Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

xây dựng trạm xử lý nước cấp cho khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.79 KB, 93 trang )

LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương I
:
Giới thiệu chung
LỜI MỞ ĐẦU
Nước, đó là thứ không thể thiếu được đối với đời sống con người trong sinh hoạt
hàng ngày cũng như trong lao động và sản xuất. Con người sẽ không thể sống, tồn tại và
phát triển tới ngày nay nếu thiếu nước. Nước có mặt ở khắp mọi nơi, từ đồng bằng cho
tới miền núi và được dùng trong mọi ngành, mọi lónh vực từ ăn uống sinh hoạt cho tới sản
xuất. Từ xa xưa con người đã biết sử dụng trực tiếp nguồn nước mặt để ăn uống, sinh
hoạt và sản xuất nhưng ngày nay dưới sự phát triển nhanh chóng của công nghiệp hoá-
hiện đại hoá, các ngành công nghiệp các trung tâm thương mại phát triển càng nhiều sản
xuất nhiều sản phẩm phục vụ cho cuộc sông hàng ngày của con người ngày càng đầy đủ
hơn và phong phú hơn, bên cạnh đó cũng thải ra không ít những chất thải làm cho môi
trường chúng ta ngày một ô nhiễm, nguồn nước mặt không thể sử dụng trực tiếp như xưa
mà phải cần thiết qua xử lý.
Riêng khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh, thành lập và hoạt động đã 4 năm
nay nhưng vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc hiện nay cho các doanh nghiệp.
Hiện các doanh nghiệp phải bơm trực tiếp nước giếng khoan bơm lên mà không qua xử
lý nên chất lượng nguồn nước chưa được đảm bảo cho sản xuất. Do đó việc thiết kế một
trạm xử lý nước cấp cho khu công nghiệp là việc hết sức cần thiết.
Vì lý do đó nên em đã chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp. Mục tiêu của luận
văn là áp dụng những kiến thức đã học ở trường để đề xuất xây dựng trạm xử lý nước
cấp cho khu công nghiệp. Với yêu cầu cung cấp nhu cầu nước sạch cho khu công nghiệp,
bài luận văn này có những nội dung chính sau đây:
- Tổng quan về nguồn nước cấp, lựa chọn nguồn nước
- Các phương pháp xử lý nước mặt
- Đề xuất quy trình công nghệ xử lý nước cấp
- Tính toán thiết kế trạm xử lý


- Chi phí 1m
3
khối nước – Kết luận & kiến nghò.
-1-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Vò trí đòa lý:
Khu công nghiệp Trảng Bàng có vò trí như sau:
- Phía Đông giáp với khu dân cư .
- Phía Tây giáp với Hương Lộ 2
- Phía Nam giáp với khu công nghiệp Trảng Bàng bước 2 giai đoạn 1
- Phía Bắc giáp với khu dân cư và đường Xuyên Á.
1.2. Quy mô hoạt động :
Khu công nghiệp Trảng Bàng được thành lập theo quyết đònh số
100TTg ngày 9 tháng 2 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, do công
ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh làm chủ đầu tư xây
dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật giai đoạn 1 có quy mô 197,26 ha.
Được khởi công xây dựng từ đầu năm 2000, tính đến nay sau 4
năm vừa xây dựng hệ thống vừa kêu gọi đầu tư, khu công nghiệp
Trảng Bàng đã thu hút được 36 dự án 100% vốn nước ngoài với tổng
đầu tư 72 triệu USD. Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp cho thuê đạt
100%. Hiện đã có 25 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất, 11
doanh nghiệp đang xây dựng nhà xưởng và sẽ đi vào hoạt động sau
khi xây dựng xong, đã tạo việc làm cho khoảng 10.000 người làm việc
trực tiếp cho các nhà máy trong khu và hàng nghàn lao động khác làm
việc tại các công trường xây dựng trong khu. Sự hoạt động của khu

công nghiệp Trảng Bàng - Tây Ninh sẽ đem lại nhiều lợi ích cho Khu
vực phía Nam nói riêng và trong cả nước nói chung
Các nghành nghề kinh doanh chủ yếu là công nghiệp nhẹ, công
nghiệp sản xuất đồ gia dụng gồm sản xuất vỏ ruột xe, nhựa tái chế,
túi sách, may mặc, sản xuất đồ gia dụng từ mây tre, gỗ, nhựa cơ khí,
giặt quần áo, dệt nhuộm, ...
-2-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
CHƯƠNG II
CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC CẤP
2.1. Mục đích củc các quá trình xử lý nước
Mục đích của quá trình xử lý nước là :
1. Cung cấp số lượng nước đầy đủ và an toàn về mặt hoá học, vi
trùng học để thoả mãn các nhu cầu về ăn uống sinh hoạt, dòch
vụ, sản xuất công nghiệp và phục vụ sinh hoạt công cộng của các
đối tượng dùng nước.
2. Cung cấp nước có chất lượng tốt, ngon, không chứa các chất gây
vẩn đục, gây ra màu, mùi, vò của nước.
3. Cung cấp nước có đủ thành phần khoáng chất cần thiết cho việc
bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.
4. Để thoả mãn các yêu cầu nêu trong các điểm trên thì nước sau
khi xử lý phải có các chỉ tiêu chất lượng thoả mãn (tiêu chuẫn vệ
sinh đối với chất lượng nước cấp cho ăn uống và sinh hoạt).
2.2. Các biện pháp xử lý nước cơ bản:

Trong quá trình xử lý nứơc cấp, cần phải áp dụng các biện pháp xử lý
sau:


2.2.1. Biện pháp cơ học:

Xử lý cơ học là nhằm loại bỏ các tạp chất không hoà tan chứa
trong nước thải và được thực hiện ở các công trình xử lý như : song
chắn rác, bể lắng cát, bể lắng, bể lọc các loại.

