Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt ở đông bắc thái lan (trường hợp tỉnh sakôn nakhon)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 210 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_______________

NGUYỄN HỒNG QUANG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÔNG BẮC THÁI LAN
(TRƯỜNG HỢP TỈNH SAKÔN NAKHON)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC

HÀ NỘI - 2013


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_______________

NGUYỄN HỒNG QUANG

ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
Ở ĐÔNG BẮC THÁI LAN
(TRƯỜNG HỢP TỈNH SAKƠN NAKHON)
Chun ngành: Nhân học Văn hóa
Mã số: 62 31 65 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1. PGS. TS Ngô Văn Doanh
2. PGS. TS Phạm Quang Hoan

HÀ NỘI – 2013

1


MỤC LỤC

Trang
1

MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ 8
LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu

8

1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi

8

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước


12

1.2. Cơ sở lý thuyết

19

1.2.1. Một số khái niệm

19

1.2.2. Các cách tiếp cận lý thuyết của đề tài

22

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu

29

1.3. Địa bàn nghiên cứu

30

1.3.1. Vài nét về quá trình hình thành cộng đồng người Việt ở 32
Đông Bắc Thái Lan
1.3.2. Khái quát về Cộng đồng người Việt ở tỉnh Sakôn 36
Nakhon
1.3.2.1 . Đôi nét về tỉnh Sakôn Nakhon

36


1.3.2.2. Cộng đồng Người Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon

37

CHƯƠNG 2. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA CỘNG 47
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở TỈNH SAKƠN NAKHON HIỆN NAY
2.1. Sự hiện diện của văn hóa tinh thần

47

2.1.1. Trong cơng trình cơng cộng

47

2.1.2. Trong trang trí nhà cửa

50

2.1.3. Trong trang phục

54

2


2.1.4. Trong ăn uống

56

2.2. Giáo dục truyền thống, bảo tồn tiếng Việt


59

2.3. Việc thực hành các khía cạnh văn hố tinh thần

64

2.3.1. Phong tục hôn nhân

64

2.3.2. Phong tục tang ma

72

2.3.3. Các phong tục lễ tết trong năm

76

2.3.4. Tơn giáo tín ngưỡng

80

2.3.4.1. Phật giáo

80

2.3.4.2. Thiên chúa giáo

81


2.3.4.3. Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên và các anh hùng 83
dân tộc
2.4. Quan hệ ứng xử

84

2.4.1. Trong gia đình và Cộng đồng

85

2.4.2. Với chính quyền Thái

85

2.4.3. Với người Thái địa phương

87

2.4.4. Với người Việt trong nước

88

CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỔI VÀ HỘI NHẬP VĂN HĨA CỦA CỘNG 91
ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở SAKƠN NAKHON
3.1. Về ngôn ngữ

93

3.2. Hội nhập với các phong tục của người Thái


99

3.2.1. Về phong tục hôn nhân

99

3.2.2. Về phong tục tang ma

105

3.2.3. Phong tục tín ngưỡng tơn giáo

110

3.3. Văn hóa ứng xử

112

3.4. Những nguyên nhân chính tác động đến quá trình biến đổi 116
văn hóa
3.4.1.Tác động của các chính sách Thái Lan

116

3.4.2. Yếu tố nội sinh (bên trong cộng đồng)

120

3



3.4.3. Yếu tố ngoại sinh (bên ngoài cộng đồng)

123

3.4.4. Tác động của tồn cầu hóa

126

3.5. Một số so sánh về văn hóa tinh thần của Việt kiều Sakơn 127
Nakhon với các tỉnh khác của Đông Bắc Thái Lan và ở Lào
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

132

KẾT LUẬN

145

Một số kiến nghị

149

Các cơng trình đã cơng bố liên quan đến luận án

151

TÀI LIỆU THAM KHẢO


152

PHỤ LỤC

161

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng
đồng người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài. Mặc dù sống ở nước ngoài,
nhưng người Việt vẫn mang trong mình tinh thần văn hóa dân tộc, họ chính là
những người đại diện quảng bá văn hóa và hình ảnh đất nước Việt Nam đến với
bè bạn Quốc tế.
Hiện nay việc nghiên cứu về cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà nước ta, nhằm mục đích tìm hiểu
được những tâm tư nguyện vọng của Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống
ở nước ngồi để nhà nước có những chính sách thích hợp hơn đối với Kiều bào.
Hiện có khoảng trên 4 triệu người Việt đang sinh sống ở trên 100 quốc gia khác
nhau trên thế giới, trong đó ở Thái Lan có khoảng trên 110.000 người.
Tìm hiểu, nghiên cứu văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt Nam ở
tỉnh Sakơn Nakhon nói riêng và Thái Lan nói chung, nhằm góp phần thực hiện
tốt nhất chủ trương của Việt Nam đối với chính sách Việt Kiều trong tình hình
mới hiện nay. Ngồi ra, việc nghiên cứu này cịn góp phần và vào việc giữ vững
bản sắc văn hố tốt đẹp của con người Việt Nam, như trong Báo cáo chính trị
Đại hội tồn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu: “Cộng đồng
người Việt Nam ở nước ngồi là một bộ phận khơng tách rời và là một nguồn
lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mọi người Việt Nam, không phân biệt dân

tộc, tôn giáo, nguồn gốc xuất thân, địa vị xã hội, lý do ra nước ngồi, mong
muốn góp phần thực hiện mục tiêu chung:độc lập dân tộc, thống nhất đất nước,
một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"... (Trích
Nghị quyết số 36- NQ/TW của Bộ chính trị ban hành ngày 26/3/2004 về cơng
tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài).

5


Việc nghiên cứu về văn hóa của người Việt ở Thái Lan còn đưa ra những
gợi ý, kiến nghị với nhà nước nhằm đưa ra những chính sách thích hợp trong
việc gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt Nam ở
nước ngoài, để bản sắc văn hóa truyền thống ấy trở thành động lực cho sự đoàn
kết cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài với người Việt trong nước.
Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, Thái Lan cũng từng
là mảnh đất lý tưởng cho người Việt Nam sang sinh sống và hoạt động cách
mạng cứu nước. Đợt di cư đông đảo nhất của người Việt đến Thái Lan vào năm
1945-1946. Nguyên nhân chính là sau khi Pháp quay trở lại tái chiếm Đông
Dương, những người Việt đang sinh sống ở Viêng Chăn, Thà Khẹc và một số
nơi khác, đã đoàn kết cùng nhân dân Lào chiến đấu chống lại Thực dân Pháp.
Cuộc chiến đấu đã bị thất bại, dẫn đến hàng chục ngàn người Việt đã phải vượt
sông Mê kông sang các tỉnh vùng Đông Bắc, Thái Lan lánh nạn (trong đó có tỉnh
Sakơn Nakhon).
Tỉnh Sakơn Nakhon là một trong số 7 tỉnh Đơng Bắc có người Việt sinh
sống, khơng có đường biên giới tiếp giáp với Lào, nằm ở vị trí trung tâm giữa
các tỉnh có người Việt. Số lượng người Việt xếp vào loại trung bình so với các
tỉnh, ngồi ra cịn là nơi chủ tịch Hồ chí Minh đã đến hoạt động cách mạng và
lập trường học cho con em Việt kiều trong những năm đầu thế kỷ XX.
Trong thời gian sinh sống tại Sakôn Nakhon cũng như ở các tỉnh Đông
Bắc Thái Lan, Cộng đồng người Việt đã hết lịng đồn kết ủng hộ nước nhà

trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Sakôn Nakhon cũng
là tỉnh đầu tiên được phép của chính phủ Thái Lan cho thành lập Hội người Việt
Nam vào năm 2007. Gần đây, vào đầu năm 2013, Hội Việt Kiều tại Thái Lan
được Chính phủ Thái Lan cho phép thành lập Tổng Hội người Việt Nam tại Thái
Lan và cũng đặt trụ sở tại đây.
Cộng đồng người Việt ở Sakơn Nakhon cũng là một trong những cộng
đồng có tính cần cù, sáng tạo trong kinh doanh. Việt Kiều Sakơn Nakhon có

6


trình độ giáo dục cao, và mức thu nhập kinh tế được xếp vào loại cao so với Việt
Kiều ở các tỉnh khác của Thái Lan. Trong lĩnh vực văn hóa, người Việt thế hệ
thứ nhất và thứ hai vẫn nỗ lực hết mình trong việc bảo lưu nền văn hóa truyền
thống, đặc biệt trong vấn đề về văn hóa ẩm thực, ngôn ngữ (tiếng Việt), thờ cúng
ông bà tổ tiên và trong nghi lễ tang ma. Nhưng kể từ thế hệ thứ ba trở đi đã dần
biến đổi và hội nhập vào văn hóa Thái ngày nhanh chóng (đặc biệt thể hiện qua
việc sử dụng tiếng Việt ngày một giảm đi).
Vì vậy nghiên cứu về văn hóa tinh thần của trường hợp Cộng đồng người
Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan nhằm tìm hiểu những nét sinh hoạt văn hóa
tinh thần trong đời sống hàng ngày, cịn tìm hiểu thêm và lý giải về nguyên nhân
dẫn đến quá trình vừa bảo tồn văn hóa truyền thống Việt vừa biến đổi, hội nhập
vào dịng chảy văn hóa xã hội Thái. Thơng qua đó cịn tìm hiểu thêm về các
chính sách của Thái Lan đối với Cộng đồng người Việt qua các thời kỳ, tình hình
giáo dục và địa vị kinh tế xã hội của người Việt Nam ở Thái Lan. Ngồi ra,
thơng qua tìm hiểu về văn hóa cộng đồng người Việt tại Thái Lan còn nhằm hiểu
biết hơn về văn hóa Thái Lan và đây là một trong những nhân tố quan trọng
trong việc góp phần củng cố và làm tăng mối tình hữu nghị giữa hai nước.
Trước những vấn đề đặt ra và yêu cầu mới của Đảng và nhà nước ta hiện
nay đối với Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi, thì rất cần có những cơng

trình cụ thể nghiên cứu chun sâu về văn hóa của cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài. Ở trong nước vấn đề nghiên cứu về văn hóa tinh thần của Cộng
đồng người Việt nam ở nước ngồi cịn khá khiêm tốn, hầu như chưa có cơng
trình nào đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu trường hợp cụ thể nào ở Thái Lan, mà
chỉ dưới dạng bài báo, hồi ký...Bên cạnh đó, với quan tâm sâu sắc của Đảng và
Nhà nước tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay, nên tơi mạnh
dạn chọn đề tài tìm hiểu nghiên cứu về Đời sống văn hóa tinh thần của cộng
đồng người Việt ở Đông Bắc Thái Lan (Trường hợp tỉnh Sakôn Nakhon).

7


2. Mục đích nghiên cứu
Để thực hiện đề tài Đời sống văn hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt
ở nước ngồi, thơng qua trường hợp nghiên cứu Cộng đồng người Việt ở tỉnh
Sakôn Nakhon Thái Lan, đề tài tập trung vào nghiên cứu tìm hiểu một số mục
tiêu cơ bản sau:
- Tìm hiểu về một số nét sinh hoạt văn hoá tinh thần trong đời sống hàng
ngày của Cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakơn Nakhon.
- Tìm hiểu những q trình bảo lưu văn hóa truyền thống và biến đổi và
hịa nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt vào xã hội Thái.
- Tìm hiểu những ngun nhân chính tác động đến sự bảo lưu và biến đổi,
hội nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakơn Nakhon, Thái Lan.
- Nêu ra những tâm tư và nguyện vọng của các thế hệ Việt Kiều về đời
sống văn hóa tinh thần của mình, cung cấp cho Đảng và Nhà nước những cứ
liệu khoa học, nhằm đưa ra những chính sách thích hợp nhằm bảo tồn phát huy
bản sắc văn hóa của Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.
3. Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đời sống văn hóa tinh thần của
“Cộng đồng người Việt” hay “Việt Kiều” đang sinh sống tại tỉnh Sakôn Nakhon,

Thái Lan, nghĩa là những người Việt đã di cư sang sinh sống nhiều năm ở Thái
Lan (bao gồm những người đã hoặc chưa được nhập quốc tịch Thái), mà phần
lớn trong số họ đã di cư sang sinh sống tại Thái Lan từ những năm 1975 trở về
trước). Cộng đồng người Việt được đề cập đến trong luận án là người Việt (tộc
người Việt) trong Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Văn hóa là một phạm trù
rộng lớn, nên trong khn khổ của một đề tài luận án nghiên cứu về văn hóa tinh
thần, chúng tơi chỉ tập trung vào những mặt văn hóa tinh thần nổi trội của Cộng
đồng người Việt ở Sakơn Nakhon trong q trình bảo lưu, gìn giữ và biến đổi,
hội nhập vào văn hóa xã hội Thái: Về sử dụng ngôn ngữ; Phong tục cưới hỏi;

