Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.63 KB, 4 trang )

Những nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất

Những nội dung chủ yếu của
tổ chức lao động khoa học
trong lĩnh vực quản lý sản
xuất
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Phân công và hiệp tác lao động.
Một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của TCLĐKH trong lĩnh vực quản lý sản xuất là thực
hiện phân công lao động hợp lý.
Phân công lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất cho thấy sự phân chia toàn bộ công
việc quản lý thành nhưng phần việc nhỏ và trao cho các lao động quản lý có nghề nghiệp
và trình độ phù hợp đảm nhận.
Phân công lao động quản lý được thực hiện trên 3 mặt :
+ Theo vai trò, ý nghĩa của công việc đối với quá trình quản lý sản xuất.
+ Theo đặc trưng của công việc và nội dung của quá trình lao động -tức là theo ”công
nghệ quản lý”.
+ Theo phức độ phức tạp và tính cách trách nhiệm của công việc.
Theo vai trò,ý nghĩa của công việc đối với quá trình quản lý sản xuất:
Thì toàn bộ các công việc quản lý được phân chia thành các chức năng quản lý (ví dụ :
Các chức năng quản lý trực tuyến, chức năng chuẩn bị sản xuất về công nghệ, chức năng
kế hoạch hoá kinh tế kỹ thuật, chức năng hoạch toán...) hình thức phân công này biểu
hiện dạng tổng quát nhất về sự phân chia các công việc quản lý trong xí nghiệp, quyết
định đặc thù cấu trúc tổ chức của xí nghiệp cũng như cơ cấu lao động quản lý về nghề
nghiệp và trình độ chuyên môn.
1/4


Những nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất



Phân công lao động theo công nghệ quản lý : Thực chất là phân chia toàn bộ công việc
quản lý theo quá trình thông tin, trên cơ sở đó mà bố trí lao động phù hợp vào các khâu
của quá trình thông tin để đảm bảo xử lý thông tin chính xác, nhanh chóng, đảm bảo
chất lượng của các quyết định quản lý.
Kết quả của hình thức phân công này là làm hình thành cơ cấu chuyên môn, nghề
nghiệp, trình độ theo từng chức năng.
Theo mức độ phức tạp : Toàn bộ công việc quản lý được phân chia ra thành những phần
việc nhỏ và giao cho từng người thực hiện. Mức độ phức tạp của công việc được thể
hiện ở các mức độ yêu cầu khác nhau về các điều kiện “chức trách”, phải biết yêu cầu
về trình độ chuyên môn nghiệp vụ được quy định trong bản tiêu chuẩn nghiệp vụ viên
chức nhà nước.
Phân công lao động trong lĩnh vực quản lý sản xuất đặt ra yêu cầu trong hiệp tác lao
động. Đó là sự phối hợp hoạt động giữa các cá nhân trong nội bộ nhóm tổ, giữa các
nhóm tổ trong nội bộ bộ phận và giữa các bộ phận quản lý với nhau nhằm thực hiện tốt
chức năng quản lý. Hiệp tác lao động hợp lý biểu hiện ở sự thực hiện tốt các quan hệ
phối hợp công tác khi thực hiện các công việc quản lý, các dự án, biện pháp tổ chức sản
xuất, tổ chức quản lý và tổ chức lao động, ở sự chấp hành các quan hệ báo cáo, cung cấp
thông tin giữa các cá nhân và các bộ phận quản lý. ở việc tổ chức hợp lý các dòng thông
tin trong bộ máy quản lý. Điều kiện để đảm bảo hiệp tác lao động tốt là phải có sự phân
định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các cá nhân và các bộ
phận quản lý cũng như quy định rõ ràng các mối quan hệ phối hợp công tác, báo cáo,
cung cấp thông tin giữa họ với nhau.

Tổ chức nơi làm việc.
Cũng như nơi làm việc của công nhân sản xuất, nơi làm việc của lao động quản lý là
đơn vị thấp nhất về tổ chức trong xí nghiệp mà ở đó xảy ra hoạt động lao độngcủa họ để
thực hiện các chức năng quản lý.
Tổ chức nơi làm việc cho lao động quản lý được phân loại thành :
Theo tư thế lao động nơi làm việc của lao động quản lý gồm 2 loại :

+ Nơi làm việc ngồi : Phổ biến ở hầu hết các lao động quản lý.
+ Nơi làm việc đứng - ngồi : Xuất hiện ở một số lao động quản lý thực hiện những công
việc đặc biệt(vẽ kỹ thuật, thiết kế).
Theo mức độ chuyên môn hoá:Là nơi làm việc của lao động quản lý được chia thành :

