Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

MÔ HÌNH tổ CHỨC và HOẠT ĐỘNG của đoàn THANH NIÊN xã văn PHÚ – HUYỆN NHO QUAN– TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.67 KB, 46 trang )

TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
XÃ VĂN PHÚ – HUYỆN NHO QUAN– TỈNH NINH BÌNH

Giáo viên hướng dẫn:
Người thực hiện:

Cô Lại Thu Hương
Hà Thị Thuận

Lớp

K50

Hà Nội, tháng 04 năm 2012


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian được học tập, rèn luyện tại Học viện TTN Việt Nam - mái
trường giành cho tuổi trẻ. Đã có bíêt bao nhiêu thế hệ học viên tỏa về mọi miền
của Tổ quốc. Các học viên đứng ở các vị trí chính trị – xã hội khác nhau. Nhưng ở
đâu có phong trào thanh niên, có điển hình lao động, có sự đồng tâm hiệp lực
đoàn kết là ở đó có những tấm lòng hăng say nhiệt tình của người cán bộ phong


trào, cán bộ Đoàn từng học tập, rèn luyện qua Học viện TTN Việt Nam.
Vinh dự và tự hào biết bao với tôi khi được học tập dưới mái trường thân
yêu này, cùng với sự quan tâm giảng dạy nhiệt tình của các thầy cô giáo. Bản thân
tôi đã được trang bị những kiến thức cả về lý luận và thực tiễn, những kỹ năng
nghiệp vụ trong công tác Đoàn - Hội - Đội. Qua đò tôi đã ấp ủ viết tiểu luận với
đề tài “Mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên xã Văn Phú –
huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình”.
Sau một thời gian nghiên cứu viết tiểu luận, đến nay tiểu luận của tôi đã
hoàn thành. Tôi xin được cảm ơn Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện, các thầy cô
giáo ở Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Đặc biệt là Cô giáo Lại Thu Hương
người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện tiểu
luận này, em xin gửi tới Cô lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất của mình.
Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tất cả các đồng chí trong Ban
thường vụ, BCH Đoàn, các chi Đoàn xã Văn Phú đã nhiệt tình cung cấp tài liệu,
số liệu cần thiết và bổ ích cho tôi, để tôi hoàn thành được tiểu luận.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên trong
quá trình viết tiểu luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận
được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo, các bạn.
Xin chân thành cảm ơn !

Học viện TTN Việt Nam

2


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. 5
CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................... 5
NGHĨA................................................................................................................... 5
ĐCSVN ................................................................................................................. 5
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM............................................................................... 5
XHCN..................................................................................................................... 5
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.............................................................................................. 5
ĐVTN .................................................................................................................... 5
ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN....................................................................................5
TTN........................................................................................................................ 5
THANH THIẾU NIÊN............................................................................................. 5
LHTN..................................................................................................................... 5
LIÊN HIỆP THANH NIÊN....................................................................................... 5
TNCS..................................................................................................................... 5
THANH NIÊN CỘNG SẢN..................................................................................... 5
KHKT..................................................................................................................... 5
KHOA HỌC KỸ THUẬT......................................................................................... 5
TDTT ..................................................................................................................... 5
THỂ DỤC THỂ THAO............................................................................................ 5

Học viện TTN Việt Nam

3


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

VHVN..................................................................................................................... 5

VĂN HOÁ VĂN NGHỆ........................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................7
2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................................9
3. Nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................................................10
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..............................................................................10
5. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................................10
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................10
7. Dự kiến nội dung chuyên đề.........................................................................................11
PHẦN NỘI DUNG................................................................................................ 12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
ĐOÀN.................................................................................................................. 12
1.1 Các khái niệm cơ bản.................................................................................................12
1.1.1 Khái niệm mô hình..............................................................................................12
1.1.2 Khái niệm mô hình tổ chức của Đoàn.................................................................12
1.1.3 Khái niệm mô hình hoạt động của Đoàn.............................................................12
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh
niên...................................................................................................................................12
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên.....................14
2.1 Một số khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa – chính trị trên địa bàn xã Văn Phú –
huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình...................................................................................19
2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương...........................................................................19
2.1.2 Đặc điểm thanh niên cơ sở..................................................................................20
2.2.1.1 Công tác xây dựng Đoàn..................................................................................22
2.2.1.2 Tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên..................................................................23
2.2.1.3 Công tác Đội và phong trào thiếu nhi...............................................................24
2.2.2 Các mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên....................................25
2.4 Đánh giá chung về các mô hình chỉ đạo và tổ chức hoạt động, nguyên nhân, bài học
kinh nghiệm......................................................................................................................32
2.4.1 Đánh giá chung....................................................................................................32
2.4.2 Tồn tại, hạn chế...................................................................................................33

