Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG văn HOÁ TINH THẦN của CÔNG NHÂN TRONG CAC DOANH NGHIỆP vừa và NHỎ ở THÀNH PHÓ VINH (thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.12 KB, 116 trang )

1
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

DẠNG THỊ PHƯỢNG
ĐẶNG THỊ PHƯỢNG

NÂNG CAO HIỆU QƯẢ HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ TINH THẦN
CỦA CÔNG NHÂN TRONG CAC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
THẢNH
PHÓ
VINH
TRONG
HIỆN NAY
.
NÂNGỞCAO
HIỆU
QUẢ
HOẠT
ĐỘNGGIAI
VĂNĐOẠN‘
HOÁ TINH
THẦN
(Thông
qua
khảo
sát
tại
một


số
doanh
nghiệp
CỦA CÔNG NHÂN TRONG CAC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
trên
địa bàn
thànhGIAI
phố Vinh)
Ở THÀNH PHÓ
VINH
TRONG
ĐOẠN'HIỆN NAY.
(Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố Vinh)
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN
VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN CHÍNH TRỊ
Mã số: 60.14.10
LUẬN VẢN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN LƯƠNG BẰNG

NGHẸAN,
AN,2013
2013
NGHỆ


2


LỜI CẢM ƠN

Đẻ hoàn thành Luận văn thạc sỹ, chúng tôi xin chân thành cảm cm:
phòng Sau đại học, khoa Giáo dục chính trị trường Đại học Vinh. Đặc biệt, tôi
xin gửi lời cảm ơn tới các giảng viên đã trực tiếp bồi dưỡng, giảng dạy trong
suốt quá trình học Cao học vừa qua và cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Lương Bằng
- người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi để hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng thống kê ủy ban nhân dân thành phố
Vinh, Sở Ke hoạch và Đầu tư, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Hội
doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An, công nhân trong một số doanh nghiệp
cùng gia đình, bạn bè... đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình
học tập và nghiên cứu đề tài.
Tác giả luận văn

Đặng Thị Phượng


3

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU...................................................................................................... 4
B. NỘI DƯNG................................................................................................13
Chương 1. Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT DỘNG VĂN HOÁ TINH
THẦN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN
13
ViệtNAY............................................................................................................
Nam trong giai đoạn hiện nay....................................................................35

Kết luận chương 1.............................................................................................. 53
Chương 2. THựC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA
CÔNG NHÂN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở
THÀNH PHỐ VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY....................................56
2.1. Khái quát về thành phố Vinh và quá trình thành lập các doanh nghiệp
vừa
và nhỏ ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.............................................56
2.2. Thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Vinh hiện nay...................................................67
Kết luận chương 2.............................................................................................. 89
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO CÔNG
NHÂN TRONG CÁC DOANHNGHIỆP VƯA VẢ NHỎ TẠI THÀNH
PHỔ VINH TRONG GIAI ĐOẠN HIẸN NAY
!
91
3.1. Phương hướng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh
thần của công nhân thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay............................91
3.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh
thần cho công nhân trong các doanh nghiệp tại thành phố Vinh trong giai
đoạn hiện nay......................................................................................................98
Ket luận chương 3............................................................................................ 111

c. KÉT LUẬN.............................................................................................. 112
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 115
PHU LƯC


4


A. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Kết họp hài hòa giữa đòi sống vật chất và đời sống văn hoá tinh thần là
một nhân tố vô cùng quan trọng, là động lực, nền tảng của sự phát triên xã
hội. Bởi cùng với đời sống vật chất, đời sống văn hoá tinh thần luôn gắn bó
song hành, bổ sung mật thiết với nhau nhằm mang lại hạnh phúc cho con
người và xã hội.
Trải qua gần 30 năm thực hiện thành công quá trình đối mới, cùng với
sự phát triên kinh tế - xã hội, nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của
giai cấp công nhân và người lao động ở thành phố Vinh nói riêng và Nghệ An
nói chung ngày càng được cải thiện và nâng cao. Bên cạnh việc góp phần giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, ổn định đời sống vật chất thì vấn
đề chăm lo xây dựng đời sống văn hoá tinh thần cho giai cấp công nhân và
người lao động là một việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Điều này đã
được thể hiện được tinh thần của Nghị quyết trung ưong 5 khóa VIII “về xây
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa
dân tộc”. Đồng thời, không chỉ là lợi ích trước mắt của người lao động mà
còn là mục tiêu lâu dài của Đảng và tổ chức Công đoàn đồng thời là nhiệm vụ
của toàn bộ hệ thống chính trị trong giai đoạn hiện nay. Xác định được nhiệm
vụ này, trong nghị quyết lần thứ sáu của đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ:
“Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần cho giai cấp
công nhân và quan tâm giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, cấp bách
của giai cấp công nhân”.
Quán triệt tinh thần của Nghị quyết 20 lần thứ sáu của Đại hội X về
vấn đề xây dựng giai cấp công nhân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian qua đã có nhiều đơn vị, doanh


