Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.13 KB, 3 trang )

Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội

Bản chất và chức năng của
bảo hiểm xã hội
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Bản chất của BHXH.
Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau:
• BHXH là thu nhập khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã
hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê
mướn lao động phát triển đến mức nào đó. Nền kinh tế càng phát triển thì
BHXH càng đa dạng và hoàn thiện, càng chứng tỏ được những mặt ưu điểm
hơn. Vì vậy có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt
quá trạng thái kinh tế của mỗi nước. Đóng vai trò như một vị cứu tinh cho NLĐ
khi họ gặp phải những rủi ro làm giảm thu nhập trong cuộc sống. Có thể nói
nhu cầu về BHXH thuộc về nhu cầu tự nhiên của con người. Xuất phát từ nhu
cầu cần thiết để đảm bảo cho các tiêu chuẩn hay giá trị cho cuộc sống tối thiểu.
• Mối quan hệ giữa các bên trong BHXH phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động
và diễn ra giữa ba bên: bên tham gia BHXH, bên BHXH và bên được BHXH.
Bên tham gia BHXH có thể chỉ là NLĐ hoặc cả NLĐ và NSDLĐ. Bên BHXH
(bên nhận nhiệm vụ BHXH thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước
lập ra và bảo trợ. Bên được BHXH là NLĐ và gia đình họ khi có đủ các điều
kiện ràng buộc cần thiết.
BHXH được xem như là một hệ thống các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo
đời sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội
nói chung.
• Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trong
BHXH có thể nói là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con
người như: ốm đau, bệnh tật, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp… hoặc cũng
có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như tuổi già,


thai sản… Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá
trình lao động.

1/3


Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội

• Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến
cố rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn
tích lại.
Nguồn quỹ này do bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu. Ngoài ra còn được hỗ
trợ của Nhà nước khi có sự thâm hụt quỹ (thu không đủ chi), chính vì vậy mà chính
sách BHXH nằm trong hệ thống chung của chính sách về kinh tế xã hội và là một trong
những bộ phận hữu cơ trong hệ thống chính sách quản lý đất nước của Quốc gia.
• Mục tiêu của BHXH là nhằm thoả mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao
động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Mục tiêu này
đã được tổ chức lao động Quốc tế (ILO) cụ thể hóa như sau:
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị mất để đảm bảo nhu cầu sinh
sống thiết yếu của họ.
+ Chăm sóc sức khoẻ và chống bệnh tật.
+ Xây dựng điều khiện sống đáp ứng các nhu cầu của dân cư và nhu cầu đặc biệt của
người già, người tàn tật và trẻ em.

Chức năng của BHXH.
BHXH được xem như là một loạt các hoạt động mang tính xã hội nhằm đảm bảo đời
sống cho người lao động, mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế, ổn định trật tự xã hội nói
chung do vậy BHXH có chức năng:
- Thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ tham gia BHXH khi họ bị giảm
hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm. Sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp này

chắc chắn xảy ra vì suy cho cùng, mất khả năng lao động xẽ dẫn đến với tất cả mọi
người lao động khi hết tuổi lao động theo quy định của BHXH. Còn mất việc làm và
mất khả năng lao động tạm thời làm giảm hoặc mất thu nhập, NLĐ cũng sẽ được hưởng
trợ cấp BHXH với mức hưởng, thời điểm và thời gian hưởng theo đúng quy định của
Nhà nước. Đây là chức năng cơ bản nhất của BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất
và cơ chế tổ chức hoạt động của BHXH.
• Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
BHXH. Bởi cũng giống như nhiều loại hình Bảo hiểm khác, BHXH cũng dựa
trên nguyên tắc lấy số đông bù số ít, do vậy mọi người lao động khi tham gia
BHXH đều bình đẳng trong việc đóng góp vào quỹ cũng như được bình đẳng
trong quyền lợi nhận được từ các chế độ BHXH. Người tham gia để tạo lập quỹ
BHXH là tập hợp tất cả những người đóng BHXH từ mọi ngành nghề, lĩnh vực
hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế xã hội, các lĩnh vực này bao

2/3


Bản chất và chức năng của bảo hiểm xã hội

gồm tất cả các loại công việc từ đơn giản đến phức tạp, từ nhẹ nhàng đến công
việc nặng nhọc độc hại. Do vậy, BHXH xã hội hóa cao hơn hẳn các loại hình
BHXH khác đồng thời cũng thể hiện tính công bằng xã hội cao.
• BHXH là đòn bẩy, khuyến khích NLĐ hăng hái tham gia lao động sản xuất và
từ đó nâng cao năng suất lao động: BHXH góp phần kích thích người lao động
hăng hái lao động sản xuất, nâng cao năng xuất lao động cá nhân và tăng năng
suất lao động xã hội góp phần tăng mối quan hệ tốt đẹp và gắn bó lợi ích giữa
NLĐ, NSDLĐ và nhà nước.
• BHXH thực hiện chức năng điều hoà lợi ích giữa ba bên: NLĐ, NSDLĐ, Nhà
nước đồng thời làm giảm bớt mâu thuẫn xã hội, góp phần ổn định chính trị,
kinh tế, xã hội.

• BHXH còn thực hiện chức năng giám đốc bởi BHXH tiến hành kiểm tra, giám
sát việc tham gia thực hiện chính sách BHXH của NLĐ, NSDLĐ theo quy định
của pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, góp phần ổn định xã hội.

3/3



×