Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ỏ các trường mầm non huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (477.49 KB, 111 trang )

21

Xuất phát từ những lý do MỞ
trên,ĐẦU
chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện
pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên ỏ các
Lí donon
chọn
đề tàiThạch Thành, Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận
trường1.mầm
Huyện
văn Thạc sĩ.
2. Mục đích nghiên cúu
Là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm

non có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành
và phátTrên
triểncơnhân
cách con
điềutrạng
22, chương
mụclý1,bồi
Luật
giáo
sở nghiên
cứungười.
lý luậnTheo
và thực
cơng tácII,quản
dưỡng
dục


ghi mơn
rõ: “Mục
tiêu viên
của giáo
mầmmầm
non là
giúp
trẻ em
phátThành,
triến vềTỉnh
thể
chun
cho giáo
ở cácdục
trường
non
Huyện
Thạch
chất,
cảm,
mỹ, hình
thành
những
đầutác
tiênbồi
củadưỡng
nhân
Thanhtình
Hóa,
đề trí

tàituệ,
đề thẩm
xuất một
số biện
pháp
quảnyếu
lý tố
cơng
cách
chuẩn
trẻviên
em mầm
vào học
chun
mơn bị
chocho
giáo
non.lớp một” [12]. Muốn đạt được mục tiêu
giáo dục
vấnthể
đề đầu
tiêntượng
là phải
quan tâm
3. trên,
Khách
và đối
nghiên
cúu đến năng lực sư phạm của đội
ngũ nhà giáo, bởi vì đây là người trực tiếp tác động đến sự hình thành và phát

triển nhân cách của trẻ.
3.1. Khách thể nghiên cứu : Quản lý hoạt động bồi dưỡng chun mơn
Hiện nay đã có trên 90% giáo viên mầm non có trình độ đạt chuẩn
cho giáo viên Mầm non.
trung cấp sư phạm mầm non trử lên, trong đó 28% trên chuẩn và khoảng 60%
3.2. Đối tượng Nghiên cứu : Một số biện pháp quản lý hoạt động bồi
đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định. Tuy tỷ lệ giáo viên đạt chuấn đào tạo
dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non Huyện Thạch Thành,
khá cao, nhưng phần lớn được đào tạo chắp vá qua nhiều hệ, nhiều loại hình
Tỉnh Thanh Hóa
đào tạo, nên năng lực thực tế chưa tương thích với trình độ đào tạo. Chính vì
4. Giả thuyết khoa học
vậy, ở mỗi cơ sở giáo dục mầm non phải có người quản lý chun mơn phù
hợp, hiệu quả bằng hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng chuyên môn
Chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non
cho giáo viên mầm non.
sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện những biện pháp quản lý có tính
Muốn đạt được mục tiêu giáo dục mầm non đề ra, đòi hỏi người giáo
khoa học và tính khả thi phù họp với điều kiện thực tế của địa phưotig.
viên mầm non phải có kiến thức văn hóa cơ bản; phải được trang bị một hệ
5. Nhiệm vụ nghiên cúu
thống các kiến thức khoa học về chăm sóc giáo dục trẻ; phải có kỹ năng lập
kế hoạch, tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục, kỹ năng giao tiếp với trẻ,
- Phân
tích,nghiệp,
hệ thống
hóađồng...
các tài Đế
liệucó
liên

quannhững
đến đềnăng
tài đê
phụ huynh,
đồng
cộng
được
lựchình
sư thành
phạm

cơ sởngười
lý luận.giáo viên mầm non phải không ngừng học tập, rèn luyện tại
này,
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho


3

- Nhóm các phưưng pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm phương pháp toán học
7. Phạm vi nghiên cứu

Đe tài tập trung nghiên cứu công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non Huyện Thạch Thành Thanh Hóa.
8. Dóng góp của đề tài

8.1. về mặt lý luận

Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận các giải pháp quản lý

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên Mầm non.
8.2. về mặt thục tiễn

Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
cho giáo viên các trường Mầm non huyện Thạch Thành. Chỉ ra những nguyên
nhân, hạn chế cần phải khắc phục trong việc quản lý hoạt động bồi dưỡng
chuyên môn cho giáo viên.
Đúc rút kinh nghiệm, đề xuất một số biện pháp nhằm khắc phục những
hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
9. Cấu trúc của luận văn:

Chương 1: Co sỏ lý luận của đề tài.


4

Chương 1
cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG BỊI DƯỠNG
CHUN MƠN CHO GIÁO VIÊN ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Vấn đề quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho GVMN đã được
các nhà khoa học, các nhà quản lý quan tâm nghiên cứu từ lâu.
Trong những năm gần đây, một số luận văn thạc sĩ khoa học quản lý
giáo dục đã nghiên cứu về vấn đề quản lý giáo viên như: “Giải pháp bồi
dưỡng chuẩn hóa giáo viên mẫu giáo các tỉnh Duyên hải miền Trung” [13],
“Một số giải pháp quản lý phát triển đội ngũ giáo viên mầm non trên địa bàn
huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” [5] đã tiếp cận nghiên cứu về vấn đề xây dựng,
bồi dưỡng quy hoạch quản lý phát triên đội ngũ giảng viên đã từng bước củng
cố, hoàn thiện dần cơ sở lý luận về xây dựng đồng thời đề xuất các biện pháp

trong việc quản lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, điều
kiện nhà trường mà tác giả đang công tác đê từng bước củng cố, đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ này trở thành lực lượng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực trong
giáo dục, quyết định sự phát triển giáo dục.
Tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập đến vấn đề “Thực trạng quản
lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên ở các trường mầm non
huyện Thạch Thành”. Tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu trên, tác
giả đã chọn đề tài trên làm đề tài luận văn Thạc sĩ.
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cúu
1.2.1. Khái niệm về quản lý, Quản lý giáo dục
1.2.1.1. Khải niệm về quản ỉỷ

