Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Sự nắm bắt tâm lý của nhà quản lý đối với nhân viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.13 KB, 14 trang )

Bài tập nhóm
Chủ đề : Sự nắm bắt tâm lý của nhà quản lý đối với nhân viên
Tóm tắt nội dung:
I, lý thuyết chung
1, Tâm lý là gì?
2, Tâm lý học là gì?
3, Tâm lý học trong quản lý là gì?
4, Lợi ích của việc biết nắm bắt tâm lý người khác
5, Lợi ích của nhà quản lý khi biết nắm bắt tâm lý nhân viên
II, phần tình huống và giải quyết tình huống
1, Tình huống
2, Bài học rút ra
III,Danh sách nhóm và công việc phân công


Lời nói đầu:
Bài tiểu luân của môn “tâm lý học quản lý” mà nhóm được làm có chủ đề “sự
nắm bắt tâm lý của nhà quản lý đối với nhân viên” như là một sự khẳng định
mức độ cần thiết của việc “nắm bắt tâm lý “ trong hoạt động quản lý của nhà
quản lý.
Trong bài,nhóm đã chia rõ thành 2 phần chính là lý thuyết và tình huống:
Phần lý thuyết sẽ là tiền đề,là những kiến thức tổng hợp về “tâm lý học quản
lý” và các vấn đề xoay quanh nó
Phần tình huống là sự đi sâu,áp dụng lý thuyết đó vào một hoàn cảnh cụ thể
để làm nổi bật luật điểm “nắm bắt tâm lý nhân viên là một trong những nội
dung cần thiết nhất dẫn đến thầnh công cuả nhà quản lý”và cuối cùng là bài
học rút ra cho toàn bộ bài làm
Tuy nhiên:đây là bài đầu tiên nhóm mới được làm với nhau,cũng như đây là
bài đầu tiên nhóm làm trong môi “tâm lý học quản lý” nên chắc hẳn không thể
tránh khỏi sai sót,mong cô và các bạn thông cảm.



I,Lý thuyết chung
1, Tâm lý là gì?
Giải thích và phân tích: Tâm lý là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn nghe nhắc nhiều đến từ tâm lý. Với
cách hiểu thông thường và dừng lại ở mức phổ thông, ta có thể hiểu: tâm lý là
một từ chung để nói về những người có sự hiểu biết về lòng người, về tâm tư
tình cảm của người khác. Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ diệu và
phức tạp, nó bao hàm nhiều hiện tượng đa dạng, phong phú từ cảm giác, tư duy
tưởng tượng cho đến tình cảm ý chí của con người...
Quá trình nghiên cứu các vấn đề trên đã dần hình thành nên một ngành khoa
học mới đó là ngành Tâm lý học. Vẩy, trên cơ sở là một môn khoa học, ta cần
hiểu tâm lý là gì?
Vào thời xa xưa, trong tiếng Latinh "Psyche" là linh hồn" "tinh thần" và
"logos" là học thuyết khoa học. Vì thế, tâm lý học_ Psychologie là khoa học về
tâm hồn. Trong lịch sử ngành tâm lý học có rất nhiều trường phái nghiên cứu
về tâm lý và vì vậy cũng có rất nhiều định nghĩa khác nhau về tâm lý. Mỗi một
định nghĩa mang một bản sắc riêng, bởi trong định nghĩa nào cũng cũng đã bao
hàm một quan niệm, một lý lẽ riêng mà trên lập trường của mỗi trường phái
đều có cái lý của nó. Dưới đây xin đưa ra một định nghĩa của quan điểm tâm lý
học hiện đại bàn về "Tâm lý là gì?"
"Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh và diễn biến ở
trong não tạo nên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và có thể biểu lộ
ra thành hành vi".
Định nghĩa này đã bao hàm được hai đối tượng, đó là "tinh thần" và "hành vi",
trong khi một số trường phái khác lại giới hạn định nghĩa chỉ có một đối tượng
là hành vi hoặc chỉ có linh hồn. Cả hai quan niệm này đều không bao quát và
đầy đủ bằng định nghĩa bên trên. Bởi, tâm lý người không tự sinh ra, nó cũng
không phải là một vật thể ở bên ngoài tác động vào con người, mà tâm lý là do
não sinh ra (chủ yếu là phần vỏ não).