8


Phong tục tang ma; Tơn giáo tín ngưỡng; Văn hóa ứng xử; Và những yếu tố tác
động đến vấn đề bảo lưu và biến đổi văn hóa ấy.
Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi về không gian: Chủ yếu tập trung khảo sát tìm hiểu, nghiên cứu
Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống tại khu vực Huyện Mương và khu
vực Thết sạ ban (trung tâm) thành phố Sakôn, tỉnh Sakôn Nakhon, Thái Lan.
Phạm vi về thời gian: Tìm hiểu nghiên cứu Cộng đồng người Việt tản cư
từ sau năm 1945 đến hiện nay đang sinh sống tại thành phố Sakôn Nakhon, Thái
Lan. (Tiến hành nghiên cứu văn hóa của Cộng đồng người Việt từ năm trong
khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2012)
Địa bàn nghiên cứu: Được chúng tôi khảo sát nghiên cứu tại huyện
Mương Amphor Mương và khu vực quận Thết sạ ban (trung tâm của thành phố
Sakôn) với ba lý do: Thứ nhất, Thành phố Sakôn là nơi tập trung Việt Kiều đông
nhất của tỉnh nhất của tỉnh. Thứ hai: Sakôn là nơi được mở Trung tâm Việt Nam
học đầu tiên, Hội người Việt Nam đầu tiên tại Thái Lan và có trụ sở Tổng hội
người Việt Nam tại Thái Lan. Thứ ba: Việt Kiều ở Sakơn chịu khó, tiết kiệm,
làm kinh doanh giỏi nên có điều kiện kinh tế khá nhất so với các tỉnh khác có

người Việt cư trú ở Đông Bắc Thái Lan. Thế hệ Việt Kiều Sakơn thứ nhất cũng
ln có những hoạt động tích cực trong việc trong việc bảo lưu giữ gìn văn hóa,
và phần lớn thế hệ này đều là Việt Kiều yêu nước.
4. Nguồn tư liệu của luận án
Nguồn tư liệu để hoàn thành luận án chủ yếu là tài liệu điền dã do chúng
tôi thu thập tại địa bàn nghiên cứu tại Huyện Mương và khu vực Thết sạ ban,
thành phố Sakơn Nakhon, Thái Lan. Đó là kết quả của các cuộc phỏng vấn,
phỏng vấn sâu, trao đổi, thảo luận với các thế hệ Việt Kiều và các nhà nghiên
cứu là người bản địa nghiên cứu về Cộng đồng người Việt tại Thái Lan.

9


Tác giả đã thực hiện 4 chuyến điền dã thực địa, được bố trí vào các thời
gian khác nhau để đảm bảo có cái nhìn tổng qt về các sự kiện sinh hoạt văn
hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt trong 3 năm gần đây. Bên cạnh đó cịn
sử dụng tư liệu trong những chuyến điền dã trong từ năm 2000, cùng với 3
chuyến điền dã trong thời gian viết luận văn thạc sĩ từ năm 2005 đến 2008. Vì
đây là đề tài nghiên cứu cịn mới, nên thơng tin điền dã qua những đợt phỏng vấn
điều tra là những nguồn tài liệu rất quan trọng để hoàn thành luận án này.
Ngồi nguồn tư liệu điền dã chúng tơi còn dựa trên các tài liệu nghiên cứu
về Việt Kiều tại Thái Lan được xuất bản bằng ba thứ tiếng: tiếng Việt, tiếng Thái
và tiếng Anh.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Việt dựa trên một số văn bản, Nghị định, chính
sách chính thức của Bộ ngoại giao Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước
ngồi, Tạp chí Q hương online. Các sách, các bài viết đã công bố trên các tạp
chí, cơng trình đề tài nghiên cứu về người Việt ở Thái Lan đã được xuất bản
công bố trong nước.
Nguồn tài liệu bằng tiếng Thái và tiếng Anh được dựa trên các cơng trình,
luận án đã xuất bản tại Thái Lan, một số văn bản chính sách của Thái đối với

Cộng đồng người Việt mà tác giả đã thu thập ở một số thư viện các trường đại
học lớn của Thái Lan như Đại học Chulalongkorn, Đại học Thammasat, Đại học
Chiang Mai, Đại học Khỏn Kèn, Đại học Mahasarakham, Đại học Rajabat Sakơn
Nakhon.
5. Đóng góp của luận án
Thơng qua nghiên cứu trường hợp cụ thể về văn hóa tinh thần, q trình
bảo lưu, biến đổi và hội nhập văn hóa của một Cộng đồng người Việt di cư sang
Thái Lan, chúng tơi hy vọng luận án sẽ có một số những đóng góp mới sau:

10


- Là cơng trình đầu tiên tập hợp và hệ thống hóa tư liệu một cách đầy đủ
và chuyên sâu về đời sống văn hố nói chung của Cộng đồng người Việt đang
sinh sống ở tỉnh Sakôn Nakhon, vùng Đông Bắc Thái Lan.
- Là cơng trình đầu tiên đi sâu mơ tả phân tích những khía cạnh về văn
hóa tinh thần thông qua các hoạt động về bảo lưu, biến đổi và hội nhập tiếp xúc
với văn hóa Thái để hòa nhập vào xã hội Thái của người Việt ở Sakơn Nakhon.
- Qua phân tích về những nét bảo lưu, hội nhập văn hoá và những mong
muốn của Việt Kiều tỉnh Sakôn Nakhon, hy vọng luận án sẽ phần nào đóng góp
giúp cho Đảng nhà nước có những chính sách thích hợp để góp phần bảo tồn và
phát huy văn hoá tinh thần của Cộng đồng người Việt Nam ở tỉnh Sakơn Nakhon
nói riêng và Thái Lan nói chung.
- Những nghiên cứu trong luận án sẽ là cứ liệu tin cậy để tham khảo cho
các cơng trình nghiên cứu tiếp theo về Cộng đồng người Việt ở nước ngoài sau
này.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương.
Chương 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết,
phương pháp nghiên cứu, địa bàn nghiên cứu.

Chương 2. Đời sống văn hóa tinh thần của Cộng đồng người Việt ở
tỉnh Sakôn Nakhon hiện nay.
Chương 3. Biến đổi và hội nhập văn hóa của Cộng đồng người Việt ở
Sakôn Nakhon.
Chương 4. Kết quả và bàn luận.