2.2.1.1. Song chắn rác và lưới chắn rác:
-3-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
Song chắn rác và lưới chắn rác đặt ở cửa dẫn nước vào công trình
thu có nhiệm vụ loại trừ vật nổi, vật trôi lơ lửng trong dòng nước, để
bảo vệ các thiết bò và nâng cao hiệu quả làm sạch của các công trình
xử lý. Vật nổi là vật lơ lửng trong nước có thể có kích thước như các
que tăm nổi, hoặc nhành cây con khi đi qua máy bơm, vào công trình
xử lý có thể bò tán nhỏ hoặc thối rữa làm tăng hàm lượng cặn và độ
màu của nước.
2.2.1.2. Qúa trình lắng :
Lắng nước là làm sạch sơ bộ trước khi đưa nước vào bể lọc để hoàn
thành quá trình làm trong nước bằng các biện pháp sau :
1. Lắng trọng lực trong các bể lắng, khi đó các hạt cặn có tỷ trọng
lớn hơn nước ở chế độ thuỷ lực thích hợp sẽ lắng xuống đáy bể
2. Bằng lực ly tâm tác dụng vào hạt cặn, trong các bể lắng ly tâm
và xyclon thuỷ lực
3. Bằng lực đẩy nổi do các bọt khí dính bám vào hạt cặn ở các bể
tuyển nổi. Cùng với việc lắng cặn quá trình lắng còn làm giảm
được 90 – 95% vi trùng có trong nước do vi trùng luôn bò hấp thụ

và dính bám vào các hạt bông cặn trong qúa trình lắng
Có 3 loại cặn cơ bản thường gặp với quá trình lắng trong xử lý
nước như sau:
1. Lắng các hạt cặn phân tán riêng rẽ, trong quá trình lắng hạt cặn
không thay đổi hình dáng, độ lớn, tỷ trọng, trong xử lý nứơc thiên
nhiên thường là cặn không pha phèn và công trình lắng thường
gọi là lắng sơ bộ để giảm độ đục của nước nguồn
2. Lắng các hạt cặn .dạng keo phân tán, trong xử lý nước thiên
nhiên gọi là lắng cặn đã được pha phèn. Trong quá trình lắng các
hạt cặn có khả năng gắn kết với nhau thành các bông cặn lớn, và
ngược lại các bông cặn lớn có thể bò vỡ ra thành các mảnh nhỏ
hơn nên trong khi lắng các bông cặn thường bò thay đổi kích
thước, hình dạng và tỷ trọng
-4-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
3. Lắng các hạt cặn đã đánh phèn có khả năng dính kết với
nhau như loại cặn nêu trong điểm 2 nhưng với nồng độ lớn, thường lớn
hơn 1.000mg/l, với nồng độ cặn lớn do tuần hoàn lại cặn, do tạo ra lớp
cặn lơ lửng trong bể lắng, trong bông cặn này tạo thành đám mây cặn
liên kết với nhau để giữ lại các hạt cặn bé phân tán trong nước.
Trong thực tế xử lý nước thường phải lắng cặn loại 2 và loại 3.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình keo tụ là:
 Kích thước, hình dáng và tỷ trọng của bông cặn
 Độ nhớt và nhiệt độ của nước
 Thời gian lưu nước trong bể lắng
 Chiều cao lắng cặn (chiều cao lớp nước trong bể lắng)
 Diện tích bề mặt của bể lắng

 Tải trọng bề mặt của bể lắng hay tốc độ rơi của hạt cặn
 Vận tốc dòng nước chảy trong bể lắng
 Hệ thống phân phối nước vào bể và hệ máng thu đều nước ra
khỏi bể lắng
Hiệu quả lắng phụ thuộc rất nhiều vào kết quả làm việc của bể tạo
bông cặn, bể tạo bông cặn tạo ra các hạt cặn to, bền, chắc và càng
nặng thì hiệu quả lắng càng cao.
Nhiệt độ nhớt càng cao, độ nhớt càng nhỏ, sức cản của nước đối
với hạt cặn càng giảm làm tăng hiệu quả quá trình lắng.
Hiệu quả lắng tăng lên 2 – 3 lần khi tăng nhiệt độ nước 10
0
C.
 Thời gian lưu nước trong bể lắng là chỉ tiêu quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả của bể lắng. Để đảm bảo lắng tốt, thời gian
lưu nước trung bình của các phần tử nước trong bể lắng phải đạt
từ 70 – 80% thời gian lưu nước trong bể theo tính toán, nếu để
cho bể lắng có vùng nước chết, vùng chảy quá nhanh hiệu quả
lắng sẽ giảm đi rất nhiều.
 Vận tốc dòng nước trong bể lắng không được lớn hơn trò số vận
tốc xói và tải cặn đã lắng lơ lửng trở lại dòng nước.
2.2.1.3. Qúa trình lọc nước :
-5-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
Qúa trình lọc là cho nước đi qua lớp vật liệu lọc với một chiều dày
nhất đònh đủ để giữ lại trên bề mặt hoặc khe hở của lớp vật liệu lọc
các hạt cặn và vi trùng có trong nước. Trong dây chuyền xử lý nước ăn
uống sinh hoạt, lọc là giai đoạn cuối cùng để làm trong nước triệt để.

Hàm lượng cặn trong nước còn lại sau khi qua bể lọc phải đạt tiêu
chuẩn cho phép (không lớn hơn 3mg/l). Sau một thời gian làm việc
lớp vật liệu lọc bò chít lại, làm tốc độ giảm dần. Để khôi phục lại khả
năng làm việc của bể lọc phải thổi rửa bể lọc bằng nước hoặc gió,
nước kết hợp kết hợp để loại bỏ cặn bẩn ra khỏi lớp vật liệu lọc
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lọc :
1. Kích thước hạt lọc và sự phân bố các cỡ hạt trong lớp vật liệu lọc
.
2. Kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng, nồng độ và khả năng
dính kết của cặn bẩn lơ lửng trong nước xử lý.
3. Tốc độ lọc, chiều cao lớp vật liệu lọc, thành phần của lớp vật
liệu lọc và độ chênh áp lực dành cho tổn thất của 1 chu kỳ lọc.
4. Nhiệt độ và độ nhớt của nước.
Vật liệu lọc là bộ phận cơ bản của các bể lọc, nó đem lại hiệu quả
làm việc và tính kinh tế của quá trình lọc. Vật liệu lọc hiện nay được
dùng phổ biến là cát thạch anh tự nhiên. Ngoài ra còn có thể sử dụng
một số loại vật liệu khác như : cát thạch anh nghiền, đá hoa nghiền,
than antraxít (than gầy), pôlime, ... Các vật liệu lọc dùng để lọc nước
cần phải thoả mãn các yêu cầu sau: có thành phần cấp phối hạt thích
hợp, đảm bảo đồng nhất, có độ bền cơ học cao, ổn đònh về hoá học.
Trong đó các yêu cầu cấp phối hạt và sự đồng nhất của vật liệu lọc có
ảnh hưởng trực tiếp đến sự làm việc của bể lọc
Độ bền cơ học là chỉ tiêu quan trọng để xác đònh độ ổn đònh của
thành phần hạt. Vật liệu lọc có độ bền không đạt yêu cầu khi rửa, các
hạt sẽ bò xáo trộn, va đập vào nhau và sẽ bò bào mòn hoặc vỡ vụn,
làm thay đổi thành phần hạt . Khi rửa lọc các mảnh vụn sẽ dồn lên
trên mặt lớp vật liệu lọc làm rút ngắn chu kỳ lọc. Ngoài ra các mảnh
vụn quá nhỏ sẽ bò cuấn theo nước rửa ra ngoài làm giảm chiều dày lớp
lọc và ảnh hưởng đến chất lượng nước lọc.
-6-

LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
Độ bền hoá học đối với tính xâm thực của nước thiên nhiên của
lớp vật liệu lọc cần phải đạt yêu cầu, để tránh hiện tượng làm nhiễm
bẩn lại nước đã lọc do các chất hoà tan từ vật liệu lọc bò ăn mòn trôi
ra.
Chiều cao lớp vật liệu lọc hạt chọn phụ thuộc vào kích thước hạt
và vận tốc lọc. Kích thước hạt càng lớn, vận tốc càng cao thì lớp vật
liệu lọc càng dày, ngược lại cỡ hạt lọc bé, vận tốc lọc thấp có thể
chọn chiều dầy lớp lọc mỏng hơn nhưng không nhỏ hơn 0,6m. Lớp vật
liệu lọc có thể chỉ một loại hạt đồng nhất hoặc có thể gồm hai lớp vật
liệu lọc có kích thước và tỷ trọng hạt khác nhau (than antraxít có hạt
lớn, tỷ trọng hạt bé nằm trên, cát có hạt bé, tỷ trọng nhỏ nằm dưới)
Các loại bể lọc :
Về cơ bản có thể phân bể lọc thành 3 loại chính : lọc chậm, lọc
nhanh trọng lực gồm bể lọc hở và bể lọc áp lực, hai loại bể lọc này có
chiều dòng nước đi từ trên xuống dưới, loại thứ 3 là lọc ngược hay lọc
tiếp xúc có chiều dòng nước đi từ dưới lên trên
 Bể lọc chậm có tốc độ lọc từ 0,1 m/h đến 0,5 m/h, dùng để lọc
nước có độ đục thấp ≤ 30 mg/l và không phải pha phèn
 Bể lọc nhanh trọng lực (hở và áp lực) và bể lọc tiếp xúc, dùng để
lọc nước đã pha phèn lắng hoặc có thể lọc trực tiếp không qua
quá trình lắng
 Ưu điểm của bể lọc chậm so với bể lọc nhanh trọng lực là:
1. Không phải pha phèn.
2. Thết bò đơn giản, dễ dàng trong vận hành và quản lý
3. Cát lọc có cỡ hạt bé rất dễ dàng tìm kiếm, cung cấp tại
đòa phương.

4. Chất lượng nước lọc luôn đảm bảo và ổn đònh
5. Loại trừ được hầu hết vi trùng và vi khuẩn
 Nhược điểm của bể lọc chậm:
1. Cần diện tích mặt bằng lớn
2. Không áp dụng được cho nước nguồn có độ đục > 30mg/l
-7-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
3. Không có tác dụng khử màu và chóng bò tắc chít khi nước
nguồn có hàm lượng rong, rêu, tảo cao
Bể lọc nhanh trọng lực và bể lọc tiếp xúc dùng để lọc trực tiếp nước
nguồn sau khi pha phèn trong các trường hợp :
Độ đục của nước nguồn thấp hơn 10 NTU tương đương khoảng 19mg/l,
nồng độ Fe và mangan nhỏ hơn 0,3 mg/l và 0,1 mg/l, nước nguồn có
độ màu thấp và hàm lượng rêu, tảo thấp
 Ưu điểm của quá trình lọc trực tiếp :
1. Vốn đầu tư xây dừng nhà máy xử lý nước thấp
2. Tốn ít hoá chất (phènvà chất kiềm hoá)
3. Giảm được chi phí vận hành và quản lý
 Nhược điểm :
1. Chu kỳ lọc ngắn
2. Tốn nhiều lượng nước sạch để rửa lọc hơn bể lọc nhanh
thường
3. Cần phải có công nhân lành nghề thường xuyên giám sát
và điều chỉnh để đảm bảo chất lượng và công suất lọc.
2.2.2. Biện pháp hoá học :
Biện pháp hoá học : dùng các hoá chất cho vào nước để xử lý nước
như: dùng phèn làm chất keo tụ, dùng nước vôi để kiềm hoá nước, cho

clo vào để khử trùng.
Qúa trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn :
Mục đích của quá trình keo tụ và tạo bông cặn là tạo ra tác nhân
có khả năng dính kết các chất làm bẩn nước ở dạng hoà tan, lơ lửng
thành các bông cặn có khả năng lắng trong các bể lắng và dính kết
trên bề mặt hạt của lớp vật liệu lọc với tốc độ nhanh và kinh tế nhất
Khi trộn đều phèn với nước xử lý lập tức xảy ra các phản ứng hóa
học và lý hoá tạo thành hệ keo dương phân tán đều trong nước, khi
được trung hoà, hệ keo dương này là các hạt nhân có khả năng dính
kết với các keo âm phân tán trong nước va dính kết với nhau để tạo
thành bông cặn do đó quá trình tạo nhân dính kết gọi là qúa trình keo
-8-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
tụ, quá trình dính kết cặn bẩn và nhân keo tụ gọi là quá trình phản ứng
tạo bông cặn
Trong kỹ thuật xử lý nước thường dùng phèn nhôm Al
2
(SO
4
)
3
,
phèn sắt Fe
2
(SO
4
)

3
và FeSO
4
để keo tụ nước. Ở Việt Nam thường dùng
phèn nhôm vì sản xuất vận chuyển, pha chế đònh lượng đơn giản nhà
máy sản xuất. Các loại phèn sắt tuy có hiệu quả cao, nhưng sản xuất,
vận chển và đònh lượng phức tạp nên chưa được dùng ở Việt Nam.
Hiệu quả của của quá trình keo tụ phụ thuộc vào điều kiện khuấy trộn
(càng nhanh càng đều càng tốt), phụ thuộc vào nhiệt độ nước ( nhiệt
độ càng cao càng tốt), phụ thuộc vào pH của nước (pH để keo tụ bằng
phèn nhôm nằm trong khoảng từ 5,7 – 6,8), phụ thuộc vào độ kiềm
cùa nước (độ kiềm của nước sau khi pha phèn còn lại nhỏ hơn 1 mg/l).
Hiệu quả của quá trình tạo bông cặn phụ thuộc vào : cường độ và thời
gian khuấy trộn để các nhân keo tụ vào cặn bẩn va chạm và dính kết
vào nhau, nếu là keo tụ trong môi trường thể tích, phụ thuộc vào độ
đục của nước thô và nồng độ cặn đã được dính kết từ trước, nếu là
keo tụ trong lớp vật liệu lọc
Để tăng cường quá trình tạo bông cặn thường cho vào bể phản
ứng tạo bông cặn chất trợ keo tụ polyme, khi hoà tan vào nước polyme
sẽ tạo ra liên kết lưới loại anion nếu trong nước nguồn thiếu ion đối
(như
2
4
SO