Trong định nghĩa chúng ta cần hiểu rõ hơn về các khái niệm như hiện tượng
tâm lý, nội tâm và hành vi.
Hiện tượng tâm lý là gì?


Hiện tượng tâm lý bao gồm sự cảm thấy, nhìn thấy, sờ, suy nghĩ, cảm xúc...
Nội tâm con người là gì?
Nội tâm là những gì diễn ra trong "đầu" của mỗi người, được hiểu gần như là
"tâm lý". Nội tâm là cái mà ta không thể trực tiếp nhìn thấy được, cũng không
sờ được. Nó chỉ diễn ra ở trong não của chúng ta.
Hành vi là gì?
Hành vi con người bao gồm các cử động, chuyển động, cử chỉ, lời nói, điệu bộ,
hành động có ý thức của con người. Người khác có thể trực tiếp nhìn thấy và
đánh giá chúng.
Trên thực tế, chúng ta sống trong thế giới vật chất khách quan và trực tiếp nhận
sự tác động cua vật chất vào cơ thể thông qua các giác quan, sự hiểu biết và sự
tổng hợp phân tích của bộ não. Tâm lý chính là kết quả của quá trình phân tích,
tổng hợp các thông tin từ ngoài môi trường đưa vào não. Qua đó chúng ta thấy
được rằng, não bộ chính là nơi sản xuất ra tâm lý, nguyên liệu không thể thiếu
để tạo được sản phẩm tâm lý chính là các tác động của môi trường, thông tin
mà bộ não nhận được thông qua các giác quan của cơ thể.
Nói các thông tin, các tác động là nguyên liệu không thể thiếu bởi nếu không
có sự tác động đó thì não không nhận được thông gì để phản ứng => không có
tâm lý. Cùng một sự vật tác động vào hai người khác nhau, nhưng các giác
quan đón nhận thông tin của mỗi người khác nhau sẽ đưa lên não tổng hợp
phân tích thành những "tâm lý" khác nhau, thậm chí sẽ không có sự sinh ra tâm
lý nếu các giác quan không làm nhiệm vụ tiếp nhận thông tin.
Lấy ví dụ: cùng xem một vở kịch câm. Một người có sự hiểu biết về loại hình
nghệ thuật này sẽ có những cảm nhận khác so với một khán giả bình thường
như có sự đồng cảm, dễ bày tỏ cảm xúc hơn do hiểu được ý nghĩa ngôn ngữ

của hành động trong vở kịch. Lại càng khác biệt hơn so với việc cho một người
mù xem kịch câm. Bởi giác quan duy nhất để cảmnhận vở kịch là mắt không
hoạt động thì vở kịch là vô nghĩa đối với họ. Bộ não không nhận được bất kỳ
tín hiệu thông tin nào và do đó vở kịch không tác động được vào não, và cũng
không có tâm lý khi xem kịch của người này.