Khi xã hội loài người xuất hiện, một loạt các quan hệ như quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với


5

xã hội và cả quan hệ giữa con người với chính bản thân mình xuất hiện theo.
Điều này đã làm nảy sinh nhu cầu về quản lý. Quản lý là một thuộc tính gắn
liền với xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Ngay từ thuở bình minh của
xã hội loài người, để đương đầu với sức mạnh to lớn của tự nhiên, để duy trì
sự tồn tại và phát triển của mình, con người phải lao động chung, kết hợp
thành tập thể; điều đó địi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân cơng và hợp
tác trong lao động, tức là phải có quản lý.
c. Mác nói: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung
nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến sự chỉ đạo
đẻ điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện chức năng chung phát sinh
từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất khác với sự vận động của các khí
quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy

mình, cịn dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng”. [4]
Quản lý xã hội về thực chất là tổ chức khoa học lao động của toàn xã
hội. Hai vấn đề cơ bản trong tổ chức khoa học lao động là phân công lao động
và hợp tác lao động.
Theo từ điển giáo dục học, quản lý là hoạt động hay tác động có định
hướng, có chủ đích của chủ thê quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý
(người bị quản lý) trong một tổ chức làm cho tổ chức vận hành và đạt được
mục đích của tổ chức. [9]
Như vậy, “Quản lý không chỉ là một khoa học mà cịn là nghệ thuật” và
“hoạt động quản lý vừa có tính khách quan, vừa mang tính chủ quan, vừa có
tính pháp luật của Nhà nước, vừa có tính xã hội rộng rãi; chúng là những mặt
đối lập trong một thể thống nhất”.
Quản lý có 2 chức năng cơ bản là duy trì và phát triển. Để bảo đảm hai
chức năng này, hoạt động quản lý phải bao gồm 4 chức năng cụ thể sau:
- Chức năng kế hoạch hóa: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá


6

trình quản lý, bao gồm soạn thảo, thơng qua được những chủ trương quản lý
quan trọng.
- Chức năng tổ chức thực hiện: Đây chính là giai đoạn hiện thực các

quyết định, chủ trương bằng cách xây dựng cấu trúc tổ chức của đối tượng
quản lý, tạo dựng mạng lưới quan hệ tổ chức, lựa chọn sắp xếp cán bộ.
- Chức năng chỉ đạo: Chỉ dẫn, động viên, điều chỉnh và phối hợp các

lực lượng giáo dục trong nhà trường, tích cực hăng hái chủ động theo sự phân
công đã định.
- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Là chức năng liên quan đến mọi cấp


quản lý đê đánh giá kết quả hoạt động của hệ thống. Nó thực hiện xem xét
tình hình thực hiện cơng việc so với u cầu đê từ đó đánh giá đúng đắn.
1.2.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục

Giáo dục là một hoạt động đặc trưng của lao động xã hội. Đây là hoạt
động chuyên môn nhằm thực hiện quá trình truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử - xã hội qua các thế hệ, đồng thời là một động lực thúc đấy sự
phát triển xã hội. Đe hoạt động này vận hành có hiệu quả, giáo dục phải được
tổ chức thành các cơ sở, tạo nên một hệ thống thống nhất. Điều này dẫn đến
một tất yếu là phải có một lĩnh vực hoạt động có tính độc lập tương đối trong
giáo dục, đó là hoạt động quản lý giáo dục. Quản lý giáo dục được xem như là
một hoạt động chuyên biệt để quản lý các cơ sở giáo dục.
* Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý giáo dục:
Trần Kiểm cho rằng: Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế
hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thẻ quản lý ở các cấp khác nhau
nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở
nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy
luật của giáo dục, của sự phát triển tâm lý và thê lực của trẻ em. [8]
Theo Phạm Minh Hạc: Quản lý nhà trường (quản lý giáo dục nói


7

chung) là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm
của mình đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục
tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ và với từng học sinh. [6]
Ngày nay, với sứ mệnh phát triển giáo dục thường xuyên, công tác giáo
dục không chỉ giới hạn ở thế hệ trẻ mà cho mọi người, tuy nhiên trọng tâm
vẫn là giáo dục thế hệ trẻ, cho nên quản lý giáo dục được hiểu là sự điều hành

hệ thống giáo dục quốc dân.
Ta có thẻ hiểu: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống được quản
lý vận hành theo đường lối giáo dục và nguyên lý của Đảng, thực hiện được
các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ
là quá trình dạy học- giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến,
tiến lên trạng thái mới về chất.
1.2.2. Khái niệm về quản lý trường học

Trường học là một tố chức giáo dục cơ sở mang tính nhà nước - xã hội,
là nơi trực tiếp làm công tác giáo dục thế hệ trẻ. Theo Phạm Minh Hạc: Quản
lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách
nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục đê
tiến tói mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với thế hệ trẻ. [8]
Theo Nguyễn Ngọc Quang “Trường học là thành tố khách thể cơ bản
của tất cả các cấp quản lý giáo dục, vừa là hệ thống độc lập tự quản của xã
hội. Do đó quản lý nhà trường nhất thiết phải vừa có tính nhà nước vừa có
tính xã hội (Nhà nước và xã hội cộng đồng và hợp tác trong việc quản lý nhà
trường)”. [11]
Các nhà trường hoạt động theo Luật Giáo đục và Điều lệ nhà trường do
Bộ trưởng Bộ giáo dục ban hành.
Điều lệ một nhà trường bao gồm những nội dung chủ yếu sau:


8

- Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà giáo.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của người học.

- Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường.
- Quan hệ của nhà trường- gia đình và xã hội.