2/4


Những nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất

+ Nơi làm việc chuyên môn hoá : Là nơi làm việc được thiết kế cho những loại công
việc đặc biệt như nơi làm việc của giám đốc, giám đốc, nơi làm việc của kỹ sư thiết kế,
của nhân viên đánh máy, thư ký vv..
+ Nơi làm việc vạn năng là những nơi làm việc không có yêu cầu đặc biệt về trang bị,
bố trí và điều kiện lao động như nơi làm việc của hầu hết các chuyên gia, nhân viên thực
hành về kinh tế hành chính.
Theo tính chất ổn định về địa điểm : Nơi làm việc của lao động quản lý được chia thành
:
+ Nơi làm việc cố định : Bao gồm hầu hết các nơi làm việc của lao động quản lý
+ Nơi làm việc di động chỉ có một số nhân viên phục vụ như nhân viên tạp vụ vệ sinh,
nhân viên chuyển tài liệu thư từ.
Theo sự ổn định về thời gian : Nơi làm việc của lao động quản lý được chia thành :
+ Nơi làm việc liên tục : Là nơi làm việc luôn gắn liền với người lao động cụ thể bao
gồm hầu hết các nơi làm việc của lao đọng quản lý.
+ Nơi làm việc tạm thời là nơi làm việc không gắn liền với những lao động cụ thể mà
được thiết kế dành cho những nhu cầu tạm thời trong một thời gian.
Theo số lượng người làm việc : Nơi làm việc của lao động quản lý được phân loại thành
+ Nơi làm việc cá nhân : Tại đó có một người làm việc, bao gồm hầu hết các nơi làm
việc trong lĩnh vực quản lý.
+ Nơi làm việc tập thể, tại đó có nhiều người cùng làm việc.


Điều kiện làm việc của lao động quản lý
Hoạt động của lao động quản lý là hoạt động lao động trí óc mang nhiều đặc tính sáng
tạo. Đối với lao động quản lý, mặc dù những đòi hỏi về thể lực không phải là nhỏ nhưng
yếu tố đòi hỏi về thần kinh - tâm lý vẫn trội hơn.Từ đặc điểm chung đó của hoạt động
lao động, lao động quản lý có những yêu cầu riêng về điều kiện lao động, điều kiện của
lao động trí óc.
Chiếu sáng và màu sắc : Hoạt động lao động quản lý là hoạt động lao động chủ yếu có
liên quan đến việc thu nhận và sử lý ,chuẩn bị thông tin.Các công việc thường được thực
hiện dưới dạng, đọc, viết, vẽ, đánh máy, phân loại... Do đó cần phải tổ chức chiếu sáng
tốt cho cán bộ quản lý.

3/4


Những nội dung chủ yếu của tổ chức lao động khoa học trong lĩnh vực quản lý sản xuất

Tiếng ồn : Đối với lao động quản lý vấn đề chống tiếng ồn đặc biệt quan trọng, vì hoạt
đông trí óc đòi hỏi phải được yên tĩnh và tập trung tư tưởng.
Bầu không khí tập thể là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới khả năng lao đông trí óc và do
đó tới hiệu quả lao động quản lý. Những tập thể đoàn kết, thân ái thương yêu nhau, tin
tưởng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ thường là những tập thể có hiệu quả công tác cao
; Trái lại, những mâu thuẫn trong tập thể, những va vấp trong mối quan hệ bạn bè, gia
đình đều có tác dụng làm giảm sút một cách rõ rệt hiệu xuất của lao động quản lý. Tạo
ra một bầu không khí tốt đẹp trong tập thể là kết qủa của việc thực hiện đồng bộ nhiều
biện pháp về tổ chức, giáo dục và cưỡng bức những biện pháp đó.

Định mức các công việc quản lý.
Do những đặc điểm của hoạt động lao đông quản lý nên định mức các công việc phức
tạp hơn định mức các công việc sản xuất. Nhiệm vụ của định mức lao động quản lý là

+ Xác định số lượng lao động của từng dạng công việc.
+ Xác định số lượng người cần thiết.
Việc xác định lương lao động của từng dạng công việc nhằm thực hiện phân công lao
động hợp lý, trả lương theo số lượng và chất lượng lao động, phân tích sự hợp lý của
quá trình lao động ,phân tích mức năng xuất lao động. Xác định nhu cầu về các phương
tiện kỹ thuật và để tính giá thành công việc thực hiện còn việc xác định số lượng người
cần thiết là để định ra những cân đối hợp lý giữa các loại cán bộ, xây dựng bộ máy quản
lý hợp lý, hoạch hoá biên chế và quỹ lương cần thiết bảo đảm tổ chức lao động quản lý
có hiệu quả cao.
Các loại mức lao động quản lý - để định mức lao động người ta chia lao động quản lý
thành 3 nhóm.
Những cán bộ mà khố công việc có thể tiêu chuẩn hoá được. Ví dụ nhân viên đánh máy,
in bản vẽ.
Nhóm cán bộ mà số lượng cần thiết được tính bằng mức quản lý .
Nhóm cán bộ mà số lượng xác định bởi nhân tố khác, xuất phát từ đặc điểm chức năng
và nhiệm vụ họ phải thực hiện. Để định mức cho nhóm thứ nhất thường sử dung các
loại mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ. Số lượng nhóm thứ hai được xác định
dựa trên mức quan lý. Mức quản lý là số người hay số bộ phận do một người hoặc một
nhóm người lãnh đạo phụ trách với trình độ lành nghề phù hợp trong điều kiện tổ chức
kỹ thuật nhất định.

4/4



×