11


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta luôn coi Cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Vì vậy
nhà nước đã có nhiều chương trình nghiên cứu về Cộng đồng người Việt Nam ở
nước ngoài nhằm đưa ra những chính sách thích hợp để bảo tồn và phát huy văn
hóa của người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là đối với Việt Kiều ở các nước
Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Campuchia.
Cộng đồng người Việt Nam ở Thái Lan đã được nhiều học giả Việt Nam,
Thái Lan và các học giả quốc tế quan tâm nghiên cứu từ lâu. Đặc biệt, trong
những năm gần đây, có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã cơng bố rất
đáng chú ý về q trình di cư, địa vị chính trị, đời sống kinh tế văn hóa, và tổ
chức xã hội của Cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Nhưng cho đến nay, trong
lĩnh vực về nhân học văn hóa vẫn chưa có một cơng trình nào tập trung đi sâu
vào tìm hiểu nghiên cứu chuyên biệt về quá trình bảo lưu, hội nhập và biến đổi
văn hố của một Cộng đồng người Việt điển hình ở Thái Lan.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Việc nghiên cứu Cộng đồng người Việt ở Thái Lan đã được các học giả

người phương Tây như Pháp, Mỹ và các học giả là người Thái Lan nghiên cứu
từ rất sớm. Các cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài chủ yếu tập
chung vào địa vị thân thế, hoàn cảnh nhập cư và các chính sách của Thái Lan đối
với người Việt sinh sống tại Thái Lan.

12


Cơng trình nghiên cứu nghiên cứu cơ bản đáng chú ý nhất về người Việt ở
Thái Lan đầu tiên được xuất bản năm 1970, Vietnamese in Thailand (Người Việt
ở Thái Lan) của Peter A. Poole đã miêu tả, phân tích khá đầy đủ và tổng quát về
người Việt Nam từ những năm đầu di cư sang đất Thái, chủ yếu là thế hệ Việt
Kiều tản cư sang Thái năm 1946. Tác giả đã phân tích khá sâu về thái độ phản
ứng, các chính sách của Thái Lan đối với Việt Kiều và phản ứng của Việt Kiều
đối với chính phủ Thái Lan. Cơng trình này chủ yếu phân tích trên quan điểm
chính trị về địa vị người Việt Nam ở nước ngoài chứ chưa tập trung nghiên cứu
về đời sống văn hóa của Việt Kiều.
Tiếp theo đó là luận án tiến sĩ của người Thái là Vichan Champsari tại
Khoa Chính trị Trường Đại học Thamasat vào năm 1973 là Người Việt Nam tản
cư và an ninh của Thái Lan (Khôn Duôn ộp pa dốp lé khoam măn không khỏng
Thái) được xuất bản bằng tiếng Thái. Tác giả đã dành nhiều thời gian đề cập đến
lịch sử di cư của người Việt chủ yếu từ trước chiến tranh thế giới thứ hai, nguyên
nhân của người Việt di cư đến đất Thái vào giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ
hai, phân tích vai trị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc đấu tranh giải phóng
dân tộc và đối với Thái Lan. Cơng trình này chủ yếu đề cập sâu đến các chính
sách quản lý của Thái Lan đối với Cộng đồng người Việt tản cư trên đất Thái
qua các thời kỳ cho đến những năm 1970, đến việc tiến hành cho hồi hương
người Việt Nam tị nạn về miền Bắc Việt Nam trong những năm 1960. Mặc dù
cơng trình cũng đã phân tích đến một số nét văn hóa, tơn giáo, phong tục của
Cộng đồng người Việt, nhưng chỉ hạn chế ở một số trang và chủ yếu nói đến văn

hóa truyền thống của người Việt trước những năm 1970. Nhìn chung, đây là một
cơng trình có giá trị cao trong việc nghiên cứu về địa vị chính trị của Việt Kiều
Thái Lan tản cư sau năm 1945.
Cơng trình bằng tiếng Thái Người Việt ở Thái Lan của tác giả Pussadee
Chandavimol (được Quỹ nghiên cứu Thái Lan hỗ trợ đầu tư) đã được xuất bản
năm 1999. Đây cũng là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử hình

13


thành Cộng đồng Việt tại Thái Lan và các chính sách của nhà nước Thái đối với
Việt Kiều. Nhưng, nhìn chung, cơng trình này cũng chỉ đưa ra được một số nét
về văn hóa của Cộng đồng người Việt tại Thái Lan trước năm 1945. Tác giả chỉ
tập trung nghiên cứu về đời sống Cộng đồng người Việt di cư từ trước đây
(người Việt cũ) đang sinh sống ở Băng Cốc.
Trong tác phẩm bằng tiếng Thái khác Trường hợp nghiên cứu gia đình
người Việt của Ngamphit Satsanguon, Khoa Chính trị trường Đại học
Chulalongkorn xuất bản năm 2002. Đây là một cơng trình nghiên cứu khoa học
rất cơng phu, nhưng chủ yếu phân tích về cấu trúc về gia đình của người Việt tại
Cộng đồng Sảm Sẻn ở Băng cốc, một Cộng đồng Việt Kiều ở đây đã du nhập
vào Thái Lan từ thế kỷ XVIII (thời kỳ Rama III). Đây là một cơng trình nghiên
cứu khoa học được đánh giá cao về gia đình người Việt ở Băng Cốc, vì vậy nó
cũng gợi mở hữu ích cho các cơng trình nghiên cứu về người Việt ở Thái Lan
sau này.
Một công trình nghiên cứu khác cũng nghiên cứu khá chi tiết về người
Việt ở Thái Lan bằng tiếng Thái đó là Ngôi làng Hữu nghị Thái Việt, Làng
Nachooc: Quá khứ và hiện tại của Artha Nantachukra. Trong cơng trình, tác giả
đã phân tích sâu về lịch sử hình thành Cộng đồng, đời sống văn hoá xã hội,
phong tục tập quán của Cộng đồng người Việt sinh sống lâu đời trên mảnh đất
bản Nachooc thuộc tỉnh Nakhon Phanơm. Vì cơng trình chỉ nghiên cứu trường

hợp của một làng cụ thể (đây là một trong những ngôi làng thuần Việt nhất trên
đất Thái hiện nay) và Cộng đồng người Việt ở ngôi làng này đã di cư đến Thái
Lan từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nên cơng trình chưa đại diện cho các
nghiên cứu về Cộng đồng người Việt di cư từ sau 1946.
Một cơng trình nghiên cứu khác liên quan trực tiếp đến người Việt ở
Sakôn Nakhon và cũng là cơng trình tập thể, do Trung tâm nghiên cứu về Việt
Nam của trường Đại học Rajabat Sakôn Nakhon thực hiện là: Chương trình thu
thập thơng tin về dân số người Việt Nam tại tỉnh Sakôn Nakhon và đặc điểm tộc