, ...) hoặc loại trung tính nếu thành phần ion và độ kiềm
của nước thoả mãn điều kiện keo tụ.
2.2.3. Biện pháp lý học :
Xử lý nước bằng biện pháp vật lý là dùng các tia vật lý để khử
trùng nước như tia tử ngoại, sóng siêu âm. Sóng siêu âm để khử muối.

Khử khí CO
2
hoà tan trong nước bằng phương pháp làm thoáng
Trong 3 biện pháp xử lý nước nêu ra ở trên thì biện pháp cơ học là
biện pháp cơ bản nhất. Có thể dùng biện pháp cơ học để xử lý nước
một cách độc lập hoặc kết hợp với biện pháp hoá học và lý học để rút
ngắn thời gian và nâng cao hiệu quả xử lý nước. Trong thực tế, để đạt
-9-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương II: Các biện pháp xử lý nước cấp
được mục đích xử lý một nguồn nước nào đấy một cách kinh tế và
hiệu quả nhất phải thực hiện quá trình xử lý nước bằng sự kết hợp của
nhiều phương pháp.
Thực ra cách phân chia các biện pháp xử lý như trên chỉ là tương
đối, nhiều khi bản thân các biện pháp xử lý này lại mang cả tính chất
của biện pháp khác.
-10-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
CHƯƠNG III
NHU CẦU DÙNG NƯỚC – PHÂN TÍCH LỰA CHỌN
NGUỒN NƯỚC VÀ PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
3.1. Tình hình cấp nước hiện nay của khu công nghiệp
Hiện nay trong khu công nghiệp đã bước đầu đã lắp đặt các đường
ống cấp nức cùng với việc làm các trục đường chính trong khu, tuy
nhiên cho tới nay trong khu công nghiệp vẫn chưa xây dựng trạm xử

lý nước cấp. Nguồn sử dụng nước hiện nay của các nhà máy trong khu
công ngiệp 100% là nước giếng, do các xí nghiệp tự bơm trực tiếp từ
nguồn nước ngầm lên sử dụng trực tiếp mà không qua xử lý. Do đó
chất lượng nước sử dụng không đảm bảo tiêu chuẩn đồng thời gây
khó khăn cho việc quản lý về việc khai thác nguồn nước ngầm trong
khu công nghệp và việc bán nứơc cho các xí nghiệp sau này. Vì vậy
việc xây dựng trạm xử lý nứơc hiện nay cho khu công nghiệp là việc
hết sức cần thiết và cũng là sự mong mỏi hết sức của từng công ty
cũng như của ban quản lý khu công nghiệp Trảng Bàng – Tây Ninh.
3.2. Nhu cầu sử dụng nước
Nhu cầu dùng nước của khu công nghiệp được xác đònh trên cơ sở
diện tích toàn khu là 92,76 ha và tiêu chuẩn dùng nước công nghiệp
lấy theo tiêu chuẩn thực tế tại các Khu công nghiệp đã xây dựng ở
Việt Nam với Q = 50m
3
/ha.ngày (bao gồm nước cho sản xuất, sinh
hoạt công nhân, tưới đường, cây, nước cho trạm xử lý v.v...)
Như vậy nhu cầu dùng nước của khu công nghiệp Trảng Bàng –
Tây Ninh như sau:
Q= 50 * 92,67 = 4633,5m
3
/ngày
Lấy tròn Q = 5.000m
3
/ngày.
3.3. Phân tích nguồn nước
-11-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày

Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
Khu công nghiệp Tràng Bàng có các nguồn nước sau:
3.3.1.Nước mặt :
Khu công nghiệp nằm trong lưu vực sông Vàm Cỏ Đông và đây
cũng là nơi tiếp nhận nguồn nước thải sau khi sử dụng của khu công
nghiệp Trảng Bàng. Ngoài ra còn có nguồn nước có thể cấp nước cho
cho khu vực như kêng chính Đông dẫn nước từ công trình thuỷ lợi Dầu
Tiếng.
Chất lượng nước trên hệ thống kênh rạch này đã được các cơ quan
chuyên môn như Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường ,
và Trung Tâm Công nghệ Môi Trường CEFINEA theo dõi rất nhiều
trong những năm gần đây và đã có những đánh giá sơ bộ : Chất lượng
nước mặt sông Vàm Cỏ Đông và trên kênh chính Đông chưa bò ô
nhiễm đáng kể, có chất lượng khá tốt, có thể sử dụng cho các mục
đích cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Ngoài ra trên thực tế sự hoạt động và cung cấp nước của nhà máy
nước cấp Thò xã Tây Ninh, lấy nước nguồn từ hồ Dầu Tiếng cho thấy
chất lượng nước từ hệ thống thuỷ lợi này khá tốt và lưu lượng tương
đối ổn đònh trong năm.
Hiện trạng hệ thống cung cấp nước thô từ hồ Dầu Tiếng như sau
Nước thô để cung cấp cho khu công nghiệp từ hồ Dầu Tiếng qua
kênh Đông và kênh cấp 1 N26.
Kênh cấp 1 N26 được xây dựng để đảm bảo nước tưới cho 2657 ha
đất canh tác nông nghiệp với lưu lượng 3,66 m
3
/s hiện tại chỉ phục vụ
cho khoảng 1.000 ha. Nhưng hiện nay đang chuyển đổi 700 ha từ sản
xuất nông nghiệp sang xây dựng khu công nghiệp. Với yêu cầu sử
dụng nước cho khu công nghiệp đến cuối giai đoạn là khoảng 5.000
m