Lấy ví dụ khác để làm rõ hơn về sự không thấy được của diễn biến trong
não_tâm lý:
Ca dao Việt Nam có câu:
Bề ngoài thơn thớt nói cười
Mà trong nham hiểm giết người không dao
Qua câu ca dao này ta có thể giải thích được mặt tâm lý của con người là cái
mà ta không thấy được, không sờ được chỉ có thể biết nó qua quan sát hành vi
của người mang tâm lý đó. Một người có vẻ ngoài luôn thân thiện với mọi
người, đó là hành vi có ý thức của người này trong việc giao tiếp, tiếp xúc với
mọi người. Việc "thơn thớt nói cười" là hành động mà người khác có thể biết
được vì nó đã được thể hiện thành hành vi là cười_nói. Từ đây, đối tượng tiếp
xúc có thể tạm rút ra nhận xét mang tính chủ quan của mình: đây là một người
thân thiện luôn vui vẻ cởi mở. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những gì chủ thể ý
thức để lộ ra ngoài cho chúng ta quan sát và đánh giá. Điều đó không thực sự
khách quan và chính xác. Vì ngoài phần hành động nói trên còn có một phần
không được thể hiện ra ngoài, đó là cái mà chúng ta gọi là nội tâm. Có thể đối
với đối tượng này,chủ thể vẫn nói_cười nhưng không mưumô tính toán,nhưng
với đối tượng khác vì ngoài hành động nói_cười được biểu hiện rõ,nhưng bên
trong lại là những ý nghĩmiễn cưỡng, khó chịu khi tiếp xúc vì có ác cảm hoặc
những mưu đồ vì lợi ích,thù hận... Những suy nghĩ ý tưởng đó chúng ta không
thê nào biết được, thậmchí không cam nhận được nếu chính chủ thể không để
nó biểu hiện ra ngoài mà chỉ để nó ở trong nội tâm.
Đơn giản hơn, chúng ta cứ hình dung bộ não chúng ta chính là CPU máy vi

tính,nó điều hành mọi hoạt động của máy. Hành động chính là những gì chúng
ta thấy ở trên màn hình, được CPU điều khiển để hiện thị,nhưng mặt khác
chúng ta không thấy được cách làm việc củamáy vi tính, chúng hoạt độngvới
những dữ liệu ra sao, và đó được ví như nội tâm của chúng ta. Chính vì thế mà
tâm lý con người là bao gồm cả hành vi và hiện tượng tinh thần (linh hồn),
chúng ta vừa có thể nhận biết (qua hành vi) lại vừa không thể biết được toàn bộ
những hiện tượng tinh thần.
Qua quá trình phân tích, chúng ta nhận thấy rằng tâm lý con người là do não
sinh ra do chịu sự tác động của hiện thực khách quan là thế giới vật chất. Con
người có bộ não, có các giác quan, có sự tác động của môi trường thì sẽ sinh ra


tâm lý. Và tâm lý là sản phẩm của chính con người chúng ta chứ không phải tự
nhiên hay do đấng thần linh tạo ra.
Tâm lý là tất cả các hiện tượng nảy sinh trong đầu óc con người gắn liền và
điều hành mọi hoạt động,hành động của con người
Vd:mơ,yêu thương, giận hờn
2,Tâm lý học là gì?
Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hoạt động, tinh thần và tư
tưởng của con người (cụ thể đó là những cảm xúc, ý chí và hành động). Tâm lý
học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý
và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người. Ngành này tập
trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động vật cũng thỉnh thoảng
được nghiên cứu. Động vật ở đây có thể được nghiên cứu như là những chủ
thể độc lập, hoặc – một cái nhìn gây tranh cãi hơn – được nghiên cứu như một
cách tiếp cận đến sự hiểu biết bộ máy tâm thần của con người (qua tâm lý học
so sánh). Tâm lý học được định nghĩa một cách rộng rãi như là "khoa nghiên
cứu những hành vi và những tiến trình tâm thần của con người".
Tâm lý học vừa được nghiên cứu một cách khoa học lẫn phi khoa học. Tâm lý
học chủ đạo ngày nay đa phần đặt nền tảng trên thuyết thực chứng, thông qua

những phân tích định lượng và sử dụng những phương pháp khoa học để thử
và bác bỏ những giả thuyết. Tâm lý học có khuynh hướng chiết trung, sử dụng
và tiếp thu kiến thức thu thập được từ nhiều ngành khoa học khác để hiểu và lý
giải hành vi của con người. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:


Nghiên cứu bản chất của các hiện tượng tâm lý.



Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lý đó.