14


người Việt Nam tỉnh Sakơn Nakhon. Cơng trình nghiên cứu hoàn thành và được
xuất bản bằng tiếng Thái vào năm 2002. Đây là một cơng trình đầu tiên, đầy đủ
nhất nghiên cứu về đặc điểm dân cư và thống kê tương đối đầy đủ về số lượng,
giới tính, độ tuổi của người Việt sống tại từng huyện trong tỉnh Sakôn Nakhon.
Cơng trình cũng dành khoảng trên 10 trang điểm qua về các nét văn hoá và
phong tục đời sống của Việt Kiều tại Sakôn Nakhon.
Năm 2006, Thanyathip Sripana, giảng viên khoa Chính trị trường Đại học
Chulalongkorn đã cho xuất bản cơng trình Việt Kiều Thái Lan trong mối quan hệ
Thái Lan -Việt Nam. Cuốn sách tập trung viết về vai trò của Việt Kiều trong mối
quan hệ Việt Nam - Thái Lan. Có thể nói, đây là một cơng trình nghiên cứu quy
mô và đầy đủ nhất từ trước đến nay về Việt Kiều Thái Lan. Tác giả đã tiếp cận
được rất nhiều nguồn tài liệu của cả hai nước và dành ra nhiều thời gian để phân
tích rõ các vấn đề: Quá trình di cư của người Việt sang đất Thái, vai trò của
người Việt trong mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Thái Lan,
phong trào yêu nước của Việt Kiều, các chính sách của chính phủ Thái đối với
Việt Kiều, những hoạt động trong đời sống kinh tế - văn hoá xã hội của người
Việt (kể cả những người Việt đã từng sống ở Thái Lan và hồi hương về nước).
Trong cơng trình, có một chương về đời sống văn hóa của Việt Kiều ở Thái Lan

và Việt Kiều đã hồi hương về Việt Nam (từ trang 278–314). Tuy nhiên, vì là
cơng trình nghiên cứu Việt Kiều trong mối quan hệ Việt Nam-Thái Lan, nên
trong phần viết về văn hóa của Việt Kiều, tác giả chỉ đề cập tới một cách khái
quát, chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu chi tiết các phong tục văn hoá trong đời
sống của Việt Kiều.
Trong năm 2006, một tác giả người Thái khác là Sukprida Phanomdong
cũng đã xuất bản cuốn Hồ Chí Minh – Ơng Tiên sống mãi. Tác giả đã dành một
chương từ trang 47- 60 để viết về thời gian Bác Hồ lưu lại hoạt động cách mạng
ở Đơng Bắc Thái Lan (trong đó có Sakơn Nakhon) trên con đường đi tìm đường
cứu nước. Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập tới tấm gương hoạt động cách

15


mạng và nhân cách của Hồ Chủ tịch, mối quan hệ giữa Việt Kiều với Bác Hồ và
giữa Bác Hồ với Việt Kiều trong thời gian hoạt động cách mạng ở Thái Lan, chứ
khơng mơ tả về văn hố Cộng đồng Việt ở Thái Lan.
Ngồi ra, cịn một số bài viết của tác giả là người Thái về Việt Kiều,
nhưng chủ yếu nghiên cứu về lịch sử di cư, đời sống chính trị chứ chưa tập trung
nghiên cứu sâu về đời sống văn hóa của Việt Kiều. Các bài viết nổi bật như Bao
giờ người Việt Nam được nhập quốc tịch Thái của tác giả Thanyathip Sripana
đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, năm 2004; bài viết Làng hữu nghị
Nachooc của tác giả Artha Nantachukra, Trường Đại học Mahasarakham tại hội
thảo 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thái Lan do Viện nghiên cứu Đông
Nam Á tổ chức.
Gần đây nhất vào năm 2010, có chương trình phim thời sự “Phăn sẻng
rúng” (Một nghìn cầu vồng) thuộc Kênh truyền hình Thái Lan (Thai PBS), một
chương trình giới thiệu về các nét văn hóa, lễ hội, tơn giáo của các tộc người ở
Thái Lan và các nước láng giềng. Loạt phim này đã sản xuất 4 tập phim về đời
sống văn hóa hàng ngày của Việt Kiều ở vùng Đơng Bắc Thái Lan. Trong 4 tập

phim, các nhà làm phim đã đi sâu vào phỏng vấn nhiều thế hệ Việt về văn hóa
ẩm thực, nghi lễ thờ cúng ơng bà tổ tiên, phong tục ngày lễ, Tết, và sử dụng
tiếng Việt của Việt Kiều.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Trong cơng trình của Trần Trọng Đăng Đàn Người Việt Nam ở nước
ngồi xuất bản năm 1997, cũng có đánh giá tổng quan về người Việt ở Thái Lan.
Ngoài ra, gần đây, tác giả còn xuất bản cuốn Người Việt Nam ở nước ngồi
khơng chỉ có “Việt Kiều” (năm 2005). Tác giả chủ yếu đề cập đến vấn đề tên gọi
tổ chức, hoạt động của Việt Kiều tại Thái Lan. Một cơng trình khác có tên là Việt
Kiều Lào - Thái với quê hương của Trần Đình Riên xuất bản năm 2005, cũng tập
trung nghiên cứu phân tích sâu vào đời sống và những hoạt động của kiều bào
đối với quê hương đất nước cũng như những năm tháng gian nan vất vả của

16


Cộng đồng Việt Kiều Lào-Thái và tình cảm đặc biệt của họ dành cho quê hương,
chứ không tập trung nghiên cứu sâu về đời sống văn hoá của Việt Kiều. Tác giả
Trần Ngọc Danh đã viết cuốn Bác Hồ ở Thái Lan năm 1999. Cuốn sách đã ghi
chép lại những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ tại Thái Lan và
những ảnh hưởng lớn của Bác tới Việt Kiều Thái Lan (từ nhân cách văn hóa,
sinh hoạt hàng ngày đến tư tưởng chính trị, tinh thần yêu nước) trong những năm
30 của thế kỷ XX.
Năm 2006, Nguyễn Quốc Lộc đã xuất bản cơng trình “Người Việt ở Thái
Lan–Campuchia-Lào”. Cơng trình đã khái qt bức tranh của Cộng đồng người
Việt ở 3 nước. Tác giả dành một chương nói về Người Việt ở Thái Lan, phân tích
tương đối kỹ về quá trình di cư và đời sống của Cộng đồng người Việt ở Thái
qua các thời kỳ từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XIX; Đầu thế kỷ XX đến 1945; từ
1945 đến 1975; từ 1975 đến nay. Trong giai đoạn từ 1945 đến 1975, tác giả phân
tích về các tổ chức cách mạng, q trình hoạt động cách mạng và các cuộc hồi