5


nghiệp đã có những cố gắng và nỗ lực tìm tòi đưa ra các giải pháp không
chỉ đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm đầu ra cho các sản phẩm
mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất và chăm lo đời sống văn hoá
tinh thần cho công nhân lao động. Mặc dầu vẫn còn nhiều khó khăn, vướng
mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện. Nhưng nhờ sự quan tâm sâu sắc từ
các uỷ ban, các ngành, các cấp và đặc biệt là xuất phát từ ban lãnh đạo các
doanh nghiệp đã trực tiếp chăm lo, xây dựng đời sống văn hoá tinh thần
của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã và đang dần được cải
thiện và có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong thực tế tại rất
nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay đã lợi dụng xu hướng khó khăn
khủng hoảng chung của toàn nền kinh tế nên chỉ chú trọng chạy theo lợi
nhuận tối đa bằng cách tăng giá trị thặng dư, làm giàu bằng mọi cách thận
chí bằng mọi thủ đoạn, đối xử thiếu bình đăng với công nhân và người lao
động. Ngoài việc cắt giảm nhân công, các doanh nghiệp còn trả công cho
công nhân và người lao động với giá rất bèo bọt trong khi họ phải làm việc
tăng ca, tăng giờ làm... vừa phải làm việc trong môi trường độc hại, nguy
hiểm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và tính mạng. Đặc biệt, về đời
sống văn hoá tinh thần phần lớn gần như bị “bỏ đói”, vừa thiếu lại vừa yếu.
Họ gần như không có điều kiện, cơ hội đế được tham gia sinh hoạt, tiến
hành giao lưu trao đổi, thưởng thức văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao,
nghe phổ biến các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện các chủ trương đường lối của
Đảng và có sự quan tâm đúng mức, kịp thời của ban ngành các cấp trên địa
bàn tỉnh Nghệ An nên các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đi vào ổn định và phát
triển tương đối nhanh và mang lại hiệu nhất định. Tuy nhiên, do chịu tác động
nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã gây ra những tổn thất cực
kỳ nghiêm trọng đến sự phát triển các doanh nghiệp nói chung và đời sống


6


văn hóa tinh thần của công nhân nói riêng. Chính vì thế, bên cạnh việc nâng
cao đời sống vật chất thì việc nâng cao sống văn hoá thần cho công nhân
trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những nhiệm vụ quan trọng
và cấp bách hiện nay. Do đó, cần có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc xây
dựng công tác lí luận gắn với hoạt động thực tiễn hài hoà nhằm đưa ra những
giải pháp tối ưu nhằm xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoá tinh
thần cho công nhân đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
Với mong muốn có một đánh giá sát thực, khách quan về thực trạng đời
sống văn hoá tinh thần của công nhân và người lao động, từ đó đưa ra những
phương hướng và giải pháp nhằm xây dựng và góp phần nâng cao đời sống
văn hoá tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành
phố Vinh nói riêng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Nghệ An nói
chung. Chúng tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoá tinh
thần của công nhản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở thành pho Vinh
trong giai đoạn hiện nay ” (Thông qua khảo sát tại một so doanh nghiệp
trên địa bàn thành pho Vinh) làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Lý luận và
phương pháp giảng dạy bộ môn Giáo dục Chính trị.
2. Tình hình nghiên cún đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, cả nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên
xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa vừa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Cùng với việc phát
triển nâng cao đời sống vật chất thì việc nâng cao hiệu quả đòi sống văn hoá
tinh thần là một bài toán khó cần được giải đáp nhằm đáp ứng yêu cầu nguyên
vọng bức thiết của công nhân và toàn xã hội. Đe hỗ trợ cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ Chính phủ đã ban hành Nghị định 56/2009/NĐ-CP, theo đó loại
hình doanh nghiệp này đã được hỗ trợ về tài chính, thông tin, sử dụng khoa



7

Trung ương Đảng tại Hội nghị lần thứ sáu về việc tiếp tục xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại, hoá
đất nước thì vấn đề này lại ngày càng được nhiều tạp chí, trang web, nhiều
nhà nghiên cứu, nhà chuyên môn đi sâu khảo sát, nghiên cứu... và được đăng
tải trên các phương tiện truyền thông hoặc lưu hành nội bộ; nhiều buối đối
thoại trực tiếp, các cuộc hội thảo chuyên đề đã được tổ chức và đã đề xuất
những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hóa
tinh thần cho giai cấp công nhân.
Đe cập đến hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân hiện nay có các
công trình nghiên cứu: tác giả Mai Hải Oanh, Văn hóa tinh thần trong thòi kỳ
đôi mới (Tạp chí Cộng sản số 817 năm 2010); tác giả Trương Đình Tương,
Nâng cao đời song văn hóa cho công nhân (Tạp chí Văn hóa - Đời sống số
116 năm 2013); tác giả Thiện Anh, Mô hình mới nâng cao đòi song tinh thần
cho công nhân (Báo Giao thông vận tải số 174 năm 2011); Nguyễn Việt Sơn,
Giáo dục lý tưởng cho giai cấp công nhân trong điều kiện mới - một vấn đề
cấp bách (Tạp chí Cộng sản số 136 năm 2007). Các công trình nghiên cứu
trên đã làm rõ vai trò của văn hóa và việc nâng cao hiệu quả hoạt động văn
hóa tinh thần cho giai cấp công nhân trong tình mới, đặc biệt là tiếp tục xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước là một việc rất cấp thiết. Từ đó, đưa ra các phương
hướng, giải pháp nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân.
Đe cập đến doanh nghiệp vừa và nhỏ và đời sống văn hóa tinh thần của
công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ có các công trình nghiên cứu:
Thạc sỹ. Lương Văn vỹ, Giải pháp gì cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Nghệ An
phát triển (Tạp chí Văn hóa Nghệ An số 6 tháng 6 năm 2011); tác giả Thanh
Hà, Thực trạng và giải pháp nhằm năng cao đời song vãn hóa tỉnh thần cho
công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay (Báo Lao động tháng



