tổ chức đảng cơ sở tại các đơn vị dầu khí mới được thành lập ra
đời, như Chi bộ Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí, Chi bộ Công ty
Dầu mỡ nhờn VIDAMO, Đảng bộ Công ty Lọc hóa dầu... Đội ngũ cán bộ, đảng
viên phát triển nhanh chóng, gắn liền với sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ công
nhân viên đang thực hiện nhiệm vụ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch vụ,
chế biến dầu khí.
* Đảng bộ cơ sở cơ quan Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt trực thuộc
Đảng bộ Khối cơ quan Kinh tế Trung ương từ năm 1992 đến năm 1995.
Theo Quyết định số 125-HĐBT ngày 14-4-1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng, Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam được tách khỏi Bộ Công nghiệp
nặng và trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau là Thủ tướng Chính phủ). Ngày 5-61992, Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương quyết định chuyển Đảng bộ cơ

20


quan Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam từ Đảng bộ Bộ Công nghiệp nặng

về trực thuộc Đảng ủy Khối cơ quan Kinh tế Trung ương.
Đại hội Đảng bộ Tổng công ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam nhiệm kỳ I
(1993-1995) diễn ra từ ngày 25-12-1992 đến ngày 26-12-1992. Đại hội đã bầu Ban
Chấp hành Đảng bộ, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Trí Liễn là Bí thư Đảng bộ.
Theo quy định của Điều lệ Đảng, các tổ chức đảng của các đơn vị sản xuất
kinh doanh cũng như sự nghiệp của Tổng công ty đều trực thuộc các cấp ủy địa
phương nơi đơn vị có trụ sở chính, vì vậy việc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong
toàn Tổng công ty có những hạn chế và khó khăn nhất định. Đảng bộ cơ quan Tổng
công ty chỉ bao gồm tổ chức đảng ở các phòng, ban của Tổng công ty và ở các đơn
vị có trụ sở chính tại Hà Nội, các đơn vị khác rải rác trực thuộc các cấp ủy địa
phương. Cụ thể, Đảng bộ Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro (tổ chức đảng lớn
nhất trong hệ thống Petrovietnam) và các tổ chức đảng cơ sở ở các đơn vị có trụ sở
ở Bà Rịa - Vũng Tàu trực thuộc Tỉnh ủy và Đảng bộ cấp huyện. Các tổ chức đảng
cơ sở này quan hệ với nhau như những thành viên độc lập trong đảng bộ tỉnh. Các
đơn vị ở Thành phố Hồ Chí Minh thì tùy nơi đặt trụ sở mà trực thuộc Đảng ủy các
quận. Từ cuối năm 1991, ―Đảng bộ Công ty GPTS chuyển từ Quận ủy Lê Chân
(Hải Phòng) về trực thuộc Thành ủy Hà Nội. Sau khi Công ty GPTS và Công ty
PSC sáp nhập thành Công ty PTSC, Đảng bộ PTSC (năm 1993) vẫn tiếp tục sinh
hoạt tại Đảng bộ Hà Nội. Các tổ chức đảng của các đơn vị khác đóng ở Hà Nội như:
Viện Dầu khí, Công ty DMC, Công ty PVSC, Bảo hiểm Y tế/Bảo hiểm Dầu khí,
sinh hoạt trong Đảng bộ cơ quan Tổng công ty Dầu khí Việt Nam‖ [58, tr. 135].
Các đảng bộ, chi bộ dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ địa phương đã phối hợp với các
cơ quan, ban, ngành triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng nhanh chóng, kịp
thời, phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và một số chính sách xã
hội như giải quyết việc làm cho lao động địa phương, góp phần ổn định đời sống
nhân dân, tham gia xoá đói, giảm nghèo, làm công tác từ thiện, nhân đạo có hiệu
quả.

