Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.11 KB, 5 trang )

Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Khái niệm và thành phần của
khu vực kinh tế ngoài quốc
doanh
Bởi:
Phan Bích Hà

Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh
a. Khái niệm:
Đại hội Đảng lần thứ IV đã nhận định: Trong xã hội ta còn nhiều người có sức lao động,
chưa có việc làm, chưa sử dụng hết thời gian lao động. khả năng thu hút sức kao động
của khu vực Nhà nước là có hạn trong khi nguồn vốn của Nhà nước eo hẹp thì nguồn
dự trữ vốn trong nhân dân hầu như chỉ để đưa vào tiêu dùng, cất giữ. Phải có chính sách
mở đường cho người lao động tự tạo việc làm, kích thích mọi người đưa vốn vào sản
xuất kinh doanh, mở rộng tái sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Xuất phát từ sự đánh giá
những tềm năng tuy phân tán, nhưng rất quan trọng trong nhân dân, cả về sức lao động,
kỹ thuật, tiền vốn, khả năng tạo việc làm, từ đó khu vực kinh tế ngoài quốc doanh được
chính thức thừa nhận.
Theo luật doanh nghiệp Nhà nước được Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 7 thông qua ngày
20/04/1995, luật doanh nghiệp sữa đổi được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua
ngày 12/06/1999, và luật khuyến khích đầu tư trong nước được Quốc hội khoá IX kỳ
họp thứ 5 thông qua ngày 22/06/1994 có quy định:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định,
được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu
tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục
đích sinh lợi.

1/5




Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh của tư nhân
đứng ra thành lập, đầu tư kinh doanh và tổ chức quản lý.
b, Thành phần của các khu vực kinh tế ngoài quốc doanh:
Theo hình thức sở hữu tài sản, Việt Nam chia thành hai loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bao gồm:
- Doanh nghiệp tư nhân
- Các công ty:
+Công ty cổ phần
+Công ty trách nhiệm hữu hạn:
.Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
.Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên
+Công ty hợp doanh
+Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
.Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
.Doanh nghiệp liên doanh
+Doanh nghiệp tập thể
+Doanh nghiệp đoàn thể
Vì số lượng các đơn vị DNNQD là rất lớn, thời gian và nguồn tài liệu hạn chế nên em
chỉ đề cập đến doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty hợp doanh. Đây là các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh cơ bản cấu thành
nên khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Em hy vọng vào một lần khác sẽ đề cập một cách
tổng quan hơn các thành phần trong nền kinh tế. Cụ thể:
* Doanh nghiệp tư nhân:


2/5


Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng
toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, nhà đầu tư có toàn quyền quyết định các hoạt động
kinh doanh của mình bao gồm cả lợi nhuận thu được. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp lại
là người phải chịu rủi ro rất lớn, chịu trách nhiệm cá nhân đối với toàn bộ rủi ro nếu xảy
ra trong hoạt động kinh doanh. Nghĩa là khi hoạt động kinh doanh phát sinh thua lỗ, chủ
doanh nghiệp có thể rơi vào tình trạng khánh kiệt, phá sản dễ dàng. Do đó đây là loại
hình doanh nghiệp đầy tính rủi ro đối với nhà đầu tư. Doanh nghiệp tư nhân không được
coi là pháp nhân.
Đặc trưng của doanh nghiệp tư nhân:
+ Không sự phân biệt pháp lý về quyền, quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân và doanh
nghiệp.
+ Việc thành lập, giải thể hay chấm dứt hoạt động kinh doanh hết sức đơn giản và không
ảnh hưởng đến nghĩa vụ cá nhân của chủ sở hữu.
*Công ty trách nhiệm hữu hạn:
Xét về mặt bản chất, công ty trách nhiệm hữu hạn có những đặc trưng cơ bản sau:
+Là một pháp nhân độc lập, địa vị pháp lý này quyết định chế độ trách nhiệm của công
ty.
+ Thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen biết nhau.
+ Vốn điều lệ chia thành nhiều, mỗi thành viên có thể góp nhiều, ít khác nhau và bắt
buộc phải góp đủ khi thành lập công ty. Trong điều lệ công ty phải ghi rõ số vốn ban
đầu. Nếu khi thành lập công ty mà các thành viên chưa góp đủ phần vốn thì công ty bị
coi là vô hiệu.
+ Phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó chuyển nhượng ra
bên ngoài.

+ Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn không được phép công khai
huy động vốn trong công chúng (không được phép phát hành cổ phiếu).
+ Các loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.
3/5


Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

*Công ty cổ phần:
Từ góc độ pháp lý, có thể khái quát một số đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần như
sau:
+ Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân độc lập. Đây là loại
hình công ty có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, hoạt động mang tính chất xã hội
hóa cao.
+ Công ty cổ phần chỉ chịu trách nhiệm đối với mọi khoản nợ bằng tài sản tiêng của
công ty. Các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
+ Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia ra nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Trong quá trình hoạt động, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng để công khai huy động vốn.
+ Công ty cổ phần có số lượng thành viên rất đông. Có công ty cổ phần có tới hàng vạn
cổ đông ở hầu khắp các nước trên thế giới, vì vậy khả năng huy động vốn rộng rãi nhất
trong công chúng để đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là trong công nghiệp.
*Công ty hợp danh:
Công ty hợp doanh là sự liên kết một cách tự nguyện, được thiết lập để kinh doanh và
nhằm mục tiêu lợi nhuận. Tuy niên, sự liên kết này không nhất thiết đòi hỏi có thỏa
thuận bắng văn bản. Các hoạt động kinh doanh được tổ chức dưới dạng hợp danh thường
là cửa hàng dịch vụ bán lẻ hoặc hoạt động mang tính nghề nghiệp như luật sư, kế toán,

khám chữa bệnh. Công ty hợp danh không phải là đối tượng chịu thuế mà các thành viên
sẽ phải nộp thuế thu nhập theo luật thuế thu nhập.
3 yếu tố để xác định loại hình doanh nghiệp này có phải là hợp danh hay không: sự liên
kết của 2 hay nhiều người, kinh doanh nhằm mục tiêu lợi nhuận, đồng thời sở hữu (cùng
chia sẽ rủi ro, cùng chia sẽ lợi nhuận và việc quản lý).
Các loại công ty hợp danh:
+ Công ty hợp danh phổ thông.
+ Công ty hợp danh trách nhiệm hữu hạn.
+ Công ty hợp danh hữu hạn.
*Hợp tác xã:

4/5


Khái niệm và thành phần của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung,
tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật để phát huy sức
mạnh của tập thể và từng xã viên nhằm giúp nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt
động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế-xã
hội của đất nước.

5/5



×