Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Nâng cao chất lượng công tác quản lý sinh viên học viện chính sách và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.15 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Học viện Chính sách và Phát triển, Phòng chính
trị và Công tác Sinh viên nơi em thực tập, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để
em hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình.
Em cũng xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính, cùng các thầy
cô trong Khoa Quản lý công và đặc biệt là giảng viên hướng dẫn Th.S. Lê
Hồng Hạnh, thầy trưởng đoàn thực tập số 8- Th.S. Nguyễn Tuấn Minh đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất cũng như tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực
tập vừa qua để em hoàn thành quá trình thực tâp, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo
HVC&SPT: Học viện Chính sách và Phát triển
KTX: Kí túc xá
ODA: Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức
PCT&CTSV: Phòng Chính trị và Công tác Sinh viên
SV: Sinh viên
FDI: Vốn đầu tư nước ngoài

2


KẾ HOẠCH THỰC TẬP
- Tuần thứ nhất
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Học viện Chính
sách và Phát triển; PCT&CTSV.
- Tuần thứ 2


Tìm hiểu về chất lượng công tác quản lý Sinh viên của Học viện và lên
thư viện tìm hiểu những nguồn tài liệu nói về công tác này.
- Tuàn thứ 3
Tham gia công tác phỏng vấn cùng PCT&CTSV đối với các sinh viên
muốn làm cộng tác viên của wetsai của Học viện, Thực hiện các nhiệm vụ
được giao.
- Tuần thư 4
Cùng PCT&CTSV đến cơ sở 1 Học viện ở Văn Miếu để triển khai kế
hoạch công tác tuyển sinh đại học năm 2011 – 2012 và thực hiện các công
việc được giao.
- Tuần thư 5:
Đánh máy các văn bản về công tác quản lý Sinh viên: Các quyết định,
thông báo, các giấy tờ khác của PCT&CTSV.
- Tuần thứ 6:
Cùng PCT&CTSV tiếp nhận các hồ sơ tuyển sinh đại học năm 2011 –
2012 và hoàn thành các công việc được giao.
- Tuần thứ 7:
Vẫn tiếp tục cùng PCT&CTSV tiếp nhận các hồ sơ tuyển sinh đại học
năm 2011 – 2012 và hoàn thành viết báo cáo, kết thúc quá trình thực tập.

3


LỜI MỞ ĐẦU
Gần bốn năm là sinh viên Học viện Hành chính đã để lại cho em nhiều
kỉ niệm đẹp về hình ảnh gần gũi của thầy cô và sự chăm chỉ của bạn bè trong
học tập, hơn nữa từ mái trường này em đã học được rất nhiều bài học quý
giá về phong cách sống và học tập. Đặc biệt chính từ ngôi trường này, em đã
tích lũy cho mình được một khối lượng kiến thức chuyên ngành Quản lý
công mà mình theo học để làm hành trang sau khi ra trường, đó là niềm rất

tự hào đối với một sinh việc
Nhưng trong khoảng thời gian bốn năm qua, những kiến thức mà em đã
học hầu như chỉ gói gọn trong lý thuyết, với vị trí là sinh viên năm cuối đang
trong quá trình đi thực tập (ở Học viện Chính sách và Phát triển – một ngôi
trường mới thành lập), thì đây là một cơ hội trải nghiệm thực tiễn rất thú vị
để bổ xung những kiến thức thực tế mà em còn thiếu hụt, đồng thời để
chứng minh cho câu nói học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với
thực tiễn.
Trong hệ thống các trường thuộc bậc đại học và cao đẳng của đất nước,
việc nâng cao chất lượng công tác quản lý Sinh viên là vấn đề rất quan trọng
và cấp thiết, nó không những liên quan đến chất lượng đào tạo, hình ảnh của
nhà trường mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập, rèn luyên;
tương lai của Sinh viên và luôn là vấn đề rất được dư luận quan tâm. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác quản lý
Sinh viên, trong quá trình thực tập, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất
lượng công tác quản lý Sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển”
làm đối tượng nghiên cứu của mình.

