Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

bài tập và hướng dẫn ôn tập môn pháp luật kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.78 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ – ĐỊA CHẤT
KHOA KINH TẾ & QTKD
HỌC PHẦN : PHÁP LUẬT KINH DOANH

ĐỀ BÀI TYỂU LUẬN
PHÁP LUẬT KINH DOANH
(Dùng cho các lớp cao học Quản lý kinh tế)

Một số lưu ý:
1. Mỗi học viên thực hiện 01 bài tập tình huống và 01 câu hỏi lý thuyết.
2. Bài tập tình huống được giao theo thứ tự từ danh sách học viên số 1 đến số 16,
sau đó tiếp tục với 16 người tiếp theo cho đến hết danh sách lớp theo danh
sách dự thi.
3. Câu hỏi lý thuyết được giao theo thứ tự câu hỏi, trùng với thứ tự của học viên
trong danh sách lớp theo danh sách dự thi.
4. Bìa tiểu luận ghi rõ tên, lớp và địa điểm học
5. Khi trình bày, học viên ghi rõ văn bản pháp luật nào được sử dụng để giải
thích (ví dụ điều 12 luật doanh nghiệp 2014 hoặc theo điều 14 nghị định 92/
NĐ-CP ngày tháng năm…)
6. Các học viên không được làm giống nhau. Nếu giống nhau, mỗi bài sẽ bị 0
điểm và phải thi lại, làm lại tiểu luận.

1


PHẦN 1: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1
Anh, chị hãy tư vấn cho các thành viên công ty hợp danh VK về sự phù hợp của
nội dung trong Điều lệ công ty họ so với quy định của Luật Doanh nghiệp 2014. Được
biết Điều lệ công ty hợp danh VK có một số nội dung sau:
1. Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi


số vốn đã góp vào công ty.
2. Thành viên công ty hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc
thành viên của công ty hợp danh khác.
3. Thành viên hợp danh được chia lợi nhuận, chịu lỗ ngang nhau không phụ thuộc
vào tỷ lệ vốn góp vào công ty.
4. Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên hợp danh. Mỗi thành viên
hợp danh có một phiếu biểu quyết.
5. Giám đốc công ty hợp danh là người duy nhất có quyền đại diện theo pháp luật
và tổ chức điều hành công ty. Công ty hợp danh có thể thuê Giám đốc.
Bài 2
A, B, C và D cùng nhau thành lập công ty cổ phần Thái Bình kinh doanh sản xuất
đồ gỗ, nội thất với số vốn điều lệ là 3,5 tỷ đồng, được chia thành 350.000 cổ phần. Trong
đó có 200.000 cổ phần phổ thông, 100.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 50.000 cổ phần
ưu đãi cổ tức.
Hãy nhận xét về các sự kiện sau đây:
1. Các cổ đông sáng lập chỉ đăng ký mua và thanh toán đủ tiền mua 200.000 cổ
phần tương đương với 2 tỷ đồng.
2. A đăng ký mua 50.000 cổ phần phổ thông, 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.
Nhưng hết thời hạn 90 ngày, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, A mới chỉ
thanh toán 30.000 cổ phần phổ thông và 20.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết.
3. B sở hữu 30.000 cổ phần phổ thông, 40.000 cổ phần ưu đãi biểu quyết và 10.000
cổ phần ưu đãi cổ tức. B muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác.
4. C sở hữu 20.000 cổ phần phổ thông. C đề nghị công ty chuyển đổi toàn bộ cổ
phần này thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng công ty không chấp nhận, vì vậy C yêu
cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Bài 3

2



A, B, C, D dự định thành lập một doanh nghiệp có trụ sở tại quận Đống Đa, thành
phố Hà Nội với các ngành nghề kinh doanh là: kinh doanh bất động sản và môi giới kết
hôn có yếu tố nước ngoài. Nguyện vọng của họ là doanh nghiệp được thành lập phải đáp
ứng những yêu cầu sau:
- Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân;
- Hạn chế người ngoài thâm nhập vào doanh nghiệp với tư cách là thành viên;
- Các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các nghĩa vụ tài chính của doanh
nghiệp khi doanh nghiệp bị phá sản;
Anh, chị hãy tư vấn cho A, B, C, D:
1. Loại hình doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của họ và phù hợp với quy định của
pháp luật hiện hành.
2. Giả sử sau khi doanh nghiệp đã được thành lập, A dự định thu hồi toàn bộ phần
vốn góp vào doanh nghiệp để đầu tư kinh doanh vào một dự án khác. A có thực hiện được
dự định của mình không? Vì sao?
Sau thời hạn cam kết góp vốn lần cuối, C vẫn chưa góp đủ vốn, các thành viên còn
lại có quyền quyết định khai trừ tư cách thành viên của C không? Tại sao?
Bài 4.
Hiền, Nhung, Minh, Ánh là những người không thuộc đối tượng bị cấm thành lập
doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành. Họ rủ nhau thành lập CTTNHH Sao Mai chuyên
sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng. Các sáng lập viên dự định góp vốn như sau:
- Hiền góp số tyền cho công ty thuê nhà tại phố Bạch Mai (Hà Nội) làm trụ sở giao
dịch trong 10 năm
- Nhung góp một số máy móc, thiết bị dùng cho hoạt động kinh doanh của công ty
- Minh góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND
- Ánh góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt.
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên tiến hành
góp vốn vào công ty theo quy định của pháp luật. Để định giá tài sản góp vốn của Hiền và
Nhung, 4 thành viên đã lập hội đồng định giá và nhất trí:
- Định giá số tiền thuê nhà tại phố Bạch Mai (Hà Nội) của Hiền để công ty sử dụng
trong vòng 10 năm là 1 tỷ đồng (giá thuê nhà là 100 triệu đồng/năm)


