Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

MỘT số nội DUNG của lễ tân NHÀ nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.36 KB, 44 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Trong một buổi lễ hội cũng như trong quan hệ làm việc, lễ tân đóng
vai trò rất quan trọng trong việc quyết định sự thành bại của buổi lễ hoặc
quan hệ công việc. Lễ tân đúng mực sẽ giúp cho người khách có cảm tình và
tôn trọng mình, từ đó mối quan hệ giữa cơ quan và khách sẽ tốt đẹp hơn.
Bởi vậy, tuy không phải là nội dung chủ yếu của họat động đối
ngoại nhưng lễ tân Nhà nước là công cụ không thể thiếu của hoạt động đối
ngoại nói chung, của ngoại giao nói riêng. Công tác lễ tân tốt hay xấu đều
ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của hoạt động đối ngoại, thậm chí ảnh
hưởng đến quan hệ quốc gia. Đây là một lĩnh vực hoạt động phức tạp, lại
vừa tinh tế, đòi hỏi có tính khoa học, lại vừa mang tính nghệ thuật. Việc hiểu
biết những kiến thức và quy định lễ tân là cần thiết, không chỉ đối với những
người làm công tác lễ tân mà còn đối với tất cả những ai tham gia vào hoạt
động đối ngoại nói chung và hoạt động ngoại giao nói riêng.
Lễ tân Nhà nước bao gồm nhiều nội dung với những quy định cụ
thể. Trong khuôn khổ bài tập của mình, nhóm 3 xin trình bày về các nội
dung:
1. Chỗ ngồi
2. Trang phục
3. Tiệc
4. Quà tặng


5. Đồ dung và các vật dụng

MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LỄ TÂN NHÀ NƯỚC
I.

CHỖ NGỒI
Bố trí chỗ ngồi thích hợp cho mỗi người theo ngôi thứ và cấp bậc



là một trong những việc tế nhị nhất trong công tác lễ tân. Vấn đề ngôi
thứ và chỗ ngồi không những bảo đảm cho một buổi lễ diễn ra có tổ
chức, trang trọng mà còn nói lên cả lý do cũng như mục đích của buổi
lễ.
Các chuyên gia về nghi thức lễ tân đều thừa nhận, việc sắp xếp chỗ
ngồi cũng là một vấn đề phức tạp khác. Người ta rất nhạy cảm với chỗ ngồi
của mình bởi chỗ ngồi liên quan đến cấp bậc, địa vị của họ. Tại một buổi
tiệc chiêu đãi long trọng tại phủ tổng thống ở Panama, Krakora được xếp
chỗ ngay giữa một vị bộ trưởng và một thương gia người Panama, người
muốn trao đổi công việc làm ăn với vị bộ trưởng. Krakora nhớ lại: "trong
suốt bữa tiệc, ông thương gia chỉ nói chuyện với ngài bộ trưởng bằng tiếng
Tây Ban Nha. Còn khi không nói chuyện với bộ trưởng, ông ta cầm chiếc
BlackBerry, nhắn tin và gọi điện, và nói chung là làm đủ mọi việc mà bạn
không bao giờ muốn nó xảy ra".
Đôi khi vấn đề nảy sinh khi một ai đó được xếp chỗ nhưng người
được xếp chỗ lại không ngồi đúng vị trí. Trong tình huống như vậy, theo
Krakora, chúng ta cần chuẩn bị chỗ ngồi trước, mời khách theo thứ tự và có
chỉ dẫn chu đáo cho khách tham dự để tránh những tình huống “chết đứng"
đáng tiếc.

2


1. Ngôi thứ ngoại giao
Ngôi thứ ngoại giao là một trong những nội dung quan trọng của Lễ
tân Ngoại giao, ngôi thứ ngoại giao thường được xác định dựa trên một số
nguyên tắc sau:
- Sự bình đẳng giữa các nước: Các nước có chủ quyền đều bình đẳng
với nhau nên nguyên tắc bình đẳng giữa các nước được tôn trọng như một

trong những thành tựu quý báu nhất trong sự phát triển của quan hệ quốc tế.
Nguyên tắc bình đẳng này còn bao hàm việc xác định chuẩn bị để dành cho
khách sự thịnh tình tương xứng với họ.
- Nguyên tắc tôn ti trật tự: Người trên trước, người dưới sau.
- Nhường chỗ: Khách nước ngoài đến thăm được xếp trước khách
thuộc nước chủ nhà hay ít ra trong buổi lễ họ được dành một vị trí ưu đãi.
- Ngôi thứ không uỷ quyền: Có nghĩa là một người khi đại diện một
người khác thì không thể được đối xử như người mình đại diện trừ trường
hợp người thay thế cùng cấp với người được thay thế. Tuy nhiên, đối với
nguyên thủ quốc gia vì không có người ngang cấp tương đương nên được
dành cho người đại diện (phó Thủ tướng hay Bộ trưởng) sự đối xử trọng thị
như được dành cho Nguyên thủ quốc gia.
- Lịch sự với phụ nữ: Trong ngoại giao các quan chức nam giới chỉ
nhường chỗ cho phụ nữ khi người phụ nữ đó có cùng cấp bậc.