2.4.3 Nguyên nhân........................................................................................................34
2.4.4 Bài học kinh nghiệm............................................................................................36
2.5 Kiến nghị đề xuất.......................................................................................................37
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN XÃ VĂN PHÚ – HUYỆN NHO
QUAN – TỈNH NINH BÌNH................................................................................... 38
3.1 Các giải pháp nhằm đổi mới mô hình tổ chức trong thanh niên xã Văn Phú, huyện
Nho Quan, tỉnh Ninh Bình...............................................................................................38
3.1.1 Về quan điểm chỉ đạo..........................................................................................38
3.1.2 Về công tác cán bộ..............................................................................................39

Học viện TTN Việt Nam

4


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn thanh niên xã Văn Phú,
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.....................................................................................40
3.2.1 Nhóm và giải pháp các mô hình hoạt động văn hóa – xã hội..............................40
3.2.2 Nhóm mô hình hoạt động giúp cho thanh niên tham gia phát triển kinh tế........41
3.2.3 Những kiến nghị..................................................................................................42
KẾT LUẬN........................................................................................................... 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................46

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA

ĐCSVN

Đảng Cộng Sản Việt Nam.

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

ĐVTN

Đoàn Viên Thanh Niên

TTN

Thanh Thiếu Niên

LHTN

Liên Hiệp Thanh Niên

TNCS

Thanh Niên Cộng Sản

KHKT


Khoa học Kỹ Thuật

TDTT

Thể Dục Thể Thao

VHVN

Văn Hoá Văn Nghệ

Học viện TTN Việt Nam

5


Tiểu luận tốt nghiệp

Học viện TTN Việt Nam

Hà Thị Thuận Lớp K50

6


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Công cuộc đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam hơn 20 năm qua đã thu được nhiều thắng lợi quan trọng trên các mặt
chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân ngày càng được cải thiện, vị thế của nước ta trên trường quốc tế
ngày càng được nâng cao.
Trong bối cảnh chung đó, công tác Đoàn và phong trào thanh niên nước
ta đã có những bước phát triển đáng kể. Thái độ, ý thức chính trị của thanh
niên đã có nhiều chuyển biến tích cực; thanh niên quan tâm và có trách nhiệm
hơn với những vấn đề của quê hương đất nước cũng như những vấn đề khu
vực và quốc tế. Ý thức tự lập thân, lập nghiệp của thanh niên ngày càng được
khẳng định.
Thanh niên là lực lượng xã hội đông đảo và quan trọng của mỗi quốc
gia, họ có nhu cầu và khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học kỹ
thuật và quản lý hiện đại, năng động trong học tập và lao động sản xuất, luôn
sáng tạo và ham học hỏi, chủ động vươn lên tiếp cận với cái mới, cái tiến bộ.
Lòng nhân ái, tính tích cực chính trị xã hội và tinh thần xung phong tình
nguyện vì cuộc sống cộng đồng của Thanh thiếu niên đã và đang được khơi
dậy với một khí thế mới.
Vai trò, vị trí của Thanh niên trong xã hội tiếp tục được đề cao và nhận
được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các lực lượng xã hội. Kết quả đó có
được là do sự nỗ lực không ngừng của toàn Đoàn, trong đó đội ngũ cán bộ
Đoàn giữ vai trò vô cùng quan trọng.

Học viện TTN Việt Nam

7


Tiểu luận tốt nghiệp


Hà Thị Thuận Lớp K50

Tuy nhiên, cùng với sự chuyển biến nhanh của cơ cấu nền kinh tế và
quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ của Việt Nam, công tác Đoàn và phong
trào Thanh thiếu niên gặp không ít những khó khăn, thách thức. Đó là vấn đề
việc làm, thu nhập, sức khoẻ của thanh niên Việt Nam còn thấp so với khu
vực và thế giới. Một bộ phận không nhỏ thanh niên có lối sống thực dụng ích
kỷ, một số tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma tuý và lây nhiễm HIV/AIDS
trong thanh niên đang diễn ra phức tạp. Một bộ phận thanh niên thiếu ý thức
rèn luyện, non kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lý tưởng sống
đúng đắn, ngại khó, ngại khổ, thờ ơ với các hoạt động chính trị xã hội…
Đây là những nhóm đối tượng mà việc thu hút tập hợp để giáo dục và
rèn luyện của Đoàn Thanh niên chưa thực sự có hiệu quả. Bên cạnh những
nguyên nhân khách quan ảnh hưởng tiêu cực tới thanh niên, chúng ta cũng
cần nghiêm túc nhận thấy một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng
trên là do mô hình tổ chức hoạt động của Đoàn Thanh niên chưa thực sự phù
hợp, chưa thực sự hấp dẫn; hình thức tổ chức chưa đa dạng, chưa đáp ứng
được nhu cầu, nguyện vọng, tâm sinh lý của nhiều đối tượng thanh niên.
Trong những năm qua, mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh
niên đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, xét trên nhiều
phương diện, từ chỉ đạo đến hoạt động thực tiễn, từ kết quả cụ thể so với nhu
cầu thực tế của phong trào Thanh thiếu niên, của công tác Đoàn, cả về lượng
và chất, nội dung và hình thức, các mô hình và hoạt động này còn những thiếu
sót và hạn chế nhất định.
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chưa có một chiến lược dài hạn, một kế
hoạch tổng thể về mô hình và hoạt động Đoàn trong điều kiện hoàn cảnh mới.
Vì vậy, việc nghiên cứu và xây dựng nên các mô hình và hoạt động mới cho
Thanh niên là hết sức cần thiết nhằm thu hút tập hợp được nhiều hơn nữa
Thanh niên tham gia vào tổ chức Đoàn. Chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng


