Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của đảng ở tỉnh vĩnh phúc tu nam 1955 den nam 1957

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.71 KB, 96 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH
RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1957

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------

NGUYỄN THỊ HIỀN

THỰC HIỆN CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH
RUỘNG ĐẤT CỦA ĐẢNG Ở TỈNH VĨNH PHÚC
TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1957

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS LÊ THỊ QUỲNH NGA

Hà Nội – 2015




Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự
hướng dẫn của TS. Lê Thị Quỳnh Nga. Các số liệu, kết quả sử dụng trong
luận văn là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Các kết luận của luận văn chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 25/12/2014

Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................. 2
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 4
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 4
6. Bố cục của luận văn ............................................................................. 5
Chương 1: VĨNH PHÚC TRƯỚC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỦ
TRƯƠNG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT ........................................................ 6
1.1. Vĩnh Phúc trước cải cách ruộng đất ................................................ 6
1.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất trước năm 1945 ................................ 6
1.1.2. Cải cách từng phần và thành quả ở Vĩnh Phúc trước năm 1953 14
1.2. Quyết định phóng tay triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất
................................................................................................................ 24
1.2.1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương IV (01 - 1953) và Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương V (11 - 1953)............................................ 24

1.2.2. Phát động chiến dịch “Điện Biên Phủ”, chống phong kiến ........ 26
Tiểu kết ........................................................................................................ 29
Chương 2: CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở TỈNH VĨNH PHÚC (1955 - 1956)......31
2.1. Thực hiện triệt để giảm tô, giảm tức và cải cách ruộng đất ......... 31
2.1.1. Các đợt triệt để giảm tô, giảm tức ................................................. 31
Bảng 2.1. Thống kê tình hình chia quả thực trong giảm tô đợt 6.......... 35
2.1.2. Tiến hành cải cách ruộng đất đợt 3 và đợt 4 ................................ 38
Bảng 2.2. Thống kê tình hình dân số, bình quân ruộng đất chiếm hữu
và sử dụng của các giai cấp trước và sau cải cách ruộng đất ở xã ........ 43
Nguyệt Đức - Yên Lạc ............................................................................ 43
2.2. Kiểm tra lại cải cách ruộng đất...................................................... 44


Tiểu kết ........................................................................................................ 47
Chương 3: SAI LẦM VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN SỬA SAI (1956 - 1957)...... 48
3.1. Một số sai lầm ................................................................................. 48
3.1.1. Sai lầm trong việc phân định thành phần giai cấp, tư tưởng thành
phần chủ nghĩa ...................................................................................... 48
3.1.2. Sai lầm trong chỉnh đốn tổ chức .................................................. 51
3.1.3. Sai về phương pháp thực hiện, nặng đấu tố, nhẹ giáo dục .......... 54
3.2. Quá trình sửa chữa sai lầm ............................................................ 56
3.2.1. Chủ trương sửa sai của Trung ương Đảng .................................. 56
3.2.2. Công tác sửa sai ở Vĩnh Phúc ...................................................... 63
Tiểu kết ........................................................................................................ 73
KẾT LUẬN ................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 76
PHỤ LỤC.................................................................................................... 86


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê tình hình chia quả thực trong giảm tô đợt 6............... 35
Bảng 2.2. Thống kê tình hình dân số, bình quân ruộng đất chiếm hữu và sử
dụng của các giai cấp trước và sau cải cách ruộng đất ở xã ...................... 43
Nguyệt Đức - Yên Lạc ................................................................................. 43
Bảng 2.3. Thống kê địa chủ, phú nông sai và đúng trong cải cách ruộng đất
..................................................................................................................... 67
Bảng 2.4. Tình hình kiện toàn tổ chức trong sửa sai ................................. 70


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cải cách ruộng đất là cuộc cách mạng to lớn nhằm xóa bỏ chế độ chiếm
hữu phong kiến về ruộng đất, thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân,
giành quyền làm chủ thực sự cho nhân dân lao động ở nông thôn về mọi mặt.
Cuộc cách mạng này có tầm quan trọng về lý luận và thực tiễn lớn lao với
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam.
Thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng, Vĩnh Phúc đã tiến hành
một cuộc cách mạng trong nông nghiệp nhằm chia lại ruộng đất cho quần
chúng nhân dân. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Vĩnh Phúc đã đạt được một
số kết quả; song quá trình thực hiện cũng mắc phải nhiều sai lầm nghiêm
trọng. Việc đánh giá về công cuộc cải cách ruộng đất ở nước ta có nhiều ý
kiến khác nhau và được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu, nhưng vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về quá trình tỉnh Vĩnh
Phúc tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất ở địa phương. Việt Nam vốn là
một nước nông nghiệp, nông dân chiếm đa số trong xã hội. Ruộng đất là yêu
cầu sống còn đối với mỗi người nông dân. Nhưng thực tế hiện nay, ruộng đất
phần lớn bị bỏ hoang, tài nguyên đất đai đang có chiều hướng suy giảm làm
ảnh huởng đến sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Nghiên cứu về vấn đề
ruộng đất ở thế kỷ XX, đặc biệt là phương thức kinh doanh từ ruộng đất của
giai cấp địa chủ lúc bấy giờ không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn khách quan

hơn về giai cấp địa chủ mà còn hiểu được cách thức kinh doanh hiệu quả của
họ. Phương thức này nếu áp dụng phù hợp sẽ có tác dụng lớn đối với sự phát
triển của nền kinh tế nói riêng, xã hội Việt Nam nói chung. Với lý do đó, tôi
đã chọn đề tài: “Thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng ở tỉnh
Vĩnh Phúc từ năm 1955 đến năm 1957” làm đề tài luận văn tốt nghiệp chuyên
ngành Lịch sử Đảng của mình. Trong khuôn khổ của luận văn, tôi tập trung
nghiên cứu về quá trình tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện chủ trương, đường lối của
1