3


- Định giá tài sản góp vốn của Nhung là 400 triệu đồng, trong khi giá thị trường của
những tài sản này chỉ khoảng 200 triệu đồng. Nhung đã làm thủ tục chuyển quyền sở hữu
sang cho công ty.
Minh cam kết góp bằng đô la Mỹ tương đương 700 triệu VND, nhưng trên thực tế
mới góp được 500 triệu đồng; số vốn còn lại (tương đương 200 triệu đồng) các thành viên
nhất trí để Minh góp trong vòng 1 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng
ký doanh nghiệp.
Yêu cầu: Căn cứ vào pháp luật hiện hành, hãy cho biết:
a. Các thành viên của công ty góp vốn bằng những loại tài sản như trên có hợp
pháp không? Tại sao?
b. Trách nhiệm của các thành viên về việc định giá không chính xác giá trị tài sản
góp vốn của Nhung? Phần chênh lệch giữa giá trị tài sản góp vốn của Nhung đã được định
giá và giá thị trường được xử lý như thế nào?
c. Việc các thành viên công ty đồng ý cho Minh góp số vốn còn lại (200 triệu đồng)
có hợp pháp không? Nếu Minh không góp đủ số vốn này theo đúng thời hạn Luật quy
định thì xử lý như thế nào?
d. Xác định vốn điều lệ của CTTNHH Sao Mai và tỷ lệ phần vốn góp của các thành
viên.
Bài 5.
An, Bình, Minh góp vốn thành lập CTTNHH Đại Dương vào tháng 7 năm 2015.
An góp bằng ngôi nhà đứng tên mình, lúc đó trị giá 2 tỷ; Bình góp bằng máy móc thiết bị,
trị giá 3 tỷ; Minh góp bằng tiền mặt là 4 tỷ. CTTNHH Đại Dương làm ăn tốt, mọi hoạt
động cũng như khoản nợ đều được thực hiện nghiêm chỉnh, lợi nhuận của các thành viên
được chia tương ứng với tỷ lệ vốn góp (tất cả đều góp thật, không cam kết). Tuy nhiên,
ngôi nhà mà An dùng làm tài sản góp vốn vẫn đứng tên An, và 3 thành viên thỏa thuận
bao giờ công ty yêu cầu thì An sẽ phải chuyển quyền sở hữu cho công ty, nhưng thực tế

công ty chưa yêu cầu.
Vào 1 ngày đẹp trời cuối năm 2015, An có ngồi với 1 luật sư và được luật sư tư vấn
rằng: như vậy, lâu nay An là người bị thiệt thòi nhất, bởi vì quyền lợi của An trong công
ty vẫn tương ứng với giá trị ngôi nhà là 2 tỷ, trong khi đến thời điểm hiện tại, ngôi nhà của

4


An đã tăng giá lên đến 5 tỷ rồi. An thấy lời tư vấn này có lý nên đã đến CT yêu cầu Bình
và Minh:
- Hoặc phải cho An rút ngôi nhà ra, nộp vào CT 2 tỷ tiền mặt tương ứng với giá trị
phần vốn góp lâu nay của An;
- Hoặc phải sửa phần vốn góp của An là 5 tỷ tương tương với giá trị ngôi nhà, chứ
không phải 2 tỷ như lâu nay.
Bình và Minh không đồng ý yêu cầu của An, do đó An làm đơn ra Tòa án yêu cầu
giải quyết tranh chấp giữa công ty và thành viên công ty liên quan đến tài sản góp vốn. Ở
Tòa, An nói rằng đây vẫn là tài sản của mình, giấy tờ ngôi nhà vẫn đứng tên An chứ
không mang tên CT, do đó, An có quyền yêu cầu như trên.
Yêu cầu:
a. Khái quát thủ tục góp vốn vào công ty
b. Xác định tư cách thành viên của An
c. Nêu cách thức giải quyết vụ việc trên
Bài 6
An, Bình và Cường cùng nhau thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn An Thắng có
ngành nghề kinh doanh là buôn bán vật liệu xây dựng, trụ sở tại Hà Nội. Các thành viên
dự định góp vốn như sau:
Ông An góp 500 triệu tyền mặt, ông Bình góp căn nhà của mình (được định giá là
1,2 tỷ) để làm trụ sở của công ty, ông Cường góp xe ô tô Innova (được định giá là 700
triệu) để làm xe chuyên dụng của công ty.
a. Với các loại tài sản trên, thủ tục góp vốn thành lập công ty của An, Bình và