Học viện TTN Việt Nam

8


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

được yêu cầu, nhiệm vụ và các bước phát triển mạnh mẽ của phong trào
Thanh thiếu niên, của công tác Đoàn trong giai đoạn cách mạng mới,
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Xã Văn Phú là một xã có lượng Thanh niên đặc thù của Huyện Nho
Quan, với hơn nửa số Thanh niên theo đạo thiên chúa giáo. Đồng thời do đời
sống dân trí không cao, nhiều Thanh niên bỏ học đi làm ăn xa, tệ nạn trộm
cắp, nghiện hút diễn ra gây nhức nhối khiến cho công tác tập hợp đoàn kết
Thanh niên vô cùng khó khăn. Đòi hỏi cấp thiết phải có nhiều mô hình tổ
chức và hoạt động phong phú, đa dạng, có chiều sâu cho Thanh niên.
Xuất phát từ những lý do trên, bằng những kiến thức tôi đã tiếp thu
trong thời gian học tại Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, tôi mong muốn
có thể áp dụng linh hoạt những kiến thức đó trong thực tiễn. Do đó tôi quyết
định chọn đề tài: “ Mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên xã
Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” làm chuyên đề tốt nghiệp của
mình nhằm tìm ra nguyên nhân, những hạn chế, yếu kém của các mô hình tổ
chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên xã. Từ đó đưa ra những phương
pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, đưa phong trào Đoàn của
xã Văn Phú phát triển.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác tổ chức và hoạt động

của Đoàn Thanh niên trên địa bàn xã Văn Phú – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh
Bình. Qua đó làm rõ nguyên nhân thực trạng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
nhằm tìm ra các giải pháp, kiến nghị góp phần đổi mới mô hình tổ chức và
nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn xã Văn Phú.

Học viện TTN Việt Nam

9


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình phát triển và hoạt động
của Đoàn Thanh niên.
3.2 Khảo sát thực trạng mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn tại xã
Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3.3 Tìm hiểu nguyên nhân khách quan, chủ quan của thực trạng cũng
như thuận lợi, khó khăn của mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh
niên hiện nay.
3.4 Đề xuất giải pháp thiết thực, kiến nghị cụ thể.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn.
4.2 Khách thể nghiên cứu: Tổ chức Đoàn, các chi đoàn, đội ngũ cán bộ
Đoàn, đoàn viên thanh niên trong xã Văn Phú.
5. Phạm vi nghiên cứu
5.1 Không gian: Đoàn xã Văn Phú – huyện Nho Quan
5.2 Thời gian: Từ năm 2007 trở lại đây

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
6.1.1 Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin về công tác thanh niên
6.1.2 Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh niên
6.1.3 Nghiên cứu văn kiện của Đảng, Đoàn báo cáo tổng kết của xã
Đoàn, Đảng ủy.
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Lấy ý kiến chuyên gia
6.2.2 Phương pháp quan sát, khảo sát thực tiễn

Học viện TTN Việt Nam

10


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

6.2.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
7. Dự kiến nội dung chuyên đề
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, chuyên đề
cấu trúc gồm 03 phần như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn
Thanh niên.
Chương II: Thực trạng mô hình và hoạt động của Đoàn Thanh niên xã
Văn Phú – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
Chương III: Các giải pháp, kiến nghị, đề xuất nhằm đổi mới mô hình tổ
chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Đoàn Thanh niên xã Văn Phú – huyện
Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.


Học viện TTN Việt Nam

11


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐOÀN
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm mô hình
Theo từ điển Tiếng Việt: Mô hình là khái niệm dung để chỉ hình mẫu
thu nhỏ của một vật lớn ( nghĩa hẹp). Theo Bách khoa toàn thư ( hiểu theo
nghĩa rộng): Mô hình là sự điển hình hóa những mối liên hệ, những đặc trưng
quan trọng nhất mang tính bản chất của cả sự vật, hiện tượng của các quá
trình diễn ra trong tự nhiên và đời sống xã hội.
1.1.2 Khái niệm mô hình tổ chức của Đoàn
Mô hình tổ chức là sự điển hình hóa các đặc trưng quan trọng nhất
trong cách bố trí, sắp xếp về nhân lực tổ chức của Đoàn.
1.1.3 Khái niệm mô hình hoạt động của Đoàn
Mô hình tổ chức hoạt động của Đoàn là sự điển hình hóa các đặc trưng
quan trọng nhất trong những mối liên hệ chủ yếu về phương thức hoạt động
của tổ chức Đoàn.
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về tổ chức và hoạt động của
Đoàn Thanh niên.
Nhận thức sâu sắc rằng tương lai thuộc về thanh niên, Đảng phải lãnh