Đảng, thực hiện cải cách ruộng đất (1955 - 1957), quá trình sửa sai và bước
đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với đề tài cải cách ruộng đất, tính đến nay đã có khá nhiều công trình
nghiên cứu, tổng kết và in thành sách như: Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam
của Hoàng Ước, Lê Đức Bình, Trần Phương (Nxb Khoa học, 1968); Vấn đề
dân cày của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp (Nxb Sự thật, 1959); Đánh giá
đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm của cải
cách ruộng đất của Văn Phong (Nxb Sự thật, 1956); Vấn đề ruộng đất ở Việt
Nam của Lâm Quang Huyên (Nxb Khoa học xã hội, 2007). Có những nghiên
cứu được công bố trên tạp chí như: Cải cách ruộng đất thành quả và những sai
lầm của Văn Tạo (Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 2 năm 1993); Cải cách
ruộng đất với chiến thắng Điện Biên Phủ của Trương Thị Tiến (Tạp chí Lịch
sử Đảng, số 5 năm 1984), Tìm hiểu chính sách ruộng đất của Đảng Cộng sản
Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của Lê Thị Quỳnh
Nga (Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 2 năm 2007), Chủ trương của Đảng về
vấn đề ruộng đất (1945 - 1952) của Ths Lý Việt Quang (Tạp chí Lịch sử
Đảng, số 4 năm 2009), Ý nghĩa việc thực hiện khẩu hiệu “Người cày có ruộng
với chiến thắng Điện Biên Phủ” của Trương Thị Tiến và Lê Thị Quỳnh Nga
(Tạp chí Lịch sử Đảng, số 8 năm 2004),… Dựa vào thực tiễn cách mạng Việt

Nam, các công trình khoa học trên đã tiếp cận ở nhiều khía cạnh khác nhau
của vấn đề ruộng đất như: vấn đề chủ trương, thành quả, sai lầm trong cải
cách ruộng đất, nguyên nhân dẫn đến sai lầm trong cải cách ruộng đất…;
đồng thời có đi sâu nghiên cứu, phân tích và có những nhận định riêng về
chính sách ruộng đất của Đảng.
Ngoài ra, còn một số công trình luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ và
khóa luận cử nhân cũng nghiên cứu về cải cách ruộng đất ở các địa phương
như: Luận án tiến sỹ: “Quá trình thực hiện chủ trương cách mạng ruộng đất
2


của Đảng ở tỉnh Thanh Hóa 1945 - 1947” của Lê Thị Quỳnh Nga, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội; Luận văn thạc sỹ lịch sử
“Đảng bộ tỉnh Nam Định lãnh đạo thực hiện cải cách ruộng đất 1955-1957”
(2006) của Cao Văn Đan, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà
Nội; Sách “Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho nhân dân (19451957) (2002) của Nguyễn Duy Tiến. Những công trình này nghiên cứu quá
trình thực hiện cải cách ruộng đất ở các địa phương, góp phần làm rõ việc
thực hiện chủ trương ruộng đất của Đảng ở từng địa phương, từ đó rút ra
những đánh giá xác đáng hơn về cải cách ruộng đất.
Mặc dù các công trình trên đã đề cập tới nhiều khía cạnh của vấn đề
ruộng đất nhưng chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về cải cách ruộng
đất ở Vĩnh Phúc. Vì vậy, khi thực hiện luận văn “Thực hiện chủ trương cải
cách ruộng đất của Đảng ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 1955 đến năm 1957” tác
giả có điều kiện đánh giá, chọn lọc và kế thừa những thành quả nghiên cứu đi
trước để có được cái nhìn khách quan về cải cách ruộng đất; đồng thời mở
rộng, đi sâu nghiên cứu về vấn đề ruộng đất ở Vĩnh Phúc, chỉ ra được nguyên
nhân của những sai lầm nghiêm trọng khi thực hiện chính sách cải cách ruộng
đất, từ đó làm cơ sở định hướng cho thực hiện chính sách sau này.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

- Khái quát quá trình thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng
ở tỉnh Vĩnh Phúc (1955 - 1957) từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá xác
đáng, có giá trị về quá trình thực hiện chủ trương trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập hợp và hệ thống những nguồn tài liệu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, phê phán phân tích theo số liệu.
- Hệ thống hóa chủ trương về cải cách ruộng đất và quá trình diễn ra ở
tỉnh Vĩnh Phúc.
3


- Rút ra một số nhận xét, đánh giá về cải cách ruộng đất tại tỉnh Vĩnh
Phúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Chủ trương, biện pháp thực hiện cải cách ruộng đất của Đảng và quá
trình diên ra các đợt giảm tô, cải cách ruộng đất và kết quả của nó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Hoàn cảnh lịch sử và tình hình ruộng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng ruộng đất trên
toàn tỉnh Vĩnh Phúc từ giảm tô, giảm tức đến cải cách ruộng đất (và sửa chữa
sai lầm) trong những năm 1955 - 1957.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
- Tài liệu đã công bố: Văn kiện Đảng toàn tập, Hồ Chí Minh toàn tập;
Các công trình khoa học, tạp chí, sách báo nghiên cứu về vấn đề cải cách
ruộng đất; những Nghị quyết, chỉ thị, báo cáo của Trung ương Đảng và Đảng
bộ tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tài liệu lưu trữ tại: Cục lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Trung
tâm lưu trữ Quốc gia III, Thư viện Quốc gia Hà Nội, Trung tâm lưu trữ Văn

phòng Tỉnh ủy Vĩnh Phúc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm mô tả đúng sự thật lịch
sử diễn ra ở Vĩnh Phúc.
Sử dụng phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp nhằm đánh giá chính
xác những chủ trương, biện pháp cải cách ruộng đất ở Vĩnh Phúc và kết quả.
Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, lập
bảng nhằm trình bày những kết quả đã đạt được trong quá trình tỉnh Vĩnh
Phúc thực hiện chính sách ruộng đất.
4


6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu làm 3 chương:
Chương 1: Vĩnh Phúc trước cải cách ruộng đất và chủ trương cải cách
ruộng đất của Đảng
Chương 2: Cải cách ruộng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc (1955 - 1956)
Chương 3: Sai lầm và quá trình thực hiện sửa sai (1956 - 1957)