Nghiên cứu vai trò, chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con người.
3, Tâm lý học trong quản lý là gì?
A,khái niệm
Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học có nhiệm vụ góp phần
đặt cơ sở khoa học cho việc tối ưu hóa quá trình lãnh đạo – quản lý,là cơ sở
khoa học quan trọng để xác định phương thức quản lý


Hay “ Tâm lý học quản lý là một chuyên ngành của tâm lý học ,chuyên nghiên
cứu những vấn đề tâm lý trong hoạt độgn quản lý,nhằm làm cho hoạt động
quản lý đạt được hiệu quả tối ưu
B,đối tượng nghiên cứu
Tâm lý học quản lý nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nảy sinh trong hoạt động
quản lý,các quy luật hình thành và ảnh hưởng cả hiện tượng này trong hoạt
động quản lý của con người
C, nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu các đặc điểm tâm lý cá nhân,xã hội của các tập thể với tư cách là
chủ thể và đối tượng của quản lý
- Nghiên cứu những cơ sở tâm lý học trong việc nâng cao hiệu quả trong hoạt
động quản lý
- Nghiên cứu các đặc trưng trong hoạt động ,giao tiếp của người quản lý …
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến động viên,thúc đẩy hoạt động của cá
nhân và tập thể lao động như:nhu cầu,động cơ…
- Nghiên cứu những yếu tố tâm lý trong các tổ chức cán bộ…

D, ý nghĩa của việc nghiên cứu
Nghiên cứu tâm lý học quản lý không chỉ cần thiết với những người làm công
tác quản lý mà còn cần thiết cho cả những nhân viên –những người chịu sự
quản lý của họ. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý học quản lý đối với hoạt
động lãnh đạo,quản lý thể hiện ở chỗ:
- Giúp nhà quản lý hiểu được cấp dưới,điều này giúp họ dễ dàng trong việc
tuyển chọn,sắp xếp,sử dụng con người hợp lý
- Giúp nhà quản lý nắm được cách thức nhận xét,đánh giá mọi người đúng đắn
hơn
- Giúp hoàn thiện mình hơn
4, Lợi ích của việc biết nắm bắt tâm lý người khác:
Việc nắm bắt tốt tâm lý của người khác là một điều hết sức cần thiết,có thể
nâng lên là một “nghệ thuật”.Bởi lẽ, người nắm bắt tốt tâm lý của người khác


là người biết tạo ra thời cơ để vươn lên, tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy
ra.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu thì một trong những yếu tố quan trọng
nhất dẫn đến sự thành công trong công việc và cuộc sống không chỉ nằm ở chỉ
số IQ- chỉ số thông minh,mà còn phụ thuộc vào chỉ số EQ-trí tuệ cảm
xúc,trong đó bao hàm cả khả năng nắm bắt tâm lý của người khác.

Chẳng hạn,đứa trẻ học dốt luôn bị điểm kém (nhưng có sự nhanh nhạy trong
nắm bắt tâm lý của người mẹ) thì sẽ không bị ăn mắng hay thậm chí là đánh
khi mà nó biết vận dụng thời cơ ‘lúc vui” của mẹ nó
Chàng trai biết tâm lý của bạn gái thì dễ chọn quà tặng ,dễ làm bạn gái bất ngờ
với những món quà đó,điều đó giúp chàng trai ghi điểm với cô người yêu của
mình
Tóm lại,việc nắm bắt được tâm lý của người khác sẽ mở ra nhiều cơ hội hơn
trong tình yêu và cuộc sống của mỗi người.
5, Lợi ích của nhà quản lý khi biết nắm bắt tâm lý của nhân viên:
Một nhà quản lý tài ba,không hẳn đã là người giỏi nhất trong tập thể,chưa chắc
là người có kiến thức rộng nhất trong tập thể,mà người đó biết sử dụng những
người tài giỏi trong tập thể đó.
Tuy nhiên,để “sai khiến” được một người làm theo ý mình là điều rất khó,để
sai khiến nhiều,nhiều người tài làm theo ý mình lại càng khó hơn.Một trong
những bí quyết để “thu phục” được lòng công chúng đó là “nắm được lòng
người”.
Vậy nên,một nhà quản lý nắm bắt được tâm lý của nhân viên sẽ đạt được
những thành quả như:
- Tạo được một môi trường với đúng nghĩa là một “gia đình
lớn”,thoải mái,liên kết chặt chẽ.
- Tạo điều kiện cho nhân viên phát huy hết khả năng,năng
lực,những khả năng tiềm tàng trong con người họ,kích thích óc sang tạo.
- Đặt nền móng cho một môi trường chặt chẽ,gắn bó,bền vững.
- Nâng cao uy tín của bản thân ,được nhân viên tín nhiệm,tôn
trọng
- Dễ trong việc giao việc cho nhân viên,phát huy được tinh thần
sáng tạo