Cường được thực hiện như thế nào?
b. Tháng 7/2015, Công ty trách nhiệm hữu hạn An Thắng được thành lập. Theo
Điều lệ công ty, An là giám đốc đồng thời là người đại diện theo pháp luật, Bình là chủ
tịch Hội đồng thành viên. Các vấn đề khác của Điều lệ được quy định theo Luật doanh
nghiệp (2014). Sau một thời gian giữ chức vụ giám đốc, do ông An điều hành yếu kém,
Chủ tịch Hội đồng thành viên ra quyết định bãi nhiệm An, đồng thời bổ nhiệm ông Cường
làm giám đốc công ty. Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành, hãy nhận xét về tính
pháp lý của các quyết định nói trên ?
Ông Cường bị tai nạn và đột ngột qua đời, người thừa kế chỉ có vợ (đang giữ chức vụ

5


Phó giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội) và con gái 4 tuổi. Hỏi phần vốn góp của
ông Cường sẽ được xử lý như thế nào?
Bài 7.
Hồng Sỏn, Văn Mẹo, Tài Anh là 3 người bạn có ý định tham gia thành lập một
công ty TNHH để kinh doanh. Hồng Sỏn hiện là thành viên một công ty TNHH, Văn Mẹo
là chủ sở hữu Doanh nghiệp tư nhân và Tài Anh là bảo vệ tại cổng chính số 6B Hoàng
Diệu, Hà Nội - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Họ dự định lấy tên công ty là “Thời gian bạc” với
ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán đồ chơi nhựa cho trẻ em với số vốn điều lệ
là 5 tỷ.
Câu hỏi 1: Anh, chị có ý kiến gì về tư cách chủ thể của những người tham gia
thành lập công ty.
Câu hỏi 2: 3 người băn khoăn không biết với ngành nghề kinh doanh dự định của
công ty, họ có cần xin giấy phép nào khác của các cơ quan quản lý nhà nước không?
Câu hỏi 3: Tên công ty như vậy có hợp pháp không?
Câu hỏi 4: Anh, chị hãy tư vấn và thực hiện bộ hồ sơ hoàn chỉnh để có thể đăng ký
doanh nghiệp theo những yêu cầu trên.
Bài 8.

Hưng, Tuấn Anh, Cường, Hiếu (là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam) dự kiến
thành lập 01 công ty TNHH có vốn điều lệ 1 tỷ đồng. Ngày 04/7/2015, công ty đã được
thành lập với tên gọi Công ty TNHH Hừng Sáng với các thành viên và mức vốn cam kết
góp như sau:
Tên

Tổng giá trị vốn góp

Phần vốn góp

(triệu đồng)
Hưng
Cường
Tuấn Anh
Hiếu
Do gặp khó khăn trong tài chính, Cường không có

200
20%
400
40%
300
30%
100
10%
tiền mặt để góp vốn vào Hừng

Sáng theo như cam kết nên đã đề nghị góp vốn bằng 01 oto Vios có giá trị tương đương
với số vốn đã cam kết
Câu 1: Hãy tư vấn cho Hừng Sáng các thủ tục để hợp pháp hóa sự thay đổi loại tài