5


Chương 1:
VĨNH PHÚC TRƯỚC CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT VÀ CHỦ TRƯƠNG
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
1.1. Vĩnh Phúc trước cải cách ruộng đất
1.1.1. Tình hình sở hữu ruộng đất trước năm 1945
Điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội tỉnh Vĩnh Phúc
Vĩnh Phúc nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, là miền chuyển tiếp, cầu

nối giữa các tỉnh miền núi Việt Bắc với Thủ đô Hà Nội; nằm ở vị trí 21035’
đến 21006’ vĩ Bắc và 106019’ đến 106048’ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Thái
Nguyên và Tuyên Quang với đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo; phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp thành phố Hà Nội; phía Đông giáp hai
huyện Sóc Sơn và Đông Anh (Hà Nội). Với vị trí là cửa ngõ của thủ đô Hà
Nội - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nước, ngay từ rất sớm, nhân
dân Vĩnh Phúc đã sớm tiếp thu những ảnh hưởng tích cực của phong trào yêu
nước, kháng chiến chống xâm lược, giải phóng quê hương.
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, từ khi vua Hùng dựng nước cho đến
nay, địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã trải qua biết bao thay đổi về địa giới hành
chính:
Thời Hùng Vương, địa bàn Vĩnh Phúc nằm trong bộ Văn Lang, trung
tâm của nước Văn Lang. Thời Thục An Dương Vương lập ra nước Âu Lạc,
Vĩnh Phúc thuộc huyện Mê Linh.
Dưới thời Bắc Thuộc, Vĩnh Phúc nằm trong địa bàn quận Mê Linh, Tân
Xương, Phong Châu.
Đến thời phong kiến độc lập, đơn vị hành chính là các đạo (lộ, trấn, xứ,
tỉnh), dưới là các phủ, châu, huyện, thay thế cho chế độ quận, huyện thời
trước, vùng đất Vĩnh Phúc thuộc lộ Đông Đô, Bắc Giang và trấn Tuyên
Quang. Đầu triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, địa bàn
Vĩnh Phúc nằm trong trấn Kinh Bắc, Sơn Tây và Thái Nguyên. Năm Minh
6


Mạng thứ 12 (1831), cuộc cải cách hành chính được tiến hành đã đổi tất cả
trấn trong cả nước thành tỉnh. Lần đầu tiên đơn vị hành chính tỉnh xuất hiện ở
nước ta. Địa bàn Vĩnh Phúc thuộc 3 tỉnh Sơn Tây, Bắc Ninh và Thái Nguyên.
Năm 1832, phân phủ Vĩnh Tường được thành lập kiêm lý hai huyện Yên Lạc
và Yên Lãng.
Ngày 20 tháng 10 năm 1890, toàn quyền Đông Dương ra Nghị định

thành lập đạo Vĩnh Yên, gồm: huyện Bình Xuyên tách từ phủ Phú Bình (Thái
Nguyên) và toàn bộ phủ Vĩnh Tường.
Ngày 06 tháng 10 năm 1901, toàn quyền Đông Dương quyết định thành
lập tỉnh Phù Lỗ. Đến năm 1904, tỉnh lỵ Phù Lỗ dời lên làng Tháp Miếu, phủ
Yên Lãng và từ đó đổi tên tỉnh là Phúc Yên.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thực hiện chủ trương của Chính phủ,
các tỉnh đều bỏ cấp tổng, các làng xã nhỏ hợp nhất thành xã lớn và bỏ tên phủ,
gọi chung là huyện. Tháng 2 năm 1950, hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên hợp
nhất thành một tỉnh, lấy tên gọi là tỉnh Vĩnh Phúc.
Năm 1950, khi hợp nhất tỉnh, Vĩnh Phúc có diện tích 1.715 km2 với dân
số gần 47 vạn người, bao gồm 14 dân tộc anh em cùng sinh sống, đông nhất là
người Kinh, chiếm 98,38% dân số. Đồng bào các dân tộc thiểu số sống rải rác
ở 17 xã dọc dãy núi Tam Đảo và Sáng Sơn của 5 huyện: Tam Dương, Bình
Xuyên, Lập Thạch, Kim Anh và Đa Phúc. Đại bộ phận nhân dân theo đạo
Phật, có gần 2 vạn người theo đạo Thiên Chúa sống rải ở 72 xã, 2 thị xã, trong
đó có 26 thôn Công giáo toàn tòng [4, tr. 15].
Ngày 29 tháng 1 năm 1968, Ủy ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết
504, quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú,
lấy Việt Trì làm tỉnh lỵ của tỉnh. Đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội
khóa IX, kỳ họp thứ 10 đã thông qua Nghị quyết “Về việc chia và chuyển địa
giới hành chính một số tỉnh”, trong đó có việc tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và Phú
Thọ, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997.
7


Là miền chuyển tiếp, cầu nối giữa các tỉnh miền núi phía Bắc với Thủ
đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Vĩnh Phúc hình thành ba
vùng tương đối rõ rệt: rừng núi, đồi gò và đồng bằng. Vùng rừng núi nằm ở
phía Bắc tỉnh, tiếp giáp với núi rừng của hai tỉnh Thái Nguyên và Tuyên
Quang. Vùng đồng bằng nằm ở phía nam tỉnh bao gồm các huyện Mê Linh,