3


- Các cặp vợ chồng: Tại một buổi lễ hay buổi biểu diễn người ta xếp
các cặp vợ chồng với nhau theo cấp bậc của người giữ cương vị được mời
(tại bàn tiệc cách sắp xếp lại khác).
- Các nhân vật tôn giáo: Trong các buổi lễ thường các chức sắc tôn
giáo xếp sau các quan chức dân sự nhưng nguyên tắc này cần được điều
chỉnh tuỳ theo chức tước, tuổi, địa điểm và hoàn cảnh.
- Thứ tự chữ cái: Thứ tự chữ cái là cách thường dùng để xác định ai
trước ai sau. Nguyên tắc này nhằm thực hiện triệt để sự bình đẳng giữa các
đại biểu, phái đoàn hay quốc gia. Ngôn ngữ lựa chọn sẽ là ngôn ngữ nơi diễn
ra sự kiện hoặc ngôn ngữ chính thức của tổ chức hay một ngôn ngữ khác do
các bên thoả thuận.
2. Chỗ ngồi

Trong lễ tân nhà nước, việc sắp xếp chỗ ngồi là một vấn đề hết sức
quan trọng. Thực chất, điều cốt yếu nằm trong vấn đề ngôi thứ. Những khó
khăn trong việc sắp xếp ngôi thứ thường phát sinh khi có các cuộc gặp gỡ
của các nhân vật cao cấp và của các nhà ngoại giao. Để tránh những sai lầm
trong vấn đề bố trí vị trí danh dự thì điều đầu tiên ta phải cần biết ngôi thứ
của những người tham gia hoạt động đó. Vị trí các ngôi thứ càng rõ thì nhà
tổ chức càng có cơ may tránh được những sai lầm trong việc bố trí chỗ ngồi.
Vị trí danh dự: trong cuộc gặp gỡ của các nhân vật ngoại giao, bên phải
luôn được công nhận là vị trí ưu tiên.

4


a/ Việc bố trí thứ tự ưu tiên: Khi các quan chức xuất hiện trên lễ đài tuỳ
thuộc vào cách bố trí các thứ tự ưu tiên trên đoàn Chủ tịch. Theo tập quán
chung có những cách bố trí như sau:
- Khi lên thang gác và khi ra lễ đài mà vị trí ưu tiên ở đầu hàng thì
người có vị trí cao nhất đi đầu hàng rồi tiếp sau theo thứ tự giảm dần.
- Khi vị trí ưu tiên ở cuối hàng thì ngôi thứ theo thứ tự từ cuối hàng đi
lên đầu hàng và người có vị trí thấp đi trước.
- Trường hợp nhân vật cao nhất đi giữa thì người có vị trí thứ hai đi
trước nhân vật đó. Vị trí thứ 3 đi sau. Tuy nhiên, để làm nổi bật vị trí ưu tiên,
gần đây người ta thường bố trí nhân vật có vị trí cao nhất xuất hiện trước,
tiếp theo là người ngồi kế tiếp cho đến người ngồi cuối cùng của nửa hàng
bên trái và tiếp theo là người ngồi kế tiếp của nửa hàng bên phải từ giữa trở
ra cho đến hết hoặc ngược lại.
- Trường hợp đi theo hàng ngang thì tuỳ trường hợp mà bố trí người
có vị trí cao nhất đi ở phía cuối bên phải hoặc cuối bên trái hoặc ở giữa.
- Nếu số người là số chẵn thì lấy vị trí số 1 ở nửa hàng bên phải làm vị
trí ưu tiên, giống như treo cờ. Đây cũng là cách vận dụng để phù hợp với

nguyên tắc ưu tiên bên phải.
b/ Vị trí ưu tiên chỗ ngồi trên ô tô:
Trong cách sắp xếp chỗ ngồi trong ô tô trong Lễ tân ngoại giao được
thực hiện theo nguyên tắc sau (nhìn theo hướng nhìn của người ngồi trong
xe):
- Khách chính hoặc người có chức vụ cao nhất, ngồi vào chỗ ngồi
5


danh dự bên phải ghế sau xe (chếch với lái xe). Nếu treo cờ thì cờ của nước
khách treo bên phải, cờ nước chủ nhà treo bên trái.
- Vị trí của chủ nhà là ở sau lái xe. Nếu có 3 người cùng ngồi chung
ghế sau lái xe thì chỗ giữa đựơc coi là chỗ thứ 3 về tầm quan trọng.
- Bảo vệ, phiên dịch hay cán bộ tháp tùng ngồi đằng trước cạnh lái xe.
Nếu cần phiên dịch thì bảo vệ nhường, đi xe trước.
- Nếu xe ôtô có ghế phụ (ghế gấp), thì xếp người thứ 3 ngồi ghế phụ.
Không nên xếp 3 người cùng ngồi ghế sau.
- Nếu trong đoàn có cả vợ lẫn chồng, chủ và khách sẽ lên xe đầu, xe tiếp
theo sẽ là xe của vợ (hoặc chồng).Trường hợp theo yêu cầu của khách cả vợ
và chồng cùng ngồi một xe thì vị trí vợ chồng khách sẽ là vị trí thứ nhất và
thứ ba.
Những điều cần lưu ý:
- Người lái xe bao giờ cũng phải đỗ xe phía người khách chính ngồi,
trước cửa nhà khách, cửa ga… để khách xuống xe là trực diện với chủ nhà
đón khách và là người bắt tay chủ nhà trước tiên.
- Người tháp tùng không bao giờ xuống xe trước khách, trừ người
phiên dịch hoặc lái xe, bảo vệ phải nhanh chóng xuống xe để mở cửa cho
khách.
- Đối với khách quý, thường bố trí người đứng tại chỗ để mở cửa xe
và đóng cửa xe cho khách.

