Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.31 KB, 5 trang )

Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

Lý luận chung về đấu thầu
lắp đặt
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Đấu thầu và đấu thầu lắp đặt:
Giới thiệu khái quát về đấu thầu:
Ngày nay, đấu thầu đã trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng và không thể thiếu
được đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, nó góp phần đáng kể trong việc giúp làm
tăng tính sôi động, làm lành mạnh hoá hoạt động kinh doanh và đem lại sự tăng trưởng
cho nền kinh tế. Qua đấu thầu ta có thể khai thác triệt để lợi thế so sánh của mỗi doanh
nghiệp. Nhờ tính hữu ích của nó mà hầu hết các nước trên thế giới đã và đang tích cực
áp dụng vào hoạt động kinh tế. Ở Việt Nam cũng vậy, quy chế đấu thầu được ban hành
kèm theo nghị định số 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 của Chính Phủ nhằm thống nhất
quản lý hoạt động đấu thầu trong cả nước, bảo đảm tính đúng đắn, khách quan, công
bằng và có tính cạnh tranh trong đấu thầu, để thực hiện các dự án đầu tư trên lãnh thổ
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Theo đó, thuật ngữ “Đấu thầu” được hiểu
như sau:
“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu
trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu”.
Đấu thầu bao gồm các loại sau:
- Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư
- Đấu thầu tuyển chọn tư vấn
- Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị
- Đấu thầu thi công xây lắp
Đấu thầu dự án hoặc từng phần dự án đầu tư được áp dụng đối với những dự án
không cần chia thành các gói thầu, dự án thực hiện theo phương thức xây dựng chuyển

1/5




Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

giao(BT), dự án thực hiện theo phương thức xây dựng vận hành chuyển giao(BOT).
Trong đấu thầu, hồ sơ mời thầu và các tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu phải bao gồm
đủ các nội dung về đấu thầu tuyển chọn tư vấn, vật tư, thiết bị, xây lắp, vận hành và
chuyển giao (nếu có). Đấu thầu dự án thực hiện theo chỉ dẫn được quy định trong một
văn bản riêng do bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban
hành.
Đấu thầu tuyển chọn tư vấn bao gồm tư vấn chuẩn bị đầu tư, tư vấn thực hiện đầu tư và
các tư vấn khác. Với loại hình này, đòi hỏi nhà tư vấn đầu tư và xây dựng phải có chứng
chỉ xác định trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của dự án. Phải chịu trách nhiệm
trước chủ đầu tư và pháp luật về tính đúng đắn, chính xác, khách quan về chuyên môn
và hoàn thành công việc theo đúng tiến độ của hợp đồng.
Đấu thầu mua sắm vật tư, thiết bị cũng có quy trình gần giống với các loại hình đấu thầu
khác. Tuy nhiên, với loại hình này hồ sơ dự thầu sơ tuyển chỉ áp dụng đối với những
thiết bị có công nghệ phức tạp, nếu có thì chỉ nêu các yêu cầu chính để lựa chọn nhanh
các nhà thầu có đủ điều kiện tiếp tục tham gia đấu thầu. Bên mời thầu phải có trách
nhiệm hướng dẫn để các nhà thầu hiểu rõ các yêu cầu của bên mình, các thủ tục sẽ được
áp dụng trong quá trình đấu thầu. Những nội dung chủ yếu gồm: mô tả tóm tắt dự án,
nguồn vốn thực hiện dự án, năng lực, kinh nghiệm và địa vị pháp lý của nhà thầu, các
chứng chỉ, những thông tin liên quan đến nhà thầu trong thời gian từ 5 đến 10 năm trước
thời điểm dự thầu, tổ chức thăm hiện trường(nếu có) và giải đáp các câu hỏi của nhà
thầu.
Đấu thầu thi công xây lắp là một phương thức đấu thầu được áp dụng rộng rãi với hầu
hết các dự án xây dựng cơ bản. Đối với các dự án thuộc nhóm A (theo điều lệ quản lý
đầu tư và xây dựng) Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương và thủ trưởng cơ quan thuộc thẩm quyền thực hiện công
tác xét duyệt hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, phê duyệt kết quả lựa