Vĩnh Tường, Yên Lạc. Giữa vùng rừng núi và vùng đồng bằng là vùng đồi gò
xen kẽ nhau từ đông sang tây. Trong đó, hai dãy núi quan trọng là: dãy Tam
Đảo (ngọn cao nhất 1.591 m) và dãy Sáng Sơn cao 633 m.
Vĩnh Phúc có nhiều sông lớn chảy qua: sông Lô ở phía Tây dài 37 km.
Sông Hồng chảy từ phía Tây xuống phía Nam dài 40 km. Ngoài ra, một hệ
thống các con sông nhỏ chảy từ chân núi Tam Đảo xuống vùng đồng bằng và
các đầm hồ lớn nằm ở phía Nam như: đầm Vạc, đầm Rượu, đầm Đông Mật,
đầm Rưng…
Do liền kề với thủ đô Hà Nội nên tỉnh Vĩnh Phúc là đầu mối của các
tuyến đường quan trọng như: quốc lộ số 2 Hà Nội - Hà Giang (dài hơn 50
km), 2B Vĩnh Yên đi khu nghỉ mát Tam Đảo hay các đường nội tỉnh như
đường 12, 13, 23, 40, 129… với tổng chiều dài hơn 200 km cũng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong tỉnh.
Cư dân Vĩnh Phúc có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, nhiều
tôn giáo cùng tồn tại và phát triển như: Phật giáo, Nho giáo, Công giáo. Ngoài
ra, các tín ngưỡng cổ truyền như thờ thành hoàng làng, thờ cúng tổ tiên cũng
được duy trì. Hình tượng ngôi “Đình làng” không chỉ là nơi thờ thành hoàng
làng, là nơi tế tự và hội họp, mà còn là nơi mở hội làng, nơi thể hiện tình đoàn
kết xóm làng rất mạnh mẽ.
Trước cách mạng tháng Tám, nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất
nông nghiệp. Từ sau ngày hòa bình lập lại, đặc biệt từ khi tiến hành công cuộc
đổi mới đất nước, cơ cấu nền kinh tế Vĩnh Phúc có sự chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ.
8


Dân cư Vĩnh Phúc phân bố không đều: dân số thưa thớt, chỉ tập trung ở
một số vùng có điều kiện thuận lợi. Nguyên nhân của tình trạng này một phần
là do điều kiện sinh sống khó khăn, ăn ở không hợp vệ sinh, dịch bệnh, mặt
khác do Vĩnh Phúc là nơi có nhiều căn cứ của nhiều cuộc khởi nghĩa, thực

dân Pháp đàn áp dã man, làm cho nhân dân phải lưu tán đi khắp nơi. Hiện
nay, mật độ dân số Vĩnh Phúc khá cao so với mật độ dân số trung bình cả
nước; dân số trong độ tuổi lao động chiếm hơn 60%, đây là nguồn nhân lực
dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.
Sau khi đánh chiếm xong nước ta, song song với việc xây dựng bộ máy
hành chính, thực dân Pháp tăng cường lực lượng quân sự đàn áp. Đồn bốt của
Pháp được dựng lên ở nhiều nơi như: Liễn Sơn, Tam Đảo, Bạch Hạc… Tại
các vùng chiếm đóng, chúng tăng cường vơ vét tài nguyên, trắng trợn cướp
đoạt ruộng đất của nông dân để lập đồn điền và thi hành chính sách thuế khóa
nặng nề nhằm bóc lột tới xương tủy người nông dân.
Trải qua một thời gian dài xây dựng, củng cố và đấu tranh, từ ngày 17
đến ngày 24 tháng 8 năm 1945, hàng chục vạn đồng bào các dân tộc Vĩnh
Yên, Phúc Yên theo lời hiệu triệu của Trung ương Đảng và lời kêu gọi của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhất tề vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền.
Chính quyền từ tỉnh đến làng xã - vấn đề cơ bản của cách mạng, đã về tay
nhân dân lao động. Xiềng xích phong kiến hàng nghìn năm và ách thống trị
thực dân đè nặng hơn 60 năm trên quê hương Vĩnh Phúc đã bị dập tan; hơn 50
vạn đồng bào các dân tộc trong hai tỉnh được đổi đời, từ thân phận nô lệ trở
thành người “làm chủ”.
Từ năm 1950, trên địa bàn Vĩnh Yên - Phúc Yên, địch đã chiếm đóng
hầu hết các vị trí trong tỉnh với một hệ thống đồn bốt kiên cố và các ban tề
khá ổn định. Ngày 11 tháng 4 năm 1950, Tỉnh ủy triệu tập Hội nghị cán bộ tại
thôn Thản Sơn, xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch. Hội nghị đã tổng kết toàn
diện cuộc đấu tranh về kinh tế, chính trị, quân sự với địch trong thời gian vừa
9


qua và đề ra nhiệm vụ đấu tranh trong tình hình mới. Đồng thời, Tỉnh ủy đã
thống nhất chủ trương đưa cán bộ, đảng viên, bộ đội và dân quân du kích từ
vùng tự do trở về vùng địch hậu, tiếp tục bám đất, bám dân để phục hồi và

xây dựng cơ sở lãnh đạo nhân dân chống lại âm mưu thủ đoạn của địch.
Hội nghị tỉnh ủy tháng 10 năm 1951 đã quyết định xây dựng “căn cứ du
kích” ở các huyện như Bình Xuyên, Yên Lạc, Yên Lãng, Đông Anh, Kim
Anh, bởi đây là những nơi có cơ sở mạnh, nhân dân một lòng tin theo kháng
chiến, địa hình thuận lợi, lực lượng của địch tương đối yếu, dễ bị tan rã trước
những đòn tấn công của ta. Việc xây dựng căn cứ du kích là một chiến lược
trong đường lối quân sự của Đảng. Bởi vì đây không chỉ là nơi có cơ sở vững
chắc, lực lượng vũ trang mạnh, có khả năng đánh trả những trận càn quét của
địch, mà còn có khả năng phối hợp với bộ đội địa phương đánh và tiêu diệt
địch. Từ năm 1950 trở đi, các lực lượng vũ trang phát triển mạnh và tăng
cường hoạt động, tấn công tiêu diệt các đồn bốt của địch, mở rộng vùng giải
phóng trong toàn tỉnh.
Bước sang năm 1953, trên chiến trường sau lưng địch ở đồng bằng Bắc
Bộ, phong trào chiến tranh du kích ngày càng phát triển, ta luôn giành được
ưu thế về binh lực và quyền chủ động tiến công. Sau gần 100 ngày chiến đấu
liên tục, quân dân Vĩnh Phúc đã vượt qua nhiều khó khăn gian khổ, đánh
thắng địch trên cả 3 mặt: quân sự, chính trị và kinh tế.
Ngày 7 tháng 5 năm 1954, chiến thắng lịch sử điểm Điện Biên Phủ đã
làm nức lòng quân dân cả nước và bạn bè khắp năm châu, đồng thời làm dao
động tinh thần binh lính địch. Nhân cơ hội đó, theo chỉ thị của Trung ương và
Liên khu ủy Việt Bắc, các cuộc tấn công địch tại Vĩnh Phúc liên tiếp diễn ra,
làm tan rã hệ thống ngụy quân, ngụy quyền, buộc địch phải đầu hàng. Theo
tinh thần của Hiệp định Giơnevơ và Hội nghị quân sự Trung Giã, từ ngày 27
tháng 7 đến ngày 8 tháng 10 năm 1954, thực dân Pháp lần lượt rút quân khỏi

10


Vĩnh Phúc. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân
Vĩnh Phúc đã giành được thắng lợi. Quê hương được hoàn toàn giải phóng.