8

4 năm 2011); Phát triến văn hóa tỉnh thần trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
ở Nghệ An hiện nay - Võ Thị Hà (luận văn thạc sỹ năm 2001); tác giả nguyễn
Văn Quyết, Nâng cao hiện quả hoạt động vãn hóa tinh thần của công nhân
tại khu công nghiệp chế xuất Tân Thuận quân 7 - Tp Hồ Chí Minh trong giai
đoạn hiện nay (Luận văn thạc sỹ năm 2012). Những công trình nghiên cứu
này đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn về
tình hình công tác nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công
nhân hiện nay; nêu lên vai trò của văn hóa tinh thần trong đời sống của công
nhân đặc biệt là công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tầm quan trọng của việc nâng
cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân đồng thời các tác giả
đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh
thần cho công nhân hiện nay.
Liên quan đến vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa tinh thần trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Tiến sĩ. Nguyễn Lương Bằng đã có công
trình nghiên cứu: “Vãn hoá Việt Nam - truyền thong và hiện đại, (Nxb Văn
hóa năm 1999). Công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa văn hóa truyền
thống và hiện đại trong quá trình phát triển văn hóa của Việt Nam, những vấn
đề xây dựng và phát triển văn hóa trong thòi kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Công trình nghiên cứu “Xạy dụng và phát triển vần hóa giai cấp công
nhân trong quá trình hội nhập quốc tế” của Tiến sĩ. Lê Thanh Hà, tác giả đã
nghiên cứu đánh giá bức tranh thực trạng đời sống văn hóa của công nhân
Việt Nam hiện nay trên các góc độ như: trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ
năng làm việc; nhận thức chính trị xã hội của công nhân; vai trò của tố chức
công đoàn trong việc xây dựng đời sống văn hóa cho công nhân; các hoạt
động phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của công nhân; các yếu tố tác động



9

đến hoạt động và thực trạng hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân ở trọ;
tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với đời sống văn hóa của công
nhân... Từ đó đề ra các giải pháp xây dựng và phát triển đời sống văn hóa
công nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Ngoài ra, còn có nhiều bài nghiên cứu của các tác giả đăng trên trang
web và thông tin nội bộ như: bài viết Thực trạng và nâng cao đời sổng tinh
thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Báo Nghệ An tháng
9 năm 2012) của tác giả Thanh hải; bài viết Đế giai cấp công nhân không
ngừng lớn mạnh (Báo Lao động thủ đô tháng 5 năm 2013) của tác giả Ngọc
Quân; bài viết Một sổ giải pháp nâng cao đòi song văn hỏa tinh thần cho
công nhân (Báo Vĩnh Phúc tháng 2 năm 2012) của tác giả Huyền Trang. Các
bài viết này đã xác định: việc nâng cao văn hóa tinh thần cho công nhân là
một trong những nội dung quan trọng có tính cấp thiết trong quá trình công
nghiệp hóa hiện, đại hóa hiện nay và đồng thời đã nêu ra các giải pháp cụ thể
phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương mình.
Như vậy, căn cứ từ tình hình trên ta thấy rằng cho đến thời điếm này đã
có nhiều công trình nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoá
tinh thần cho công nhân. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu khoa
học nào về việc “Nâng cao hiệu quả hoạt động văn hoả tinh thần của công
nhàn trong các doanh nghiệp vùa và nhỏ ở thành pho Vinh trong giai đoạn
hiện nay ” (Thông qua khảo sát tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành
phố Vinh) thì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên. Vì vậy, các công trình
nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo quí giúp chúng tôi kế thừa và phát
triển cho đề tài của mình được hoàn thiện hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu



10

Thông qua việc khảo sát thực trạng đòi sống văn hoá tinh thần của công
nhân trong doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố từ đó đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đời sống văn hoá tinh thần
của công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Vinh trong
giai đoạn hiện nay.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cừu
- Làm rõ sự cần thiết của việc nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho
công nhân trong giai đoạn hiện nay.
- Điều tra, khảo sát nhằm đánh giá thực trạng đời sống văn hoá tinh
thần của công nhân tại một số doanh nghiệp tại thành phố Vinh trong giai
đoạn hiện nay.
- Kiến nghị một số phương hướng và giải pháp nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động văn hoá tinh thần của công nhân trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Vinh nói riêng và công nhân trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ cả nước nói chung.
4. Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay (Thông qua khảo sát tại
một số doanh nghiệp vừa nhỏ trên địa bàn thành phố Vinh).
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cơ sở lí luận


11


Trong quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau đây:
- Nghiên cứu lý luận
Phương pháp logic lịch sử, phương pháp thống kê toán học, hệ thống số
liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp so sánh đối chiếu
- Nghiên cứu thực tiển
Phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát, phỏng vấn các lãnh đạo
quản lí, bộ phận công nhân và những người có liên quan đến vấn đề nâng cao
đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân ở trong các doanh nghiệp được sát
thực, khách quan và đề xuất một số đóng góp ý kiến khác.
6. Giói hạn nghiên cứu

