Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 5 trang )
Cách cư xử của người quản lý đối với nhân viên
Có bao giờ bạn nhận ra người mình đang đối thoại có cách ăn nói giống
như mình và bạn thấy hứng khởi, tự nhiên hơn khi nói chuyện với người
đó?
Nhiều doanh nhân, giới chủ, các nhân sự cao cấp đã dày công nghiên
cứu văn hóa, tập tục các nước, các vùng miền khác nhau. Ngoài ra, họ
còn tìm hiểu tâm lý, tính cách con người để có thể ứng xử tốt với các đối
tác, đặc biệt là đối tác ngoại quốc. Điều này giúp họ thành công hơn
trong cuộc thương thảo cũng như thiết lập mối quan hệ mới.
Về mặt đối ngoại, nếu không ít người đầu tư công sức để thích ứng với
đủ loại đối tác thì trong đối nội, tức là đối xử với chính những nhân viên
của mình, đôi khi các doanh nhân, các nhà quản trị lại ‘quên’ tìm hiểu
tâm lý và văn hóa của đội ngũ nhân viên để cư xử cho phù hợp đối với
từng người. Thường thì các nhà quản trị có khuynh hướng thiết lập
phong cách làm việc để những người xung quanh tuân thủ hơn là chịu
ảnh hưởng bởi người khác.
Ngược lại, một số nhà quản trị, đặc biệt nữ doanh nhân, lại tinh tế hơn
trong việc nhận biết phong cách, tính tình và những điều mong muốn
của nhân viên. Từ đó, họ có những lối ứng xử phù hợp, giúp nhân viên
cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Những nhà quản trị biết nhận ra trong đội
ngũ nhân viên của mình ai là ‘bụt’, ai là ‘ma’ để mặc ‘áo cà sa’ hoặc ‘áo
giấy’ cho phù hợp bao giờ cũng dễ dàng khiến các nhân viên dưới
quyền làm điều mình mong muốn.
Một mẹo nhỏ trong cách cư xử là dùng những từ ngữ trùng với điều mà
nhân viên đang mong muốn hướng đến, hoặc những từ ngữ có ý nghĩa
theo sở thích của họ, thậm chí những ‘từ cửa miệng’ của họ.
Ví dụ, khi nhận ra được nhân viên mình đang phấn đấu để trở thành một
chiến lược gia, nhà quản lý tìm mọi cơ hội để lồng từ ‘chiến lược’ vào
trong các cuộc trò chuyện về công việc. Chẳng hạn, khi yêu cầu nhân