21



Tuy nhiên, ngành Dầu khí là ngành kinh t ế - k ỹ thuật đặc thù, mang tính
chuyên ngành độc lập cao. Lĩnh vực chính của ngành có nhiều nội dung liên quan
đến an ninh quốc gia, ít liên quan với nhiệm vụ chính trị của đảng bộ địa phương.
Do đó , một số tổ chức đảng trực thuộc cấp ủy địa phương đã gặp khó khăn trở ngại
trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và công tác tổ chức, cán bộ. Bởi các
tổ chức cơ sở đảng hoạt động phân tán, trực thuộc nhiều cấp ủy địa phương và cả
một số nước trong khu vực và trên thế giới. Không có một tổ chức đảng thống nhất
toàn ngành với đầy đủ quyền hạn, nhiệm vụ tổ chức nhân sự, phương thức hoạt
động. Tình hình đó rõ ràng không thuận lợi cho việc bảo đảm sự lãnh đạo của các
tổ chức đảng cũng như phối hợp công tác giữa thủ trưởng và cấp ủy ở các đơn vị.
Mặc dù lãnh đạo Tổng công ty đã hết sức quan tâm đến mối quan hệ và sự hợp tác
với lãnh đạo các địa phương có hoạt động dầu khí, sự phối hợp trong chỉ đạo các
đơn vị đóng tại các địa phương không tránh khỏi kém hiệu quả và đôi khi mang tính
hình thức.
Để khắc phục một bước những hạn chế, do điều kiện tổ chức đảng trong các
tổng công ty chưa tổ chức thống nhất một đầu mối, Ban Bí thư Trung ương Đảng
(khoá VII) đã có Quyết định số 71-QĐ/TW ngày 10-7-1993 thành lập Ban cán sự
đảng ở một số tổng công ty, trong đó có Tổng công ty Dầu khí. Ngày 30-12-1993,
Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định chỉ định nhân sự Ban Cán sự Đảng Tổng
công ty, Tổng Giám đốc Hồ Sĩ Thoảng là Bí thư Đảng bộ.
Việc thành lập Ban Cán sự Đảng trực thuộc Ban Bí thư là một sự kiện quan
trọng đối với Tổng công ty, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà nước đối
với ngành Dầu khí.
Ban Bí thư lập Ban Cán sự Đảng ở Tổng công ty Dầu khí nhằm bảo đảm sự
lãnh đạo của Đảng trong hoạt động dầu khí được thống nhất. Ban Cán sự Đảng đảm
nhiệm công tác tổ chức và cán bộ của toàn Tổng công ty (công tác đảng vụ thuộc
trách nhiệm của các cấp ủy cấp trên trực tiếp của các tổ chức đảng tại các đơn vị).
Nhiệm vụ quan trọng nhất của Ban Cán sự Đảng Tổng công ty là bảo đảm để các
chủ trương, đường lối của Đảng về hoạt động dầu khí được quán triệt và thực hiện


22


nhất quán, thông suốt trong cả nước. Ngay sau khi thành lập, Ban Cán sự Đảng
Tổng công ty đã xây dựng quy chế làm việc trình Ban Bí thư, đồng thời phối hợp
với lãnh đạo Tổng công ty và lãnh đạo công đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành Quy
chế về quan hệ công tác. Ban Cán sự Đảng Tổng công ty luôn kịp thời báo cáo tình
hình, kết quả hoạt động với Ban Bí thư và Ban Cán sự Đảng Chính phủ (mặc dù về
danh nghĩa Ban Cán sự Đảng Chính phủ không phải là cấp trên trực tiếp) để nhận
sự chỉ đạo đối với những dự án và công tác quan trọng.
Ban Cán sự Đảng Tổng công ty đã coi trọng sự phối hợp và hỗ trợ từ phía
các cấp ủy địa phương, như tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hà
Nội... Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tổ chức đảng của các đơn vị dầu khí trực thuộc
các quận ủy, không thuận tiện cho việc phối hợp chỉ đạo giữa Ban Cán sự Đảng
Tổng công ty và cấp ủy các địa phương đó; do đó Ban Cán sự Đảng Tổng công ty
đã chủ động đề xuất với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh thành lập Đảng bộ Khối
dầu khí trực thuộc Thành ủy bao gồm các tổ chức đảng của các đơn vị dầu khí đóng
trên địa bàn Thành phố. Việc thống nhất này đã tạo thuận lợi cho sự chỉ đạo của
Ban Cán sự Đảng Tổng công ty đối với các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố, đặc
biệt là về công tác tư tưởng và công tác tổ chức, cán bộ. Đảng bộ Khối dầu khí tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện rất tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, phối
hợp hiệu quả với lãnh đạo các đơn vị trong chỉ đạo việc chấp hành chỉ thị, nghị
quyết của Ban Cán sự Đảng Tổng công ty và lãnh đạo Tổng công ty về nhiều mặt
hoạt động dầu khí.
Trong mối quan hệ giữa Ban cán sự Đảng, HĐQT và Tổng giám đốc, ―Ban
Cán sự Đảng Tổng công ty đã rất quan tâm đến việc phối hợp hoạt động giữa Ban
Cán sự Đảng Tổng công ty, Hội đồng Quản trị (giai đoạn đầu là Hội đồng Quản lý)
và Ban Tổng Giám đốc, đặc biệt là trong việc ban hành các nghị quyết về những dự
án và công tác quan trọng, trong đó hình thức hội nghị liên tịch là cách làm việc có

