Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.4 KB, 2 trang )

Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

Những nguyên tắc của bảo
hiểm xã hội
Bởi:
Nông Hữu Tùng

Những nguyên tắc của BHXH
BHXH là sự bảo đảm về mặt xã hội
để người lao động có thể duy trì và ổn định cuộc sống khi bị mất sức lao động tạm thời
(ốm đau, thai sản, tai nạn lao động v.v... ).
Đây là nguyên tắc đảm bảo ý nghĩa và tính chất của bảo hiểm. Nó vừa mang giá trị vật
chất, vừa mang tính xã hội. Điểm này được thể hiện trước hết là sự bảo đảm bằng vật
chất (qua các chế độ BHXH). Mức bảo đảm về vật chất cũng là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng tới yếu tố tham gia vào BHXH và vì vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của sự
nghiệp này. Về mặt xã hội, theo nguyên tắc này, BHXH lấy số đông bù số ít, lấy quãng
đời lao động thực tế có thu nhập là cơ số để bảo đảm cho quãng đời không tham gia vào
lao động (mất sức lao động hay cao tuổi).
BHXH vừa mang tính bắt buộc, vừa mang tính tự nguyện
Tính bắt buộc thể hiện ở nghĩa vụ tham gia tối thiểu (thời gian mức đóng bảo hiểm
v.v...). Như vậy, Nhà nước đóng vai trò tổ chức, định hướng để người lao động và người
sử dụng lao động hiểu được nghĩa vụ và trách nhiệm hợp lý tham gia vào các quan hệ
về BHXH. Điều này được thể chế hoá trong Bộ luật Lao động và các văn bản pháp quy
khác về BHXH. Tính tự nguyện có ý nghĩa khuyến khích mức tham gia, các loạI hình
và chế độ bảo hiểm, mà người lao động có thể tham gia trên cơ sở sự phát triển của hệ
thống BHXH của một số nước trong từng giai đoạn nhất định. Nguyên tắc này cho phép
BHXH có điều kiện để phát triển và mở rộng hơn.
Xác định đúng đắn mức tối thiểu của các chế độ BHXH
Vấn đề này có quan hệ trực tiếp đến các khía cạnh có liên quan đến việc thiết kế các
chính sách và nội dung cụ thể của từng chế độ BHXH. Mức tối thiểu của các chế độ
BHXH là mức đóng định kỳ (hàng tháng), mức thời gian tối thiểu để tham gia và được


1/2


Những nguyên tắc của bảo hiểm xã hội

hưởng các chế độ BHXH cụ thể. Các mức tối thiểu này, khi thiết kế thường dựa vào tiền
lương tối thiểu, tiền lương bình quân, quảng đời lao động v.v... Mặt khác, mức tối thiểu
còn phải tính đến giá trị của các chế độ BHXH mà người tham gia được hưởng. Nguyên
tắc này liên quan trức tiếp đến việc tạo nguồn, xây dựng quỹ BHXH, và khuyến khích
người lao động và các tầng lớp xã hội tham gia.
BHXH phải đảm bảo sự thống nhất và liên tục cả về mức tham gia và thời gian
thức hiện, đảm bảo quyền lợi của người lao động
Nguyên tắc này đảm bảo sự thích hợp của BHXH trong cơ chế thị trường, trong đó sự
di chuyển và biến động lao động có thể xảy ra, thậm trí mang tính thường xuyên. Sự
thay đổi nơI làm việc và thay đổi hợp đồng lao động cả vể nội dung đối, tác v.v… tạo
ra những giai đoạn có thể vệ thời gian và không gian của quá trình làm việc. Điều này
có thể xảy ra trong cả các quan hệ về BHXH. Việc đảm bảo cho người tham gia BHXH
có thể duy trì quan hệ một cách liên tục theo thời gian có tham gia và thống nhất về các
chế độ sẽ tạo ra sự linh hoạt cần thiết và thuận tiên cho người lao động tham gia vào các
quan hệ BHXH tốt hơn, đầy đủ và tích cực hơn. Do vậy, mức tham gia và thời gian thực
tế tham gia là căn cứ chủ yếu nhất đẻ duy trì quan hệ BHXH đối với người lao động.
Công bằng trong BHXH
Đây là nguyên tắc rất quan trọng songcũng rất phức tạp trong chính sách BHXH. Quan
hệ BHXH được thực hiên trong một thời gian dài, cả trong và ngoài quá trình lao động.
Trong quá trình đó có thể có sự thay đổi diễn ra. Mức và thời gian tham gia của từng
người và mức hưởng lương của họ cũng có thể không giống nhau. Việc theo rõi và ghi
nhận các vấn đề này không đơn giản nhất là trong điều kiện một hệ thống BHXH đang
còn có những khác biệt về đối tượng thành phần và khu vực tham gia ở nước ta hiện
nay. Do vậy đảm bảo công bằng trong BHXH là rất cần thiết nhưng rất khó đảm bảo
tính tuyệt đối .

Sự công bằng, trước hết là phải đặt trong trong quan hệ giữa đóng góp và được hưởng.
Điều này được thể hiên trong nội dung và điều kiên tham gia trong từng chế độ về
BHXH. Xét trên góc độ khác, công bằng còn đặt trongcác quan hệ xã hội giữa những
người tham gia BHXH trong từng khu vực hay giữa các vùng, địa bàn, ngành nghề khác
nhau v.v… dựa trên nguyên tắc tính xã hội của bảo hiểm.
Trên đây là những nguyên tắc phải tính đến khi thiết kếvà thực hiện các quan hệ và các
chế độ về BHXH.

2/2



×