3
/ngày thì kênh N26 hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu cung cấp
Hiện trạng kênh N26
Kênh N26 dài 8.987 m lấy nước từ kênh Đông trong hệ thống thuỷ
lợi Dầu Tiếng, kênh N26 đã được bê tông hoá khoảng 50%. Cao độ
-12-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
mực nước cao nhất đầu kênh 13,67m và cao độ mực nước cuối kênh
tại vò trí đònh khai thác nước thô : 7,99 m(hệ cao độ quốc gia).
Chế độ vận hành hệ thống thuỷ lợi Dầu tiếng như sau :
Kênh Đông : Theo pháp lệnh vận hành hệ thống kênh Đông của nhà
nước quy đònh. Thời gian ngưng cung cấp nước để duy sữa không quá
7 ngày, nhưng cho đến nay chưa năm nào nhưng quá 5 ngày. Tuy
nhiên trong các ngày ngưng cung cấp nước với dung tích dự trữ nước
trên các đoạn kênh lên đến hàng trăm triện m
3
, hoàn toàn đáp ứng cho
hệ thống kênh cấp 1 . Vì vậy nguồn nước kênh Đông có thể đáp ứng
hoàn toàn nhu cầu sử dụng.
Kênh N26 : Theo quy đònh về chế độ sử dụng nước các năm qua, mỗi
năm kênh N26 được phép ngừng cung cấp để duy tu sửa chữa 3 lần
trong năm vào đầu các tháng 4, 8 và11 khi kết thúc các vụ gieo trồng.
Thời gian mỗi đợt không quá 15 ngày. Ngoài ra theo quy đònh khi có
sự cố ngưng cung cấp nước không qúa 6 ngày.
Với chế độ vận hành như trên rất khó khăn khi khai thác nước thô
từ nguồn kênh N26 để cung cấp nước cho khu công nghiệp.Tuy nhiên,
nếu có sự chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và hợp đồng cấp

nước giữa công trình khai thác thuỷ lợi Tây Ninh và khu công nghiệp.
Kênh N26 sẽ được bê tông hoá toàn bộ, xây dựng thêm các công trình
bảo trợ để kênh N26 hạn chế được tối đa khả năng ngưng cung cấp
không quá 7 ngày đối với kênh bê tông như kênh Đông để đáp ứng
được nhu cầu cấp nước cho khu công nghiệp.
3.3.2.Nguồn nước ngầm
Theo tài liệu báo cáo sơ đồ đòa chất thuỷ văn Tỉnh Tây Ninh do
Liên Đoàn 8 Đòa chất lập năm 1998 thì huyện Trảng Bàng nằm trong
vùng đòa chất thuỷ văn có cấu tạo đòa tầng chứa nước như sau:
 Tầng chứa nước lỗ hổng với các trầm tích phức hệ Plioxen : nước
ngầm ở tầng này được khai thác rộng rãi bằng các giếng đào ở
độ sâu 8 - 15m. Nước có áp lực nhẹ (tối đa là 0,4 m trên mặt
đất), mực nước tónh sâu 4 – 13m, chiều dày tầng chứa nước 10 –
-13-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
25, lưu lượng khai thác khoảng 0,02 – 2,4l/s. Các giếng đào ở
tầng này thường bò cạn về mùa khô, nguồn cung cấp nước cho
tầng chứa là nước mưa rơi tại chỗ, thấm xuyên từ trên xuống.
 Tầng chứa nùc lỗ hổng - vỉa các trầm tích phức hệ Mioxin –
Plioxen : Phân bố trên toàn bộ khu vực huyện Trảng Bàng. Về
mùa mưa đây là tầng chứa nước khá dồi dào, áp lực nước khá
mạnh có thể lên tới 1m, lưu lượng khai thác từ 0,1 – 2,22l/s.
Chiều sâu các lỗ khoan đã khai thác nước trong tầng này ở Trảng
Bàng từ 45 – 90m. Tuy nhiên về mùa khô tầng chứa nước này
thường bò cạn.
Chất lượng nước ngầm khảo sát ở khu vực khu công nghiệp được
các cơ quan có chức năng như Viện Nhiệt Đới Và Bảo Vệ Môi trường,

Trung tâm CEFINEA khảo sát cho thấy nhìn chung chất lượng nước
khá tốt chỉ cần xử lý hàm lượng sắt (F
e
= 0,25 – 2,3mg/l) là có thể
cung cấp sử dụng.
3.4.Lựa chọn nguồn nước
Qua phân tích nguồn nước ở trên ta thấy khu công nghiệp nằm
trong vùng khá tòên lợi về nguồn nước, cả về nước mặt và nước ngầm
đều có chất lượng khá tốt tuy nhiên nếu sử dụng nguồn nước ngầm có
thể giá thành đầu tư xử lý ban đầu có thể thấp hơn nguồn nước mặt
nhưng trữ lượng nước không ổn đònh về mùa khô. Bên cạnh đó khi
công nghiệp đã đi vào hoạt động ổn đònh cần khai thác với lưu lượng
lớn sẽ gây hiện tượng sụt lún trong lòng đất có thể ảnh hưởng tới sự
phát triển bề vững của môi trừơng trong tương lai.
Về nước mặt cả 2 nguồn nước đều có chất lượng khá tốt nhưng
nước từ sông Vàm Cỏ có thể cạn về mùa khô và chất lượng nước sông
sẽ có xu hướng xấu đi khi toàn bộ nước sau xử lý của khu công nghiệp
thải ra hệ thống sông này.
Vậy chọn nguồn nước từ kênh N26 dẫn từ hồ Dầu Tiếng vừa có
chất lượng nước nguồn khá tốt, vừa đảm bảo về lưu lượng nước trong
năm và không có nguy cơ bò ô nhiễm trong tương lai là thích hợp nhất.
-14-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
3.5. Lựa chọn thông số thiết kế
Thông số về chất lượng nước đầu vào trạm xử lý nước cấp được chọn
dựa vào các kết quả phân tích
 Kết quả phân tích chất lượng nước kênh chính Đông của

CEFINEA – 1998
 Chất lượng lượng nước phân tích của nhà máy nước Thò xã Tây
Ninh
BẢNG TỔNG KẾT CHẤT LƯNG NƯỚC
Chỉ tiêu Đơn vò Đầu vào Đầu ra
Mùa mưa Mùa khô
pH
Độ đục
Độ màu
Cl
-
Độ kiềm
Hàm lượng cặn
tổng cộng
Độ cứng
TDS
NO
3
-
Fe
mg/l SiO
2
Pt – Co
mg/l
mg/l
mg/l
mg/CaCO
3
/l
mg/l

mg/l
mg/l
6,8 ÷ 7,2
10 ÷ 15
18 ÷23
12 ÷ 12,5
16 ÷ 36
15 ÷ 39
22 ÷ 40
34 ÷42
0,58 ÷0,72
1,5 ÷2
5,9 ÷6,5
4 ÷ 9
15÷17
9 ÷ 11
8 ÷ 38
18 ÷ 23
12 ÷ 25
30 ÷35
0,2 ÷ 0,3
1,8 ÷1,9
6,5 ÷ 9
-
-
-
≤ 400
-
-
< 500