- Khách chính có phu nhân đi cùng, có thể xếp phu nhân ngồi bên phải
và khi xe đỗ, phu nhân xuống trước chồng và bắt tay chủ nhà trước tiên.
6


Chỗ ngồi trong xe ô tô:
(trường hợp 3 người)
————————————————–
Chủ 2
Khách 1

Lái xe
3
(bảo vệ/phiên dịch)

………………………………………………………………
(trường hợp 4 người có ghế phụ)
Chủ 2

3

Lái xe

Phiên dịch
Khách 1

4
(bảo vệ)

c/ Vị trí danh dự trong ký kết các văn bản: nếu ký 2 cột thì vị trí ưu tiên nằm

phía trên cột bên trái người đọc, vị trí thứ 2 phần trên bên phải người đọc, vị
trí thứ 3 nằm phần dưới của cột bên phải.
Vị trí số 1—————— Vị trí thứ 2
Vị trí thứ 3
- Nếu ký theo hàng dọc thì vị trí ưu tiên tất nhiên là ở hàng đầu.

7


- Nếu ký theo hàng ngang thì vị trí ưu tiên ở bên trái tờ giấy, tức là phía phải
người ký.
- Trong việc ký kết các văn kiện quốc tế, người ta áp dụng luật luân phiên ký
đầu, nghĩa là tên các Nguyên thủ hoặc đại diện toàn quyền nằm ở vị trí ưu
tiên trong các văn kiện dành cho họ. Trong phần mở đầu, tên quốc gia đó
được ghi trên tên tất cả các quốc gia khác, các nhà thương thuyết của quốc
gia đó được ký ở vị trí số 1 trong các văn kiện sẽ giao cho họ. Điều đó có
nghĩa là mỗi quốc gia tham gia ký kết lần lượt giữ vị trí số 1 trong các văn
kiện quốc tế. Đây là tập quán đã có từ lâu và không thay đổi.
d/ Vị trí danh dự trong chiêu đãi
Chiêu đãi là một hình thức hoạt động phổ biến trong giao tiếp. Chính
trong hoạt động này là nơi có nhiều đối tượng thuộc nhiều thành phần, tuổi
tác, địa vị xã hội, giới tính tham dự nhiều nhất; có sự đan xen giữa khách và
chủ. Việc xác định vị trí danh dự và sắp xếp chỗ ngồi trong một bàn tiệc
cũng như trong bữa tiệc cần phải được nhà tổ chức hoặc chủ tiệc quan tâm
đặc biệt, nhất là khi có Nguyên thủ quốc gia tham dự.
Trong phòng tiệc:
Theo tập quán chung, chỗ ngồi danh dự thường đối diện với cửa ra
vào. Nếu cửa ra vào ở một bên thì vị trí danh dự là ở vị trí đối diện với các
cửa sổ. Tập quán này cũng được áp dụng đối với các cuộc hội đàm. Ngay cả
khi cửa ra vào ở chính giữa.

Vị trí danh dự tại bàn tiệc: Vị trí danh dự trong bàn tiệc phụ thuộc vào
việc chủ tiệc chọn loại bàn nào để chủ trì một bữa tiệc, có nhiều bàn tiệc hay

8


chỉ một bàn tiệc, trong bữa tiệc có phu nhân hoặc phu quân chủ tiệc tham gia
hay không.
Nếu có buổi tiệc chỉ có nam giới tham dự, chỗ ngồi danh dự ở bên
phải chủ tiệc, hoặc có thể là ở phía đối diện. Đây cũng là cách thể hiện sự
quan tâm đối với khách, coi như hai người cùng chủ trì bàn tiệc.
Khi vợ chủ nhà cùng ngồi dự thì hai vợ chồng ngồi đối diện nhau, vị
trí danh dự ở phía tay phải bà chủ, phu nhân khách ngồi phía bên phải ông
chủ. Cách bố trí bàn tiệc kiểu này tạo ra một trung tâm nói chuyện tại giữa
bàn. Cách này thường vận dụng khi chiêu đãi một số đoàn chính thức, nhưng
thực khách không quá đông để có thể kê nhiều bàn. Để tránh một số trường
hợp một số khách mời không hài lòng vì phải ngồi đầu bàn, nhất là các quan
khách đều có cấp bậc tương đương nhau, và ít người (khoảng 10-12 cặp vợ
chồng), người ta bố trí chủ tiệc và vợ ngồi đầu hai bàn, như vậy sẽ tạo thành
hai trung tâm nói chuyện. Đây là theo tập quán của Anh và thường được giới
ngoại giao áp dụng khi mời cơm tối. Trong một vài trường hợp, chủ tiệc
muốn nhường chỗ cho một nhân vật mà chủ tiệc muốn đặc biệt đề cao, chủ
tiệc có thể mời ông ta ngồi đối diện với vợ chủ tiệc, còn chủ tiệc sẽ ngồi bên
phải người phụ nữ số 1 hoặc ngồi ở vị trí cuối cùng, sau các nhân vật có vị
trí xã hội hoặc tuổi tác cao hơn.
Khi có nhiều khách, phải kê hai bàn hoặc hơn nữa thì chủ tiệc và vợ
họăc chồng chủ tiệc cùng một số khách chính chia nhau chủ trì các bàn tiệc.
Trong các buổi yến tiệc của Nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng
đầu Chính phủ, với số lượng hàng chục, thậm chí hàng trăm khách tham dự,
người ta thường bố trí nhiều bàn tròn, bàn hình bán nguyệt, hình chữ I, trong