Đe tài nghiên cứu hoạt động văn hoá tinh thần cúa công nhân trong các
doanh nghiệp vừa và nhỏ tại thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
7. Những đóng góp mới của luận văn

Đe tài góp thêm ý kiến xung quanh những vấn đề lý luận về hoạt động
văn hóa tinh thần và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công
nhân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Luận văn đánh giá hiệu về quả hoạt động văn hóa tinh thần của công
nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Vinh nói
riêng, Nghệ An và nước ta nói chung. Từ đó, đề ra những giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của công nhân trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Vinh hiện nay. Luận văn có thể dùng làm tư
liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên và các cơ quan chức năng trong
việc hoạch định các chủ trương, chính sách, biện pháp xây dựng và nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần của giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ quá



12

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
luận văn có cấu trúc 3 chương, 8 tiết:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động văn hoá tinh thần của công nhân
trong giai đoạn hiện nay
Chương 2: Thực trạng hoạt động văn hoá tinh thần của công nhân trong
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động văn hoá tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở thành phố Vinh trong giai đoạn hiện nay.


13
B. NỘI DUNG
Chương 1
Cơ SỞ LÍ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG VĂN HOÁ TINH THẦN CỦA
GIAI CẤP CÔNG NHÂN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Các khái niệm và quan điếm liên quan đến hoạt động văn hóa tinh
thần của giai cấp công nhân trong các doanh nghiêp vừa và nhỏ

1.1.1.

Các khái niệm cơ bản liên quan đến hoạt động văn hóa tinh thần

của
công nhản trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Khải niệm văn hóa
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rất rộng và có rất nhiều cách

hiểu khác nhau. Nó liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh
thần của con người trong xã hội. Và được xuất hiện khá sớm trong lịch sử
phát triển của xã hội loài người, về mặt thuật ngữ khoa học, theo ngôn ngữ
phương Tây, văn hóa bắt nguồn từ culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp,
kultur trong tiếng Đức. Và từ chữ latinh Colere và sau này là Cultus mà
nghĩa gốc, nghĩa hẹp của từ này có nghĩa là trồng trọt, cày cấy và gieo trồng.
Còn theo nghĩa rộng đó là sự hoàn thiện, giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con
người. Còn theo ngôn ngữ phương Đông, nghĩa ban đầu của văn hóa trong
tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó người khác nhìn vào để nhận biết
và phân biệt mình với người khác, biêu thị sự quy nhập vào thần linh và các
lực lượng bí ẩn của siêu nhiên. Vào khoảng năm 206 TCN ở Trung Quốc,


14

Đen thời kỳ trung đại, văn hóa mới thật sự được nhìn nhận và nghiên
cứu nghiêm túc không chỉ diễn ra trong khoa học xã hội mà còn diễn ra trong
lĩnh vực kiến trúc phức tạp khác. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, có
hàng trăm bài viết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, giới chuyên môn
tìm tòi, phân tích, luận giải và đi tìm nguồn gốc và khái niệm văn hóa. Tuy
nhiên, trải qua một chặng đường của lịch sử phát triển các nhà khoa học, các
nhà nghiên cứu lí luận vẫn chưa thể đưa ra được một định nghĩa thống nhất
vẹn toàn về khái niệm văn hóa. Sở dĩ có điều này là vì các nhà nghiên cứu,
các nhà khoa học trong nước và quốc tế chưa thống nhất được khái niệm này
là do cách thức tiếp cận ở mỗi nhà nghiên cứu, nhà khoa học theo mỗi hướng
khác nhau. Mặt khác, mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thể chế chính trị, mỗi dân
tộc, quốc gia lại có những góc nhìn và đánh giá về văn hóa theo những khái
niệm riêng.
Năm 1952, hai nhà nhân loại học người Mỹ là Alữed Kroeber và Clyde
Kluckohn đã thống kê có tới 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa trong các

công trình nghiên cứu nổi tiếng thế giới. Văn hóa được đề cập đến trong nhiều
lĩnh vực nghiên cứu như: Dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, dân gian
học... và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó lại có những định nghĩa về văn
hóa cũng khác khác nhau. Lí giải cho vấn đề này là do văn hóa là một hiện
tượng trừu tượng, có nội hàm rộng lớn với nhiều khái niệm riêng khiến chúng
ta không thế nào tổng kết hết được chúng. Chính sự đa dạng và phức tạp như
vậy nên văn hóa là một hệ thống các khái niệm văn hóa hay nói cách khác là
những thành tố của văn hóa được hệ thống hóa. Vì thế, “có bao nhiêu nhà văn
hóa học lớn thì có bấy nhiêu lý luận về văn hóa, mỗi khuynh hướng văn hóa
học độc đáo đều gắn với cách thức tiếp cận với đối tượng của mình” [40: 66].
Năm 1982, tại Hội nghị quốc tế về văn hóa do tổ chức UNESCO đã
đưa ra trên 200 định nghĩa về văn hóa, cuối cùng hội nghị đã nhất trí thống


