Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Quyết đinh vể bao bì và thiết kế maketing sản phẩm mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.11 KB, 3 trang )

Quyết đinh vể bao bì và thiết kế maketing sản phẩm mới

Quyết đinh vể bao bì và thiết
kế maketing sản phẩm mới
Bởi:
Học Viện Tài Chính

Quyết định về bao bì và cách gắn nhãn hiệu
Nhiều sản phẩm vật chất khi đưa ra thị trường cần được bao gói cẩn thận và gắn nhãn.
bao bì có thể đóng vai trò thứ yếu (các mặt hàng kim khí rẻ tiền) hay chủ yếu (mỹ phẩm).
Nhiều người làm Marketing gọi bao bì là biến cơ bản thứ năm, ngang hàng với giá cả,
sản phẩm, địa điểm, và khuyến mãi. Tuy nhiên nhiều người làm Marketing vẫn xem bao
bì là một yếu tố của chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
Ta định nghĩa việc bao gói là những hoạt động thiết kế và sản xuất hộp đựng hay giấy
gói cho sản phẩm. Hộp đựng hay giấy gói gọi là bao bì. Bao bì có thể gồm ba lớp vật
liệu. Gần đây bao bì đã trở thành công cụ Marketing đắc lực. Bao bì được thiết kế tốt
có thể tạo ra giá trị thuận tiện cho người tiêu dùng và giá trị khuyến mãi cho người sản
xuất.
Có nhiều yếu tố khác nhau đã góp phần mở rộng việc sử dụng bao bì làm công cụ
Marketing.
- Tự phục vụ: Ngày càng có nhiều sản phẩm được bán theo phương pháp tự chọn ở các
siêu thị và ở cửa hàng hạ giá. Bao bì phải thực hiện nhiều nhiệm vụ của người bán hàng,
nó phải thu hút sự chú ý đến hàng hoá, mô tả tính chất của nó, tạo cho người tiêu dùng
niềm tin vào hàng hoá và gây ấn tượng tốt đẹp nói chung.
- Mức sung túc của người tiêu dùng: Mức sung túc ngày càng tăng của người tiêu dùng
có nghĩa là họ sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho sự tiện lợi, hình thức bên ngoài, độ tin cậy
và vẻ lịch sự của bao bì hoàn hảo hơn.
+ Hình ảnh của công ty và nhãn hiệu: Các công ty ý thức được khả năng của bao bì
được thiết kế đẹp góp phần làm người tiêu dùng nhận ra ngay công ty hay nhãn hiệu.
+ Cơ hội đổi mới: Việc đổi mới bao bì có thể đem lại những ích lợi to lớn cho người
tiêu dùng và lợi nhuận cho người sản xuất


1/3


Quyết đinh vể bao bì và thiết kế maketing sản phẩm mới

Việc thiết kế bao bì có hiệu qảu cho một sản phẩm mới đòi hỏi phải thông qua một số
quyết định. Nhiệm vụ trước tiên là phải xây dựng khái niệm bao bì. Khái niệm bao bì sẽ
xác định bao nhiêu bao bì về căn bản phải như thế nào hay có tác dụng cho sản phẩm
cụ thể đó như thế nào. Những chức năng chủ yếu của bao bì có tạo ra sự bảo vệ tốt hơn
cho sản phẩm không? Có mở ra một phương pháp quảng bá sản phẩm mới không? Có
cần cung cấp những thông tin nhất định về sản phẩm, về công ty hay một điều gì khác
không?
Cần phải đưa ra những quyết định về các yếu tố phụ của bao bì: kích thước hình dáng,
vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và dấu hiệu của nhãn hiệu. Ngoài ra phải có các bộ
phận chống làm giả để đảm bảo an toàn cho sản phẩm. Các yếu tố khác nhau của bao
bì phải hài hoà với nhau, và phải hài hoà với những quyết định về giá cả, quảng cáo và
những yếu tố Marketing khác.
Sau khi thiết kế xong bao bì cần phải thử nghiệm nó. Thử nghiệm kỹ thuật phải đảm bảo
chắc chắn là bao bì chịu được những điều kiện bình thường, thử nghiệm hình thức phải
đảm bảo chắc chắn chữ viết dễ đọc và màu sắc hài hoà, thử nghiệm kinh doanh phải
đảm bảo là các nhà kinh doanh đều thấy bao bì hấp dẫn và dễ bảo quản, thử nghiệm với
người tiêu dùng để đảm bảo người tiêu dùng ưng ý. Do vậy việc nghiên cứu một bao bì
có hiệu quả thường mất lượng chi phí đáng kể và một khoảng thời gian từ vài tháng đến
một năm vì bao bì có chức năng vô cùng quan trọng như thu hút và làm hài lòng khách
hàng. Đồng thời các công ty còn phải chú ý đến những mối quan tâm ngày càng tăng về
môi trường, an toàn đối với bao bì và cần có những quyết định đảm bảo được lợi ích xã
hội cũng như những mục tiêu trước mắt cảu người tiêu dùng và công ty.
Người bán phải gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình. Nhãn hiệu có thể là một miếng
bìa đơn giản được đính vào sản phẩm hay một hình vẽ với chữ được thiết kế công phu và
in liền trên bao bì. Nhãn hiệu có thể chỉ ghi tên nhãn hay nhiều thông tin về sản phẩm.