hương của Việt Kiều trong những năm 1960. Trong giai đoạn từ 1975 đến nay,
chủ yếu phân tích về quan hệ ngoại giao giữa hai nước, về phân bố dân cư và các
hoạt động kinh tế, văn hóa của Việt Kiều. Trong đó, tác giả đã phân tích khá
nhiều về văn hóa của Việt Kiều ở Thái Lan (14 trang): đó là về văn hóa gia đình,
các ngày lễ tết, thờ cúng tổ tiên, tang ma, các cơng trình văn hóa vật thể như
chùa chiền trên đất Thái, và giáo dục ngơn ngữ.
Có thể nói đây là cơng trình nghiên cứu tương đối khái quát về Cộng đồng
người Việt, từ khi bắt đầu di cư đến Thái Lan cho đến hiện nay. Cơng trình đã đề
cập tương đối nhiều về văn hóa của Việt Kiều như phân tích về một số cơng
trình kiến trúc chùa chiền của người Việt xây dựng từ thế kỷ trước ở Băng cốc.
Trong khi đó, phần lớn người Việt tản cư sinh sống ở Đông Bắc Thái Lan là từ
sau giai đoạn 1945 đến nay. Mặc dù phần nghiên cứu về văn hóa của Cộng đồng
người Việt chưa được đầy đủ nhưng nhìn chung đây là một cơng trình nghiên

17


cứu tương đối sâu về đời sống của người Việt tại Thái Lan và có giá trị tin cậy
cho các cơng trình nghiên cứu về người Việt ở Thái Lan.
Cuốn sách Người Việt ở Thái Lan 1910-1960 do Nguyễn Văn Khoan chủ
biên, xuất bản năm 2008, bao gồm tập hợp 45 bài viết của nhiều tác giả là những
người đã từng hoạt động tại Thái Lan, và nghiên cứu về Thái Lan (có cả một số
bài viết của các tác giả là người Thái Lan). Các bài viết nói về nhiều khía cạnh:
lịch sử, văn hóa, chính trị… của Việt Kiều Thái Lan từ năm 1910 đến năm 1960.
Các nội dung liên quan chủ yếu đến Việt Kiều như: Kiều bào ta ở Thái Lan
hướng về tổ quốc; Việt Kiều ở Thái Lan trong những năm 1945-1947; Việt Kiều
Thái Lan từ 1964 đến nay; Người Việt Nam ở Thái Lan: Cầu nối văn hóa trong
quan hệ Thái Việt; Việt Kiều trên đất Thái Lan…Nhìn chung, các bài viết rất đa
dạng chủ yếu được viết dưới dạng ghi chép những hồi ức, nội dung đều nói về
đời sống của Việt Kiều trong quá khứ, phong trào yêu nước, đời sống kinh tế,

văn hóa, tình đồn kết hữu nghị, quan hệ ứng xử với nhân dân Thái. Trong 45
bài viết, chủ yếu các tác giả tập trung vào viết lại những kỷ niệm khi mới đầu
sang Thái sinh sống và quá trình hoạt động cách mạng mà chưa có bài viết nào
phân tích sâu về đời sống văn hóa của Việt Kiều. Trong tập hợp này đáng chú ý
có bài viết Người Việt Nam ở Thái Lan: Cầu nối văn hóa trong quan hệ TháiViệt của Thanyathip tác giả đã phân tích tương đối kỹ đến vai trị của văn hóa
của Cộng đồng người Việt tại Thái Lan, trong mối quan hệ Thái Lan- Việt Nam
và q trình gìn giữ văn hóa của Cộng đồng người Việt trên đất Thái. Nhưng bài
viết còn ở mức độ khiêm tốn (chưa đầy 2 trang).
Bài viết về Việt Kiều ở tỉnh Sakon Nakhon Đời sống của Cộng đồng
người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon của Nguyễn Hồng Quang đăng trên tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á số 4/2004, đã miêu tả, đánh giá tìm hiểu một số nét cơ
bản nhất của Việt Kiều đang sinh sống tại tỉnh Sakơn Nakhon như về q trình di
cư của người Việt và hình thành Cộng đồng người Việt ở Sakơn Nakhon, về đời
sống kinh tế văn hóa, giáo dục, vấn đề sử dụng ngôn ngữ, và ảnh hưởng của các

18


chính sách của Thái đến Cộng đồng Việt Kiều ở đây và những nguyện vọng tâm
tư của Việt Kiều, thái độ của chính quyền Thái đối với Cộng đồng người Việt tại
Sakôn Nakhon. Tác giả đã đưa ra những nghiên cứu bằng phương pháp điền dã
quan sát và phỏng vấn sâu, nên đã có được những thơng tin cụ thể về một Cộng
đồng người trong một tỉnh ở Đông Bắc Thái Lan. Mặc dù vậy, bài viết cũng chỉ
nghiên cứu một cách tổng quát về kinh tế, văn hóa xã hội của Cộng đồng người
Việt ở Sakôn Nakhon. Bài viết chưa tập trung nghiên cứu sâu về các vấn đề diễn
biến và những tác động chính đến các hoạt động sinh hoạt văn hóa hàng ngày
của Cộng đồng người Việt ở đây.
Trong bài viết khác Quá trình bảo lưu và hội nhập văn hóa của người Việt
ở Đơng Bắc Thái Lan của Nguyễn Hồng Quang đăng trên tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á số 5/ 2011, cũng đã khái quát cơ bản về sự hình thành Cộng đồng

người Việt ở Thái Lan. Qua các thời kỳ thông qua việc bảo lưu (văn hóa Việt) và
hội nhập văn hóa (văn hóa Thái), phân tích, thơng qua một số nét văn hóa cơ bản
như ngơn ngữ, văn hóa ẩm thực, các phong tục cưới hỏi, tang ma…, những
nguyên nhân tác động đến việc sự bảo lưu và hội nhập văn hóa của người Việt ở
Đông Bắc Thái Lan (thế hệ di cư sau năm 1945). Trong khn khổ bài tạp chí,
tác giả mới chỉ chủ yếu tập chung vào các tác động ảnh hưởng đến quá trình bảo
lưu và hội nhập văn hóa của người Việt ở Đơng Bắc chung chung, chưa đi sâu
vào nghiên cứu những trường hợp biến đổi văn hóa của một Cộng đồng người
trên một địa bàn cụ thể. Trên phương diện văn hóa tinh thần của người Việt, tác
giả cũng chưa đi sâu vào phân tích việc tiến hành các nghi lễ tâm linh trong
Cộng đồng để đưa ra một bức tranh toàn diện hơn về văn hóa của Cộng đồng
người Việt ở Thái Lan. Đây là bài viết mang tính tổng hợp về Cộng đồng Việt
Kiều, nên chưa tập trung phân tích sâu về những tác động đến việc bảo lưu và
giữ gìn văn hóa của Cộng đồng người Việt.
Bài viết về văn hóa người Việt ở Thái Lan, tác giả Nguyễn Hồng Quang:

