Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số quy định của ngân hàng nhà nước về quản trị thanh khoản.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.98 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
MÔN QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG
LỚP NH_T03
Môn Quản trị ngân hàng
GVHD: TS. Lê Thẩm Dương
GVHD: TS. LÊ THẨM DƯƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TRẦN NỮ QUẾ NHI
MSSV: 030124080609
2
Môn Quản trị ngân hàng
GVHD: TS. Lê Thẩm Dương
LỜI MỞ ĐẦU
Từ năm 2008 đến nay, thanh khoản của hệ thống ngân hàng luôn là vấn đề được
Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước quan tâm chỉ đạo. Các chỉ số về an toàn trong hoạt
động ngân hàng nói chung, về an toàn thanh khoản nói riêng đã được Ngân hàng Nhà
nước ban hành. Trong thực tiễn hoạt động, đa số các ngân hàng thương mại cũng
quán triệt và tuân thủ khá tốt những chỉ số an toàn này. Tuy nhiên, trên thị trường ở
một số thời điểm, những cuộc đua lãi suất lại xuất hiện và thường được lý giải bởi
nguyên nhân “các ngân hàng thương mại nhỏ gặp phải vấn đề thanh khoản, phải tăng
lãi suất huy động tiền gửi”. Để hạn chế tình trạng này Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra
nhiều quy định để quản lý chặt chẽ khả năng thanh khoản của các ngân hàng, đồng
thời thực hiện nhiều chính sách để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó
khăn, hạn chế những tác động tiêu cực đối với hệ thống ngân hàng cũng như cho nền
kinh tế.
Bài phân tích này, trong phạm vi ngắn gọn, sẽ đưa ra một số đánh giá về các quy
định cũng như chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với thanh khoản của
các ngân hàng thương mại trong thời gian qua.
NGƯỜI THỰC HIỆN
3
Môn Quản trị ngân hàng


GVHD: TS. Lê Thẩm Dương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3
MỤC LỤC ....................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG .................................. 5
Khái niệm và cách đo thanh khoản ............................................................. 5
Rủi ro thanh khoản ...................................................................................... 5
Quản trị thanh khoản: ................................................................................ 6
CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH
KHOẢN ........................................................................................................... 6
Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản .......................................................... 6
Các chính sách hỗ trợ thanh khoản ............................................................ 7
ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NGÂN HÀNG NHÀ
NƯỚC VỀ QUẢN TRỊ THANH KHOẢN .......................................................... 8
KẾT LUẬN .................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 12
..................................................................................................................... 12
4
Môn Quản trị ngân hàng
GVHD: TS. Lê Thẩm Dương
TỔNG QUAN VỀ THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG
Khái niệm và cách đo thanh khoản
Thanh khoản của một ngân hàng là khả năng thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Để đo thanh khoản, người ta dùng thước đo trạng thái thanh khoản
Trạng thái thanh khoản = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản
Cung thanh khoản xuất phát từ các yếu tố sau:
- Tiền gửi của khách hàng
- Thu nợ
- Doanh thu và lợi nhuận của các khoản đầu tư
- Các khoản giảm chi tiêu của ngân hàng

- Các khoản nợ trên thị trường tài chính
Cầu thanh khoản xuất phát từ các yếu tố sau:
- Khách hàng rút tiền gửi
- Giải ngân tín dụng
- Các khoản đầu tư của ngân hàng
- Các khoản chi nội bộ của ngân hàng
- Các nghĩa vụ tài chính công
Rủi ro thanh khoản
Khi một ngân hàng thiếu tiền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình, như
đáp ứng các khoản nợ trên nhu cầu rút tiền của khách hàng gửi/vay tiền, nhu cầu
thanh toán trên thị trường liên ngân hàng thì được xem là ngân hàng đó đang gặp phải
rủi ro thanh khoản.
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản có thể do những hạn chế trong quản trị
(dự kiến không chính xác nhu cầu thanh khoản có thể có, duy trì không hợp lý tỷ lệ
giữa tiền dự trữ và tài sản có sinh lời trong tín dụng và đầu tư…), cũng có thể bắt
nguồn từ những tin đồn, những xáo trộn bất lợi trong nền kinh tế, trong xã hội, làm
cho lòng tin của người gửi tiền vào hệ thống ngân hàng giảm sút, cũng có thể do hậu
quả của các rủi ro khác (như rủi ro tín dụng) mang lại.
5

×