4


NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
I. Tổng quan về Học viện Chính sách và Phát triển Lịch sử hình thành
và phát triển
Học viện Chính sách và Phát triển được thành lập theo quyết định số 10/QĐ
– TTg ngày 4/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ, là trường Đại học công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc gia, chất lượng và quy chuẩn đào tạo do Bộ
giáo dục và đào tạo quản lý.
Học viện Chính sách và Phát triển trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, là cơ
quan thuộc Chính phủ.

2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
2.1. Chức năng
Học viện Chính sách và Phát triển thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê bao gồm: Tham mưu tổng hợp
chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và quy hoạch
phát triển, cơ chế chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ
thể, đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam… nên có điều
kiện kết hợp giảng dạy, nghiên cứu với thực tiễn thuộc lĩnh vực hoạch định
chính sách phát triển, xây dựng chiến lược,quy hoạch, kế hoạch, quản lý vốn
đầu tư nước ngoài (FDI), vốn viện trọ phát triển chính thức (ODA) và tài
chính công.
2.2. Nhiệm vụ
Nhiệm vụ của Học viện là đào tạo nguồn lực trong lĩnh vực kinh tế,
Quản lý nhà nước, Tài chính ngân hang…đáp ứng nhu cầu xã hội và yêu cầu
phát triển đất nước trong thời ký hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu, rộng.
Chương trình đào tạo của học viện được xây dựng theo mô hình tiên
tiến, hiện đại trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo và
5


kham khảo chương trình gốc của các trường đại học uy tín ở Việt Nam và
trên thế giới. Trong thời gian trước mắt, Học viện tập trung đào tạo bậc cử
nhân các ngành: Kinh tế, Quàn lý nhà nước, tài chính - Ngân hàng và Quản
trị kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo của Học viện, có đủ năng
lực làm việc trong các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa
phương, trong các viện nghiên cứu kinh tế, xã hội, trong các tổ chức quốc tế,
giảng dạy tại các trường đại học và làm việc tại các doanh ngiệp ở Việt Nam
và nước ngoài.
2.3. cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của học viện bao gồm: Ban giám đốc; Hội đồng khoa học và
đào tạo; các Phòng, Ban chức năng; nghiên cứu khoa học và tư vấn; 9 khoa;
2 bộ môn, 3 Trung tâm; Các tổ chức chính trị và đoàn thể.

3. Cấu trúc ngành và chuyên ngành tuyển sinh Đại học chính quy của
Học viện

6


3.1. Chuyên ngành Quy hoạch phát triển
a. Giới thiệu chung
Chuyên ngành quy hoạch phát triển là chuyên ngành đầu tiên xuất hiện
ở nước ta và cũng là chuyên ngành trọng điểm của Học viện Chính sách và
Phát triển. Việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ở bậc Đại học trong các
lĩnh vực xây dựng đội ngũ những người làm chiến lược, quy hoạch có tầm
cỡ, góp phần quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
b. Mục tiêu đào tạo
Chương trình đào tạo của chuyên ngành Quy hoạch phát triển nhằm
trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về quy hoạch phát triển tổng
thể kinh tế, xã hội, môi trường ở các cấp vùng, lãnh thổ; về phân tích, hoạch
định chính sách phát triển chung và phát triển các lĩnh vực, đồng thời trang
bị các kiến thức về giải quyết các vấn đề phát triển thuộc các lĩnh vực, các
cấp khác nhau của thực tiễn phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế hiện nay.
c. Vị trí công viêc tương lai
Cử nhân kinh tế, chuyên ngành Quy hoạch phát triển sẽ có đủ kiến thức
và kĩ năng để làm việc tại:
- Các cơ quan quản lý Nhà nước ở Trung ương và địa phương