Tìm hiểu văn hóa tang ma của Cộng đồng người Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon,

19


Thái Lan đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á số 11/ 2012. Tác giả đã đi
sâu vào nghiên cứu phân tích một số những nét bảo lưu và biến đổi về văn hóa
tinh thần của Cộng đồng người Việt ở Sakôn Nakhon thông qua nghi lễ tang ma.
Mặc dù là bài viết liên quan trực tiếp đến văn hóa tinh thần của người Việt
nhưng chỉ mới tập trung ở một khía cạnh về văn hóa tinh thần thơng qua nghi lễ
tang ma, chứ chưa phải là đại diện cho các mặt văn hóa tinh thần của người Việt
ở Sakơn. Nhưng bài viết cũng có nhiều gợi mở liên quan trực tiếp đến đề tài của
luận án.
Ở Việt Nam, ngồi những cơng trình sách và các bài viết liên quan đến đề

tài đã xuất bản, gần đây còn nhiều các cơng trình cấp nhà nước, và cấp bộ, luận
văn liên quan đến nghiên cứu về Việt Kiều Thái Lan của các trường Đại học, Ủy
ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngồi…
Cơng trình đề tài cấp bộ Q trình hình thành, phát triển và vai trị của
người Việt ở Thái Lan trong lịch sử của Trường Đại học Vinh do Nguyễn Cơng
Khanh chủ trì, năm 2009 được chia thành 3 nội dung chính: Q trình hình
thành, đời sống vật chất và tinh thần của Cộng đồng Việt Kiều ở Thái Lan; đóng
góp của Cộng đồng người Việt ở Thái Lan với tổ quốc; đóng góp của người Việt
ở Thái Lan đối với sự phát triển quan hệ hữu nghị và giao lưu văn hóa Việt Thái.
Đề tài đã tập trung nghiên cứu sâu nhất vào quá trình đóng góp của Việt Kiều
đối với tổ quốc, đối với phát triển quan hệ hai nước, chiếm phần lớn nội dung
của đề tài (khoảng 80 trang). Tuy chủ yếu đề cập phân tích sâu đến sự hình thành
và vai trị của người Việt ở Thái Lan trong lịch sử, nhưng đề tài cũng đã đề cập
một cách tổng quát đến các khía cạnh đời sống văn hóa vật chất, đời sống văn
hóa tinh thần và những đóng góp về giao lưu văn hóa của Việt Kiều trong văn
hóa Việt-Thái ở dạng khái quát.
Đề tài nghiên cứu Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan dưới góc độ
văn hóa của Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao,
do Phạm Hải Bằng làm chủ nhiệm là một trong những đề tài nghiên cứu trực tiếp

20


đến góc độ văn hóa của Cộng đồng người Việt ở Thái Lan. Đề tài này được chia
làm 3 phần: Giới thiệu một số nét chính về đất nước Thái lan; Lịch sử Cộng
đồng người Việt tại Thái Lan; Nhận xét và kiến nghị. Phần viết về văn hóa của
Việt Kiều chủ yếu được tập trung trong phần 2 (trang 32- 48). Trong nội dung về
văn hóa, đề tài chỉ giới thiệu ở mức khái quát về đời sống văn hóa, đặc trưng văn
hóa nổi bật, gia đình người Việt, tâm linh, ẩm thực, ngôn ngữ, sự gắn kết Cộng
đồng và giữ gìn bản sắc dân tộc người Việt ở Thái Lan.

Cơng trình khoa học đề tài cấp nhà nước Những đặc trưng cơ bản về con
người và văn hóa của Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay do
PGS. TS. Vũ Hào Quang làm chủ nhiệm, cơ quan chủ trì: Trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn, đã được nghiệm thu năm 2010. Chương III của đề tài đã
đề cập đến các nội dung chính: Bối cảnh nhập cư của người Việt vào Thái Lan
sau những năm 1945; Thực trạng đời sống gia đình Việt Kiều ở Thái Lan; Nhận
thức của Cộng đồng Việt ở Thái Lan về những phẩm chất và điều kiện cần thiết
của họ ở nước sở tại; đặc trưng cơ bản của Cộng đồng Việt Kiều Thái Lan; sự
khác biệt giữa các thế hệ Việt Kiều ở Thái Lan; sự hội nhập của Cộng đồng Việt
Kiều vào cư dân bản địa; người bản địa đánh giá vị thế Cộng đồng người Việt
Nam so với Cộng đồng các dân tộc của các nước láng giềng như Lào,
Campuchia; mức độ nắm bắt được những thơng tin về đời sống kinh tế, văn hóa–
xã hội Việt Nam qua các kênh truyền thông; những người thuộc thế hệ thứ 2 sinh
ra và lớn lên ở nước sở tại còn giữ được những phong tục tập qn trong gia
đình; duy trì các giá trị văn hóa truyền thống của thế hệ thứ ba ở Thái Lan; sử
dụng ngôn ngữ của thế hệ thứ ba trong giao tiếp gia đình; những khó khăn lớn
nhất đối với Việt Kiều hiện nay; đánh giá về mức độ hạnh phúc của gia đình;
đánh giá về địa vị kinh tế gia đình mình so với các gia đình Việt Kiều khác ở
nước sở tại; những nhân tố tác động đến việc nhập cư vào Thái Lan; văn hóa
Cộng đồng và tổ chức Cộng đồng Việt tại Thái Lan; mô tả thực trạng nhân khẩu

21


xã hội người Việt Nam đang định cư tại Thái Lan theo mẫu nghiên cứu; và cuối
cùng là phần kết luận về Cộng đồng Việt Kiều Thái Lan.
Đây là một cơng trình đầu tiên ở Việt Nam tập trung một tập thể các nhà
nghiên cứu, các nhà giáo có uy tín nghiên cứu một cách đầy đủ nhất về Việt
Kiều ở Thái Lan. Bằng các phương pháp nghiên cứu điều tra xã hội học, bảng
hỏi và phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, các tác giả đã đầu tư khá nhiều thời gian