Tình hình sở hữu ruộng đất trước năm 1945
Ruộng đất của địa chủ
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, chế độ phong kiến với phương thức
bóc lột “địa tô” của giai cấp địa chủ đã tồn tại hàng ngàn năm trên quê hương
Vĩnh Phúc. Từ khi đặt ách xâm lược trên đất nước Việt Nam nói chung, tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng, thực dân Pháp không xóa bỏ phương thức bóc lột “địa
tô” - hiện thân của chế độ phong kiến lỗi thời mà càng tạo điều kiện, dung
dưỡng cho giai cấp địa chủ tiếp tục tồn tại dưới hình thức “tay sai”, sử dụng
phương thức bóc lột cũ nhằm kìm hãm sự phát triển của dân tộc.
Dưới chính sách cai trị của thực dân Pháp, mọi mặt đời sống nhân dân
Vĩnh Phúc nói chung và tình hình ruộng đất nói riêng đã có nhiều thay đổi.
Thực dân Pháp đã trắng trợn cướp đất, khuyến khích, tạo điều kiện cho bọn tư
sản Pháp và một số địa chủ người Việt chiếm đoạt ruộng đất của nông dân để
lập đồn điền. Vĩnh Yên và Phúc Yên là hai tỉnh có nhiều đồn điền lớn ở Bắc
Kỳ. Đồn điền của người Pháp được chia làm nhiều hoại hình sở hữu khác
nhau như: tiểu đồn điền, đồn điền loại vừa và đại đồn điền.
Theo thống kê của công sứ Phúc Yên báo cáo gửi thống sứ Bắc Kỳ năm
1930 thì tỉnh Phúc Yên có 43.281 ha ruộng đất, 3 tên địa chủ người Pháp là
Gobert, Đờ Perétti, Benlăng đã chiếm 11.067 ha, đặc bệt có tên Courret đã
chiếm hơn 5.000 ha lập đồn điền; ở tỉnh Vĩnh Yên, thống kê năm 1933 cho
biết toàn tỉnh có 21 đồn điền của chủ người Pháp chiếm 1.863 ha, riêng tên
Rinê chiếm 1.520 ha; công ty Điền thổ và công ty Địa ốc ngân hàng Trung Bắc Kỳ chiếm 1.802 ha; đồn điền của địa chủ Hoa kiều chiếm 2.424 ha ruộng
đất. Ngoài ra, còn nhiều tên địa chủ Pháp cũng chiếm số ruộng đất khá lớn,
nhưng không lập đồn điền, mà chủ yếu phát canh thu tô [4, tr. 30].

11


Dựa vào và được thực dân Pháp nuôi dưỡng cùng với lối canh tác tiểu
nông, phân tán của tầng lớp nông dân nghèo đã tạo điều kiện cho địa chủ thâu

tóm, tập trung ruộng đất trong tay. Một số đồn điền của địa chủ phong kiến
lớn không kém đồn điền của địa chủ người Pháp như: Nguyễn Hữu Cự 6.000
ha, Đỗ Đình Thông hơn 2.000 ha (Phúc Yên); Đỗ Đình Thuật 3.870 ha, Trần
Viết Soạn 2.000 ha (Vĩnh Yên)… Ngoài ra, một bộ phận địa chủ nhỏ không
đủ sức lập đồn điền nhưng cũng chiếm hữu ruộng đất của nông dân để phát
canh thu tô.
Bên cạnh đó, ruộng công và ruộng nhà chung cũng chiếm tới 29.146
mẫu; ruộng của ngoại kiều 4.909 mẫu so với tổng số ruộng đất trong toàn tỉnh
Vĩnh Phúc. Như vậy, tổng số ruộng đất do bọn thực dân Pháp, địa chủ người
Hoa, người Việt và ruộng công, ruộng nhà chung đã lên đến 70% diện tích
ruộng đất toàn tỉnh.
Hình thức bóc lột của địa chủ trong các đồn điền chủ yếu là địa tô và
nhân công. Tá điền được địa chủ giao trâu và giao ruộng để cày cấy, đến vụ
thu hoạch tá điền phải trả công trâu và nộp địa tô. Có nhiều loại tô khác nhau
như: tô rẽ, tô đóng, tô đồng loạt, tô nhân công, tô phụ… Lấy đồn điền của địa
chủ Phan Khánh ở Đa Phúc làm ví dụ: ngoài khoản tô rẽ, tô đóng theo quy
định, mỗi tá điền phải nộp tô khống (ruộng có 6 mẫu nhưng bắt gánh tô của 7
mẫu), mỗi năm phải đi làm không công cho địa chủ 39 ngày công, đến ngày
giỗ, tết hàng năm, tá điền phải góp tiền mua lễ, biếu các sản phẩm như ngô,
khoai, chuối, đậu…[5]. Ngoài các loại tô như trên, địa chủ còn bóc lột tá điền
bằng cách cho vay nặng lãi - một hình thức bóc lột mới của địa chủ từ khi lệ
thuộc vào Pháp và được thực dân Pháp dung dưỡng.
Ruộng đất của nông dân
Nông dân lao động chiếm trên 90% dân số nhưng chỉ có 30% diện tích
canh tác. Bị mất ruộng đất, bần cùng hóa người nông dân chỉ còn con đường
đi làm tá điền cho địa chủ, hoặc bỏ làng đi làm phu trong các hầm mỏ, đồn
12