- Các cơ quan nghiên cứu quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức
lãnh thổ kinh tế - xã hội tử Trung ương đến địa phương.
- Các doanh nghiệp: Với vị trí hoạch định chiến lược phát triển của doanh
nghiệp.
- Các tổ chức quốc tế nghiên cứu về kinh tế.
- Các trường đại học có đào tạo chuyên nghành kinh tế.
3.2. Chuyên ngành Kế hoạch phát triển
7


a. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Quy hoạch phát triển là một trong các chương trình trọng
điểm của Học viện Chính sách và Phát triển.Chuyên ngành được thành lập
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao cho
các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ trung ương đến địa
phương, cho các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức tư vấn tài chính,
đầu tư, các quỹ đầu tư và các doing nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
b. Mục tiêu đào tạo
Hoàn thành chương trình đào tạo, sinh viên ngành Kế hoạch phát triển
nắm vững những kiến thức cơ bản về nguyên lý kinh tế, tăng trưởng và phát
triển kinh tế, các mô hình tăng trưởng và phát triển kinh tế, các nguyên lý
tăng trưởng và hiệu xuất phát triển, những tương tác giữa hoạt động kinh tế
ở phạm v cả nước, ngành và doanh nghiệp với môi trường và tính bền vững
của phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế cảu thực
tiễn nền kinh tế Việt Nam.
c. Vị trí công việc tương lai
- Cử nhân chuyên ngành Kế hoạch Phát triển sẽ có đủ kiến thức và năng lực
làm việc cho các vị trí công việc sau đây:
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội từ Trung ương tới địa
phương;

- Các tổ chức quốc tế; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên
nghiệp; các cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách kinh tế - xã hội
- Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các quỹ đầu tư, các tổ
chức tư vấn đầu tư, phát triển;
- Học tiếp bậc học sau đại học để trở thành các nhà nghiên cứu kinh tế - xã
hội, các nhà hoạch định chính sách về kinh tế - xã hội
3.3. Chuyên ngành Kinh tế đối ngoại
8


a. Giới thiệu chung
Thành lập năm 2010 theo quyết định của Giám đốc Học viện Chính
sách và Phát triển, khoa Kinh tế đối ngoại được giao nhiệm vụ triển khai các
hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
b. Mục tiêu đào tạo
Chuyên ngành kinh tế đối ngoại tập trung đào tạo cử nhân có kỹ năng
hoạt động trong các lĩnh vực quản lý vốn đầu tư trực tếp nước ngoài (FDI),
ngồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), thương mại quốc tế, đầu tư quốc
tế, đàm phán quốc tế, phục vụ công tác hoạch định chính sách phát triển kinh
tế Việt Nam.
Bên cạnh mục tiêu trang bị cho sinh viên kiến thức cơ bản và tổng quan về
hệ thống các nguyên lý kinh tế và kinh tế quốc tế theo hướng tiếp cận với tri
thức hiện đại của khu vực và thế giới, chuyên ngành cũng sẽ trang bị cho
sinh viên các kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, xử lý các vấn đề; kỹ
năng xây dựng, phân tích, thẩm định và quản lý các dự án có sử dụng vốn
FDI và ODA; nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; kỹ năng giao tiếp,
thuyết trình đàm phán, ra quyết định, tổ chức công việc và hội thảo,..
c. Vị trí công việc trong tương lai
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể:
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phươn,

các Bộ, ban, ngành, các cơ quan nghiên cứu kinh tế đối ngoại của Việt Nam
và nước ngoài;
- Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế;
- Tiếp tục học tập sau ở bậc đại học để tiếp tục tham gia công tác giảng dạy
và nghiên cứu.
3.4. Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp
9