Người đứng đầu một nhà trường có chức danh "Hiệu trưởng”. Hiệu
trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền bố nhiệm hoặc công nhận.
Như vậy, quản lý nhà trường bao gồm quản lý các hoạt động bên trong
nhà trường và phối hợp quản lý giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục xã
hội, trong đó cốt lõi là quản lý quá trình dạy học và giáo dục. Quản lý nhà
trường vừa mang tính Nhà nước vừa mang tính xã hội. Cho nên quản lý nhà
trường phải biết phối hợp với các lực lượng xã hội đế cùng thực hiện mục tiêu
GD- ĐT.
Đẻ hoạt động quản lý nhà trường đạt được mục tiêu và mang lại hiệu
quả cao, nhân tố quan trọng hàng đầu chính là đội ngũ cán bộ quản lý nhà
trường. Quá trình quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình lao động
sư phạm của thầy giáo, quản lý hoạt động học tập- tự học tập của học sinh và
quản lý cơ sở vật chất- thiết bị phục vụ dạy và học. Trong đó, người cán bộ
quản lý phải trực tiếp và ưu tiên dành nhiều thời gian đê quản lý hoạt động
lực lượng trực tiếp đào tạo. Tất cả các hoạt động quản lý khác đều nhằm mục
đích nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học.
1.2.3. Khái niệm quản lý trường mầm non

Trường mầm non là một tố chức xã hội được xây dựng trên cơ sở tự
nguyện, với sự hỗ trợ của nhà nước và nhân dân về vật chất cũng như tinh
thần. Đây là một mơi trường đặc biệt, vừa mang tính chất của một trường học


9

vừa mang tính chất của một gia đình, giữa cơ và trẻ vừa có mối quan hệ xã

hội (Thầy - trị) vừa có quan hệ theo kiểu gia đình (Mẹ - con).
Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc giáo dục mầm non nên quản
lý trường mầm non là khâu cơ bản của hệ thống quản lý ngành học. Đó là q
trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thê quản lý (Hiệu trưởng)
đến tập thể cán bộ giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến q trình chăm
sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và
mục tiêu của bậc học.
Điều lệ trường mầm non (Ban hành kèm theo Quyết định số
14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 7/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
đã quy định: [2]
* Vị trí trường mầm non
- Trường mầm non là đơn vị cơ sở của GDMN trong hệ thống giáo dục

quốc dân của nước CHXHCN Việt Nam do ngành giáo dục quản lý. Trường
mầm non đảm nhận việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp
trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuấn bị những tiền
đề cần thiết cho trẻ vào trường phổ thơng sau này.
- Trường mầm non có tư cách và con dấu riêng.
- Tính chất của trường mầm non: Trường mầm non nước CHXHCN

Việt Nam có 3 tính chất sau:
+ Chăm sóc, ni dưỡng và giáo dục nhằm hình thành nhân cách trẻ em
một cách tồn diện.
+ Chăm sóc - giáo dục trẻ em mang tính chất giáo dục gia đình giữa cơ
và trẻ là quan hệ tình cảm mẹ- con, trẻ học thông qua “Học bằng chơi - Chơi
mà học”.
+ Nhà trẻ, trường mẫu giáo mang tính tự nguyện, Nhà nước và nhân
dân cùng chăm lo.



10

* Nhiệm vụ
- Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi.
- Tổ chức ni dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ em theo chương trình

chăm sóc giáo dục trẻ mầm non do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành.
- Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo

quy định của pháp luật.
- Chủ động kết hợp chặt chẽ với các bậc cha mẹ trong việc ni dưỡng

chăm sóc giáo dục trẻ em, kết hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã
hội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học ni dạy trẻ em
cho gia đình và cộng đồng.
- Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em.
- Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia các

hoạt động trong phạm vi cộng đồng.
- Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của

pháp luật.
Tóm lại, công tác quản lý trường mầm non là quản lý q trình chăm
sóc giáo dục trẻ, đảm bảo cho q trình đó vận hành thuận lợi và có hiệu quả.
Q trình chăm sóc giáo dục trẻ gồm các nhân tố tạo thành sau: mục tiêu,
nhiệm vụ, nội dung, phương pháp, phương tiện chăm sóc giáo dục trẻ. Giáo
viên (Lực lượng giáo dục), trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi (Đối
tượng giáo dục), kết quả chăm sóc giáo dục trẻ.
1.2.4. Khái niệm về chuyên môn, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo


viên mầm non
1.2.4.1. Khái niệm về chuyên mồn

Chuyên môn là tổ hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con
người tiếp thu được qua đào tạo đế có khả năng thực hiện một loạt cơng việc


11

trong phạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội.
Chuyên môn sư phạm là một ngành khoa học về lĩnh vực giáo dục, đào
tạo có nội dung và phương pháp sư phạm riêng biệt, chuyên môn sư phạm địi
hỏi các nhà giáo dục của mình cịn phải biết truyền thụ tri thức nghề nghiệp
cho học sinh.
Đối với GVMN, ở góc độ chun mơn, GVMN là người hiểu rõ về
cơng việc chăm sóc - giáo dục trẻ mà mình phụ trách ở trường MN, yêu trẻ,
yêu nghề, có kỹ năng lựa chọn những phương pháp giảng dạy, chăm sóc có
hiệu quả. Ngồi ra, GVMN cịn biết quan tâm đến những vấn đề mà ngành
học của mình đang cố gắng giải quyết. Ớ góc độ khoa học giáo dục, GV tốt là
người có hiểu biết về tâm lý học, giáo dục học, hiểu và ý thức được rằng nếu
khơng có những tri thức khoa học về giáo dục thì sẽ khơng thể cộng tác được
với học sinh. GV tốt là người nắm vững các kỹ' năng đến mức hoàn thiện
trong một lĩnh vực hoạt động lao động nào đó, là người “lão luyện” trong
cơng việc của mình. [9] Những GV như vậy, ngoài hiệu quả đào tạo của nhà
trường sư phạm và tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân, cịn phụ thuộc khơng ít
vào vai trị quản lý trường học của Hiệu trưởng trong việc chú ý bồi dưỡng
chuyên môn cho GV.
1.2.4.2. Khái niệm về bồi dưỡng chuyên môn


