Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.59 KB, 3 trang )

Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo

Một số luận giải lý thuyết về
phát triển nguồn nhân lực
thông qua giáo dục và đào
tạo
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Các khái niệm cơ bản.
• Giáo dục: là các hoạt động học tập để chuẩn bị cho con người bước vào một
nghề nghiệp hoặc chuyển sang một nghề mới, thích hợp hơn trong tương lai.
• Đào tạo: là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực
hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học
tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những
hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực
hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.
• Phát triển: là các hoạt động học tập vượt ra khỏi phạm vi công việc trước mắt
của người lao động, nhằm mở ra cho họ những công việc mới dựa trên cơ sở
những định hướng tương lai của tổ chức.

Mục tiêu và vai trò phát triển nguồn nhân lực.
Mục tiêu: nhằm sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính hiệu quả của tổ
chức thông qua việc giúp cho người lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn
về nghề nghiệp của mình và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác
hơn, với thái độ tốt hơn, cũng như nâng cao khả năng thích ứng của họ với các công việc
trong tương lai.
Tác dụng: đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức, cũng như nhu cầu học tập,
phát triển của người lao động. Hơn nữa đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính
chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.


1/3


Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo

Vai trò:















Đối với doanh nghiệp:
Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.
Nâng cao chất lượng của thực hiện công việc.
Giảm bớt sự giám sát vì người lao động được đào tạo là người có khả năng tự
giám sát.
Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.
Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.
Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.
Tạo ra được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đối với người lao động:
Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.
Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.
Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương
lai.
Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.
Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ
là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Nội dung:
Phát triển nguồn nhân lực nhằm tăng cường chất lượng và hiệu quả, tiếp tục mở rộng
quy mô các cấp, bậc học và trình độ đào tạo phù hợp với cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành
nghề, cơ cấu vùng miền của nhân lực. Nâng tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ
khác nhau.
Đại hội lần thứ IX của Đảng đã định hướng cho phát triển nguồn nhân lực Việt Nam:
“ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào
tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học
công nghệ hiện đại”.

Các phương pháp đào tạo và phát triển.
Hiện nay có rất nhiều các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Mỗi một
phương pháp có cách thức thực hiện, ưu nhược điểm riêng. Do vậy các doanh nghiệp
cũng như các tổ chức cần lựa chọn cho mình một phương pháp tối ưu vừa đạt được các
mục tiêu đặt ra vừa tiết kiệm được kinh phí đào tạo. Dưới đây là một số phương pháp
được liệt kê để các doanh nghiệp lựa chọn cho phù hợp với điều kiện của mình:

2/3


Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo


Đào tạo trong công việc: đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc người học sẽ tiếp thu kiến
thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua việc bắt tay trực tiếp vào công việc dưới
sự hướng dẫn của người lao động lành nghề. Bao gồm:





Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc.
Đào tạo theo kiểu học nghề.
Kèm cặp và chỉ bảo.
Luân chuyển và thuyên chuyển công việc .

Đào tạo ngoài công việc: người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế.
Bao gồm:









Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp.
Cử đi học ở các trường chính quy.
Các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo.
Đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính.
Đào tạo theo phương thức từ xa.

Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm.
Mô hình hoá hành vi.
Đào tạo kỹ năng xử lý công văn, giấy tờ.

3/3



×