sản góp vốn của Cường

6


Câu 2: Đến thời điểm thực hiện cam kết góp vốn, Cường chính thức thông báo về
việc không góp vốn theo cam kết, từ chối tiếp tục tham gia kinh doanh tại Hừng Sáng.
Hãy tư vấn các phương án xử lý phần vốn không được Cường đóng góp. Sau khi
một trong các phương án xử lý phần vốn góp được thực hiện, Cường có mất tư cách thành
viên tại Hừng Sáng không?
Câu 3: Không có tiền mặt trả nợ 1 tỷ đồng cho Thịnh theo hợp đồng mua bán nhà
chung cư, Tuấn Anh dự kiến sử dụng một phần giá trị phần vốn góp của mình tại Hừng
Sáng để trừ nợ. Tuy nhiên, Hưng - giám đốc, người đại diện theo pháp luật của Hừng
Sáng không đồng ý cho Tuấn Anh thực hiện giao dịch đó.
Tuấn Anh có thể thực hiện được dự định của mình hay không? Nếu Tuấn Anh vẫn
cố tình thực hiện dự định của mình thì Hừng Sáng có quyền từ chối tư cách thành viên
của Thịnh hay không?
Câu 4: Do phải tham dự một khóa đào tạo kéo dài 40 ngày về thương mại quốc tế
tại Nhật, Hưng làm văn bản ủy quyền cho Tuấn – trưởng phòng kinh doanh của Hừng
Sáng để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian Hưng vắng mặt. Tuy nhiên,
Điều lệ Hừng Sáng quy định: “Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Công ty
vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Chủ tịch Hội đồng
thành viên của Công ty để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp
luật”
Văn bản ủy quyền của Hưng cho Tuấn có hợp pháp không? Vì sao?
Câu 5: Giả sử Chủ tịch Hội đồng thành viên của Hừng Sáng cũng đi học tại Nhật
và Điều lệ không quy định cụ thể về trường hợp này
Hãy tư vấn cho Hừng Sáng phương án giải quyết như thế nào đối với trường hợp
này?
Câu 6: Do nhu cầu hoạt động kinh doanh, Hừng Sáng muốn huy động vốn để mua

thêm máy móc hiện đại. Hội đồng thành viên nhất trí với phương án này.
Tư vấn các phương thức huy động vốn cho Hừng Sáng?
Bài 9.
Công ty CP bánh kẹo An Khánh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
ngày 20/6/2010 bởi Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội với số vốn điều lệ là 3 tỷ VNĐ, có
các cổ đông:

7


- Công ty TNHH thực phẩm Đô Thành nắm phần vốn là 2 tỷ, uỷ quyền cho ông
Thành đại diện quản lý phần vốn góp vào CTCP An Khánh;
- Ông Bình nắm phần vốn góp 500 triệu
- Ông Chiến nắm phần vốn góp 500 triệu, giữ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản
trị.
Do nhận thấy tình hình kinh doanh khó khăn, ngày 15/7/2015 CTCP An Khánh đã
gửi thư xin chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán với các nghĩa vụ tài chính:
- Trả nợ lương cho người lao động 2 tháng liên tiếp (tháng 5 và tháng 6) với tổng
số tiền là 230 triệu;
- Trả nợ CTCP Hương Việt tiền hợp đồng mua hương liệu 650 triệu (thời hạn thanh
toán thoả thuận trong hợp đồng là ngày 21/7/2015);
- Trả tiền thuê xưởng Quý 3 và Quý 4 năm 2015 tổng số tiền là 120 triệu, hạn thanh
toán là 20/7/2015.
a. Công ty cổ phần An Khánh đã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Luật
phá sản (2004) chưa? Giải thích?
b. Những chủ thể nào có thẩm quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với
Công ty CP An Khánh?
c. Cơ quan nào có thẩm quyền thụ lý đơn? Điều kiện để cơ quan có thẩm quyền thụ
lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản?
d. Giả sử: Ngày 20/8/2015, cơ quan có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục

phá sản; ngày 18/9/2015 cơ quan có thẩm quyền ra quyết định mở thủ tục phá sản. Nhận
xét tính hợp pháp của các giao dịch sau của CTCP An Khánh:
Ngày 1/9/2015, CTCP An Khánh tiến hành thanh toán nợ cho CTCP Hương Việt.
Ngày 20/9/2015, CTCP An Khánh tiến hành bán một số máy đóng gói công
nghiệp.
Ngày 21/9/2015, CTCP An Khánh tiến hành trả lương cho người lao động.
Bài 10
CTCP Chiến Thắng, Ông Bình, bà Lan mong muốn cùng nhau thành lập Công ty
trách nhiệm hữu hạn có từ hai thành viên trở lên kinh doanh xuất khẩu mây tre đan, vốn
điều lệ là 5 tỷ VNĐ, dự định đặt tên là Mây Việt. Trong đó, tỷ lệ góp vốn của CTCP
Chiến Thắng, Ông Bình và Bà Lan lần lượt là 2tỷ 250 triệu; 750 triệu và 2 tỷ.

8


a. Hãy tư vấn thủ tục thành lập công ty cho các chủ đầu tư trên?
b. CTTNHH Mây Việt nhận GCNĐKDN vào ngày 2/7/2015, bà Lan giữ vị trí
Giám đốc. Bên cạnh đó, Bà Lan cũng là chủ sở hữu Công ty TNHH 1 thành viên Hoa Lan.
Ngày 6/7/2015, Công ty TNHHMTV Hoa Lan bị tuyên bố phá sản. Xác định tư cách
thành viên và tư cách đảm nhiệm chức danh Giám đốc CTTNHH Mây Việt của Bà Lan?
Nêu cách giải quyết tình huống này?
Sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả, CTTNHH Mây Việt có ý định giải
thể. Công ty phải thực hiện những thủ tục gì?
Bài 11
Tháng 01/2012, giám đốc công ty cổ phần A ký hợp đồng mua 1000 tấn gạo (giá:
10.000 đồng/kg) với giám đốc công ty cổ phần B. Đến thời hạn giao hàng, công ty B
không giao được hàng cho công ty A. Do đó, công ty A không thực hiện được hợp đồng
với đối tác và bị đối tác phạt vi phạm 200 triệu đồng. Công ty A gửi thông báo yêu cầu
công ty B bồi thường thiệt hại 500 triệu đồng và chịu phạt 8% giá trị hợp đồng nhưng
công ty B không chấp thuận. Công ty A quyết định khởi kiện ra Tòa án.