* Theo từ điển giáo dục, bồi dưỡng (nghĩa hẹp) là trang bị thêm những
kiến thức, thái độ, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hồn thiện năng lực
hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể.
Bồi dưỡng (nghĩa rộng) là quá trình giáo dục, đào tạo nhằm hình thành
nhân cách và những phâm chất riêng biệt của nhân cách theo định hướng mục
đích đã chọn. [7]
Bồi dưỡng là quá trình tác động của chủ thế giáo dục đến đối tượng
được giáo dục, làm cho đối tượng được bồi dưỡng tăng thêm năng lực, phẩm


12

chất và phát triển theo chiều hướng tốt hưn [10].
Bồi dưỡng là một hoạt động có chủ đích nhằm cập nhật những kiến
thức mới tiến bộ, hoặc nâng cao trình độ GV đê tăng thêm năng lực, phẩm
chất theo yêu cầu của ngành học. Công tác bồi dưỡng được thực hiện trên nền
tảng các loại trình độ đã được đào tạo cơ bản từ trước. Hoạt động bồi dưỡng
là việc làm thường xuyên, hên tục cho mỗi GV, cấp học, ngành học, khơng
ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ đê thích ứng với địi hỏi của nền kinh tế
xã hội. Nội dung bồi dưỡng được triến khai ở các mức độ khác nhau, phù hợp
cho tìmg đối tượng cụ thể. [9]
Bồi dưỡng là q trình giáo dục có kế hoạch nhằm tăng giá trị cho con
người, làm biến đổi thái độ, kiến thức, kỹ năng thông qua việc thu thập, xử lý
thông tin thực tế trong một hoạt động hoặc chuỗi nhu cầu hành động nhằm
nâng cao giá trị nhân cách, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc. Sau khi
được bồi dưỡng, năng lực cá nhân được gia tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực trong hiện tại và trong tương lai của tố chức. [9].
1.3 Một số vấn đề lý luận về bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
Mầm non


1.3.1. Mục tiêu và nội dung bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

mầm non
1.3.1.1. Mục tiêu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non

Bồi dưỡng là quá trình diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng
cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân để đáp ứng
nhu cầu lao động nghề nghiệp. Hay bồi dưỡng là một q trình cập nhật kiến
thức và kỹ năng cịn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và
thường được xác nhận bằng một chứng chỉ.
Thực chất của quá trình bồi dưỡng là đê bổ sung tri thức và kỹ năng


13

trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn, dưới một hình thức phù hợp. Bồi
dưỡng chun mơn thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại đó là: “Đào tạo liên
tục và học tập suốt đời”.
Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm non là một hoạt động sư
phạm, là quá trình cung cấp những tri thức về chun mơn, về nghiệp vụ quản
lý, nhằm vun đắp, bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiêm cho đội
ngũ giáo viên trên cơ sở những kiến thức, tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chun
mơn nghiệp vụ họ đã có, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ
nhằm phát triển toàn diện cho trẻ về thể chất và tinh thần.
1.3.1.2. Nội dung bồi dũng chun mơn cho giảo viên mầm non

Bồi dưỡng chuyên môn là một việc không thề thiếu của người GV
trong suốt q trình cơng tác. Mỗi GV cần phải có một trình độ chun mơn
vững chắc, sâu rộng. Vì vậy, GV cần được bồi dưỡng những kiến thức cập
nhật. Đối với những GV chưa đạt trình độ chuẩn thì được bồi dưỡng để đạt

chuân theo quy định. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn chắc chắn mới
thể hiện kỹ năng sư phạm nhuần nhuyễn. Có nghĩa là người GV có một trình
độ chun mơn vững vàng, kiến thức sâu sắc, toàn diện là cơ sở cho việc cải
tiến phương pháp dạy học và hoàn thiện nghiệp vụ sư phạm. Việc bồi dưỡng
để hoàn thiện kỹ năng sư phạm là cần thiết và phù hợp với khả năng của các
trường, là hình thức phố biến thường làm ở các trường.
Bao gồm:
* Bồi dưỡng kiến thức

Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về giáo dục MN, về chăm sóc sức khỏe lứa
tuổi MN; Các kiến thức cơ sở chun ngành: Các kiến thức phố thơng về
chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội liên quan đến giáo dục MN.
* Bồi dưỡng những kỹ năng về chăm sóc - giáo dục trẻ:

Bồi dưỡng về kỹ năng lập kế hoạch chăm sóc - giáo dục trẻ theo năm


14

học, tháng, tuần; lập kế hoạch phối hợp với cha mẹ của trẻ để thực hiện mục
tiêu chăm sóc - giáo dục trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khỏe
cho trẻ như: tổ chức mơi trường nhóm, lớp đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ; tổ
chức bữa ăn, giấc ngủ; rèn luyện cho trẻ một số kỹ năng tự phục vụ; phòng
tránh và xử trí ban đầu một số bệnh, tai nạn thường gặp đối vói trẻ.
Bồi dưỡng kỹ năng tố chức hoạt động giáo dục trẻ: tổ chức các hoạt
động giáo dục theo hướng tích hợp, phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ,
môi trường giáo dục phù hợp với điều kiện của nhóm, lóp; sử dụng hiệu quả
đồ dùng, đồ chơi (kể cả đồ dùng, đồ chơi tự làm) và các nguyên vật liệu vào
việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ; quan sát, đánh giá và có phương pháp