chọn nhà thầu, kiểm tra, theo dõi chỉ đạo bên mời thầu thực hiện đúng quy chế đấu thầu.
Khái niệm đấu thầu lắp đặt:
Đây là một hình thức đấu thầu thuộc đấu thầu mua sắm vật tư thiết
bị, bởi lẽ hoạt động lắp đặt chỉ được tiến hành khi đã hoàn tất công việc mua sắm. Hình
thức đấu thầu này được áp dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện
nay, khi mà ngày càng có nhiều đơn vị kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của
cùng một khách hàng, điều này đồng nghĩa với việc khách hàng luôn có quyền chủ động
trong lựa chọn nhà thầu có khả năng nhất, phù hợp với những yêu cầu của mình, nhằm
đảm bảo tính kinh tế của dự án. Tuy nhiên, đứng ở các góc độ khác nhau sẽ có các cách
nhìn khác nhau về loại hình này.

2/5


Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

- Về phía chủ đầu tư với cương vị như một người đi mua hàng thì đấu thầu là một cách
thức tập hợp tất cả các nhà thầu (người bán) có khả năng, để từ đó lựa chọn được nhà
thầu phù hợp nhất. Đồng thời buộc nhà thầu phải có trách nhiệm hơn đối với sản phẩm
của mình, cả trước và sau khi hoàn tất công việc đấu thầu(mua bán).
- Về phía các nhà thầu: Đấu thầu là một hình thức cạnh tranh lành mạnh trong kinh
doanh, mà thông qua đó nhà thầu có được cơ hội để thể hiện được những ưu thế của
mình với chủ đầu tư. Từ đó, bán được sản phẩm và tăng dần uy tín của mình trên thị
trường.
- Đứng dưới góc độ quản lý nhà nước: Đấu thầu là một hình thức hợp tác bảo đảm tính
pháp lý cao, nó gắn chặt hơn trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên khi tham gia hợp
đồng đấu thầu. Tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước trong quản lý các hoạt động buôn
bán.
Như vậy, đấu thầu cũng giống như việc mua bán. Ở đây người bán là các nhà thầu còn
người mua là các chủ đầu tư, họ thực hiện giao dịch “mua – bán ” này ngoài việc phải

tuân theo một quy định chung của nhà nước, còn phải tuân theo các thoả thuận chung
của hai bên. Khi tham gia và giao dịch này, mỗi bên đều cố gắng tìm kiếm những mục
đích của riêng họ, Với chủ đầu tư thì họ mong sao sẽ có được những thiết bị có công
nghệ hiện đại, có chất lượng tốt để thoả mãn nhu cầu thực tại mà chỉ mất một lượng chi
phí tối thiểu. Còn với nhà thầu, họ mong sao sẽ thu được nhiều lợi nhuận nhất từ dự án
đồng thời tạo điều kiện để đạt được các mục
tiêu Marketing tiếp theo.
Ta có thể khái quát nội dung chung của đấu thầu lắp đặt bằng sơ đồ sau:

3/5


Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

Sơ đồ1: Khái quát nội dung đấu thầu lắp đặt
Như vậy thực chất của đấu thầu lắp đặt chính là một vụ “mua- bán” đặc biệt giữa nhà
thầu (bên bán) và bên mời thầu (bên mua).

Nguyên tắc cơ bản được quy định trong tham gia đấu thầu lắp đặt:
Cũng như bất cứ một phương thức kinh doanh nào, phương thức kinh doanh theo hình
thức đấu thầu đòi hỏi cũng phải có những quy tắc chung cần phải tuân thủ. Những
nguyên tắc này, chi phối đồng thời cả hai bên (chủ đầu tư và nhà thầu). Nó bao gồm:
- Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này thể hiện quyền bình đẳng như nhau của các bên tham gia đấu thầu, nó
yêu cầu bên mời thầu phải có nghĩa vụ đối xử bình đẳng gắn với quyền lợi của các nhà
thầu, được cung cấp lượng thông tin như nhau từ phía chủ đầu tư, được trình bày một
cách khách quan ý kiến của mình trong quá trình chuẩn bị hồ sơ cũng như trong buổi
mở thầu. Nguyên tắc này là rất quan trọng, nó mang lại lợi ích cho không chỉ nhà thầu
mà cả với chủ đầu tư, bởi lẽ nó giúp cho chủ đầu tư lựa chọn được đúng nhà thầu có khả
năng thực tế.