9


đó khách tham dự ngồi phía bên phải chủ nhà, phu nhân chủ nhà ngồi phía
bên phải khách, phu nhân khách ngồi phía tay trái chủ nhà, cứ như vậy xen
kẽ theo thứ tự giảm dần, từ phải qua trái. Nếu có biểu diễn văn nghệ, vị trí
danh dự đối diện với sân khấu và để trống từ 2 đến 4 chỗ trước mặt hai
nguyên thủ và hai phu nhân (nếu là bàn tròn).
g/ Vị trí của phiên dịch trong các buổi tọa đàm hoặc chiêu đãi: trong hội đàm
và các cuộc chiêu đãi mà chủ khách ngồi đối diện nhau thì phiên dịch
thường bố trí ở bên tay trái chủ. Nếu ngồi bàn tròn mà không bố trí phiên
dịch ngồi phía sau thì bố trí giữa khách chính và phu nhân chủ nhà, giữa chủ
chính và phu nhân khách thăm
3. Ngôi thứ xã giao:
Bên cạnh ngôi thứ trong lễ nghi chính thức, tập quán công nhận một
loại ngôi thứ khách là ngôi thứ xã giao. Việc vi phạm ngôi thứ trong các
nghi lễ chính thức cần phải sửa chữa kịp thời và đầy đủ. Còn các loại ngôi
thứ khác như ngôi thứ xã giao, ngôi thứ truyền thống, ngôi thứ theo quan hệ
gia đình thì không có tính chất bắt buộc và thường áp dụng linh hoạt trong
từng hoàn cảnh cụ thể (theo ngôi thứ xã giao thì trong chiêu đãi có mời vợ
chồng thì vợ được xếp theo ngôi thứ của chồng, đàn bà goá được xếp theo
ngôi thứ trước đây, phụ nữ có chồng xếp trên phụ nữ ly dị chồng, phụ nữ
xếp trên thiếu nữ, trừ trường hợp thiếu nữ có chức vụ hoặc tước vị cao).

II.

TRANG PHỤC

10



Trang phục là một trong những yếu tố không thể thiếu trong đời sống
hàng ngày, trong hoạt động lễ tân nói chung và lễ tân nhà nước, lễ tân ngoại
giao nói riêng. Trang phục giúp tạo dựng và xây dựng hình ảnh cũng như ấn
tượng ban đầu trong giao tiếp, quan hệ ngoại giao. Chính vì vậy, trong bất
cứ hoàn cảnh nào, trang phục bao giờ cũng luôn được coi trọng và đặt lên
hàng đầu. Việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với từng điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể trong mọi hoạt động không hề đơn giản và chúng chiếm
thời gian tương đối nhiều.

1.

Quan niệm

Trang phục là một công cụ giao tiếp phi ngôn ngữ thể hiện thông qua
cách thức ăn mặc của con người nhằm truyền đạt một hoặc một số thông
điệp nhất định trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.Trang phục bao
gồm các loại quần áo và và một số vật dụng đi kèm.

2.

Lịch sử trang phục trong lễ tân

Trang phục trong lễ tân đặc biệt là lễ tân ngoại giao xuất hiện từ thời
cổ xưa cùng với lịch sử xuất hiện và bang giao giữa các bộ lạc, bộ tộc và
giữa các quốc gia. Ví dụ như chỉ có vua, hoàng đế thời xưa mới được mặc
trang phục màu vàng, vương, hầu, tướng tuỳ theo phong tục của từng nước
mà màu sắc trang phục có khác nhau trong quan hệ bang giao đối nội và đối
ngoại giữa các quốc gia. Cho đế nay, trang phục trong lễ tân vẫn tồn tại, luôn

giữ phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giao tiếp đối nội và đối
ngoại của bất kỳ một quốc gia nào.

11


3.

Vai trò của trang phục trong lễ tân

Cha ông ta thường có câu “Người quen sợ dạ, người lạ sợ quần áo”.
Mọi người thường tin vào mắt mình hơn là nghe vì nếu hình ảnh, ấn tượng
ban đầu tốt, bạn sẽ không phải tốn nhiều thời gian để chứng minh mình là
người như thế nào. Do đó, trang phục hay vẻ bề ngoài có vai trò rất quan
trọng trong hoạt động lễ tân nhất là lễ tân nhà nước và lễ tân ngoại giao.
Một là: Trang phục là công cụ giới thiệu phi ngôn ngữ. Thông qua
trang phục người mặc giới thiệu cho những người xung quanh và cả thế giới
biết về truyền thống, phong tục, phong cách của mình.
Hai là: Trang phục khác nhau giúp chuyển tải những thông tin khác
nhau (bạn là ai, bạn biểu lộ tính cách của bản thân như thế nào… đồng thời
cũng hé lộ nhiều thông tin về nguồn gốc, thẩm mỹ, thói quen, tâm trạng, thu
nhập, vị trí xã hội…).
Ba là: Trang phục có vai trò điều tiết có thể làm ảnh hưởng, hoặc thay
đổi cách thức liên hệ, trao đổi giữa các thành viên.
Ngoài ra, trang phục còn có tác dụng lớn trong việc quyết định thái độ
và thiện chí của đối tượng giao tiếp.