1. Phân tích các điều kiện để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực.
2. Biết: Trong hợp đồng các bên có thỏa thuận trọng tài như sau: “Mọi tranh chấp
phát sinh từ hợp đồng này được giải quyết bởi trọng tài thương mại theo quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành.” Hãy nhận xét về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài trong
hợp đồng mua bán gạo nói trên và bình luận quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành
về hiệu lực của thỏa thuận trọng tài.
3. Tòa án có thể thụ lý đơn khởi kiện của công ty A không? Vì sao?
4. Phân tích các căn cứ pháp lý để xác định tính hợp pháp của yêu cầu bồi thường
thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A.
Nếu yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm của công ty A là hợp pháp, hãy
xác định giá trị bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm mà công ty B phải chịu?
Bài 12
Ngày 20/4/2012, A là chủ một DNTN, đã ký một hợp đồng thuê B làm giám đốc quản lý
và điều hành DN. Ngày 22/7/2015, B đại diện cho DNTN ký HĐ với công ty TNHH X
mua một lô hàng trị giá 500 triệu, hai bên thoả thuận thanh toán vào ngày
15/8/2015. Ngày 10/8/2015 A đã huỷ bỏ HĐ thuê B làm giám đốc DNTN vì B mắc một số

9


vi phạm cam kết trong HĐ; vì vậy ngày 15/8/2015, đại diện công ty X đến gặp B và yêu
cầu B thanh toán tiền hàng, B không đồng ý trả vì cho rằng mình chỉ là người làm thuê
cho A. Đại diện công ty đến gặp A yêu cầu thanh toán số tiền trên, nhưng A không chịu
thanh toán với lý do hợp đồng đó do B ký kết mà không hỏi ý kiến của A. Hãy xác định
cách giải quyết vụ việc trên.
Bài 13
Tuấn, Thành, Hưng, Hoàng quyết định thành lập công ty TNHH với vốn điều lệ 2
tỷ đồng, và được cấp giấy CNĐKKD vào tháng 7/2015. Trong bản cam kết góp vốn: Tuấn
góp 200 triệu bằng tiền mặt; Thành góp vốn bằng ngôi nhà của mình và được các thành
viên thỏa thuận định giá là 1 tỷ, mặc dù hiện tại có giá khoảng 500 triệu (vì theo quy

hoạch đến cuối 2016 sẽ có 1 con đường lớn mở trước nhà; - Hưng góp 400 triệu bằng tiền
mặt, nhưng lúc đầu chỉ góp 300 triệu, phần còn lại sẽ góp khi nào công ty cần - Hoàng góp
bằng Giấy xác nhận nợ của Công ty Trần Anh với số nợ 500 triệu, với thời hạn là ngày
31/12/2016, được các thành viên định giá là 400 triệu. Đến 31/12/2016, công ty Trần Anh
chỉ trả được 300 triệu, phần còn lại không đòi được. Mặc dù cuối năm 2016, con đường đã
làm xong, nhưng do thị trường BĐS đóng băng nên giá ngôi nhà của Thành không có gì
biến động Cuối 2016, công ty chưa lần nào yêu cầu Hưng góp phần vốn còn thiếu. Tháng
3 năm 2017, công ty lãi ròng 400 triệu đồng. Hội đồng thành viên họp để chia lợi nhuận,
các thành viên không thống nhất được với nhau, họ cho rằng việc chia phải tính theo số
vốn thực tế đã góp, nên xảy ra tranh chấp giữa các thành viên. Với tư cách là thẩm phán
giải quyết vụ việc này, bạn hãy cho biết:
a) Việc góp vốn bằng giấy xác nhận nợ có hợp pháp hay không? Ai là đối tượng
chịu trách nhiệm về khoản nợ không đòi được?
b) Việc định giá tài sản cao hơn thực tế tại thời điểm góp vốn có hợp pháp không?
Những vấn đề đặt ra phải giải quyết khi xác định nghĩa vụ trả nợ và hưởng lợi nhuận?
c) Trong trường hợp mới góp 1 phần vốn theo cam kết, thì có được chia lợi nhuận
theo phần vốn cam kết góp hay không?
Bài 14
Công ty TNHH M, vốn điều lệ 1 tỷ đồng; trong đó A góp 350 triệu đồng, B góp 200 triệu
đồng, C, D, E mỗi người góp 150 triệu đồng. Được biết A hiện đang là kế toán trưởng của
công ty xăng dầu tỉnh K( DN vốn 100% vốn nhà nước), các thành viên còn lại là cán bộ