chăm sóc - giáo dục trẻ phù hợp.
Bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp học, đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng
và thực hiện kế hoạch quản lý nhóm, lóp gắn với kế hoạch hoạt động chăm
sóc - giáo dục trẻ; sắp xếp, bảo quản đồ dùng, đồ chơi, sản phâm của trẻ phù
hợp với mục đích chăm sóc - giáo dục; Quản lý và sử dụng hiệu quả hồ sơ cá
nhân, nhóm, lớp. Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ một cách gần
gũi, tình cảm; Giao tiếp, ứng xử với đồng nghiệp một cách chân tình, cởi mở,
thắng thắn; Gần gũi, tơn trọng và hợp tác trong giao tiếp, ứng xử với cha mẹ
trẻ; Giao tiếp, ứng xử với cộng đồng trên tinh thần hợp tác.
* Bồi dưỡng thực hiện chuyên đề:
Chuyên đề được hiểu là những vấn đề chuyên môn được đi sâu chỉ đạo
trong một thời gian nhất định, nhằm tạo ra sự chuyển biến chất lượng về vấn
đề đó, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ. Chính vì vậy,
Hiệu trưởng cần có kế hoạch chỉ đạo chuyên sâu từng vấn đề và tập trung vào
những vấn đề khó, vấn đề cịn hạn chế của nhiều GV hoặc vấn đề mới theo
chỉ đạo của ngành, giúp cho giáo viên nắm vững những vấn đề lý luận và có


15

kỹ năng thực hành chuyên đề tốt.
1.3.2. Hình thức, phương pháp bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên

mầm non
1.3.2.1. Hình thức bồi dưỡng

Tùy theo nội dung và các điều kiện hiện có, các trường MN thường có
các hình thức bồi dưỡng sau:
* Bồi dưỡng tại chỗ: Là tố chức bồi dưỡng ngay tại trường, nơi GV


công tác, thông qua sinh hoạt nhóm, tổ chun mơn, tổ chức hội thảo theo
từng trường hoặc cụm trường... Có nhiều hoạt động phong phú để bồi dưỡng
GV theo hướng này:
- Tổ chức cho GV dự giờ, thăm lớp lẫn nhau.
- Tổ chức chuyên đề về phương pháp chăm sóc - giáo dục trẻ.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau mỗi học kì, mỗi năm học.
- Các GV trong trường có thể giúp đỡ lẫn nhau, làm việc theo cặp hoặc

theo tổ. GV giỏi giúp GV cịn yếu về chun mơn, GV có kinh nghiệm giảng
dạy giúp GV mới ra trường.
- Tổ chức cho GV giao lưu, trao đổi kinh nghiệm.
- Tạo điều kiện cho GV tham dự các hội thảo, seminar.
* Bồi dưỡng thường xuyên: Là bồi dưỡng theo chu kỳ cho GVMN để

họ được bổ sung các kiến thức thiếu hụt và cập nhật kiến thức mới về chủ
trương, đường lối giáo dục, về nội dung chương trình, phương pháp giáo dục
trẻ. Việc bồi dưỡng này rất thiết thực, đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự bồi
dưỡng, thường xuyên trau dồi kiến thức, nếu khơng sẽ khó có thê dạy tốt
chương trình mói.
* Bồi dưỡng thay sách: Là hình thức bồi dưỡng được tiến hành khi có

những thay đổi về chương trình, nội dung và phương pháp giáo dục trẻ. Loại
bồi dưỡng này chủ yếu giúp GV có kiến thức mới, cập nhật những đổi mới


16

trong chưưng trình về nội dung cũng nhu phương pháp giáo dục, kỹ’ năng sư
phạm giúp cho đội ngũ GVMN có thể dạy tốt chương trình mới. Các đợt bồi
dưỡng thay sách này thường diễn ra trong hè trước khi năm học mới bắt đầu.

* Bồi dưỡng thông qua tự học, tự nghiên cứu: Với các yêu cầu như:
Phát huy hình thức tự bồi dưỡng, kết hợp nghe giảng, trao đổi, thảo luận;
Tăng cường thực hành, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp; Chú trọng
sử dụng các thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học. Bồi dưỡng là loại hình
của hoạt động dạy và học. Yếu tố nội lực trong dạy học là tự học; yếu tố nội
lực trong bồi dưỡng là tự bồi dưỡng. Trong bồi dưỡng, việc tự bồi dưỡng sẽ
phát huy hiệu quả tối ưu khi có sự định hướng của người hướng dẫn của tổ
chức và có sự tác động đúng hướng của quản lý. Bồi dưỡng tập trung chỉ có
hiệu quả khi được quản lý hợp lý và phải dựa trên cơ sở ý thức tự giác và tự
bồi dưỡng của người học.
1.3.2.2. Phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng GV là khâu đột phá có tính chất quyết định
đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Do vậy cần chú trọng những giải pháp:
- Đổi mói phương thức học tập của các GV trong các chương trình bồi

dưỡng theo hướng tập trung vào hoạt động của GV với phương châm lấy tự
học, tự bồi dưỡng là chính. Lơi cuốn, hướng dẫn cho GV tích cực, chủ động,
sáng tạo trong học tập với sự trợ giúp của tài liệu và phương tiện nghe nhìn,
ln phát hiện, tìm tịi, khơng cứng nhắc, gị bó, rập khn theo những gì đã
có trong tài liệu.
- Tăng cường tố chức theo nhóm mơn học trong từng tập thê sư phạm,

nêu thắc mắc, tự giải đáp ở tổ, nhóm, có chuyên gia giải đáp... Tạo điều kiện
cho GV được đóng góp kinh nghiệm bản thân vào xây dựng nội dung chương
trình, đối mới phương pháp dạy học- giáo dục.
Tóm lại, phương pháp bồi dưỡng là phương pháp dạy học cho người