đạo Đoàn Thanh niên cộng sản thực sự trở thành đội xung kích tổ chức giáo
dục cộng sản cho thanh niên. Ăngghen viết: “Chính thế hệ trẻ sẽ là nguồn bổ
sung dồi dào nhất cho Đảng”, ông cũng từng khẳng định: “ Là người cộng

Học viện TTN Việt Nam

12


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

sản tức là phải biết tổ chức và đoàn kết toàn thể thế hệ thanh niên để cuốn
hút thanh niên vào đời sống chính trị”.
Lênin coi thanh niên là “ nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng”,
nên ngay trong phiên họp đầu tiên, Đại hội III toàn Nga của Đoàn Thanh niên
cộng sản Nga (họp từ ngày 2 đến ngày 10-10-1920), Lênin đã đến dự và đọc
bài diễn văn lịch sử: “Nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên”. Bài diễn văn này có
tính chất cương lĩnh của Đảng trong việc giáo dục chủ nghĩa cộng sản cho
những người trẻ tuổi đang xây dựng cuộc sống mới.
Nhiệm vụ của thanh niên và nhiệm vụ của Đoàn Thanh niên cộng sản,
theo Lênin có thể nói gọn bằng một từ: nhiệm vụ đó là HỌC TẬP. Nhưng học
tập cái gì? Lênin đã chỉ cụ thể rằng: “Đoàn Thanh niên và toàn thể thanh
niên nói chung muốn đi theo chủ nghĩa cộng sản, thì đều phải học chủ nghĩa
cộng sản”. Học chủ nghĩa cộng sản, theo Lênin là “hấp thụ toàn bộ kiến thức
của nhân loại, kiến thức đó phải được nghiền ngẫm lại trên quan điểm giáo
dục hiện đại chứ không phải là những điều thuộc lòng”.
Như vậy, nhiệm vụ chủ yếu của Đoàn Thanh niên cộng sản là giáo dục ý
thức và trách nhiệm cộng sản cho thanh niên lao động bằng cách gắn chặt lý

luận với hoạt động thực tiễn xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ
ấy cần chi phối toàn bộ hoạt động thực tiễn của Đoàn Thanh niên cộng sản.
Đối với Đoàn Thanh niên phải biết tổ chức công tác của mình để gắn liền việc
rèn luyện, học tập và giáo dục của mình với lao động của công nhân và trong
nhân dân, “phải đặt nhiệm vụ học tập của mình như thế nào để hàng ngày ở
mỗi làng mạc, mỗi thành phố, thanh niên giải quyết được một cách thực tiễn
vấn đề này hay vấn đề khác của lao động tập thể, dù là vấn đề bé nhỏ nhất và
giản đơn nhất”. “Đoàn phải làm cho mọi người thấy rằng mỗi một đoàn viên
của mình đều là người có học thức và đồng thời cũng biết lao động”. Để thực
hiện được yêu cầu đó, “Đoàn Thanh niên cộng sản phải là một đội xung kích,

Học viện TTN Việt Nam

13


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

một đội mà ở trong mọi việc đều biết giúp đỡ, đều có tinh thần chủ động và
có sáng kiến của mình.”, biết tổ chức cho đoàn viên, cho thanh niên tham gia
giải quyết những công tác cụ thể…
Trên những cơ sở đó, Đoàn Thanh niên cần phải khéo léo, năng động
và sáng tạo trong việc tìm ra các mô hình và hoạt động phù hợp để thu hút,
đoàn kết thanh niên lại, đồng tâm hiệp lực xây dựng tổ quốc. Đúng như lời
C.Mác gọi thanh niên là “ cội nguồn sự sống của dân tộc”.
Tư tưởng của Mác – Ăngghen và Lênin là vô cùng quý báu. Ngày nay
thanh niên cần phải không ngừng học tập, trau dồi và vận dụng sáng tạo học
thuyết đó vào hoàn cảnh cụ thể của nước nhà để khẳng định hơn nữa vai trò,

vị trí to lớn của thế hệ thanh niên Việt Nam.
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên
Trong toàn bộ di sản vô giá của Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng
ta có một bộ phận rất quan trọng là tư tưởng của Người về vai trò của thanh
niên; sự cần thiết tổ chức giáo dục thanh niên; về vai trò của Đoàn Thanh niên
Cộng sản.Thanh niên là thế hệ nối tiếp và phát triển giống nòi. Thanh niên là
nguồn kế tục và phát huy thành quả cách mạng lên tầm cao mới. Đối với bất
cứ quốc gia nào, thanh niên cũng chính là người xây đắp tương lai đất nước.
Hồ Chí Minh cho rằng, muốn thức tỉnh dân tộc đi theo con đường cách mạng
thì trước hết phải giác ngộ cách mạng cho thanh niên và từ thức tỉnh thanh
niên để thức tỉnh dân tộc. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”
(1925), Người đã viết: “Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất,
nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.
Tháng 1.1946, trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp
Tết sắp đến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Một năm khởi đầu từ mùa
xuân. Một đời khởi đầu bằng tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.