điền cao su Nam Kỳ. Bình quân mỗi nhân khẩu có 4 sào 01 thước ruộng đất, 309

kg hoa lợi. Do địa chủ đã chiếm đoạt hết ruộng đất nên bình quân diện tích mỗi
khẩu chỉ trên dưới 2 sào, có nơi toàn là tá điền cấy thuê ruộng của địa chủ.
Trước khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên đất nước Việt Nam, giai cấp
địa chủ duy trì sự tồn tại của mình bằng cách cho nông dân thuê ruộng cày
cấy và bóc lột bằng tô, thuế. Được Pháp dung dưỡng, giai cấp địa chủ ngoài
việc duy trì ách áp bức bóc lột địa tô còn phải tìm cách quản lý, kinh doanh
ruộng đất sao cho có lợi cho đế quốc thực dân và có lợi cho mình.
Giai cấp địa chủ bóc lột người nông dân lao động bằng chính sách thuế
khóa nặng nề. Thuế có nhiều loại như: thuế đinh, thuế điền…và thuế mỗi
ngày một tăng bất kể được mùa hay mất mùa. Ngoài các loại thuế trên, ở Phúc
Yên, có nơi quản ấp còn bắt tá điền nộp “thuế trâu” mỗi năm 1đ00. Ở Vĩnh
Yên, có làng gặp khi nhà địa chủ có giỗ, tá điền phải nộp một phương gạo (40
đấu gạo) hay đến ngày mùa, tá điền phải làm hầu địa chủ mỗi mẫu 4 ngày và
trong 4 ngày đó, địa chủ chỉ cho cơm ăn mà không trả công. Tá điền khi đến
nhà địa chủ phục dịch, tự coi mình như là đầy tớ, có khi bị địa chủ chửi mắng,
đánh đập mà vẫn phải chịu nhẫn nhục vì nếu phản kháng lại địa chủ rút ruộng
không cho thuê nữa [38, tr. 45].
Để bóc lột kiệt cùng sức lao động của nông dân, có địa chủ khi thu tô
lấy đoạn ruộng tốt nhất trong toàn khoảnh làm căn cứ để thu tô, nên tính ra có
thửa người lĩnh canh phải nộp tô đến 80% sản lượng thu hoạch, có thửa lên
đến 100%, thậm chí có thửa lên tới hơn 100% [92].
Thuế khóa đủ loại và ngày càng tăng đã đem lại cho bọn thực dân
nguồn thu lớn, còn đối với người nông dân lại là một tai họa. “Mỗi khi đến vụ
thuế là xôn xao làng xóm. Nhiều người cùng khốn không chạy ra tiền phải bỏ
làng trốn đi nơi khác để tránh những sự hành hạ dã man. Năm 1936, làng
Bích Đại 6 người trốn, làng Đồng Vệ 7 người trốn, làng Thanh Vân 1 người
trốn” [38, tr. 61].
13



Như vậy, trước năm 1945, trong bức tranh về tình hình ruộng đất ở
Vĩnh Phúc nổi bật lên là hình ảnh người nông dân không có ruộng đất canh
tác, phải nhận ruộng của giai cấp địa chủ cày cấy nộp tô, thuế. Giai cấp địa
chủ chủ yếu là sở hữu nhỏ, vừa thuê ruộng đất của thực dân Pháp để duy trì
ách áp bức bóc lột đối với người nông dân, vừa phải tìm cách kinh doanh trên
chính những mảnh đất bằng hình thức cho vay nặng lãi để tiếp tục duy trì sự
thống trị của mình. Hình thức bóc lột địa tô không còn nguyên vẹn là địa tô
của chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm, mà thay vào đó là phương thức
bóc lột theo lối địa tô thực dân - cho vay nặng lãi. Chính hình thức bóc lột này
đã thúc đẩy nhanh chóng quá trình “bần cùng hóa” của người nông dân lao
động trong xã hội. Sự thay đổi về phương thức bóc lột cùng với việc lệ thuộc
chặt chẽ vào thực dân Pháp của giai cấp địa chủ lúc bấy giờ làm thay đổi đối
tượng của cách mạng: là đế quốc thực dân Pháp xâm lược. Cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ mà nhân dân đang tiến hành cần tập trung vào đối tượng duy
nhất là ách xâm lược của thực dân Pháp, lật nhào được sự thống trị ấy thì ách
áp bức bóc lột địa tô không còn nhiều cơ sở để tồn tại.
1.1.2. Cải cách từng phần và thành quả ở Vĩnh Phúc trước năm 1953
Chủ trương cải cách từng phần (1945 - 1952)
Ngay sau khi thành lập, chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới khai
sinh đã phải đối mặt với nạn thù trong, giặc ngoài: miền Bắc, khoảng 20 vạn
quân Tưởng Giới Thạch, gồm 4 đoàn quân do tướng Lư Hán làm tổng chỉ
huy, lũ lượt kéo vào đóng ở Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã từ biên
giới Việt - Trung đến vĩ tuyến 16, với ý đồ tiêu diệt Đảng Cộng sản Đông
Dương, tạo điều kiện cho lực lượng tay sai lên nắm chính quyền. Tại miền
Nam, tình hình còn phức tạp hơn khi quân đội Anh với danh nghĩa giải giáp
quân Nhật đồng lõa, giúp cho thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta lần
thứ hai ngày 23 tháng 9 năm 1945. Trong khi đó lực lượng về mọi mặt của
nước ta chưa kịp củng cố và phát triển. Mọi ngành kinh tế ngừng trệ, bế tắc.
14