4. Quy định mang tính pháp lý của Nhà nước về trang phục
trong lễ tân
Trong nhiều năm qua, nước ta còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế, Nhà

nước chưa có đủ điều kiện để ban hành những quy định chính thức về trang
phục cho cán bộ, công chức nhà nước. Năm 2992 Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Võ Văn Kiệt đã ra thông báo số 11/TB ngày 11 tháng 8 năm 1992

12


quy định về trang phục của công chức nhà nước khi đón tiếp và làm việc với
khách nước ngoài cũng như khi làm việc trong các công sở như sau:
Mỗi công chức nhà nước và viên chức các tổ chức sản xuất kinh
doanh đều phải ăn mặc chỉnh tề, lịch sự. Tuỳ theo thời tiết cụ thể của từng
vùng, từng ngày và tuỳ theo từng đoàn, từng buổi hoạt động của khách mà
có trang phục phù hợp:
Nam mặc áo sơ mi dài tay hoặc ngắn tay bổ trong quần, quần âu dài
hoặc bộ ký giả, bộ com-lê có thắt cà vạt, đi giầy hoặc dép có quai hậu.
Nữ mặc áo dài, bộ quần áo âu, bộ váy, ngoài mặc áo khoác ấm tuỳ
từng điều kiện, đi giầy hoặc dép có quai hậu.
Quân đội và công an theo trang phục đã quy định.
Theo quy định hiện hành trang phục trong lễ tân được quy định như
sau:
4.1

Lễ Phục

Lễ phục là trang phục chính thức mà các quan chức nhà nước ở các
cấp sử dụng trong các buổi lễ, cuộc họp trọng thể, các cuộc tiếp khách nước
ngoài. Lễ phục vừa phải phù hợp với phong cách, tập quán của Việt Nam,
vừa phải phù hợp với trang phục đã thành quen thuộc phổ biến ở nhiều
nước.
Lễ phục là trang phục có tính chất lễ nghi nhất bao gồm có hai loại:

Bộ mặc ban ngày trước 18 giờ và bộ mặc buổi tối sau 18 giờ.
Trước 18 giờ (trang phục nghi lễ)
Nam giới: Áo vét màu xám hoặc đen, thân sau để dài trùm hông, quần
kẻ sọc xám hoặc trắng.

13


Nữ giới: Váy ngắn, kèm găng tay, mũ và một áo khoác ngoài nếu trời
lạnh
Sau 18 giờ (trang phục cà vạt trắng)
Nam giới: Aó vét màu đen, phía sau dài nhưng không trùm hông,
quần đen, cà vạt và áo gilê mà trắng.
Nữ giới: Váy dài, găng tay ngắn nếu tay áo dài hoặc găng tay dài đến
khuỷu tay nếu tay áo ngắn.

4.2 Thường phục
Thường phục là trang phục thông dụng nhất đối với hầu hết mọi hoạt
động
Với nam giới, đó là bộ comple hay áo vet sẫm màu, màu xanh, ghi
sẫm hoặc đen đi kèm với áo sơ mi trắng và cà vạt, đôi khi có thể có áo gilê.
Đối với các hoạt động trước 18 giờ có thể chọn các màu khác miễn là màu
sẫm. Không mặc màu trắng trong các nghi lễ chính thức.
Đối với nữ giới, có thể chọn giữa váy buổi chiều hoặc bộ vet nữ cho
các hoạt động trước 18 giờ. Với các hoạt động sau 18 giờ hoặc trong tiệc
buổi chiều, có thể mặc một bộ váy với áo sơ mi, áo dài cộc tay hay vét nữ.
Trong bữa ăn tối có thể mặc một bộ áo váy cầu kỳ.
Bộ trang phục vét đen ngắn dùng cho trong những nghi lễ trang trọng
như lễ tượng niệm các liệt sỹ.
Bộ trang phục smoking hay cà vạt đen thường được mặc vào buổi tối.

Áo vét màu xanh sẫm có ve áo bằng lụa cùng màu, đơn hoặc đan chéo. Nếu
là ve đơn thêm một áo gilê màu đen. Cổ thắt nơ đen hoặc xanh sẫm. Tuyệt

14


đối không đeo nơ trắng hay các màu sặc sỡ khác. Nếu trên giấy mời ghi cà
vạt đen mùa hè có nghĩa là bộ smoking màu trắng, cà vạt màu đen.
Đối với nữ giới trang phục luôn là váy ngắn trừ khi giấy mời có
ghi khác.

4.3 Quân phục
Quân phục là trang phục dành riêng cho các thành viên trong tổ chức
quân đội. Thông thường mỗi quân đội của một quốc gia có một loại quân
phục riêng để phân biệt.
Quân phục bao gồm có: quần áo, giày da, thắt lưng, áo đi mưa, mũ và
một số vật dụng khác như quân hàm, phù hiệu, tất…Quân phục xuất hiện từ
những năm 1945 khi đội võ trang tuyên truyền Việt nam chuẩn bị ra mắt
nhân dân Thủ đô và chào mừng ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9. Trong
thời gian này, nam được quy định mặc áo sơ mi cột tay, vạt áo bỏ trong
quần, mặc quần soóc, thắt lưng da to bản,chân đi giày da ngắn cổ, đội mũ
trắng. Nữ mặc áo sơ mi cộc tay có túi ở ngực, thắt lưng da to bản, mặc quần
vải màu đen, gấu quần túm gọn, đi giàu ba ta, đội mũ rộng vành màu chàm.
Trải qua nhiều giai đoạn xây dựng và phát triển đất nước, quân phục
của Quân đội nhân dân Việt Nam có sự thay đổi, đổi mới phù hợp với tình
hình đất nước trên tinh thần chuyên nghiệp, hiện đại. Năm 2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8
năm 2009 quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, lễ phục của quân đội
nhân dân Việt Nam.
Đối với nam sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp: bao gồm mũ kêpi