15

nhất đưa ra một định nghĩa chung nhất về văn hóa: “Văn hóa là một tập hợp
của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội
hay một nhóm người trong xã hội đó và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ
thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và
đức tin” [26; 44]. Như vậy, trong khái niệm này vừa nói đến những giá trị vật
chất và những giá trị tinh thần, vừa nói đến nét chung nhất vừa nói đến nét
riêng biệt của một cá nhân hay cộng đồng trong xã hội góp phần tạo nên
những bản sắc văn hóa độc đáo riêng biệt, vừa nói đến tính chất ổn định bền
vững vừa đề cập đến khả năng sáng tạo của con người sản sinh ra những giá
trị mới.
Trong cuốn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà
nẵng và Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2004 đã đưa ra một số khái
niệm về văn hóa: “Văn hóa là tống thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình thực tiễn xã hội - lịch sử và

tiêu biểu cho trình độ đạt được trong lịch sử phát triển của xã hội; Văn hóa là
một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và
tích lũy thông qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con
người với con người với môi trường tự nhiên xã hội” [37; 335].
Sinh thời, Hồ Chí Minh trong cuốn Đề cương văn hóa được xuất bản
năm 1943 đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như những mục đích của cuộc sống,
loài người mỏi sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp
luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng... Toàn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm
thích ứng những nhu cầu của đòi sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [22; 431].
Từ quan niệm này, Hồ Chí Minh đã lấy lẽ sinh tồn đế luận giải phạm trù văn


16

hóa, Người coi văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt mà con
người sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu cần thiết của con người
trong đời sống xã hội. Mặt khác, Người cũng đã chỉ ra những hoạt động vật
chất do con người sáng tạo ra những công cụ sinh hoạt hằng ngày như : ăn,
mặc, ở và các phương thức sử dụng khác... đồng thời chỉ ra các lĩnh vực của
hoạt động tinh thần như: ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học nghệ thuật... Như vậy, theo cách định nghĩa của Hồ Chí Minh, văn
hóa là bao gồm tổng thê những giá trị vật chất và giá trị tinh thần được con
người sáng tạo ra trong hoạt động sống và đấu tranh sinh tồn. Giúp cho cuộc
sống của con người ngày càng phát trién toàn diện và hoàn thiện hơn.
Như vậy, văn hóa là sản phẩm hoạt động của con người, văn hóa được
tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa người với người và xã hội.
Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự

bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác
thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá
trình hoạt động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa chính là thước đo
trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu
và hình thức tố chức đời sống và hoạt động của con người cũng như trong các
giá trị vật chất và giá trị tinh thần mà con người sáng tạo ra. Điều này cho
thấy rằng, văn hóa hình thành từ khi con người biết sáng tạo ra những giá trị
vật chất và những giá trị tinh thần. Tức là nó hình thành cùng với lịch sử phát
triển của xã hội loài người từ thời mông muội cho đến ngày nay, và chính
trong quá trình phát triển ấy vừa có tính chất kế thừa vừa phát huy một cách
có chọn lọc những giá trị nhân văn, tinh hoa, vừa mang dấu ấn riêng biệt của
bản sắc văn hóa độc đáo.
Tóm lại, xuất phát từ các khái niệm văn hóa trên ta thấy rằng đã có rất
nhiều định nghĩa, các khái niệm của các nhà nghiên cứu về văn hóa học, các


17

học giả đã trình bày một cách toàn diện và sâu sắc. Tuy nhiên, do cách tiếp
cận văn hóa ở những khía cạnh, góc độ khác nhau mà các tác giả đã đưa ra
những khái niệm khác nhau, nhưng hầu hết các tác giả, những nhà nghiên cứu
đó đều thống nhất ở chỗ văn hóa chính là mục đích sống của con người, do
con người và vì con người. Bởi thông qua hoạt động thực tiễn con người
không chỉ sáng tạo ra những giá trị vật chất để tồn tại và phát triển mà đồng
thời thông qua những hoạt động đó con người sáng tạo ra chính mình, ra xã
hội với những giá trị tốt đẹp, giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Bởi văn hóa “đã
đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân, chính văn hóa làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt, nhân bản có lí tính, có đầu óc phê
phán và dấn thân một cách có đạo lý. Chính nhờ có văn hóa mà con người tự
thể hiện, tự ý thức về giá trị bản thân mình...” [19; 141].

Tóm lại, chúng ta có thẻ khăng định lại rằng: Văn hóa là toàn bộ những
giá trị vật chất và tình thần do con người sủng tạo ra thông qua quá trình
hoạt động thực tiễn của lịch sử và xã hội, nó phản ánh trình độ phát triển của
xã hội loài người.
Trên cơ sở tiếp cận văn hóa theo dạng khái quát trên, người ta phân
văn hóa ra văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Song, sự phân biệt giữa
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần chỉ mang tính chất tương đối bởi
không có giá trị vật chất nào mà không chứa đựng những giá trị tinh thần và
ngược lại, không có giá trị tinh thần nào tồn tại ngoài hình thức vật chất. Do
đó, việc phân chia văn hóa thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần trở
thành hai hoạt động chủ yếu của đời sống xã hội đó là: hoạt động sản xuất
vật chất và hoạt động sản xuất tinh thần. Những hoạt động vật chất của con
người tạo ra những giá trị vật chất (ăn, mặc, ở, đi lại...) còn hoạt động sản
suất tinh thần nhằm tạo ra những giá trị tinh thần (đạo đức, tôn giáo tín