<15
2
Kết luận :
Chất lượng nước nguồn là yếu tố quan trọng quyết đònh lựa chọn
phương án, dây chuyền công nghệ xử lý và tính kinh tế công trình.
Theo bảng tổng kết chất lượng nước thì pH nằm trong giới hạn cho
phép, độ đục và hàm lượng cặn vượt tiêu chuẩn cho phép còn tất cả
các chỉ tiêu khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Với chất lượng
nước như vậy, công nghệ xử lý chủ yếu là khử màu, khử đục và hàm
lượng cặn.
-15-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
3.6. Đề xuất quy trình công nghệ
Dựa vào tính chất và chất lượng lượng đầu vào và yêu cầu chất
lượng nước đầu ra cũng như công suất của trạm xử lý và các điều
kiện thực tế của khu công nghiệp, đề xuất phương án xử lý như sau:
-16-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
Phương án 1:
1
Chất keo tụ
Chất kiểm hoá
Nước rửa lọc
Chất khử trùng

Nước sau hồ lắng
Hồ chứa
nước thô
Trạm
bơm cấp I
Bể trộn
đứng
Bể phản ứng
trong tầng
cặn lơ lửng
Bể lọc
nhanh
Bể chứa
S Sử
dụng
Bể lắng
ngang
Hồ chứa
bùn
Cặn lắng
Nước rửa lọc,
xả lọc đầu
Hồ sinh học
Bùn
sau
lắng
Sân phơi
bùn
Nước
thải

Bùn chôn
lấp
-17-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
Phương án 2
Chất keo tụ
Chất kiềm
hoá
Gió rửa lọc
Chất khử trùng
Hồ chứa
nước thô
Trạm bơm
cấp I
Bể trộn
đứng
Bể lắng trong
có lớp cặn lơ lửng
Bể lọc
nhanh
Bể chứa
Sử dụng
Hồ lắng
bùn
Sân phơi
bùn
Nước rửa lọc, rửa lọc đầu

Nước rửa lọc
Cặn lắng trong
Chôn lấp
Hồ sinh
học
-18-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
3.7. Thuyết minh dây truyền công nghệ :
Phương án 1 :
• Hồ chứa nước thô :
Nước thô từ kênh N26 được dẫn về hồ chứa nước thô trước khi đi
vào xử lý. Hồ có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình
tử làm sạch như : lắng bớt cặn lơ lửng, giảm lượng vi trùng do tác
động của các điều kiện môi trường, thực hiện các phản ứng oxy hoá
do tác dụng của oxy hoà tan trong nước, và làm nhiệm vụ điều hoà lưu
lượng giữa dòng chảy từ nguồn và lưu lượng tiêu thụ do trạm bơm
nước thô bơm cấp cho trạm xử lý.
• Bể trộn đứng :
Nước từ trạm bơm cấp I (trạm bơm nước thô) được đưa về bể trộn
đứng để hoà trộn hóa chất cho quá trình xử lý tiếp theo. Chấ keo tụ
được sử dụng là phèn nhôm. Vôi được đưa vào bể trộn đứng để tăng
pH của nước đồng thời hỗ trợ hỗ trợ quá trình keo tụ được tốt.
Bể trộn đứng thường được sử dụng trong trường hợp có dùng vôi
sữa để kiềm hóa nước với công suất bất kỳ. Vì chỉ có bể trộn đứng
mới đảm bảo giữ cho các phần tử vôi ở trạng thái lơ lửng, làm cho quá
trình hoà tan vôi được thực hiện triệt để . Còn nếu dùng các bể trôn
khác vôi có thể bò kết tủa trước tầm chắn. Kinh nghiệm cho thấy, diện

tích tối đa của 1 bể trộn đứng không nên lớn hơn 15 m
3
, vì khi diện
tích mặt bằng càng lớn, thì khả năng hoà trộn đều hoá chất với nước
càng kém.
Nguyên tắc làm việc của bể trộn đứng : nước đưa vào xử lý chảy từ
dưới lên trên. Tốc độ dòng nước đưa vào phía đáy v
đ
= 1 ÷1,5m/s. Với
tốc độ này sẽ tạo nên dòng chảy rối, làm cho nước trộn đều với dung
dòch chất phản ứng . Nứơc vào từ đáy dâng lên với tốc độ nước dâng
v
d
= 25mm/s. Sau đó theo máng vòng quanh bể có đục lỗ chảy ngập
-19-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
vào máng dẫn tới máng tập trung, từ đó chảy sang các công trình kế
tiếp. Tốc độ nước chảy trong máng v
m
= 0,6m/s. Thời gian nước lưu lại
trong bể không quá 2 phút.

• Bể phản ứng có tầng cặn lơ lửng :
Nước sau khi được trộn đều hoá chất ở bể trộn đứng được dẫn sang
ngăn tách khí bể phản ứng để tách hết bọt khí tránh tình trạng bọt khí
làm phá vỡ bông cặn.
Bể phản ứng có chức năng hoàn thành nốt quá trình keo tụ, tạo điều

kiện thuận lợi cho quá trình tiếp xúc và kết dính giữa các hạt keo và
cặn bẩn trong nước để tạo nên những bông cặn đủ lớn và lắng lại
trong bể lắng. Sau đó nước chảy qua tường tràn ngăn cách giữa bể
phản ứng và bể lắng ngang. Tốc độ nước tràn qua không vượt quá
0,05 m/s.
• Bể lắng ngang :
Nước sau khi qua bể tạo bông, hạt cặn đã có kích thước lớn được
dẫn sang bể lắng ngang để giữ lại các hạt cặn trong bể lắng này.
Quá trình lắng các hạt cặn có khả năng keo tụ trong bể lắng ngang
có dòng nước chuyển động theo phương ngang như sau: các hạt cặn có
kích thước và vận tốc lắng khác nhau phân bố đều trong thể tích nước,
khi lắng các hạt cặn có kích thước và trọng lượng lớn hơn rơi với vận
tốc lớn hơn, khi rơi va chạm vào các hạt bé lắng chậm hoặc lơ lửng
trong nước, dính kết với các hạt bé thành hạt lớn hơn nữa và có tốc độ
lắng lớn hơn. Hạt cặn rơi với chiều cao H càng lớn và thời gian lắng T
càng lớn thì sự xuất hiện các hạt cặn to lắng với tốc độ lớn càng
nhiều. Tuy nhiên khi hạt cặn đã dính kết với nhau thành hạt có kích
thước lớn, khi lắng chòu cản của nước lớn hơn, đến lúc nào đó lực cản
thành lực cắt đủ lớn để chia hạt cặn có đường kính to thành nhiều
mảnh nhỏ, đến lượt mình các hạt cặn nhỏ này lại kết dính với nhau
hoặc với các hạt khác thành hạt lớn hơn. Vì vậy, hiệu quả lắng các hạt
-20-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
keo tụ phụ thuộc vào vận tốc lắng ban đầu u
o
và chòều cao lắng cũng
như thời gian lắng T.