Học viện TTN Việt Nam

14


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

Trong khi nói chuyện với nam nữ thanh niên học sinh các trường trung học
Nguyễn Trãi, Chu Văn An và Trưng Vương (Hà Nội) ngày 18.12.1954, Người đã
chỉ rõ vai trò to lớn của thanh niên đối với dân tộc: “Thanh niên là một bộ phận
quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc

được giải phóng, thanh niên mới được tự do... Ngày nay, ta đã được độc lập, tự
do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà”.
Trước Đại hội Đảng bộ Hà Nội ngày 1.2.1961, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:
“Tôi luôn luôn nói đến thanh niên, vì trong mọi công việc, thanh niên ta luôn luôn
hăng hái xung phong và họ xứng đáng là cánh tay đắc lực của Đảng”.
Ngày 20.12.1961, nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II của Hội
Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Người lại nói, sở dĩ Người yêu mến thanh
niên vì: “thanh niên là người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,
đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai - tức là các
cháu nhi đồng”.
Mặt khác, Chủ tịch Hồ Chí Minh không quên cảnh báo thanh niên:
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì.
Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho lợi
ích nước nhà được nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn
đấu chừng nào?”.
Trước lúc đi xa, Người đã di chúc lại cho chúng ta: “Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Tư tưởng
xuyên suốt của Người là, dù trong hoàn cảnh nào, đặc biệt trước yêu cầu,
nhiệm vụ cách mạng càng khó khăn thì càng phải trọng chất lượng hơn số
lượng đoàn viên thanh niên. Ngày 25.3.1966, khi cả nước ta đang tiến hành

Học viện TTN Việt Nam

15


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50


cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Người dạy: “Cần phát triển Đoàn hơn
nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”.
Bác khuyên cán bộ làm công tác thanh niên rằng: “ Hiện nay thanh
niên không thiếu gì nơi hoạt động, không thiếu gì việc làm… có chí làm thì
quyết tìm ra việc và quyết tâm làm được việc… chớ đặt ra những chương
trình kế hoạch mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được.
Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ đến chỗ to, từ dễ dẫn đến khó, từ thấp dần đến
cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi hơn là một trăm
chương trình to tát mà không làm được”
Bản thân Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cũng cố gắng tự đổi
mới để phát huy ảnh hưởng trong giới trẻ, tập hợp đông đảo thanh niên trong
các phong trào hành động cách mạng của Đoàn, xứng đáng là đội dự bị tin
cậy của Đảng. Và Đoàn muốn tập hợp rộng rãi, thu hút đông đảo thanh niên
thì: “Về phần mình Đoàn phải nghiên cứu tìm ra nhiều hình thức, biện pháp
thích hợp để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho
thanh niên, muốn vậy cần phải tích cực củng cố về tổ chức và tạo ra nhiều
mô hình hoạt động Đoàn đa dạng, sinh động sao cho đáp ứng được nhu cầu
ngày càng cao của thanh niên”.
1.4 Quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam về tổ chức và hoạt động của
Đoàn thanh niên.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên, Đảng Cộng sản Việt Nam
luôn đánh giá đúng vị trí, vai trò quan trọng của thanh niên và công tác thanh
niên trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.

Học viện TTN Việt Nam

16


Tiểu luận tốt nghiệp


Hà Thị Thuận Lớp K50

Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH Trung ương Đảng (khóa VII) về công tác
thanh niên trong thời kỳ đổi mới đã khẳng định: “Sự nghiệp đổi mới có thành
công hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ
nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi
dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên; công tác thanh niên là vấn đề sống còn của
dân tộc, là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7, BCHTƯ (Khóa X) “Về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác thanh niên” tiếp tục khẳng định: Thanh niên là lực
lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai,
vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhận những
công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khỏe và sáng tạo.
Đảng đặt niềm tin sâu sắc vào thanh niên, phát huy vai trò làm chủ và
tiềm năng to lớn của thanh niên để thanh niên thực hiện được sứ mệnh lịch sử,
đi đầu trong cuộc đấu tranh chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng và bảo
vệ đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc. Để phát huy tiềm năng to lớn đó, Đảng ta luôn luôn chú ý việc
giáo dục, bồi dưỡng và rèn luyện thế hệ thanh niên.
Hội nghị lần thứ tư BCH TƯ (khoá VII), đồng chí Tổng Bí thư Đỗ
Mười nhấn mạnh: “Công tác thanh niên không chỉ là việc của Đảng, của
Đoàn mà còn là việc của Nhà nước, của mọi tổ chức, của xã hội và từng gia
đình”. Liên tục, trong suất mấy chục năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều
nghị quyết, chỉ thị về công tác thanh niên. Gần đây nhất, nhiệm kỳ Đại hội
VII, đã có Nghị quyết Trung ương 4 bàn sâu về thanh niên, tạo ra một bước
chuyển biến quan trọng trong công tác thanh niên của Đảng ta trong thời kỳ
CNH, HĐH. Nghị quyết về thanh niên lần này là sự tiếp tục suy nghĩ, đánh