10


hưu trí. A được cử làm giám đốc công ty trong nhiệm kỳ đầu là 5 năm. Trong thời gian
giữ chức giám đốc, A lập doanh nghiệp và đã được cấp GCN/DKKD. Các thành viên còn
lại của công ty yêu cầu A thôi giữ chức giám đốc công ty TNHH nhưng A không đồng ý
vì cho rằng mình là người góp vốn nhiều nhất trong công ty nên đương nhiên phải làm
giám đốc. Hãy giải quyết vụ ciệc trên theo quy định của luật DN 2014.

Bài 15
Công ty TNHH A có các thành viên với phần vốn góp cụ thể như sau:
B: 10%; C: 20%, D: 30%, E: 30%, F: 5%; G: 5% D được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng
thành viên của công ty (Giả sử điều lệ công ty không quy định gì khác so với LDN và các
văn bản hướng dẫn thi hành).Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, anh (chị)
hãy

cho

biết

ý

kiến

của

mình

trong

các

tình

huống

phát

sinh


sau:

Tình tiết bổ sung 1: Hội đồng thành viên công ty A muốn bổ nhiệm G làm giám đốc
nhưng B phản đối vì cho rằng G không làm giám đốc được vì vốn của G ít (chỉ có 5%) mà
G hiện nay lại đang là giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân khác.
G có làm giám đốc được không, các lý do B đưa ra có phù hợp không, vì sao?
Tình tiết bổ sung 2: Công ty đang muốn quyết định hai vấn đề (i) Thay người đại diện
theo pháp luật và (ii) thành lập thêm chi nhánh. Công ty dự định thực hiện một trong
những phương án sau:
1. Gửi văn bản lấy ý kiến của tất cả các thành viên về hai quyết định trên
2. Chỉ cần gửi văn bản lấy ý kiến của C, D, E về hai quyết định trên (vì đủ tỷ lệ vốn thông
qua quyết định rồi)
3. Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên.
Các phương án mà công ty dự định có phù hợp với quy định của LDN không, vì sao?
Tình tiết bổ sung 3
Giả sử công ty triệu tập họp HĐTV để thông qua hai quyết định nêu tại tình huống số 3
nhưng B không đi họp, và tại cuộc họp E bỏ phiếu không tán thành.
Hai quyết định trên có thông qua được không, vì sao?
Bài 16

11


Công ty TNHH A ký hợp đồng mua của công ty TNHH B, cà phê hạt 210 tấn với giá
10.000.000đồng/ tấn vào ngày 1/1/2010 . Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm ký kết và
công ty B sẽ giao hàng tại kho của công ty A làm 3 đợt, mỗi đợt 70 tấn trong thời hạn 10
ngày kể từ ngày ký hợp đồng, Công ty A sẽ thanh toán bằng chuyển khoản, ngay sau mỗi
đợt nhận hàng.
Vào ngày 5/1/2010, sau khi đã gọi điện báo trước, công ty B giao đợt hàng đầu tiên

70 tấn. Sau khi nhận hàng công ty A không chấp nhận thanh toán cho công ty B theo giá
đã thoả thuận trong hợp đồng, mà chỉ đồng ý thanh toán với giá 9.000.000đồng/tấn với lý
do là cà phê không đạt chất lượng như đã thỏa thuận. Công ty B không đồng ý với quyết
định trên và không nhận thanh toán.
Ngày 7/1/2010 công ty tiếp tục giao 70 tấn của đợt 2. Công ty A từ chối không
nhận 70 tấn của đợt 2 với lý do công ty B giao hàng không báo trước, nên công ty không
có kho chứa hàng. Ngay đêm đó mưa rất to, do không lường trước được tình huống trên,
nên công ty B không có phương tiện che chắn, hậu quả 50 tấn cà phê bị ướt và hư hỏng
hoàn toàn. Trước các sự kiện trên, công ty B cho rằng công ty A đã cố ý gây thiệt hại cho
mình, nên không tiếp tục giao hàng đợt 3. Vào ngày 15/1/2010 công ty B gửi công văn
cho công ty A với các yêu cầu đối với công ty A như sau:
- Công ty A phải thanh toán 70 tấn cà phê của đợt 1 theo giá đã thoả thuận trong
hợp đồng.
- Công ty A phải bồi thường thiệt hại đối với lô hàng 70 tấn của đợt 2 theo giá trị
hợp đồng đã ký kết, do lỗi không nhận hàng theo thoả thuận trong hợp đồng, dẫn đến cà
phê bị mưa ướt và hư hỏng hoàn toàn.
Ngày 1/2/2010 công ty A có công văn trả lời như sau:
- Bác bỏ yêu cầu của công ty B và giữ nguyên quan điểm của mình, chỉ chấp nhận
thanh toán 70 tấn của đợt đầu với giá 9.000.000đồng /tấn.
- Yêu cầu công ty B phải chịu phạt 8% giá trị hợp đồng và bồi thường thiệt hại
1.000.000.000 đồng vì vi phạm hợp đồng.
a. Quan hệ trên là quan hệ dân sự hay quan hệ thương mại? Dùng luật thương mại
hay luật dân sự để điều chỉnh quan hệ trên? Vì sao?
b. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ trên?