Bể lắng ngang có dạng hình chữ nhật, được xử dụng trong các trạm
xử lý có công suất lớn hơn 3.000 m
3
/ngày đêm đối với những trạm xử
lý có dùng phèn và áp dụng với công suất bất kỳ đối với trạm xử lý
không dùng phèn. Cấu tạo của bể lắng ngang có 4 bộ phận chính : bộ
phận phân phối nước vào, vùng lắng cặn , hệ thống thu nước đã lắng,
hệ thống thu xả cặn.
Để phân phối nước đều vào trên toàn bộ diện tích bể lắng cần đặt
các ngăn có đục lỗ ở đầu bể có dạng hình vuông hoặc hình tròn. Để
thu nước đều, có thể dùng hệ thống máng thu nước ở cuối bể hay hệ
thống ống châm lỗ ở bề mặt bể. Nước sau khi lắng đi qua tường thu có
lỗ để dẫn sang bể lọc. Hệ thống xả cặn trong bể lắng ngang thường
tập trung ở đầu của bể. Có hai biện pháp xả cặn : biện pháp cơ giới và
biện pháp thuỷ lực.
Đối với biện phápxả cặn bằng cơ giới : bể lắng phải thiết kế dung
tích vùng chứa và nén cặn theo kích thước của thiết bò xả cặn.
Đối với xả cặn bằng thuỷ lực : phải thiết kế hệ thống thu cặn bằng
ống hoặc máng.
• Bể lọc nhanh
Nước sau khi qua bể lắng được dẫn sang bể lọc để loại bỏ các hạt
cặn có kích thước nhỏ chưa được tách ra ở bể lắng.
Khi lọc : Nước được dẫn từ bể lắng sang, qua máng phân phối vào
bể lọc, qua lớp vật liệu lọc, lớp sỏi đỡ vào hệ thống thu nước trong và
được đưa về bể chứa nước sạch.
Cơ chế của lọc nhanh : ở bể lọc nhanh, nước đi qua lớp vật liệu lọc
với tốc độ tương đối lớn, nên sức dính kết của của nhiều hạt cặn
không đủ để giữ chúng lại trên bề mặt cát lọc. Như vậy hiệu quả lọc
là kết quả của hai quá trình ngược nhau : quá trình kết bám của các
hạt cặn trong nước lên bề mặt hạt lọc và quá trình tách cặn bẩn từ bề

-21-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
mặt hạt lọc đưa vào lớp cát lọc phía dưới. Hai quá trình này diễn ra
đồng thời và lan dần theo chiều sâu lớp vật liệu lọc.
ng với thời điểm ban đầu của chu kỳ lọc hàm lượng cặn trong
nước giảm rất nhanh theo chiều dày lớp cát lọc. Đa số cặn bẩn được
giữ lại ở trên cùng, lúc này quá trình kết bám cặn bẩn diễn ra là chủ
yếu. Ở những thời điểm sau, đasố các hạt cặn bò đẩy sâu vào lớp vật
liệu lọc ở phía dưới chứng tỏ lúc đó các hạt cặn không còn khả năng
kết bám lên bề mặt hạt lọc. Chiều dầy của lớp bão hoà cặn tăng lên
đến khi xấp xỉ bằng chiều dày lớp cát lọc, thì lớp cát lọc không còn
khả năng giữ cặn nữa. Có bao nhiêu cặn đi vào lớp vật liệu lọc, thì
cũng có bấy nhiêu cặn đi ra khỏi lớp vật liệu lọc. Khi đó ta tiến hành
rửa lọc.
Khi rửa : Mục tiêu của rửa lọc là nhằm đẩy cặn ra khỏi lớp vật
liệu lọc và đồng thời xới tung lớp vật liệu lọc nhằm giảm tổn thất qua
lớp vật liệu lọc.
Khi rửa lọc hạ mực nước trong bể xuống thấp hơn mép máng thu
nước rửa từ 10 – 20 cm sau đó sục gió lên với cường độ 16l/s.m
2
trong
vòng 2 phút. Khi sục khí từ dưới lên trên các hạt cát chuyển động hỗn
loạn trong thể tích nước, làm vỡ vụn các liên kết giữa bùn và hạt lọc
tách cặn bẩn ra khỏi bề mặt hạt, ngay lúc đó xuất hiện các bọt khí đi
lên sục ngay nước rửa với cường độ 3l/s.m
2
đủ để lấp chỗ trống mà bọt

khí vừa đi qua, nhằm tránh hiện tượng tạo dòng tuần hoàn đưa bùn
cặn và các hạt bé xuống dưới, đồng thời cũng đẩy được lớp cặn lên
trên lớp vật liệu lọc. Rửa nước và gió kết hợp trong vòng trong 4 phút,
sau đó ngừng cấp gió và rửa nước thuần tuý với cường độ 6l/s.m
2
trong
vòng 5 phút để đưa cặn ra ngoài. Rửa nước và gió kết hợp loại trừ
hoàn toàn được hiện tượng bùn vón cục, lớp vật liệu khôn bò phân huỷ
thuỷ lực, các cỡ hạt phân phối với tỷ lệ như nhau trong suốt chiều dày
lớp vậy liệu lọc nên loại trừ được hiện tượng tạo chân không trong lớp
vật lòệu lọc.
Nước rửa được bơm từ bể chứa nứơc sạch bằng máy bơm, nước rửa
qua hệ thống phân phối bằng chụp lọc lọc qua lớp sỏi đỡ, lớp vật liệu
-22-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
lọc và kéo theo cặn bẩn tràn vào máng thu nước rửa, rồi đựơc xả ra
ngoài theo mương thoát nước.
Sau khi rửa, nước được đưa vào bể đến mực nước thiết kế, rồi cho
bể làm việc. Do cát mới rửa chưa được sắp xếp lại, độ rỗng lớn, nên
chất lượng nước lọc ngay sau khi rửa chưa đảm bảo, phải xả lớp lọc
đầu, không đưa ngay vào bể chứa. Thời gian xả lọc đầu quy đònh là 10
phút.
Hiệu quả làm việc của bể lọc phụ thuộc vào chu kỳ công tác của bể
lọc tức là phụ thuộc vào khoảng thời gian giữa hai lần rửa bể. Chu kỳ
công tác của bể lọc dài hay ngắn phụ thuộc vào chất lượng nước lọc
và trò số tổn thất áp lực ở bể lọc. Do đó việc quan trọng của người
thiết kế sao cho khi đạt tới tổn thất áp lực yêu cầu thì đạt tới độ đục