- Biết cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với

hoàn cảnh,cách đối xử nặng nhẹ theo tâm lý của từng người
Vd: đối với những người chây lười,chểnh mảng,thì cần vận dụng phương pháp
“chuyên chế” hay “ quyền uy phục tùng”
Đối với những người thoải mái,có tinh thần trách nhiệm,biết chịu trách
nhiệm trước cong việc và hành động của mình thì nên sử dụng biện pháp quản
lý “dân chủ”

II,Tình huống và giải quyết tình huống
1,tình huống:
Một thanh niên trẻ thành lập nên một công ty quảng cáo, công việc chính của
công ty đó là thiết kế poster, banner và backgroud.
Nhân sự của công ty hầu như là các bạn trẻ với tư tưởng phóng khoáng, sôi
động và hơn nữa đó là “những chiếc đầu đầy ắp ý tưởng”.với đôi ngũ như
trên,người giám đốc trẻ hi vọng một công ty nề nếp,làm việc cẩn thận,giờ giấc
phải được chấp hành một cách nghiêm túc
Ngược lại,với những nhân viên trẻ,họ hi vọng vào một môi trường làm việc
năng động,thoải mái và thỏa sức sáng tạo,đáp ứng được những mong muốn của
tất cả các thành viên.Tóm lại,họ tin vào một vị giám đốc trẻ.
Và như thế,mâu thuẫn trong suy nghĩ ,trong mong muốn và trong lợi ích của
các thành viên đã nảy sinh
Qua một thời gian đầu,(khoảng 1-2 tháng) mọi người đều chấp hành răm rắp vì
sợ bị đánh vào tài chính,bị phê bình vì không hoàn thành mục tiêu,nhưng…
Sang tháng thứ 3,mọi người đã bắt đầu chán nản với cơ chế khốc liệt này của
giám đốc,mọi người không thể bộc lộ hết khả năng,không thể khẳng định bản
thân mình vì những điều luật có trong nội quy.
Công ty ngày càng “ảm đạm” khi mà sản phẩm luôn bị chê là lạc hậu,rập
khuôn,và đơn điệu,thiếu đột phá.Những đơn hàng ngày càng ít dần theo thời
gian,tình trạng ‘hấp hối” đang xảy ra ở một công ty trẻ.
Vị giám đốc đã cố gắng sử dụng các biện pháp như tăng lương theo sản
phẩm… nhưng cũng không thành công

Trong một lần,anh ta tham gia vào một lớp “thuyết trình về kĩ năng làm quản
lý’ do một nhà quản lý tài ba tổ chức. Trong đó có nhiều nội dung đáng lưu
tâm,nhưng có một câu hỏi rất đơn giản về nhân viên mà anh không thể nào trả
lời được : ‘bạn hiểu gì về nhân viên của mình?” và anh mới vỡ ra rằng,anh