K08 có đỉnh hình ovan, trên mũ có gắn quân hiệu. Vành mũ và đỉnh mũ màu

15


xanh (Lục quân và bội đội biên phòng: màu olive sẫm; Phòng quân không
quân: xanh đạm; Hải quân: màu tím than; Cảnh sát biển: màu xanh); áo thân
trước có 4 túi ốp nổi, nẹp áo cài 4 cúc hình tròn. Quần âu, có 2 túi chéo, có 2
túi hậu. Màu sắc của quần, áo, cà vạt giống với màu của mũ. Nữ đội mũ vải
mềm K08, liền vành, lật hai bên tai và sau gáy. Thân trước áo có 2 túi ốp
nổi, nẹp áo cài 4 cúc. Quần âu, có 2 túi dọc, váy 3 thân, dài qua đầu gối, phía
sau có xẻ. Màu sắc của áo, quần, váy giống với màu mũ (Lục quân và bội
đội biên phòng: màu olive sẫm; Phòng quân không quân: xanh đạm; Hải
quân: màu tím than; Cảnh sát biển: màu xanh)

4.4 Quốc phục.
Là trang phục mang tính chính thống, đại diện cho quốc gia, dân tộc,
thể hiện đầy đủ những nét văn hoá, phong tục, truyền thống đặc trưng của
mỗi quốc gia, dân tộc. Trong các cuộc họp, hội nghị tuỳ theo quy định của
giấy mời mà khách nước ngoài hay đối với người dân tộc được đề nghị
mang trang phục dân tộc.
Quốc phục của Việt Nam là áo dài cho cả nam và nữ. Áo dài thường
được mặc vào các dịp lễ hội quan trọng như tết, tế lễ, đám cưới …hiện nay
trong nhiều trường PTTH, áo dài là trang phục bắt buộc đối với các em nữ
sinh.
Đã từ lâu, áo dài trở thành biểu tượng của Việt Nam, đại diện cho giá
trị văn hoá Việt. Áo dài Việt Nam gồm có 2 tà, dài từ cổ đến chân, ôm sát
eo tạo nên nét mềm mại, duyên dáng, uyển chuyển của Phụ nữ Việt. Thông
qua các cuộc bình chọn quốc hoa, quốc kỳ, quốc tửu, quốc phục… được tổ
chức, áo dài với những hoa văn tinh tế, độc đáo luôn được xem như lễ phục

truyền thống trong bất kỳ lễ nghi truyền thống có tầm quan trọng trong và
16


ngoài nước. Trên thực tế hễ nói đến phụ nữ Việt Nam thì không thể không
nói đến áo dài.

5.

Đánh giá

Trong nhiều năm qua, đất nước có nhiều khó khăn về kinh tế, điều
kiện sinh hoạt và làm việc của các cơ quan và cán bộ còn nhiều hạn chế.
Những quy định chính thức của Nhà nước về trang phục cho cán bộ, công
chức, viên chức khi đón tiếp và làm việc với khách nước ngoài cũng như
trong quá trình thực thi công vụ, làm việc trong các công sở. Do đó, trong
nhiều buổi đón tiếp, làm việc, thậm chí trong những buổi lễ trang trọng vẫn
còn tình trạng ăn mặc không thống nhất, tuỳ tiện, luộm thuộm. Mặc dù hiện
nay, trong các công sở nhà nước việc xây dựng văn hoá công sở được đẩy
mạnh. Tuỳ vào từng đặc điểm, điều kiện của cơ quan, công sở, công ty việc
xây dựng văn hoá công sở trong đó có quy định về trang phục của cán bộ,
cồn chức, nhân viên có khác nhau. Trong nhiều đơn vị đã có đồng phục
riêng cho cả cơ quan, đơn vị, nhiều nơi thậm chí còn có đồng phục riêng của
phòng và bộ phận.
Về bản chất, việc quy định đồng phục và trang phục trong hoạt động
lễ tân giúp cho hành vi giao tiếp, ngoại giao mang tính chuyên nghiệp, lịch
sự, thể hiện thái độ tôn trọng lẫn nhau giữa các bên, phù hợp với thông lệ và
quy định của quốc tế.
Tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn còn một nghịch lý là hệ thống văn
bản pháp lý của nhà nước quy định về trang phục trong lễ tân nói chung còn

chưa đồng bộ, thiếu tính chi tiết, cụ thể. Việc áp dụng chưa mang tính triệt
để và trên phạm vi rộng lớn. Mặc dù nhà nước đã phát huy phong trào đẩy
mạnh xây dựng văn hoá công sở trong các cơ quan, đơn vị nhưng hiệu quả
17