17


lớn, là những người đã có phương pháp sư phạm nên phương pháp bồi
dưỡng phải linh hoạt, phù hợp, nghiêng về phương pháp tự học, tự nghiên
cứu trên cơ sở hướng dẫn khai thác nhiều kênh thông tin. Hiện nay, khai
thác những tiến bộ của khoa học công nghệ trong hoạt động bồi dưỡng
đang được khuyến khích.
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

mầm non

1.4.1. Chức năng của quản lý

Chức năng quản lý xác định khối lượng cơng việc cơ bản và trình tự
các cơng việc của q trình quản lý. Mỗi chức năng có nhiều nhiệm vụ cụ thể,
là quá trình liên tục của các bước công việc tất yếu phải thực hiện.
Chức năng của quản lý là một thể thống nhất hoạt động tất yếu của chủ
thể quản lý nảy sinh từ sự phân cơng chun mơn hố trong hoạt động quản lý
nhằm thực hiện mục tiêu. Có nhiều quan niệm khác nhau về chức năng của
quản lý, nhưng về cơ bản thì quản lý có 4 chức năng: Lập kế hoạch, tố chức,
lãnh đạo - chỉ đạo, kiếm tra - đánh giá.
- Lập kế hoạch: Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng lập kế
hoạch đóng vai trị là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản để hoàn thành các
chức năng khác, đây được coi là chức năng hạt nhân, quan trọng của quá trình
quản lý.
Lập kế hoạch là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thê
để đạt mục tiêu. Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính
khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo. Khi dự báo phải biết rõ thực lực
của mình, đó là việc xác định nhu cầu và các mục tiêu mà nhà trường cần đạt
tới trên cơ sở phân tích sư phạm và căn cứ vào hướng dẫn của cấp trên về chỉ
thị và nhiệm vụ năm học mới đê suy ra những định hướng cơ bản trong năm



18

mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá. Có nhu vậy, bản kế hoạch đề ra
mới có thể áp dụng được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả khả thi.
- Chức năng tổ chức:

Tố chức giữ một vai trị to lớn trong quản lý vì:
+ Tổ chức làm cho các chức năng khác của hoạt động quản lý thực hiện
có hiệu quả.
+ Tổ chức dựa trên khối lượng công việc quản lý mà xác định biên chế,
sắp xếp con người.
I Tố chức tạo điều kiện cho hoạt động tự giác sáng tạo của các thành
viên trong tổ chức tạo nên sự phối hợp, ăn khóp nhịp nhàng trong cơ quan
quản lý và đối tượng quản lý.
I Từ đó dễ dàng cho việc kiêm tra, đánh giá trong hoạt động quản lý.
Như vậy, thực chất của tổ chức là thiết lập mối quan hệ, liên hệ giữa
con người với con người, giữa các bộ phận riêng rẽ thành một hệ thống hoạt
động nhịp nhàng như một thể thống nhất. Tố chức tốt sẽ khơi nguồn cho
những tiềm năng, cho các động lực khác, tổ chức không tốt sẽ làm triệt tiêu
động lực và giảm sút hiệu quả quản lý. Trong quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường, điều quan trọng nhất của công tác tổ chức là phải xác định rõ vai trị,
vị trí của mỗi cá nhân, mỗi thành viên, mỗi bộ phận, đảm bảo mối quan hệ
liên kết giữa các cá nhân, các thành viên, các bộ phận tạo nên sự thống nhất
và đồng bộ- yếu tố đảm bảo thành công trong quản lý, quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường.
- Chức năng lãnh đạo: Là quá trình tác động ảnh hưởng của chủ thê

quản lý đến hành vi, thái độ con người (khách thể quản lý) nhằm đạt mục tiêu

đề ra. Quá trình đó thể hiện ở sự tác động qua lại giữa chủ thể quản lý và mọi
thành viên trong tổ chức nhằm góp phần hiện thực hố các mục tiêu đề ra.
Bản chất của chức năng lãnh đạo, xét cho cùng là sự tác động lên con người,


19

khơi dậy động lực, tiềm năng của nhân tố con người trong hệ thống quản lý,
thực hiện mối liên hệ giữa con người với con người và quá trình giải quyết
những mối liên hệ đó đê họ tự giác và hăng hái phấn đấu trong cơng việc.
Chức năng này có tính chất tác nghiệp điều chỉnh, điều hành hoạt động
của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định, để biến mục tiêu trong
dự kiến thành kết quả thực hiện.
Điều khiến bộ máy thực chất là điều khiển con người, điều khiển phải
căn cứ vào kế hoạch. Đẻ điều khiến được con người thì phải có quyền lực,
phải có sự phân cơng rạch rịi (danh có chính, ngơn mới thuận), khơng những
vậy, mà cịn phải có các cơng cụ khác (lợi ích về vật chất và tinh thần). Đẻ chỉ
đạo và điều hành có hiệu quả chủ thể, ngồi việc khuyến khích vật chất, phải
biết khuyến khích, động viên tinh thần đối tượng...
- Chức năng kiểm tra: Là thu thập những thơng tin ngược từ phía bộ
máy, tức là nắm tình hình từ dưới bộ máy lên để biết được:
I Thực trạng của bộ máy: Bộ máy đang được hoạt động như thế nào để
có kế hoạch điều chỉnh, nhằm đạt được tới mục tiêu đã định.
+ Thực trạng các quyết định quản lý: Việc thực hiện quyết định đến
đâu, ở mức độ nào đê kịp thời điều chỉnh, sửa chữa.
Thông qua việc kiểm tra một cá nhân, một nhóm, hoặc một tổ chức
theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động
sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Một kết quả hoạt động phải phù hợp với
những chi phí bỏ ra. Nếu khơng tưong xứng, thì phải tiến hành những hoạt
động điều chỉnh, uốn nắn. Đó cũng là q trình tự điều chỉnh, diễn ra có

tính chu kỳ như sau:
+ Người quản lý đặt ra những chuẩn mực cần có của tiêu chuẩn.
+ Người quản lý đối chiếu, đo lường kết quả, sự cần đạt so với chuẩn
mực đã đề ra.