12


c. Bằng quy định của pháp luật thương mại hãy cho biết yêu cầu của các bên đúng
hay sai? Giải thích?

d. Cách giải quyết cụ thể phù hợp trong quan hệ hợp đồng trên?
PHẦN 2: CÂU HỎI LÝ THUYẾT
Câu 1: Đánh giá những ưu, nhược điểm của việc thành lập doanh nghiệp theo loại hình
DNTN và công ty Hợp danh? Cá nhân người nước ngoài có được là chủ DNTN hoặc
thành viên hợp doanh của công ty Hợp danh không? Tại sao?
Câu 2: Nêu các nguyên tắc áp dụng luật để xử lý vấn đề trong các quan hệ kinh tế xã hội?
Lấy ví dụ minh họa cho từng nguyên tắc?
Câu 3: Theo khoa học Pháp lý, kinh doanh được hiểu như thế nào? Hãy phân tích các đặc
trưng từ khái niệm này và lấy ví dụ minh họa?
Câu 4: Thế nào là trách nhiệm tài sản trong kinh doanh của doanh nghiệp và của người
góp vốn vào doanh nghiệp? Hai khái niệm trên giống hay khác nhau, như thế nào?
Câu 5: Chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn và chế độ trách nhiệm tài sản vô hạn có gì
giống và khác nhau? Cho ví dụ cụ thể.
Câu 6: Trình bày hiểu biết của anh, chị về vốn điều lệ, và ngành nghề kinh doanh có điều
kiện? Vốn điều lệ của các loại hình doanh nghiệp thay đổi trong những trường hợp cụ thể
nào?
Câu 7: Trình bày nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 8: Phân tích đặc điểm pháp lí của DNTN. Phân biệt DNTN với Hộ kinh doanh.
Câu 9: Phân biệt DNTN với Công ty TNHH một thành viên. Ưu nhược điểm của từng loại
hình DN khi hoạt động tại Việt Nam?
Câu 10: Hãy bình luận về đặc điểm pháp lý của công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp
2014?
Câu 11: Phân tích nghĩa vụ góp vốn của các loại thành viên trong công ty hợp danh và thủ
tục góp vốn vào công ty HD
Câu 12: Phân tích đặc điểm pháp lí của Công ty cổ phần. Loại hình này phù hợp với
những doanh nghiệp nào? Phân tích đặc điểm về cơ cấu tổ chức của loại hình này?
Câu 13: Phân biệt chuyển nhượng cổ phần và mua lại cổ phần. Trình bày các trường hợp
hạn chế chuyển nhượng cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Câu 14: Trình bày về các khái niệm: Vốn điều lệ, cổ phần, cổ phiếu, cổ tức, trái phiếu của
CTCP.

Câu 15: Phân tích đặc điểm pháp lý của công ty TNHH hai thành viên trở lên. Phân biệt
mua lại vốn góp với chuyển nhượng vốn góp? Ví dụ minh họa?
13


Câu 16: So sánh công ty TNHH 2 TV trở lên với công ty Hợp danh?
Câu 17: So sánh công ty TNHH 2 TV trở lên với công ty Cổ phần?
Câu 18: Phân tích tính đối nhân và đối vốn trong các loại hình DN của Việt Nam? Ví dụ
minh họa?
Câu 19: AI là người đại diện theo pháp luật của từng loại hình doanh nghiệp? Điều kiện để
là người đại diện thao pháp luật cho từng loại hình đó?
Câu 20: AI là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp để có thể đại diện cho doanh
nghiệp ký hợp đồng trong kinh doanh? Hãy phân tích các trường hợp người ký hợp đồng
không đáp ứng điều kiện là đại diện hợp pháp?
Câu 21: Luật doanh nghiệp 2014 có những thay đổi cơ bản nào so với 2005?
Câu 22: Bản chất của hành vi "góp vốn"? Thủ tục góp vốn và chuyển quyền sở hữu được
pháp luật quy định như thế nào?
Câu 23: Phân tích nghĩa vụ góp vốn của thành viên công ty TNHH có từ 2 thành viên và
thủ tục góp vốn vào công ty này
Câu 24: Các điều kiện cần đáp ứng để một doanh nghiệp có thể thành lập hợp pháp?
Câu 25: Đặc điểm pháp lý của công ty TNHH một thành viên. Phân biệt công ty TNHH
một thành viên với doanh nghiệp tư nhân.
Câu 26: Phân biệt chuyển nhượng phần vốn góp và mua lại phần vốn góp trong công ty
TNHH có từ hai thành viên.
Câu 27: Phân tích thủ tục chuyển nhượng vốn của thành viên công ty TNHH hai thành
viên trở lên
Câu 28: Quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty TNHH có từ 2 thành viên.
Câu 29: Quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần.
Câu 30: Quy định về chuyển nhượng vốn trong công ty hợp danh
Câu 31: Đặc điểm pháp lí của doanh nghiệp nhà nước. Có gì khác biệt về cơ cấu tổ chức