Học viện TTN Việt Nam


17


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

giá cao của Đảng ta về trọng trách đối với thanh niên, tầm quan trọng của bản
thân công tác thanh niên.
Qua thực tiễn và lý luận cho thấy một đất nước muốn phát triển phụ
thuộc nhiều vào thế hệ trẻ, vì thế Đảng ta luôn coi trọng việc giáo dục toàn
diện cho thanh niên. Đảng quan tâm đến vấn đề tập hợp, đoàn kết thanh niên
thông qua việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động đa dạng, phong phú
cho thanh niên.
Trên đây là một số quan điểm, định hướng cũng như yêu cầu đặt ra của
các nhà kinh điển, của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng CSVN với thanh niên
và tổ chức Đoàn thanh niên. Nó là cơ sở phương pháp luận, là kim chỉ nam
cho việc nghiên cứu lý luận hay hoạt động thực tiễn đảm bảo tính khoa học và
hiệu quả.

Học viện TTN Việt Nam

18


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT
ĐỘNG CỦA ĐOÀN THANH NIÊN XÃ VĂN PHÚ, HUYỆN NHO
QUAN, TỈNH NINH BÌNH.
2.1 Một số khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa – chính trị trên địa
bàn xã Văn Phú – huyện Nho Quan – tỉnh Ninh Bình.
2.1.1 Đặc điểm tình hình địa phương
Văn Phú là một xã nằm trong vùng bán sơn địa của huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình. Xã nằm trên quốc lộ 12B nối thị xã Tam Điệp với
thị trấn Nho Quan đi các tỉnh Hòa Bình, Sơn La. Trụ sở xã cách trung tâm
thành phố Ninh Bình 26 km.
Hành chính:


Diện tích: 12,76 km²



Dân số: 7120 người trong đó 51% nhân dân theo đạo thiên chúa



Mật độ dân số: 490 người/km²

Địa giới hành chính, xã này nằm giáp các xã:


Phía đông giáp xã Thanh Lạc




Phía nam giáp xã Phú Lộc



Phía tây giáp xã Kỳ Phú



Phía bắc giáp xã Văn Phương và Thanh Lạc
Nằm trên địa bàn xã Văn Phú có hồ Thường Sung (còn gọi là hồ Thường

Xung) là một điểm du lịch giải trí đã được đầu tư xây dựng. Khu du lịch hồ
Thường Sung, xã Văn Phú do UBND huyện Nho Quan làm chủ đầu tư với
tổng mức đầu tư 226,7 tỷ đồng hoàn thành vào cuối năm 2011. Đây là một hồ

Học viện TTN Việt Nam

19


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

nước rộng soi bóng những ngọn núi đá vôi. Hồ Thường Sung còn là một hồ
câu cá của Ninh Bình.
Những năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Văn Phú đã
ra sức chiến đấu, lao động cần cù, sáng tạo và gặt hái được nhiều thành tựu to
lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ có

bước phát triển nhanh. Các ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát
triển mạnh, ổn định và chuyển động tích cực theo cơ chế thị trường như đan
tre, thêu, đan lưới. Kinh tế hộ gia đình và doanh nghiệp tư nhân phát triển nhanh.
Trong xã đã xuất hiện một số doanh nghiệp lớn như Công ty may Văn phú, nhà
máy gạch Văn Phú tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Các mặt hoạt động khác như y tế, văn hóa, an ninh… ngày càng có những
bước tiến mới, góp phần thúc đẩy kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã Văn
Phú phát triển.
2.1.2 Đặc điểm thanh niên cơ sở
Văn phú là xã vùng bán sơn địa của huyện Nho Quan, có địa bàn rộng,
các thôn sinh sống rải rác trên địa bàn xã. Là xã có đông đồng bào theo đạo
thiên chúa giáo. Toàn xã hiện có 594 thanh niên trong độ tuổi từ 16 đến 30,
chiếm hơn 32% dân số và chiếm hơn 35% lực lượng lao động.
Đại đa số ĐVTN Văn Phú tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công
cuộc đổi mới đất nước; có lối sống lành mạnh, có ý thức giữ gìn bản sắc văn
hoá dân tộc, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất,

Học viện TTN Việt Nam

20


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

vươn lên xóa đói giảm nghèo, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội. Số
thanh niên phấn đấu vào Đoàn, đoàn viên phấn đấu vào Đảng ngày càng tăng.
Trong những năm qua do tác động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu

việc làm của thanh niên lớn, song địa phương lại chưa đáp ứng được vì vậy số
thanh niên phải đi làm kinh tế ở các vùng xa nhiều. Dẫn đến công tác quản
lý, thu hút tập hợp đoàn kết thanh niên gặp rất nhiều khó khăn.
Tổng số ĐVTN trong xã = 594 đ/c. Trong đó:
Có mặt tại địa phương= 214 đ/c ;chiếm 36 %
Đi làm ăn xa = 380 đ/c; chiếm 64 %
Số ĐVTN tham gia sinh hoạt = 131 đ/c; chiếm 61 %
Số ĐVTN có mặt tại địa phương không tham gia sinh hoạt = 60 đ/c
Số ĐVTN có mặt tại địa phương tham gia sinh hoạt trong các tổ chức
khác = 23 đ/c
Bên cạnh mặt khó khăn trên, thanh niên xã Văn Phú vẫn còn bộc lộ một
số tồn tại, hạn chế, đó là: Trình độ học vấn, chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ,
tin học so với yêu cầu thực tế nhìn chung còn thấp và không đồng đều. Vẫn
còn một bộ phận thanh niên trình độ nhận thức còn hạn chế, thiếu ý chí rèn
luyện, mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc,ma túy.. vi phạm pháp luật.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do nhiều yếu tố chủ quan, khách quan,
song dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của BCH Huyện đoàn Nho Quan,
cấp uỷ Đảng; sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền và các ban ngành
đoàn thể từ xã đến các thôn. Đoàn thanh niên đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu,
nhiệm vụ mà Đại hội Đoàn xã lần thứ XXII nhiệm kỳ 2007 - 2012 đã đề ra.
2.2 Thực trạng về mô hình tổ chức hoạt động của Đoàn thanh niên xã
Văn Phú, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2.2.1 Tình hình tổ chức Đoàn – Hội – Đội

Học viện TTN Việt Nam

21


Tiểu luận tốt nghiệp


Hà Thị Thuận Lớp K50

2.2.1.1 Công tác xây dựng Đoàn
Công tác xây dựng tổ chức Đoàn được tập trung chỉ đạo; chất lượng
tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng cán bộ Đoàn, chất lượng đoàn viên được
nâng lên; số thanh niên được kết nạp vào Đoàn tăng, mặt trận tập hợp,
đoàn kết thanh niên được mở rộng.
Thực hiện chủ trương tập trung củng cố và nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở Đoàn, các cấp bộ Đoàn tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 07 của
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa VII về "Nâng cao chất lượng tổ chức
cơ sở Đoàn, trọng tâm là củng cố và xây dựng Đoàn ở địa bàn dân cư" và
cuộc vận động "Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh", đầu tư, chăm lo
nhiều hơn cho công tác cán bộ Đoàn cơ sở, đổi mới nội dung, phương thức
sinh hoạt, hoạt động Đoàn, tăng cường công tác kiểm tra, cung cấp thông tin,
tài liệu và phương tiện phục vụ sinh hoạt ở cơ sở.
Toàn xã có 17 chi đoàn trong đó có 14 chi đoàn nông thôn, 3 chi đoàn
trường học. Năm 2006 có 07 chi đoàn vững mạnh, 7 chi đoàn khá, 3 chi đoàn
trung bình. Năm 2008, 2009 có 9 chi đoàn vững mạnh, 7 chi đoàn khá, 01 chi
đoàn trung bình. Năm 2010, 2011 có 10 chi đoàn vững mạnh, 06 chi đoàn
khá, 1 chi đoàn trung bình.
Công tác cán bộ được coi trọng. Các cấp bộ Đoàn đã tích cực tham
mưu cho Đảng đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng và luân chuyển
cán bộ Đoàn theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn
về công tác cán bộ Đoàn trong thời kỳ mới; tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ, bổ sung kịp thời cán bộ và các chức danh lãnh đạo. Đội ngũ cán
bộ Đoàn từng bước được trẻ hóa; trình độ lý luận, nghiệp vụ, kỹ năng công

Học viện TTN Việt Nam


22


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

tác được nâng lên một bước. Cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do
tỉnh Đoàn và huyện Đoàn tổ chức.
Công tác đoàn viên được đầu tư; quy trình kết nạp đoàn viên mới, chất
lượng đầu vào và chương trình rèn luyện đoàn viên được Đoàn xã thực hiện.
Trong nhiệm kỳ, Đoàn tổ chức 03 buổi tìm hiểu về Đoàn cho 145 thanh niên
ưu tú, kết nạp mới 135 đoàn viên. Vai trò tiền phong gương mẫu của người
đoàn viên trong các phong trào thanh niên và ở cộng đồng dân cư, trong công
tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi ở một số địa bàn, lĩnh vực được khẳng định.
2.2.1.2 Tổ chức Hội Liên hiệp Thanh niên.
Mặt trật đoàn kết tập hợp thanh niên được mở rộng, công tác xây dựng
tổ chức Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam có bước phát triển.
Trong thời gian qua, công tác Hội tập trung tuyên truyền Nghị quyết
Đại hội Hội liên hiệp Thanh niên toàn quốc, Nghị quyết Đại hội Hội liên hiệp
Thanh niên huyện lần thứ II và 5 chương trình công tác của Hội tới hơn 400
lượt đoàn viên thanh niên. Thông qua các phong trào hành động cách mạng
đặc biệt là phong trào “ Thanh niên tình nguyện” ảnh hưởng và khả năng huy
động Thanh niên của tổ chức Đoàn được nâng lên góp phần củng cố xây dựng
tổ chức Đoàn, Hội.
Ngoài ra Hội liên hiệp Thanh niên xã đã phối hợp với tổ chức, các đoàn
thể trong xã xây dựng quỹ khuyến học xã trị giá 10.000.000đ; cấp 5 suất học
bổng trị giá 200.000đ cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tặng 50 suất quà
gồm: tiền và sách vở, đồ dùng cá nhân cho học sinh, các em đỗ Đại học, Cao
đẳng và là học sinh giỏi các cấp trị giá 4.000.000đ . Từ những hoạt động trên

góp phần vào phong trào phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, kiên cố hoá trường lớp học và động viên khích lệ con em học giỏi.
Tuy nhiên công tác Hội vẫn còn tồn tại là: Các phong trào hoạt động