18

ngưỡng, khoa học, văn học nghệ thuật...) nhằm góp phần thỏa mãn nhu cầu
của con người và xã hội.
Khái niệm văn hỏa tinh thần có nhiều cách hiếu, cách định nghĩa
khác nhau. Theo cuốn từ điến Bách khoa văn hóa học cho rằng: Văn hóa
tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, phong tục,
tập quán, giá trị, chuẩn mực, đạo đức... tạo nên một hệ thống. Hệ thống
đó bị chi phối bởi trình độ cúa các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giá
trị bản chất. Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả
năng tiến hóa nội tại của nó [1; 297].
Trong cuốn cơ sở văn hóa cho rằng: Toàn bộ những giá trị, kinh
nghiệm “tinh thần” của loài người, các hoạt động “trí tuệ” và “tâm hồn” cùng
những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với tính chất những

nhân cách, tác động dựa trên ý chí và những sáng kiến. Văn hóa tinh thần tồn
tại dưới nhiều hình thức khác nhau: Phong tục, giá trị, chuẩn mực, khuôn mẫu
ứng xử đã được hình thành và phát triển trong quá trình xã hội hóa, trong
những giai đoạn phát triển nhất định của nhân loại đã quy định những giá trị,
hệ tư tưởng, đạo đức, tôn giáo, văn học nghệ thuật...
Căn cứ từ các định nghĩa trên, ta thấy rằng văn hóa tinh thần không chỉ
là hoạt động sản xuất tinh thần mà còn là hoạt động văn hóa tinh thần. Đó là
kết quả của một quá trình vận động và phát triển của xã hội loài người kiến
tạo ra những giá trị tinh thần trong những điều kiện lịch sử xã hội nhất định
nhằm không ngừng phát triển toàn diện hơn về phẩm chất và nhân cách của
con người và nêu lên được hình thức tồn tại của văn hóa tinh thần.
Như vậy, việc phân chia phạm vi và giới hạn giữa văn hóa vật chất và
văn hóa tinh thần chỉ mang tính chất tương đối. Bởi thực tế cho chúng ta thấy
rằng: “có những món ăn, loài hoa, trang phục, những công trình kiến trúc...
nó không chỉ đáp ứng thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của con người mà


19

còn chứa đựng những giá trị tinh thần và trở thành những biểu tượng văn hóa
của các dân tộc, quốc gia” [27; 18]. Do đó, sự phân chia văn hóa vật chất với
văn hóa tinh thần đó là điều cần thiết trong hoạt động nhận thức lẫn trong hoạt
động thực tiễn của con người để phân biệt rõ trong từng lĩnh vực cụ thể để từ
đó đưa ra những kiến giải nhằm góp phần phát triển, bổ sung, hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa tinh thần của con người và xã hội.
Từ những khái niệm và kiến giải trên chúng ta có tóm lại: Văn hóa
tinh thần là tông thế những giả trị được nhân loại sáng tạo ra trên lĩnh vực
sản xuất tinh thần trong quả trình hoạt động thực tiễn lịch sử - xã hội của
mình, các giả trị ấy nói lên trình độ phát triến của lịch sử loài người về
mặt chân, thiện, mỹ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con

người và xã hội.
Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nhiều chuyên gia kinh tế và pháp luật của Việt Nam cho rằng khái
niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ và sau đó khái niệm doanh nghiệp nhỏ và cực
nhỏ được du nhập từ bên ngoài vào Việt Nam. vấn đề tiêu chí doanh nghiệp
vừa, nhỏ và cực nhỏ là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về sự phát triển
của khu vực này trong nhiều năm qua. Định nghĩa về doanh nghiệp vừa,
doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ rõ ràng phải dựa trước tiên vào quy mô doanh
nghiệp. Thông thường đó là tiêu chí về số nhân công, vốn đăng kí, doanh thu,
các tiêu chí này thay đổi theo từng quốc gia, từng chương trình phát triển khác
nhau. Công văn số 681/CP - KTN ban hành ngày 20/6/1998 theo đó doanh
nghiệp nhỏ và vừa là doanh nghiệp có số công nhân dưới 200 người và số vốn
kinh doanh dưới 5 tỷ đồng (tương đương 378.000 USD - theo tỷ giá giữa
VND và USD tại thời điểm ban hành công văn). Tiêu chí này đặt ra nhằm xây
dựng một bức tranh cụ thể về doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam phục vụ
cho việc hoạch định chính sách. Trên thực tế tiêu chí này không cho phép


20

phân biệt các doanh nghiệp vừa, nhỏ và cực nhỏ. Vì vậy, tiếp theo đó Nghị
định số 90/2001/NĐ-CP chính thức đưa ra định nghĩa doanh nghiệp nhỏ và
vừa như sau: “Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc
lập, có đăng ký lành doanh theo pháp luật hiện hành, có von đăng ký không
quá 10 tỷ đồng hoặc so lao động trung bình hàng năm không quả 300 người”.
Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9 nhân công, doanh
nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công được coi là doanh nghiệp nhỏ.
Theo số liệu thống kê của bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến thời điểm
hiện nay, cả nước ta hiện có hơn 475.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm
khoảng 96% trong tổng số doanh nghiệp, đóng góp 60% GDP tạo việc làm