- Nguyên tắc bí mật:
Nguyên tắc này áp dụng chủ yếu với chủ đầu tư, họ phải có nghĩa vụ tuyệt đối giữ bí
mật về số liệu, thông tin cho nhà thầu như: Mức giá có thể chấp nhận của chủ đầu tư,
4/5


Lý luận chung về đấu thầu lắp đặt

mức giá dự thầu (đến khi mở thầu), các trao đổi của các nhà thầu với chủ đầu tư… Bởi
nó có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của nhà thầu, giả sử như thông tin về mức giá dự
thầu hay các điều kiện thực hiện thầu của một nhà thầu nào đó bị bại lộ thì các nhà thầu
khác có thể dự thầu với mức giá thấp hơn hoặc cung cấp hơn một dịch vụ nào đấy để
tăng khả năng trúng thầu. Mục đích của nguyên tắc này là đảm bảo lợi ích và tránh thiệt
hại cho mỗi bên về sau, dù là họ có trúng thầu hay không.
- Nguyên tắc công khai:
Nguyên tắc này mang tính bắt buộc. Ngoài một số công trình đặc biệt mang tính bí mật
quốc gia, còn lại với hầu hết các công trình khác khi có áp dụng đấu thầu chủ đầu tư phải
có nghĩa vụ đảm bảo tính công khai về những thông tin liên quan đến dự án trong khi
mời thầu và giai đoạn mở thầu, tuy nhiên mức độ công khai rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào
quy mô của gói thầu. Mục đích của nguyên tắc này cũng là nhằm thực hiện nguyên tắc
công bằng (các nhà thầu đều có cơ hội nhận biết thông tin về cuộc đấu thầu như nhau)
và thu hút được nhiều hơn các nhà thầu với phương châm tất cả các nhà thầu có khả
năng đều có quyền được tham gia, từ đó nâng cao chất lượng của công tác đấu thầu.
- Nguyên tắc có đủ năng lực và trình độ
Nguyên tắc này đòi hỏi các bên phải có đủ năng lực thực tế về kinh tế, kĩ thuật và tài
chính để thực hiện những cam kết khi tham gia đấu thầu, họ phải có nghĩa vụ thể hiện
được khả năng thực sự của mình cho chủ đầu tư để họ có những đánh giá sơ bộ về năng
lực nhà thầu, một mặt nhằm đảm bảo cho quyền lợi của chủ đầu tư mặt khác để hợp
đồng được thực hiện đầy đủ, tránh tình trạng phải dừng lại giữa chừng, làm mất tính
hiệu quả của công tác đấu thầu,

gây thiệt hại cho bên chủ đầu tư và cho nhà nước.
- Nguyên tắc bảo đảm cơ sở pháp lý
Nguyên tắc này yêu cầu các bên tham gia đấu thầu trước hết phải
có nghĩa vụ tuân thủ đầy đủ các quy định của nhà nước, bên cạnh đó còn phải chấp hành
nghiêm chỉnh các quy ước chung mà hai bên đã xây dựng trong quá trình đàm phán trên
cơ sở những quy định pháp lý đã được ban hành và các thoả thuận chung. Vì nó có liên
quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi bên. Nếu có một sự vi phạm nào đấy thì hai bên
hoặc là có thể tự gíải quyết hoặc là có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đứng ra làm
trung gian đại diện cho pháp luật giải quyết những vi phạm đó nhằm bảo đảm lợi ích
cho bên bị vi phạm. Qua đó hoặc là bên vi phạm phải bồi thường cho bên bị vi phạm
hoặc là buộc phải chấm dứt hợp đồng.

5/5



×