của phpng traàochưa cao, nhiều nơi văn hoá công sở nói chung và quy định
về trang phục nói riêng còn mang tính hình thức, chưa thật sự đi sâu vào
nhận thức của từng cá nhân, đơn vị nên vẫn còn nhiều biểu hiện thiếu lịch
sự, thiếu thống nhất, lôi thôi trong cách ăn mặc của cán bộ, công chức nhà
nước gây ảnh hưởng đến nhiều mặt như nề nếp, tác phong, tính hiện đại nơi
công sở. Mặt khác, văn bản pháp quy giải thích, hướng dẫn quy định về
trang phục trong công sở vẫn chậm thậm chí còn chưa được ban hành. Ví dụ
như, đã từ lâu trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế, áo dài đã trở
thành thương hiệu riêng vốn có của việt Nam, là quốc phục của dân tộc
nhưng hiện vẫn chưa có văn bản pháp lý nào của nhà nước quy định về áo
dài Việt Nam.
Trang phục có ý nghĩa đối với bất kỳ cá nhân, dân tộc và quốc gia
nào, thông qua những bộ trang phục tưởng chừng như rất đơn giản, đời
thường đến những bộ trang phục diêm dúa, cầu kỳ với những hoa văn,
đường nét tinh xảo, nhiều thông tin và thông điệp ẩn chứa trong đó được
truyền đi theo hiệu ứng lan toả và đem đến những hiệu quả khác nhau trong
việc đạt được mục đích của các bên khi giải quyết công việc. Chính vì vậy,
trong đời sống xã hội nói chung và hoạt động lễ tân nói riêng, trang phục
luôn là một trong những nhân tố quan trọng giúp con người tạo ra niềm tin,
ấn tượng ban đầu, dấu ấn riêng, là cái đọng lại trong lòng những người xung
quanh khi công việc kết thúc. Vậy nên, mỗi cá nhân, tổ chức, mỗi dân tộc
cần phải quan tâm hơn nữa đến trang phục của mình nhằm đạt được hiệu quả
cao nhất trong công việc cũng hư trong đời sống xã hội.


III.

TIỆC

18


Mời khách dự tiệc là đỉnh điểm của xã giao, thể hiện sự tôn trọng của
chủ đối với khác, đồng thời là biểu hiện tốt nhất của mối quan hệ than thiện,
hòa họp giữa các bên. Quan khách đến dự một bữa tiệc là dịp để thư giãn.
Trong các cuộc thương lượng căng thẳng, việc tạm nghỉ để đáp ứng nhu cầu
ăn, uống thường là rất có lợi cho việc tiếp tục theo đuổi một sự thỏa hiệp
khó khăn. Người ăn cùng nhau, mặc dù có bất đồng, với cái cớ làm dịu “bao
tử”, cũng sẽ làm dịu bớt căng thẳng. Một bữa ăn luôn tạo thuận lợi cho đối
thoại và một cuộc chiêu đãi luôn là biểu hiện của tình bằng hữu thân thiện,
hoặc sự hiểu biết lẫn nhau đang được kiếm tìm vì vậy người ta luôn quan
tâm, thậm chí rất chu đáo tới việc tổ chức bữa tiệc. Chiêu đãi là công cụ
thường xuyên, là phương tiện duy nhất được sử dụng để làm đẹp long khách,
hạn chế sự căng thẳng. Công tác lễ tân với mảng tổ chức tiệc thường diễn ra
các hoạt động sau:
Chọn món ăn
Chọn món ăn phù hợp với lý do và mục đích bữa tiệc
Không nên trao toàn quyền cho nhà bếp chọn thực đơn, cũng không
nên áp đặt thực đơn cho đầu bếp. Nên tham khảo ý kiến của những đầu bếp.
Chọn những món ăn mà việc chuẩn bị và bảo quản dễ dàng
Không được coi bữa tiệc là cuộc thí nghiệm một nghệ thuật ăn uống
Chọn những món ăn dễ sử dụng
Cần tôn trọng những điều cấm kỵ trong tôn giáo của khách. Những
người theo đạo Hồi thường kiêng thịt lợn, thịt bò.


19


Dự trữ những món ăn kiêng dành cho những vị khách có chế độ ăn
kiêng đặc biệt
Không nên phục vụ khách nước ngoài những món ăn dân tộc của họ.
Tuy nhiên đôi khi có thể đưa vào thực đơn một món ăn phản ánh nền văn
hóa dân tộc của khách.
Không nên cho khách ăn những món ăn quá độc đáo như rắn, thịt chó,
thịt sống, ….
Chuẩn bị rượu nhẹ cho khách là nữ giới.
Tiệc đứng
Có thuận lợi là có thể tạo ra không khí thân mật, thoải mái nhưng rất
dễ gây ra lộn xộn. Do đó tốt nhất là không tổ chức loại tiệc này
In thực đơn
Trong các bữa tiệc quan trọng, tên và chức vụ của đại biểu hoặc khách
được in trên giấy hoặc thiếp đặt trước bộ đồ ăn
Thực đơn được in ra sẽ giúp cho những khách mời đang phải theo một
chế độ ăn đặc biệt chọn món ăn phù hợp
Giúp xác định được thời gian cho bữa tiệc
Thực đơn được đặt trên khăn ăn
Gọi món ăn đúng tên

20


Phải tôn trọng tên gọi vốn có của món ăn và không được tự ý thay đổi.
Thay vì thế nên chọn món ăn khác nếu thấy cần.
Nên ghi tên tất cả những món ăn ra thực đơn, nhưng không nên ghi
quá chi tiết

Hình thức thực đơn
Thông dụng nhất là thực đơn có in tiêu đề cơ quan đón tiếp
Nếu có thể nên viết thực đơn bằng tay
Không nên đặt thực đơn cùng các vật trang trí khác trên bàn tiệc
Thực đơn cần ghi tên sự kiện, ngày tháng và địa điểm mời tiệc
Tại hiệu ăn
Cần chọn trước những món ăn sẽ được thiết đãi giống như ở nhà
riêng, tránh để khách tự ý gọi món ăn
Nếu muốn để khách gọi món thì nên dùng bảng thực đơn không có
biểu giá
Âm nhạc
Không nên chơi nhạc trong bữa tiệc
Nếu có nên tách riêng ra khỏi hoạt động khác
Tránh tình trạng ồn ào ầm ĩ
Phục vụ
21