cho 9, 5 triệu lao động (Theo quy chế quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ theo
nghị định 90/TTg- CP của chính phủ là những doanh nghiệp có vốn đăng kí
không quá 10 tỉ đồng hoặc số lao động sử dụng không quá 300 lao động).
Doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động với các hình thức sau: Doanh nghiệp nhà
nước, Doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần.
Điều này cho thấy doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển nền kinh tế đất nước.
Khái niệm giai cấp công nhân và công nhân trong các doanh nghiệp
vừa và nhỏ trong giai đoạn hiện nay
+ Khái niệm giai cấp công nhăn
Giai cấp công nhân hiện đại ngày nay tuy có nhiều biến đổi cả về số
lượng, chất lượng và cơ cấu, song về bản chất giai cấp vẫn không hề thay đổi.
Để hiểu được giai cấp công nhân hiện nay chúng ta cần trở lại những khái
niệm ban đầu về giai cấp công nhân.
Theo các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác và Ãngghen, thì giai cấp công
nhân (còn có thể gợi giai cấp vô sản) do cuộc cách mạng công nghiệp sinh ra,


21

nó là “đứa con của nền đại công nghiệp hiện đại” [5; 393]. Trong quá trình
hình thành nền sản xuất công nghiệp lớn tư bản chủ nghĩa, những người vô
sản đầu tiên được tuyên mộ từ nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội và họ bị
tước hết tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động cho nhàn tư bản đế kiếm
sống, cho nên họ mâu thuẫn với giai cấp tư sản. Họ tiêu biêu cho trình độ
công nghệ hiện đại nhất của nền cách mạng công nghiệp.
Theo quan điếm của Hồ Chí Minh, thì “tất cả những người không có tư
liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, bất kỳ họ lao động công nghệ
hay là trong nông nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc giai cấp công
nhân” [22; 245].

Vì vậy, giai cấp công nhân là hiện thân của lực lượng sản xuất hiện đại,
đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, là giai cấp có bản chất cách
mạng, bản chất quốc tế tinh thần đoàn kết quốc tế, tinh thần đoàn kết giai cấp
và có tính tổ chức kỹ luật cao.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã tạo ra bước nhảy vọt lớn trong
sản xuất, khoa học kỹ thuật ngày nay càng ứng dụng nhiều vào trong đời sống
sản xuất cùng với sự phát triển ngày càng cao của sức sản xuất thì giai cấp
công nhân ngày càng phát triển và đã có những sự thay đổi nhất định nhưng
về bản chất giai cấp vẫn không hề thay đối.
Trong giai đoạn hiện nay, giai cấp công nhân đã có những biến đổi
mới: “ là một tập đoàn xã hội với ổn định, hình thành và phát triển cùng với
sự phát triến của nền công nghiệp hiện đại, với nhịp độ phát triển của lực
lượng sản xuất có tính xã hội hóa ngày càng cao, là lực lượng sản xuất cơ bản
tiên phong, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất,tái sản
xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là lực lượng chủ yêu của
tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội” [29; 69]. Ở
các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc


22

về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị
giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; ở các nước xã hội chủ nghĩa, họ là
những người cùng nhân dân dân lao động làm chủ tư liệu sản xuất và cùng
nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích
chính đảng của bản thân họ [24; 366].
Có thể khái quát lại khái niệm công nhân hiện đại ngày nay là: Giai
cấp công nhăn là một lực lượng xã hội to ỉ ủn, đang phát triến, bao gồm
những người lao động chân tay và trí óc, làm công hường lương trong các
loại hình sản xuất kinh dơanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh

doanh và dịch vụ có tỉnh chất công nghiệp.
+ Công nhăn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Dựa trên cơ sở của tiêu chí của Nghị định 90/2001/NĐ - CP đưa ra định
nghĩa doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng thời dựa trên cơ sở của đặc diêm công
nhân hiện đại ngày nay thì công nhân trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ: là
những công nhân làm việc trong những doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt
chủ yếu là các doanh ngoài quốc doanh như: doanh nghiệp tư nhân, công ty
cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn với số lượng và quy mô nhỏ lẻ được ký
hợp đồng với chủ doanh nghiệp và làm việc theo hợp đồng, thời vụ... không
có tính ốn định và thường không được bảo đảm về quyền lợi đầy đủ.
Vì vậy, bên cạnh việc chăm lo thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh,
nâng cao năng suất lao động cần phải không ngừng nâng cao hơn nữa hiệu
quả hoạt động văn hóa tinh thần cho công nhân trong các doanh nghiệp vừa
và nhỏ. Bởi họ là lực lượng lao động chủ đạo đi đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