không hiểu gì về những người đã,đang làm nên công ty ngoài việc họ dưới
quyền và làm việc theo ý chí của anh.
Và rồi,anh đã phải suy nghĩ,đưa ra các phương pháp tiếp cận tâm lý của nhân
viên để biết rằng họ cần tiền,cần tôn trọng và cần khẳng định.
Và từ đó ,một cơ chế mới đã ra đời trong công ty:
 Làm việc chăm chỉ sẽ được thưởng theo tháng
 Thời gian thoải mái,chỉ chú trọng vào kết quả của công việc
 Phòng ốc,nhà xưởng được sửa chữa,tạo sự thoải mái cho người làm
việc…..
Từ đó,một sự lột xác đã diễn ra,một công ty “mới’ đã được xây dựng….
2,Bài học
Câu chuyên về một công ty trẻ,dù là công ty trẻ,mới được thành lập nhưng nó
đã chứa đựng những mâu thuẫn,đối nghịch.Dầu tiên là sự đối nghịc,mâu thuẫn
trong mong muốn,ý chí của cả hai phía:nhân viên và giám đốc,dẫn đến sự trì
trệ,thất bại của cả một công ty trong một thời gian dài.Câu chuyện tưởng
chừng rất ngắn nhưng cũng đã để lại nhiều bài học thấm thía cho người giám
đốc,nhân viên – những ngừoi trẻ làm nên công ty đó.Ngoài ra,bài học này cũng
chính là những gì mà nhóm muốn nói đến mọi người,không chỉ dành cho nhà
quản lý,cho nhân viên
bài học cho nhà quản lý:
Việc nắm bắt tâm lý của nhân viên là một trong những yếu tố hàng đầu để cứu
sống tập thể của mình
 Không nên và không được áp đặt quá lớn ý chí chủ quan lên trên ý chí tập
thể

 Biết vỗ về nhân viên,tạo cho họ cảm giác quan trọng của bản thân họ trong
tập thể
 Làm thỏa mãn những yêu cần,tâm tư,nguyện vọng của họ(trong phạm vi có
thể)
 Người quản lý phải là một “nghệ nhân” biết “thâu tóm” tâm lý của người
khác
 Người quản lý cần nắm bát tâm lý nhân viên không chỉ để “chiều” nhân
viên mà còn nhìn nhận và hoàn thiện mình
 Đối với nhân viên:
 Nên phản ánh lại ngay với cấp trên về những điều không hài long về tập
thể,công việc
 Không nên đòi hỏi quá đáng,quá sức đáp ứng của công ty,tổ chức,tập thể
Chủ động chia sẻ (trong các buổi gặp mắt,tọa đàm với nhà quản lý ) để cả
hai bên cùng hiểu nhau hơn,sẽ giúp có một môi trường làm việc tốt hơn,thoải
mái hơn


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1,trang wed:
/>bài viết về Tâm lý học do PGS.TS Trần Tuấn Lộ viết
2,trang wed:
( )
Bài viết do : bách khoa toàn thư Wikipedia viết
3,Tham khảo một số nội dung về “tâm lý học “ trong “Tâm lý học đại cương”
của Học Viện Hành Chính do GS.TS Lê khánh chủ biên
4,Tham khảo nội dung về “Tâm lý học trong quản lý” trong “Tâm lý học quản
lý” do Học Viện Hành Chính biên soạn và nhà xuất bản Khoa Học Kĩ Thuật
xuất bản năm 2008



III,Danh sách nhóm và công việc phân công
STT
1

Họ và tên
Nguyễn Hữu Tuấn

2

Dương Thị Diện

3

Đỗ Thị Hải Ly

4

Nguyễn Thj Yến

5

Cao Thạch An

Công việc
Đánh máy,làm slide,nghĩ và
triển khai tình huống,nhận và
sửa bài chung
Lập dàn ý phần “tâm lý là
gì?”, “lợi ích của việc nắm
bắt tâm lý nhân viên”


Ghi chú
Nhóm
trưởng

Lập dàn ý và thông tin về
phần “tâm lý học là gì?”,
“tâm lý học quản lý là gì?”
Lập dàn ý phần “lợi ích của
việc nắm bắt tốt tâm lý người
khác”
Viết phần “bài học rút ra”

Thành
viên

Thành
viên

Thành
viên
Thành


viên


MỤC LỤC




×