Học viện TTN Việt Nam

23


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

của Hội chưa lôi cuốn được thanh niên cá biệt và các doanh nghiệp tư nhân
trên địa bàn tham gia, tỷ lệ tập hợp đoàn kết Thanh niên còn thấp. Nội dung,
hình thức sinh hoạt chưa gần gũi và chưa đáp ứng được nguyện vọng, tâm lý
của các đối tượng Thanh niên. Kinh phí hoạt động của Hội còn hạn chế nên
ảnh hưởng đến việc phát động các phong trào.
2.2.1.3 Công tác Đội và phong trào thiếu nhi
Công tác đội và phong trào thiếu nhi nhiệm kỳ qua tiếp tục được quan
tâm đổi mới với nhiều nội dung hình thức đa dạng, phong phú, chất lượng
công tác đội ngày càng được nâng lên rõ rệt, đáp ứng được với nhu cầu học
tập và vui chơi của thiếu nhi hiện nay, nó góp phần tích cực vào sự nghiệp
giáo dục bảo vệ, chăm sóc thiếu niên nhi đồng. Công tác đội của xã Văn Phú
trong nhiệm kỳ qua luôn được Huyện đoàn Nho Quan công nhận là đơn vị
tiên tiến Xuất sắc.
Công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng có chuyển biến tích
cực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thiếu nhi; vai trò của Đoàn trong bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em thể hiện ngày càng rõ.
Xác định công tác xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh chính là
xây dựng tổ chức Đoàn trước một bước. Đoàn xã, Hội đồng Đội xã Văn Phú

và các chi đoàn tổ chức tốt các hoạt động giáo dục truyền thống; triển khai tốt
các cuộc vận động của Đội.
Các cuộc vận động “Thiếu nhi Nho Quan thi đua thực hiện tốt 5 điều
Bác Hồ dạy”, Chương trình “thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam”, phong
trào “Kế hoạch nhỏ”, được triển khai sâu rộng tại các liên đội nhà trường và
địa bàn dân cư. Trong nhiệm kỳ 2007 - 2012 có 80% em đội viên đạt danh

Học viện TTN Việt Nam

24


Tiểu luận tốt nghiệp

Hà Thị Thuận Lớp K50

hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, 06 em đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh, 62
đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện, 582 em đạt học sinh giỏi cấp trường.
Năm 2011, Đoàn xã chỉ đạo 02 liên đội nhà trường tổ chức thành công lễ
kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đội. Phối hợp tốt với 2 Liên đội nhà trường
trong công tác Bàn giao đội viên về hoạt động trên địa bàn luỹ tre xanh, hàng
năm đều đảm bảo 100% các em có phiếu sinh hoạt hè.
Ngày hội: “ Thiếu nhi với an toàn giao thông”
Trong nhiệm kỳ qua Đoàn xã luôn thực hiện tốt kế hoạch hoạt động
trong dịp hè như; tổ chức cắm trại, thi biểu diễn văn nghệ, múa võ tạo sân
chơi lành mạnh, bổ ích cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng toàn xã; Tổ chức
giải bóng đá thiếu niên, Tổ chức ngày quốc tế thiếu nhi mồng 1 tháng 6.
Trong các hoạt động đó đã thu hút được rất nhiều các em tham gia.
Về công tác xây dựng quỹ chi đội, Đoàn xã đã phối hợp với các chi đoàn
thôn, các Ban, ngành làm tốt việc tuyên truyền nhân dân tự nguyện đóng góp quỹ

trẻ thơ, vận động nhân dân tự nguyện ủng hộ trong các dịp tổ chức giải bóng đá, tổ
chức tết trung thu.
2.2.2 Các mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn thanh niên
2.2.2.1 Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho ĐVTN
Trong nhiệm kỳ qua BCH Đoàn xã đã tích cực tuyên truyền vận động đoàn
viên thanh niên thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của nhà nước, các quy định của địa phương, thực hiện tốt các cuộc vận động
do Đảng - chính quyền và Đoàn cấp trên phát động như thực hiện cuộc vận động
“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “Cưới
Văn minh tiết kiệm”...v.v; tích cự tham gia các cuộc vận động ủng hộ như ủng hộ
đồng bào Miền trung bị lũ lụt, đồng bào nhật bản bị động đất sóng thần, ủng hộ

Học viện TTN Việt Nam

25


×