giữa doanh nghiệp NN với công ty TNHH 1 TV do tổ chức làm chủ sở hữu?
Câu 32: Tổ chức lại doanh nghiệp được quy định thế nào trong Luật doanh nghiệp 2014?
Có thay đổi gì so với Luật DN 2005?
Câu 33: Phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của chủ sở hữu công ty đối với công ty (chọn
và trình bày quy định đối với một loại hình công ty).
Câu 34: Phân tích thủ tục thành lập doanh nghiệp: Cơ quan có thẩm quyền cấp ĐKKD,
điều kiện, thời hạn cấp ĐKKD, thời điểm khai sinh tư cách pháp lí cho doanh nghiệp và
thời điểm hoạt động của doanh nghiệp.
Câu 35: Phân tích đối tượng có quyền thành lập doanh nghiệp
Câu 36: Phân tích đối tượng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp
Câu 37: Nêu các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp và
các loại thương nhân đăng ký kinh doanh tại các cơ quan đó.

14


Câu 38: Trình bày quyền và nghĩa vụ cơ bản của thành viên công ty TNHH có từ 2 thành
viên.
Câu 39: Có những trường hợp nào khi ký hợp đồng có thể gây ra hợp đồng vô hiệu? Hậu quả của
nó là gì?
Câu 40: Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi ký kết? Hay phân tích các điều kiện đó?
Câu 41: Các biện pháp nào được sử dụng để thực hiện hợp đồng? Hãy nêu chi tiết về bảo lãnh.

Câu 42: Phân tích điều kiện trở thành thành viên công ty TNHH có từ hai thành viên.
Câu 43: Phân tích các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên công ty TNHH có từ hai
thành viên.
Câu 44: Nêu khái niệm và các loại cổ đông có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
của công ty cổ phần. Nêu các loại cổ đông không có quyền biểu quyết tại Đại hội đồng cổ
đông của công ty cổ phần.
Câu 45: Hãy nêu cách thức vận dụng Luật trong ký kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh?

Câu 46: Các chế tài được áp dụng như thế nà nếu có một bên vi phạm hợp đồng? Hãy lấy
ví dụ cho từng chế tài đó.
Câu 47: Trình bày khái quát mô hình tổ chức quản lí của Công ty TNHH có từ hai thành
viên. Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty này?
Câu 48: Trình bày khái quát mô hình tổ chức quản lí của Công ty TNHH một thành viên.
Ai là người đại diện theo pháp luật của công ty này?
Câu 49: Trình bày mô hình tổ chức quản lí của Công ty Cổ phần. Ai là người đại diện theo
pháp luật của công ty Cổ phần?
Câu 50: Quy định của Luật Doanh nghiệp về tổ chức quản lí của Công ty Hợp danh? Ai là
người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh?
Câu 51: Trình bày các hình thức tổ chức lại DN?
Câu 52: Trình bày các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp và nêu rõ
vấn đề đăng ký kinh doanh sau khi thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp được
quy định như thế nào?
Câu 53: Các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp năm 2014 như thế nào? Quyền và nghĩa vụ của người đại điện vốn của Nhà
nước trong loại hình này?
Câu 54: Trình bày các trường hợp giải thể DN, thủ tục giải thể DN:
Câu 55: Phân tích dấu hiệu pháp lý để xác định DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản.
Câu 56: So sánh phá sản DN và giải thể DN. Cho ví dụ thực tiễn để minh họa
Câu 57: Hãy lý giải: Phá sản là thủ tục đòi nợ và thanh toán đặc biệt.
Câu 58: Đối tượng có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Câu 59: Phân tích hệ quả pháp lí của quyết định mở thủ tục phá sản trong tố tụng phá sản.
15


Câu 60: Phân tích căn cứ ban hành quyết định mở thủ tục phá sản và nội dung chính của
quyết định đó
Câu 61: Nêu khái quát thủ tục giải quyết yêu cầu phá sản.
Câu 62: Thứ tự thanh toán nợ trong thủ tục phá sản?


16



×