Tài chính quốc gia trống rỗng. Nền kinh tế Việt Nam vốn nghèo nàn, lạc hậu,
đã bị kiệt quệ nặng nề do chính sách thống trị của thực dân Pháp và phát xít
Nhật trong mấy chục năm nay càng tiêu điều vì hơn 50% ruộng đất ở Bắc Bộ
bị bỏ hoang do lụt lội, hạn hán. Nạn đói năm 1945 làm gần 2 triệu người chết
chưa khắc phục xong, thì nguy cơ nạn đói mới đang đe dọa nhân dân…
Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định cuộc cách
mạng lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, khẩu hiệu đấu tranh
vẫn là “Dân tộc trên hết”, “Tổ quốc trên hết”, khẩu hiệu “Người cày có
ruộng” phải được thực hiện trong phạm vi vừa bảo đảm giữ vững khối đại
đoàn kết dân tộc, cô lập tối đa kẻ thù, tạo nên sức mạnh to lớn nhất cho kháng
chiến thắng lợi, vừa mang lại quyền lợi chính đáng cho giai cấp nông dân,
động viên họ tích cực tham gia kháng chiến, kiến quốc.
Tháng 12 năm 1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thời
gian đầu của cuộc kháng chiến, Đảng chủ trương: “Không tịch thu ruộng đất
của địa chủ phong kiến chia cho dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất và các hạng
tài sản khác của bọn Việt gian phản động để bổ sung cho ngân quỹ kháng
chiến hay ủng hộ các gia đình chiến sỹ đã hy sinh” [40, tr. 79].
Ngày 15 - 1 - 1948, Hội nghị Trung ương Đảng mở rộng lần thứ II đã
đề ra một loạt các chính sách về ruộng đất cho dân cày gồm: triệt để thực hiện
việc giảm 25% địa tô (do nhiều nơi chưa làm). Bài trừ những thứ địa tô phụ
như tiền trình gặt, tiền đầu trâu, lễ lạt quá nặng. Bỏ chế độ quá điền. Đem
ruộng đất và tài sản của bọn phản quốc tạm cấp cho dân cày nghèo, hoặc giao
cho bộ đội cày cấy để tự túc phần nào (sẽ có chỉ thị riêng). Chia lại công điền
cho hợp lý và công bằng hơn. Đem ruộng đất, đồn điền của địch cấp cho dân
cày nghèo, chấn chỉnh các đồn điền do Chính phủ quản lý [45, tr. 31-32].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ II có ý nghĩa quan trọng đối
với việc giải quyết vấn đề ruộng đất; nó định rõ chính sách ruộng đất của

15



Đảng trong điều kiện của cuộc kháng chiến nhằm phát triển sản xuất nông
nghiệp, đảm bảo vai trò “hậu phương” cho cuộc kháng chiến.
Cùng với những chính sách về ruộng đất đối với dân cày, cách thức sử
dụng ruộng đất tịch thu của thực dân Pháp và Việt gian cũng được xác định cụ
thể hơn trong Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ IV (5 - 1948). Đó là:
1- Tịch thu ruộng đất và tài sản của Việt gian (đưa ra tòa tuyên án rõ
ràng). Ruộng đất thì UBKCHC thu cho dân cày cấy, còn tài sản thì tùy trường
hợp cấp cho dân cày hoặc UBKCHC thu sử dụng (việc chia ruộng đất cho dân
cày phải lên kế hoạch đầy đủ). 2- Những ruộng đất của Việt gian bị giết hồi
khởi nghĩa mà hiện các đoàn thể sử dụng thì phải giao lại cho bên Chính
quyền (những ruộng đất này phải hợp pháp hóa). Chú ý: Khi tịch thu thì chỉ
tịch thu của những người có tội. 3- Chính phủ tạm thời quản lý các đồn điền
của Pháp. 4- Những ruộng đất mà trước đây các điền chủ Pháp cướp của dân
mà có bằng cớ rõ ràng thì trả lại cho dân [45, tr. 100-101].
Những chính sách trên của Trung ương Đảng nhằm tập trung đánh vào
việc sở hữu ruộng đất của bọn đế quốc, tư bản Pháp và bọn Việt gian phản
quốc. Chính sách này không chỉ mang lại lợi ích cho dân cày mà còn có tác
dụng phân hóa giai cấp địa chủ phong kiến theo hướng có lợi cho cách mạng,
đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc. Việc bãi bỏ những luật lệ, tô thuế vô lý
như chế độ quá điền, địa tô phụ…, hoàn thiện dần các chính sách giảm tô,
giảm tức và chia lại ruộng đất khiến cho nông dân ngày càng tin tưởng vào
đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, yên tâm sản xuất.
Đầu tháng 8 năm 1948, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị cán bộ lần
thứ V. Hội nghị đánh dấu một bước tiến mới trong việc định ra nhiệm vụ
phản phong và tiếp tục xác định những vấn đề cơ bản của chính sách ruộng
đất trong thời kỳ kháng chiến. Hội nghị khẳng định: “Muốn xóa bỏ những tàn
tích phong kiến, phát triển nông nghiệp, phải cải cách ruộng đất”. Nhưng do
đặc điểm của cách mạng nước ta, thái độ của giai cấp địa chủ trong cách

16


mạng, Hội nghị chủ trương: “Dùng phương pháp cải cách mà dần dần thu
hẹp phạm vi bóc lột của địa chủ phong kiến bản xứ (ví dụ: giảm tô), đồng thời
sửa đổi chế độ ruộng đất (trong phạm vi không có hại cho mặt trận thống
nhất chống thực dân Pháp xâm lược)”. “Đó cũng là một cách ta thực hiện
cách mạng thổ địa bằng một đường lối riêng biệt” [45, tr. 197-199].
Chủ trương này của Đảng Cộng sản Việt Nam là đúng đắn, sáng tạo và
rất phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước lúc bấy giờ. Nó không chỉ mang
lại lợi ích lớn lao cho dân cày mà còn có tác dụng phân hóa giai cấp địa chủ
phong kiến theo hướng có lợi cho cách mạng, đồng thời vẫn đảm bảo khối đại
đoàn kết toàn dân kháng chiến.
Trong Chính cương của Đảng Lao động Việt Nam do Đại hội Đại biểu
toàn quốc lần thứ 2 của Đảng (2 - 1951) thông qua đã khẳng định: “Trong kháng
chiến chính sách ruộng đất chủ yếu là giảm tô, giảm tức. Ngoài ra thi hành
những cải cách khác như quy định chế độ lĩnh canh, tạm cấp ruộng đất của thực
dân Pháp và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại công điền, sử dụng hợp
lý ruộng đất vắng chủ và ruộng bỏ hoang, v.v… Mục đích của những cải cách
đó là cải thiện đời sống nông dân, đồng thời xúc tiến tăng gia sản xuất, bảo đảm
cung cấp và đoàn kết toàn dân để kháng chiến” [3, tr. 123-124].
Cụ thể hóa chủ trương của Đảng, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã ban hành một loạt những Sắc lệnh, Thông tư, Nghị định về
ruộng đất. Tất cả những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước lúc
này đều nhằm mục đích chung là thỏa mãn một phần nhu cầu về ruộng đất
cho nông dân, thực hiện từng bước “Người cày có ruộng”, động viên sức sản
xuất, đảm bảo vai trò hậu phương cho tiền tuyến.
Ngày 1 - 7 - 1949, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 75/SL tạm cấp
ruộng đất của Việt gian; đồng thời ra Thông tư chia ruộng đất của thực dân
Pháp cho nông dân nghèo nhằm chấm dứt tình trạng một số đồn điền, trại ấp