Cho dù người bán thích một kiển nhãn hiệu đơn giản đi nữa, luật pháp vẫn yêu cầu phải
bổ sung thông tin trên đó.
Nhãn hiệu thực hiện một số chức năng. Nhãn hiệu đảm bảo nhận biết được sản phẩm
hay hàng hoá. Nhãn hiệu có thể chỉ rõ phẩm cấp của sản phẩm, nhãn hiệu có thể mô tả
sản phẩm : người sản xuất, nơi sản xuất, ngày sản xuất, nội dung trong bao bì, cách sử
dụng và quy cách an toàn khi sử dụng. Cuối cùng, nhãn hiệu có thể tuyên truyền sản
phẩm bằng những hình vẽ hấp dẫn. Một số tác giả đã phân biệt nhãn hiệu thành các loại
nhãn hiệu nhận biết, nhãn hiệu phẩm cấp, nhãn hiệu mô tả và nhãn hiệu khuyến mãi.
Nhãn hiệu sau một thời gian sử dụng sẽ trở nên lỗi thời và cần đổi mới có thể tạo nên
một hình ảnh hấp dẫn khách hàng hơn trước sự cạnh tranh của các công ty khác, đòi hỏi
người làm Marketing phải nhạy cảm và sáng tạo.

2/3


Quyết đinh vể bao bì và thiết kế maketing sản phẩm mới

Thiết kế và marketing sản phẩm mới, chu kỳ sống của sản phẩm
Các tổ chức và doanh nghiệp ngày càng ý thức được sự cần thiết phải nghiên cứu hàng
hoá và dịch vụ cũng như những ích lợi gắn liền với nó. Thời hạn sống của sản phẩm
hiện có hôn nay đang thu ngắn lại và sẽ đến lúc phải thay thế chúng.
Những sản phẩm mới có thể thất bại. Mức rủi ro, liên quan đến việc đổi mới rất lớn
nhưng ích lợi vật chất gắn liền với nó cũng rất lớn. Sự bảo đảm thành công cho hoạt
động đổi mới là việc xây dựng một cơ cấu tổ chức lành mạnh để nghiên cứu những ý
tưởng về hàng hoá mới, tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và thông qua những quyết
định có căn cứ cho từng giai đoạn sáng tạo ra sản phẩm mới. Quá trình tạo ra sản phẩm
mới bao gồm tám giai đoạn: Hình thành ý tưởng, lựa chọn ý tưởng, soạn thảo dự án và
thẩm định nó, thẩm định chiến luợc marketing, phân tích các khả năng sản xuất và tiêu
thụ, thiết kế hàng hoá, thử nghiệm trong điều kiện thị trường và triển khai sản xuất đại
trà. Mục đích của từng giai đoạn là thông qua quyết định là nên hay không nên tiếp tục

nghiên cứu các ý tưởng. Công ty cố gắng giảm tới mức tổi thiểu những cơ hội nghiên
cứu những ý tưởng yếu kém, sàng lọc ra những ý tưởng hay.
Mỗi sản phẩm hàng hoá đưa vào sản xuất đại trà đều có một chu kỳ sống riêng của nó,
được đánh dấu bằng một loạt những vấn đề không ngừng phát sinh và những khả năng
mới. Lịch sử thương mại sản phẩm của hàng hoá điển hình có thể biểu diễn dưới dạng
đồ thị trên đó phân rõ bốn giai đoạn. Giai đoạn tung ra thị trường đặc trưng bằng sự tăng
chậm mức tiêu thụ và lợi nhuận tối thiểu cho đến khi hàng hoá khai thông các kênh phân
phối. Nếu thành công thì hàng hoá bước vào giai đoạn phát triển mà nét đặc trưng là
tăng nhanh mức tiêu thụ và tăng lợi nhuận. Trong giai đoạn này công ty cố gắng cải tiến
hàng hoá, xâm nhập vào những phần thị trường mới và các kênh phân phối mới, cũng
như giảm giá chút ít. Sau đó là giai đoạn chín muồi, khi mức tiêu thụ tăng chậm lại còn
lợi nhuận thì ổn định. Để đẩy mạnh tiêu thụ công ty tìm kiếm những phương pháp đổi
mới bao gồm cải biến thị trường, cải biến hàng hoá, cải biến hệ thống marketing- mix.
Cuối cùng hàng hoá bước vào giai đoạn suy thoái, khi mức tiêu thụ và lợi nhuận giảm.
Nhiệm vụ công ty trong giai đoạn này là phát hiện ra những hàng hóa già cỗi và thông
qua quyết định đối với từng mặt hàng hoặc là tiếp tục sản xuất, hoặc là “ thu hoạch thành
quả”, hoặc là loại khỏi danh mục hàng hoá. Trong trường hợp cuối có thể bán hàng hoá
đó cho công ty khác hay đơn giản là chấm dứt sản xuất.

3/3



×