hiệu quả thiết thực‖ [58, tr.137]. Từ khi Ban Cán sự Đảng Tổng công ty được thành
lập, hoạt động của công đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi như:

23


Sự quan tâm của Ban Cán sự Đảng Tổng công ty đến công tác công đoàn và
tâm tư nguyện vọng của người lao động, yếu tố quan trọng không thể không nhắc
đến là sự phối hợp và hợp tác hết sức chặt chẽ giữa Ban Cán sự Đảng Tổng công ty
và lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ngoài ra ban cán sự Đảng Tổng
công ty còn có chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo phát triển, sắp xếp tổ chức bộ máy của
ngành và các đơn vị thành viên; điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ các cấp
trong phạm vi quyền hạn quản lý ngành dọc của Tổng công ty (TCT). Nhưng Ban
cán sự đảng Tổng công ty Dầu khí không phải là một cấp uỷ đảng nên vẫn có
những hạn chế trong hoạt động như:
Việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng đảng, công tác đoàn thể
và các mặt công tác khác chủ yếu do cấp uỷ đảng địa phương. Sự phối hợp giữa ban
cán sự đảng với cấp uỷ địa phương nhiều khi bị động, lúng túng, phải xin ý kiến chỉ
đạo của các ban đảng ở Trung ương. Hệ thống tổ chức đảng còn cồng kềnh, chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ với nhiều loại hình, chịu sự chi phối của nhiều cấp,
nhiều phía (ban cán sự đảng ngành, cấp uỷ địa phương, các đảng uỷ khối ở Trung
ương...) nên chưa phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức đảng.
Như vậy, hoạt động thực tiễn cho thấy mô hình ban cán sự đảng cũng chưa
thật phù hợp, vẫn không hoàn toàn chủ động trong triển khai nhiệm vụ với các đảng
bộ, chi bộ của các đơn vị thành viên trong nghành đang trực thuộc cấp ủy địa
phương. Mặt khác, theo quy định chức năng, nhiệm vụ Ban Cán sự đảng không có
nhiệm vụ lãnh đạo đoàn thể quần chúng. Đây là một trong những hạn chế lớn của
mô hình Ban cán sự đảng các TCT nói chung và của TCTDKVN nói riêng.
* Đảng bộ cấp trên cơ sở cơ quan Tổng công ty Dầu khí trực thuộc Đảng
bộ Khối cơ quan Kinh tế Trung ương từ năm 1995 đến năm 2002.

Ngày 29-5-1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 330/TTg
thành lập Tổng công ty Dầu khí Việt Nam trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Tổng công
ty Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam.
Để phù hợp với vị thế và hoạt động của cơ quan Tổng công ty Dầu khí, ngày
22-11-1995, Đảng ủy Khối cơ quan kinh tế Trung ương đã ra Nghị quyết số 96-

24


×