lâu ngày không được canh tác.
17


Ngày 14 - 7 - 1949, trước yêu cầu bồi dưỡng sức dân để đẩy mạnh
kháng chiến, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 78/SL quy định giảm tô, thay
thế cho thông tư giảm tô của Bộ Nội vụ năm 1945. Sắc lệnh này quy định rõ
là phải giảm 25% so với mức địa tô trước ngày cách mạng tháng Tám, xóa bỏ
các loại địa tô phụ, thủ tiêu chế độ quá điền và lập lại Hội đồng giảm tô ở các
cấp tỉnh để xét xử việc tranh kiện giảm tô.
Tiếp theo, ngày 22 - 5 - 1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 88/SL
quy định thể lệ lĩnh canh. Sắc lệnh này đảm bảo quyền lĩnh canh của tá điền,
cấm chủ ruộng vô cớ đòi lại ruộng đất. Thông tư số 4TT/LB ngày 06 - 06 1950 cũng quy định rõ về những điểm chính trong việc lĩnh canh tối thiểu là 3
năm và quy định việc đổi ruộng của chủ điền.
Ngày 22 - 5 - 1950, Chính phủ ban hành Sắc lệnh số 90/SL về quyền
lợi khi sử dụng ruộng đất bỏ hoang. Sắc lệnh này ấn định trưng thu tất cả
các loại ruộng đất có chủ mà bỏ hoang, đem cấp cho nông dân nghèo cày
cấy trong vòng 10 năm và được hưởng hoàn toàn hoa lợi, miễn thuế trong
vòng 3 năm.
Tháng 10 - 1950, Chính phủ ra Sắc lệnh giảm lãi suất vay, xóa nợ, hoãn
nợ cho nông dân. Sắc lệnh này quy định xóa các món nợ mà nông dân vay
trước ngày Cách mạng tháng Tám, nợ cũ tính đến ngày ban hành Sắc lệnh
ngày 22 - 5 - 1950 đã trả lãi gấp đôi số vốn nếu lãi đã trả rồi thì nay chỉ trả
vốn, giảm mức lãi của các món nợ vay từ trước ngày ra Sắc lệnh này xuống
dưới tối đa 18% nếu là vay tiền và 20% nếu là vay thóc cho nông dân.
Nhằm động viên tinh thần sản xuất của nông dân, ngày 01 - 05 - 1951,
Chính phủ ban hành một loại thuế gọi là thuế nông nghiệp, thay thế cho các
thứ đóng góp cũ như thuế điền thổ, thuế công lương đồng thời cải cách chế độ
đảm phụ, bãi bỏ việc mua thóc theo định giá và đặt ra thuế nông nghiệp thu
bằng thóc, thống nhất và đơn giản chế độ phụ đảm cho dân, thực hiện đóng


18


góp công bằng. Theo biểu suất mới, bần nông chỉ phải đóng 5 - 10%, trung
nông đóng 10 - 20%, địa chủ đóng từ 30 - 50% sản lượng thu hoạch.
Các chủ trương, chính sách trên đây đã có tác dụng tích cực và trở
thành chỗ dựa về pháp lý cho nông dân tiếp tục cuộc đấu tranh nhằm hạn chế
sự bóc lột của giai cấp địa chủ phong kiến, động viên nông dân hăng hái tăng
gia sản xuất. Việc ban hành thuế nông nghiệp buộc các địa chủ đóng góp
đúng mức theo hoa lợi, hạn chế sự bóc lột của họ, đồng thời giảm nhẹ sự đóng
góp của nông dân lao động và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách kháng chiến.
Tháng 03 - 1952, Chính phủ ban hành điều lệ tạm thời về sử dụng công
điền, công thổ một cách công bằng và có lợi hơn cho nông dân nghèo.
Ta nhận thấy rằng chủ trương chung của Đảng trong kháng chiến là
chưa đánh đổ giai cấp địa chủ, chưa thực hiện triệt để khẩu hiệu “Người cày
có ruộng” vì chính sách đại đoàn kết dân tộc, cô lập tối đa kẻ thù, đảm bảo
xây dựng lực lượng toàn dân chống lại thực dân Pháp. Vì nhận thức sâu sắc
“Tổ quốc trên hết, dân tộc trên hết” nên Đảng chủ trương dùng phương pháp
cải cách ruộng đất từng phần để thu hẹp dần dần phạm vi bóc lột của địa chủ
bản xứ qua các hình thức giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, chia
ruộng đất của thực dân Pháp và Việt gian, ruộng đất vắng chủ, v.v…. Phương
thức này không chỉ mang lại ruộng đất cho nông dân mà còn thúc đẩy cuộc
kháng chiến chống Pháp, giải phóng dân tộc phát triển, đồng thời tạo nên
những chuyển biến mạnh mẽ trong bộ mặt nông thôn Việt Nam cả về tình
hình sở hữu ruộng đất cũng như thành phần giai cấp.
Vĩnh Phúc thực hiện chủ trương tương phần về ruộng đất
Những chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đã được hai tỉnh
Vĩnh Yên và Phúc Yên triển khai một cách cụ thể trên cơ sở đặc điểm của
từng địa phương. Cải cách ruộng đất được tiến hành từng phần, trên nhiều nội

dung, như triệt để giảm tô; thực hiện giảm tức; cấp công điền, công thổ; chia

19


×