yêu cầu khi đó bắt đầu tiến hành rửa lọc.
đầu chu kỳ lọc, do tổn thất áp lực qua lớp vật liệu nhỏ, nên tốc
độ lọc lớn, ngược lại ở cuối chu kỳ lọc, tổn thất áp lực qua lớp vật liệu
lớn nên tốc độ lọc nhỏ. Như vậy, bể lọc làm việc với công suất luôn
luôn thay đổi trong suốt chu kỳ lọc. Để tránh tình trạng này, nước lọc
sau khi ra bể lọc được điều chỉnh bằng xi phông đồng tâm
• Bể chứa nứơc sạch
Nước sau khi được làm sạch cặn bẩn ở bể lọc được đưa về bể chứa
nước sạch. Tại đây nước được châm clo với nồng độ thích hợp để khử
trùng và để đạt tiêu chuẩn về nứơc cấp hoàn thành việc xử lý. Từ đây
nước được dẫn tới nơi tiêu thụ.
Phương án 2 : Dùng bể lắng trong
Nước xử lý sau khi trộn đều với hoá chất ở bể trộn (không qua bể
phản ứng ), được đưa qua ngăn tách khí nhằm tách hết các bọt khí để
tránh tình trạng bọt khí chuyển động từ dưới lên trên kéo theo các hạt
cặn tràn vào máng thu nước làm giảm chất lượng nước sau khi lắng.
Sau đó nước theo hệ thống máng dẫn và ống phân phối với tốc độ
-23-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước
thích hợp vào ngăn lắng của bể láng trong. Tại đây sẽ hình thành lớp
cặn lơ lửng.
Nếu xét một hạt cặn trong lớp cặn lơ lửng ta thấy nó chòu tác dụng
của lực đẩy của dòng nứơc hướng lên và trọng lượng của bản thân
hướng xuống dưới. Khi dòng nước đi lên có vận tốc thích hợp, thì hạt
cặn sẽ tồn tại ở trạng thái lơ lửng hay cò gọi là trạng thái cân bằng
động.
Thực ra mỗi hạt cặn đều không ngừng chuyển động, mà nó chuyển

động hỗn loạn, nhưng toàn bộ cặn ở trạng thái lơ lửng.
Khi đi qua lớp cặn lơ lửng, các hạt cặn tự nhiên có trong nước sẽ va
chạm và kết dính với các hạt cặn lơ lửng và được giữ lại. Kết quả là
nước được làm trong,
Khi làm làm việc như vậy hạt cặn lơ lửng không ngừng biến đổi về
độ lớn và hình dạng. Một mặt do kết dính với các hạt cặn có trong
nước nên kích thước lớn dần, mặt khác do tác dụng của dòng nước đi
lên và do va chạm lẫn nhau nên hạt cặn bò phá vỡ. Vì vậy nếu xét ở
một thời điểm nào đấy, lớp cặn lơ lửng là một hệ phân tán không
đồng nhất.
Có thể coi kích thước trung bình các hạt lơ lửng không tăng khi giữ
nguyên tốc độ của dòng nước đi lên và tính chất của nước nguồn cũng
như liều lượng phèn đưa vào nước luôn không đổi.
Trong quá trình làm việc, thể tích của lớp cặn lơ lửng không được
tăng lên . Để có hiệu quả làm trong ổn đònh, phải có biện pháp giữ
cho thể tích cặn ổn đònh. Muốn vậy phải thiết kế có kết cấu hợp lý để
đưa cặn thừa ra khỏi thể tích cặn lơ lửng. Cặn thừa sẽ tràn qua cửa sổ
sang ngăn nén cặn. Ở đây cặn lắng xuống được đưa ra ngoài còn nước
trong được thu bằng ống và đưa sang bể lọc để tiếp tục quá trình xử
lý.
Thông thường ở bể lắng trong tầng cặn lơ lửng gồmhai ngăn : ngăn
lắng và ngăn chứa nén cặn. Lớp nước ở phía trên tầng cặn lơ lửng gọi
là tầng bảo vệ. Nếu không có tầng cặn bảo vệ, lớp cặn lơ lửng sẽ bò
cuấn theo dòng nước qua máng tràn làm giảm hiệu quả lắng cặn. Mặt
khác để bể lắng trong làm việc được tốt, nước đưa vào bể phải có lưu
-24-
LVTN: Thiết kế trạm xử lý nước cấp KCN Trảng Bàng – Tây Ninh, Cs 5000
3
/ngày
Chương III: Nhu cầu dùng nước-phân tích lựa chọn nguồn nước

lượng và nhiệt độ ổn đònh. Vì trong lớp cặn lơ lửng các hạt cặn lơ
lửng lớn lên rồi bò phá vỡ thành những hạt cặn nhỏ, sau đó lại hấp
phụ và lớn lên. Để cho hạt cặn lớn lên được phải có đủ thời gian. Nếu
lưu lượng nước dao động quá lớn, hạt cặn chưa đủ lớn sẽ bò kéo đi.
Mặt khác, nếu nhiệt độ thay đổi đột ngột, lực liên kết giữa các hạt cặn
sẽ thay đổi và những bông cặn sẽ biến dạng, có khi bò phá vỡ.
Bể lắng trong có ưu điểm so với các bể lắng khác là không cần
xây dựng bể phản ứng. Bởi vì trong quá trình phản ứng tạo bông kết
tủa xảy ra trong điều kiện keo tụ tiếp xúc, ngay trong lớp cặn lơ lửng
của bể lắng. Hiệu quả xử lý cao hơn so với các bể lắng khác và tốn ít
đất xây dựng hơn.
Nước sau khi đã loại bỏ được một phần cặn trong bể lắng được dẫn
tiếp sang bể lọc và thực hiện các quá trình xử lý tiếp theo như trong
phương án 1
-25-

×