Tại một cuộc chiêu đãi:
- Phục vụ sau những bài phát biểu nếu có
- Nếu bài phát biểu bị chậm quá 20 phút thì có thể bắt đầu phục vụ đồ
uống mà không cần phải chờ thêm
- Tránh gây ra tiếng va chạm của ly, các cục nước đá, hoặc tiếng nổ
phát ra khi bật nút chai.
- Các món ăn luôn được phục vụ sau các bài phát biểu dù rằng đồ
uống đã hoặc chưa được phục vụ.
- Nếu không có bài phát biểu nào thì sẽ phục vụ ăn, uống ngay khi
khách đến.
- Chủ tiệc cần đưa khách đến quầy rượu hoặc ít nhất phải chỉ cho họ
chỗ quầy rượu ở đâu

Trong hàng đón tiếp: Không ai được dùng đồ ăn hoặc uống trong hàng
đón tiếp
Tại bàn tiệc: Có 2 kiểu phục vụ món ăn
- Kiểu Pháp: Dùng khi tiệc có ít người và có khoảng cách rộng giữa
các bàn tiệc và xung quanh bàn tiệc. Thức ăn sẽ được đặt trên khay và người
phục vụ lần lượt mang tới cho khách để khách lấy, hoặc người phục vụ tiếp
cho khách.
- Kiểu Mỹ: Các đĩa thức ăn được được bầy đặt trước mỗi khách.

22


Chú ý:Trong mọi trường hợp các món ăn nóng phải được phục vụ
trong các đĩa nóng. Đĩa không được quá nóng.
Số lượng nhân viên: 2 người phục vụ cho hai bàn gồm khoảng từ 8
đến 10 người.
Phục vụ phía nào?
Nếu đĩa đã có thức ăn thì phục vụ bên phải khách.
Nếu khách tự gắp thức ăn trong các đĩa mang đến thì phục vụ bên trái
Mang nước chấm, hoặc gia vị cũng ở bên trái.
Phục vụ rượu, nước suối nước ngọt
Phục vụ bên phải khách.
Đối với rượu, chỉ rót nửa ly. Chỉ phục vụ những loại rượu đã được
định sẵn trong thực đơn
Nước suối được phục vụ lạnh nhưng không có đá ở trong cốc và
không thêm lát chanh. Nếu muốn phục vụ nước có vắt chanh thì nên tiếp ở
phía phải, đặt cạnh các ly, cốc hoặc phía trái gần đĩa đựng bánh mì.
Ngôi thứ phục vụ
Phục vụ chủ và khách danh dự cùng lúc, tiếp đến là khách mời ngồi
bên phải, rồi đến bên trái và cứ thế cho đến người cuối cùng, và từ bàn này

đến bàn kia cho đến bàn cuối.

23


Trong các bữa tiệc thân tình có ít người, phục vụ các bà trước rồi cuối
cùng đến bà chủ, và tiếp đến phục vụ các ông cũng theo nguyên tác đó.

Thời gian biểu của dạ tiệc chính thức.
Tại các bữa tiệc chính thức, người ta chia bữa tiệc thành nhiều phần
nối tiếp nhau.
Chương trình một buổi dạ tiệc lý tưởng là không quá 3 giờ kể từ lúc
khách đến và ra về và có thể chia thành các bước sau:
- Giới thiệu khách, khai vị 45 phút
- Phục vụ ăn 90 phút
- Rượu sau bữa ăn và cà phê 45 phút
Tổng cộng 180 phút
Đối với khách đến muộn:
Nếu khách đến muộn không quá 20 phút thì không cần báo trước.
Nếu khách đến sau khai vị thì không cần phải phục vụ rượu.
Quá 30 phút chủ tiệc được phép mời khách vào bàn ăn.. Người đến
muộn nếu cuối cùng vẫn có mặt thì buộc phải chấp nhận chỗ ngồi thấp hơn
chỗ phù hợp với địa vị của mình.
Bàn tiệc

24


Kích thước bàn tiệc
- Khoảng cách giữa hai chỗ ngồi phải là 60 đến 79 cm

- Bàn chữ nhật không nên rộng quá 160cm
- Bàn tròn đường kính 2m dành cho 8 đến 10 người; 4m cho 16 người;
4.5 m cho 18 - đến 20 người
Trang trí bàn tiệc
- Mọi bàn trừ bàn danh danh dự phải được trang trí giống nhau.
- Khăn trải bàn màu trắng và được phủ cách mặt đất một vài cm.
- Đối với bàn danh dự ngồi một phía, khăn trải phủ chấm đất ở phía
đối diện với cử tọa.
- Về hoa để trang chí, loại hoa phụ thuộc vào mùa. Chiều cao của hoa
ở giữa bàn không được quá 25 cm. Không dùng các loài hoa có nùi thơm
nồng đậm.
Cách sắp xếp chỗ ngồi xung quanh bàn tiệc
Hình chữ nhật
- Khách không có phu nhân
+ Xếp khách ngồi trước mặt chủ tiệc
+ Xếp những người khác theo số thứ tự xen kẽ giữa chủ và khách

25


×