20

+ Người quản lý tiến hành những điều chỉnh với những sai lệch.
+ Người quản lý hiệu chỉnh sửa lại chuẩn mực.
1.4.2. Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Trường mầm non là nơi trực tiếp thực hiện mục tiêu của ngành học
mầm non, nên quản lý trường mầm non là một khâu quan trọng của hệ thống
ngành học. Chất lượng quản lý trường mầm non có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ và góp phần tạo nên chất
lượng quản lý của ngành. Chỉ đạo hoạt động chăm sóc - giáo dục trẻ là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu, đảm bảo sự tồn tại, phát triển của nhà trường, phù
hợp với sự đòi hỏi của sự phát triển kinh tế- xã hội, với giáo dục đào tạo trong
điều kiện cơng nghiệp hố- hiện đại hố đất nước. Vì vậy, trường mầm non
trở thành khách thể cơ bản nhất, chủ yếu nhất của các cấp quản lý giáo dục
mầm non. Mọi hoạt động chỉ đạo của ngành đều tạo điều kiện tối ưu cho sự
vận hành và phát triển các cơ sở giáo dục mầm non.
Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu
trưởng trường mầm non là một nội dung quan trọng, cơ bản của người hiệu
trưởng vì đội ngũ giáo viên là yếu tố hàng đầu, là lực lượng nòng cốt quyết
định chất lượng giáo dục.
Mục tiêu quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của
hiệu trưởng trường mầm non là tạo dựng môi trường và những điều kiện
thuận lợi đế thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch bồi dưỡng chuyên mơn cho giáo

viên, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, góp
phần khẳng định vị thế trường mầm non đạt chuân quốc gia, giữ vị trí nịng
cốt của các sơ sở giáo dục mầm non, khăng định thương hiệu của nhà trường.
1.4.3. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn

Với mục tiêu như trên, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên
môn cho giáo viên của hiệu trưởng trường mầm non bao gồm:


21

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên: Đội ngũ

cán bộ, giáo viên là nguồn nhân lực sư phạm có vai trị quyết định đến
chất lượng chăm sóc - giáo dục trẻ trong trường. Đế đáp ứng kịp thời với
yêu cầu ngày càng cao của xã hội về chất lượng giáo dục, hiệu trưởng cần
phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thường
xuyên, liên tục, cập nhật với chương trình giáo dục mầm non mới, phương
pháp giáo dục mới,...
- Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:

Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ giáo viên là một yêu cầu cấp bách
trong nhà trường. Hiệu trưởng trường mầm non cần tạo điều kiện cho đội ngũ
cán bộ, giáo viên vận dụng lý luận đã học vào thực tiễn, tích lũy và tổng kết
được những kinh nghiệm thực tiễn, rút ra những lý luận mới. Qua đó, nâng
cao trình độ về mọi mặt. Muốn đạt được nội dung trên, hiệu trưởng cần phải:
+ Củng cố thêm nhận thức về vị trí và trách nhiệm cho cán bộ,
giáo viên.
+ Xây dựng được khối đồn kết, nhất trí trong nhà trường.
+ Chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ cán bộ,

giáo viên.
+ Nâng cao nghiệp vụ và rèn tay nghề cho cán bộ, giáo viên, thực
hiện các yêu cầu chuyên môn, thanh tra, kiêm tra, dự giờ, thăm lớp, áp
dụng các sáng kiến kinh nghiệm trong và ngoài nhà trường, giúp đỡ các
giáo viên yếu kém.
- Quản lý đội ngũ CB- GV là điều hành tập thế những người lao động

nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Hiệu trưởng quản lý đội ngũ CB- GV bằng các
hình thức sau:
+ Quản lý CB- GV bằng kế hoạch công tác cá nhân của họ.
I Quản lý CB- GV thông qua tập thể tổ và các phong trào thi đua.


22

+ Quản lý CB- GV bằng các văn bản, thể chế của hà nước.
- Xây dựng đội ngũ CB- GV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,

vững vàng về chính trị, chun mơn, nghiệp vụ, đủ khả năng thực hiện tốt
mục tiêu, kế hoạch đào tạo luôn là yêu cầu bức thiết và quan trọng hàng
đầu đối với cán bộ quản lý trường mầm non trong việc nâng cao chất
lượng giáo dục của nhà trường.
- Hiệu trưởng xác định hình thức bồi dưỡng chun mơn cho giáo viên

vào từng thời điểm:
I Bồi dưỡng tại chỗ.
+ Bồi dưỡng qua hội giảng.
+ Bồi dưỡng ngắn hạn trong hè.
I Giáo viên tự học bồi dưỡng.
+ Bồi dưỡng dài hạn.

+ Tham quan học hỏi các trường bạn.
Từ đó có kế hoạch tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên
phù hợp với đặc điểm tình hình của trường mình mà vẫn đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thê hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên về mục tiêu, nội dung bồi dưỡng, thời gian bồi dưỡng, thời điểm bồi
dưỡng, hình thức bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng,
phân công trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt sau bồi dưỡng.
Hiệu trưởng sẽ nắm được kết quả chuyên môn mà giáo viên đạt được đế từ đó
có những biện pháp bồi dưỡng chuyên môn hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
- Kiếm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên


23

1.5.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng

chuyên môn cho giáo viên

Hiệu quả quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của hiệu trưởng
phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
1.5.1. Các yếu tổ khách quan
- Cơ sở vật chất của trường lớp mầm non, đặc biệt là trang thiết bị đáp


ứng với yêu cầu đối mới giáo dục mầm non.
- Đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên.
- Chế độ, chính sách của Tỉnh, ngành đối với giáo viên mầm non.
- Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của

hoạt động bồi dưỡng chuyên môn của đội ngũ giáo viên mầm non.
- Nhu cầu, mong muốn của giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn
- Công tác chỉ đạo, triến khai hoạt động bồi dưỡng chun mơn cho

giáo viên của Phịng Giáo dục Huyện.
1.5.2. Các yếu to chủ quan
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của hiệu trưởng.
- Hiệu trưởng am hiểu về chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông

tin
mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững những vấn đề về đổi mới giáo
dục mầm non đê chỉ đạo, tổ chức triến khai hoạt động bồi dưỡng chuyên môn
trong nhà trường.
- Hiệu trưởng nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của cơng tác bồi

dưỡng chun mơn cho giáo viên và tự bồi dưỡng chuyên môn của mình.