cho cơng trình nghiên cứu này. Kết quả là đã đưa ra được một cơng trình nghiên
cứu khá đầy đủ về địa vị thân phận, về gia đình, văn hóa của Cộng đồng người
Việt ở Thái Lan. Tuy nhiên, cơng trình này chưa phân tích sâu về q trình hình
thành Cộng đồng và các tác động của các chính quyền Thái đến Cộng đồng, sự
liên kết giữa thế hệ Việt Kiều trước năm 1945 với thế hệ Việt Kiều tản cư năm
1945-1946. Vì mục đích của cơng trình là nghiên cứu đặc trưng cơ bản về con
người và địa vị xã hội của người Việt ở Thái Lan, nên cơng trình tập trung
nghiên cứu điều tra kỹ về vấn đề gia đình, kinh tế, sử dụng ngơn ngữ, và giáo
dục. Trong phần văn hóa của người Việt ở Thái Lan, nhóm tác giả chưa phân
tích nhiều về các khía cạnh văn hóa liên quan đến văn hóa tinh thần. Ngồi ra,
cơng trình nghiên cứu cịn chưa phân tích nhiều về q trình bảo lưu, và hội nhập
văn hóa của Cộng đồng và chưa phân tích sâu những nguyên nhân dẫn đến q
trình bảo lưu và hội nhập văn hóa. Mặc dù cơng trình khoa học này đã đóng góp
rất nhiều cho việc nghiên cứu về Việt Kiều, nhưng hạn chế của cơng trình là
chưa đưa được ra những kiến nghị cơ bản cho chính phủ Việt Nam, đây cũng là
một vấn đề quan trọng trong việc góp phần quan tâm đến nhu cầu văn hóa của
người Việt Nam ở nước ngồi.
Nhìn chung, cho đến nay đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu, bài viết
có giá trị khoa học cao ở trong nước và nước ngoài liên quan đến Cộng đồng
người Việt ở Đông Bắc Thái Lan. Các tác giả chủ yếu sử dùng các phương pháp
nghiên cứu như lịch sử, nhân học văn hóa, nghiên cứu liên ngành để nghiên cứu
về Cộng đồng người Việt Nam trên đất Thái. Từ năm 1976 về trước, các công

22


trình chủ yếu viết về những chính sách của Thái Lan đối với người Việt và địa vị
của người Việt trên đất Thái trong những năm chiến tranh chống Pháp và chống
Mỹ. Từ năm 1976 đến nay, các cơng trình và các bài viết tập trung nghiên cứu
về kinh tế- xã hội, sự hoà nhập của Cộng đồng người Việt vào xã hội Thái. Đặc

biệt, trong thời gian gần đây, đã có một số luận án, luận văn, một số bài viết của
các nhà nghiên cứu về Cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu cơ bản nhất về Việt Kiều ở Thái
Lan, các tác giả đều đã dành nhiều thời gian nghiên cứu trực tiếp về người Việt ở
Thái Lan. Hầu hết các cơng trình này mang tính giá trị khoa học và độ tin cậy
cao được nhiều nhà nghiên cứu về Việt Kiều Thái Lan tiếp theo sử dụng để tham
khảo. Đặc biệt là các vấn đề hình thành Cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và
địa vị của người Việt trên đất Thái Lan từ thế kỷ XVII cho đến nay. Tuy nhiên,
vì nhấn mạnh đến các vấn đề đã phân tích trên, nên chưa có cơng trình nào đi sâu
vào nghiên cứu văn hóa riêng biệt và có ý nghĩa thực tiễn để đóng góp cho việc
xây dựng nên một chính sách văn hóa thích hợp đối với Việt Kiều Thái Lan. Vì
vậy, luận án sẽ thừa hưởng những kết quả của những cơng trình nghiên cứu của
các tác giả đi trước để xây dựng nên một bức tranh tổng thể về những giá trị văn
hóa, từ quá trình hình thành Cộng đồng cho đến những tác động đến việc bảo lưu
và hội nhập vào văn hóa xã hội Thái trong một nghiên cứu trường hợp (Case
Study) về Cộng đồng người Việt tại tỉnh Sakôn Nakhon. Do nhiệm vụ quy định,
luận án chủ yếu tập trung vào phân tích, tìm hiểu sâu về mặt văn hóa tinh thần
của Cộng đồng người Việt di cư trong phạm vi thời gian từ năm 1945-1946 trở
lại đây tại tỉnh Sakôn Nakhon.
1.2. Cơ sở lý thuyết.
1.2.1. Một số khái niệm
Một số thuật ngữ và khái niệm liên quan đến tên gọi người Việt Nam ở
Thái Lan, qua cách gọi của người Việt Nam và người Thái Lan.

23


“Việt Kiều” là cụm từ chỉ chung cho tất cả người Việt Nam có q trình
nhập cư ở nước ngồi qua các thời kỳ khác nhau và trong những hoàn cảnh khác
nhau vào một quốc gia nào đó như Việt Kiều Mỹ, Việt Kiều Pháp, Việt Kiều Úc,

Việt Kiều Thái… (cụm từ này cũng được Cộng đồng người Việt Nam tại Thái
Lan tự gọi nhau, ví dụ Việt Kiều Uđon – Cộng đồng người Việt sống ở tỉnh
Uđonthani, Việt Kiều Ubôn – người Việt ở tỉnh Ubôn Ratchathani...Việt Kiều
Sakôn - Cộng đồng người Việt ở tỉnh Sakôn Nakhon). Những người Việt đã và
đang sinh sống tại Thái Lan có quốc tịch hoặc có giấy tàng đao (giấy kiều dân)
thì gọi là Việt Kiều Thái Lan, những người Việt đang sinh sống định cư ở Mỹ
gọi là Việt Kiều Mỹ…
Thuật ngữ “Việt Kiều” không bao gồm những người Việt Nam đang theo
học, hoặc công tác ngắn hạn, dài hạn được nhà nước Việt Nam cử sang Thái Lan
công tác (như tham quan du lịch, hợp đồng lao động, kinh doanh, cán bộ ngoại
giao…).
Hiện nay, từ "Kiều bào" cũng được Chính phủ Việt Nam dùng với ngữ
nghĩa Việt Kiều "Kiều bào là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam”.
Một số tên gọi đối với Cộng đồng người Việt tại Thái Lan: “Khôn Thái
chứa sải chao Việt Nam” (Người Thái Lan gốc Việt) là tên gọi chính thức trong
các văn bản của Thái Lan. Hay gọi tắt là “Khôn Việt” (Người Việt). “Khôn
Duôn Ộp pa dốp” (người Việt tản cư hay người Việt di cư), là tên gọi trước đây
người Thái hay gọi người Việt di cư sang Thái Lan năm 1946. Các tên gọi khác
như: “Duôn kàu” (Người Việt cũ) là người Việt di cư sang Thái Lan trước năm
1945. “Duôn Mày” (người Việt mới) di cư sang Thái Lan sau năm 1945.
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng 1 trong 3 cụm từ: “Cộng đồng
người Việt ở Thái Lan”, “Việt Kiều Thái Lan” và “Kiều bào Thái Lan” những
thuật ngữ này chỉ nói đến những người Việt đã và đang sinh sống ở Thái Lan, có
thể đã có quốc tịch hoặc có thể chưa được nhập quốc tịch Thái Lan.

24


×