23

1.1.2. Những quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lênín, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, của Đảng cộng sản Việt Nam về hoạt động vãn hóa tinh thần của
giai cẩp công nhân
Trong quá trình nghiên cứu sự vận động và phát triển của các hình thái
kinh tế - xã hội, c. Mác và P.Ăngghen đã lần lượt khái quát toàn bộ các hình
thức hoạt động của xã hội loài người và phân chia thành hai lĩnh vực hoạt
động cơ bản đó là: hoạt động sản xuất vật chất và hoạt động sản xuất tinh
thần. Trong đó, hoạt động văn hóa tinh thần chứa đựng những nội dung, hình
thức và cách thức sáng tạo ra những giá trị tinh thần. Những giá trị này tác
động trực tiếp và ngấm sâu vào mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội: “Nó không
chỉ trở thành món ăn tinh thần, nhu cầu không thể thiếu của mỗi cá nhân và

cộng đồng trong những giai đoạn và điều kiện xã hội nhất định” [9; 313].
Đặc biệt, trong nhiều tác phấm kinh điến của c. Mác và p. Ăngghen,
hai ông đã phân tích và đưa ra những kiến giải về vai trò và bản chất của con
người trong xã hội.Với lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử, c. Mác đã
khắng định con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất
mà còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Bằng sự phát triển
toàn diện thì con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triẻn của lực
lượng sản xuất. Một khi lực lượng sản xuất ngày càng phát triển thì khả năng
chiếm lĩnh và sử dụng các lực lượng tự nhiên ngày càng cao hơn, con người
tạo ra ngày càng nhiều hơn cơ sở vật chất cho bản thân mình, đồng thời từ đó
thúc đẩy con người hoàn thiện mình đóng góp vào sự tiến bộ xã hội.
Hơn nữa, thông qua hoạt động sản xuất vật chất con người đã sáng tạo
và cải tạo thế giới theo nhu cầu của mình, biến những chất liệu thô trở thành
những giá trị tinh hoa của tinh thần. Neu như hoạt động sản xuất vật chất diễn


24

tư tưởng, tôn giáo... Những lĩnh vực này chính là những bộ phận hợp thành
của kiến trúc thượng tầng. Mặt khác, “văn hóa tinh thần không phải là một hệ
thống khép kín, tĩnh tại bất động mà nó không ngừng vận động và phát triển
và diễn ra trên các lĩnh vực của đời sống tinh thần con người và xã hội” [28;
77]. Hoạt động văn hóa tinh thần chính là hoạt động của sáng tạo, tìm tòi,
nghiên cứu ra những giá trị của cái đẹp, cái thiện và cái mỹ. Nó không chỉ làm
cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng trở nên phong phú và đa dạng mà
còn làm bồi đắp và nâng cao phẩm chất, nhân cách và trì tuệ cho cá nhân và
cộng đồng trong chế độ, giai đoạn lịch sử nhất định.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về hoạt động văn hóa tinh thần là kim chỉ nam
để Đảng ta đề ra các chính sách, chiến lược phát triển văn hóa trong những
thời kỳ khác nhau của công cuộc xây dựng đất nước. Những quan điểm và

hoạt động văn hóa của Người đã góp một phần vào sự tiến bộ và phát triển
của nền văn minh nhân loại. Nghị quyết của UNESCO về kỷ niệm 100 năm
ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Sự đóng góp của Hồ Chí
Minh trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, nghệ thuật là kết tinh truyền
thống hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam, và những tư tưởng của Người
là hiện thân của các dân tộc, tiêu biêu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn
nhau. Người là vị anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam và là nhà văn
hóa kiệt xuất” [26].
Bằng sự hiểu biết và trải qua quá trình trải nghiệm của mình, khi viết về
văn hóa Người cho rằng: “Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh
hoạt cùng với biêu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [22, 431]. Theo Hồ Chí
Minh, văn hóa là một phạm trù rộng lớn, là sự tổng hợp các phương thức sinh
hoạt, các hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần. Trong đó, Người chú
trọng hoạt động sản xuất tinh thần và đặc biệt quan tâm xây dựng và phát


25

triển đời sống tinh thần cho nhân dân và lấy “văn hóa bồi đắp cho văn hóa”
theo hướng dân tộc - khoa học - đại chúng. Tuy nhiên, trong một số tác phấm
của mình Người đã tiếp cận văn hóa trên góc độ nghĩa hẹp, đó là hoạt động
văn hóa tinh thần và những giá trị tinh thần được tìm tòi và sáng tạo ra thông
qua hoạt động thực tiễn. Những giá trị này không chỉ đáp ứng nhu cầu thưởng
thức văn hóa tinh thần hàng ngày mà nó trở thành những giá trị cốt lõi không
thể thiếu trong cuộc sống của con người. Đối với Người, “những làn điệu dân
ca, những áng thơ cổ, ca dao tục ngữ... là một phần không thể thiếu được
trong đời sống tinh thần. Đồng thời Người không phủ nhận sự tác động, ảnh
hưởng của các nền văn hóa khác nhau, điều quan trọng là phải phát huy các
giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, phải học

cái hay trong từng nền văn hóa của các dân tộc” [27, 21].
Như vậy, văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh đó là việc xác lập quan
hệ giá trị văn hóa mới trên nền tảng và kế tục những giá trị truyền thống, bù
đắp những thiếu hụt những giá trị truyền thống và tạo tiền đề để hình thành
nên những giá trị tương lai.
Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, cùng với quá trình đặt trọng tâm vào
đối mới kinh tế, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Đảng ta tiếp tục
khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ
nam cho mọi hành động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội
và văn hóa. Mặt khác, Đảng ta đã xác định nền văn hóa mà chúng ta đã và
đang xây dựng là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc là
quan điếm mới, đánh dấu sự phát triển lý luận của Đảng trên lĩnh vực đặc biệt
quan trọng này. Nó phản ánh một quá trình phát triển tư duy lý luận và tổng
kết thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa ở nước ta trong những năm đổi
mới vừa qua.


×