24

Kết luận chương 1
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo. Việc
quản lý chất lượng hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có ý nghĩa
quyết định đến chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, quản lý hoạt động bồi
dưỡng chun mơn cho giáo viên của hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non

nói chung, đặc biệt là trường mầm non đạt chuấn quốc gia có ý nghĩa cực kỳ
quan trọng đế nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho giáo viên, giúp
giáo viên mầm non thực sự là người có tay nghề, có lịng u nghề, u trẻ, có
khả năng chủ động cải tiến, sáng tạo trong mọi hoạt động chăm sóc - giáo dục
trẻ, kịp thời tiếp cận với chương trình giáo dục mầm non mới.
Chính vì vậy, cơng tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho
giáo viên mầm non luôn được quan tâm đúng mức đế đáp ứng yêu cầu đòi hỏi
ngày càng cao về chất lượng đội ngũ giáo viên trong giai đoạn hiện nay. Làm
tốt công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mầm
non, chắc chắn đội ngũ giáo viên mầm non sẽ có một trình độ chun mơn,
nghiệp vụ vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình.
Cơ sở lý luận về các biện pháp chỉ đạo chuyên môn của hiệu trưởng là
căn cứ để nghiên cứu thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên ở một số trường mầm non tại Huyện Thạch Thành, vấn đề này tôi tập
trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.


25

Chương 2
THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỌNG BỊI DƯỠNG CHUN
MƠN CHO GIÁO VIÊN ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON
HUYỆN THẠCH THÀNH
2.1. Khái quát chung về sự phát triến kinh tế- xã hội- giáo dục

Thạch Thành
2.1.1. Khái quát về sự phát triến kinh tế- xã hội Thạch Thành

Thạch Thành là một trong 11 huyện miền núi cúa Tỉnh Thanh Hóa
gồm 28 xã, thị trấn; có 7 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn theo qui định của

Chính phủ. Thạch Thành có 2 dân tộc chính cùng chung sống đó là: Dân tộc
Kinh, dân tộc Mường; trong đó dân tộc Kinh chiếm gần 62%. diện tích đất
nơng nghiệp là chủ yếu. Trong những năm gần đây, huyện Thạch Thành đã có
những bước phát triển mạnh mẽ, vươn lên về trình độ dân trí, Nguồn nhân lực
dồi dào, tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú như: Đất đai, tài
nguyên rừng. Phát triển đa dạng về kinh tế, kinh tế trang trại, vườn đồi theo
phương thức nông lâm kết họp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng một
cách hiệu quả, nhiều hộ gia đình cũng từ đây mà thốt đói giảm nghèo, đời
sống khá giả dần lên.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội cũng có những bước phát triển và tiến bộ.
ơ các thơn, bản đều có nhà văn hố. Các phong trào như: Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, phong trào xây
dựng gia đình văn hố, làng văn hố, cơ quan văn hoá... được triển khai sâu
rộng và bước đầu đi vào cuộc sống; Gắn cuộc vận động “Toàn dân tham gia
giữ gìn an tồn giao thơng”, cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”,
“Xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” tạo nên nhiều khởi sắc và
nét mới trong hoạt động tại cộng đồng dân cư. Hoạt động văn hoá, văn nghệ,


26

thông tin cổ động, thư viện, thể dục thể thao ngày càng phong phú đa dạng,
phục vụ có hiệu quả đời sống nhân dân và nhiệm vụ chính trị của huyện.
Cùng với sự phát triến Kinh tế - Chính trị - Văn hoá - Xã hội, những
năm qua được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp sự nghiệp GD&ĐT của
huyện Thạch Thành đã có nhiều chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất
lượng, được Sở GD&ĐT Thanh Hoá đánh giá là một trong 11 huyện miền núi
của tỉnh Thanh Hoá dẫn đầu về phong trào giáo dục.
2.1.2. Khái quát về giáo dục Thạch Thành
2.1.2.1. Mặt mạnh


Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, HĐND, ƯBND
huyện, sự nghiệp GD&ĐT đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào
sự ổn định và phát triển KT - XH của huyện, cụ thể:
- Qui mô, mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu

học tập. Số lượng học sinh ở các cấp học, ngành học ổn định, ít biến động.
Địa phương đã tạo điều kiện thu hút con em đến trường.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động

dạy học. Một số trường được chuẩn hoá, khang trang. Nhiều trường Tiểu học
có đủ các điều kiện tổ chức được các lớp tăng buổi và 2 buổi/ngày, số phòng
học kiên cố tăng, phòng học tranh tre, phòng học tạm, học nhờ giảm do thực
hiện tốt nhiệm vụ kiên cố hố trường lớp học từ nguồn đóng góp của nhân
dân, các dự án và ngân sách Nhà nước.
- về đội ngũ, với tổng số CBGV, nhân viên toàn ngành hiện có 1625

người, trong đó CBQL: 153, giáo viên văn hố: 1408, hành chính: 60: tỷ lệ
giáo viên đạt trình độ đào tạo chuẩn bình qn tồn huyện là 98,9%, trong đó
có trình độ trên chuấn chiếm tỷ lệ 23,2%. Đội ngũ nhà giáo và CBQL tồn
ngành có nhiều cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện nâng cao trình độ


×