a. Giới thiệu chung
Chuyên ngành quản trị doang nghiệp đào tạo cử nhân bậc đại học với
những kiến thức chung về kinh tế xã hội và ngoại ngữ, kiến thức chuyên sâu
về tạo lập và quản trị các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt có kỹ năng thực hiện toàn
diện các chức năng quản trị hoạt động của doanh ngiệp vừa và nhỏ, quản trị
doanh nghiệp liên doanh nước ngoài và quản trị tổng công ty, tập đoàn vốn
nhà nước.
b. Mục tiêu đào tạo
Sinh viên chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp được trang bị những
kiến thức, kỹ năng thực hiện toàn diện các chức năng quản trị hoạt động của
một doanh nghiệp, bao gồm: Khởi sự, tạo lập doanh nghiệp trên cơ sở
nghiên cứu các cơ hội, môi trường kinh doanh. Xây dựng và tổ chức thực
hiện các chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tổ chức bộ máy quản trị doang
nghiệp, tổ chức điều hành quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua
việc thực hiện các chức năng hoạch định, tổ chức, phối hợp, điều chỉnh các
hoạt động của doang nghiệp.
c. Vị trí công việc tương lai
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể: làm việc tại các cơ quan quản lý nhà
nước từ trung ương đến Bộ, ngành, các cơ sở đào tạo, các cơ quan quản lý

nhà nước, nghiên cứu hoạch định các chính sách về phát triển và quản trị
doanh nghiệp.
Làm việc tại các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành
phần kinh tế của Việt Nam và có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công
ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và công ty nước ngoài tại
Việt Nam, các dự án.

10


Sinh viên tốt nghiệp ra trường có thể thành lập được doanh nghiệp để
kinh doanh, quản trị viên trong các doanh nghiệp.
3.5. Chuyên ngành Tài chính công
a. Giới thiệu chung
Chuyên ngành tài chính công là chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
của Học viện Chính sách và Phát triển. Đây là chuyên ngành đào tạo bậc Đại
học, hệ chính quy theo chuẩn quốc gia mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã quy
định. Chuyên ngành đào tạo những cử nhân đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn
về nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng.
b. Mục tiêu đào tạo
Về kiến thức:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính công sẽ được tang bị hệ
thống kiến thức cơ bản và chuyên sâu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng
trên thế giới và Việt Nam. Trong quá trình học tập, sinh viên sẽ được tiếp
cận thường xuyên với thực tiễn tại các cơ quan quản lý nhà nước về chính
sách tài chính như: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán.
Về kỹ năng:
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính công sẽ được rèn luyện các
kỹ năng:
- Phân tích, đánh giá và quản lý tài chính doanh nghiệp;

- Phân tích, lập và quản lý dự án đầu tư;
- Phân tích chứng khoán và quản lý doanh mục đầu tư;
- Nghiên cứu,phân tích và hoạch định chính sách tài chính tiền tệ;
- Các kỹ năng mềm.
c. Vị trí công việc trong tương lai
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tài chính công có đủ kiến thức; năng
lực và kỹ năng để phát triển tương lai tại các tổ chức như:
11


- Các định chế tài chính trong và ngoài nước: ngân hàng, công ty tài chính,
công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm
toán, tổ chức tư vấn tài chính và đầu tư.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng, tài chính, đầu tư;
- Các tổ chức nghiên cứu kinh tế - xã hội;
- Các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ.
3.6. Chuyên ngàng Chính sách công
a. Giới thiệu chung
Chuyên ngành Chính sách công mở ra nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao về vệc đào tạo, xây dựng nền tảng tư duy mạnh vè năng lực hoạch định,
phân tích chính sách, quản lý và lãnh đạo cho các nhà chuyên môn ở Việt
Nam. Các chương trình đào tạo nghiên cứu sẽ giúp sinh viên học cách xác
định bản chất và các khía cạnh then chốt của chính sách công, đồng thời sẽ
khám phá những chính sách khả thi và đánh giá năng lực vè mặt tổ chức để
thực hiện các chính sách này.
b. Mục tiêu đào tạo
Sinh viên chuyên ngành Chính sách công được trang bị khối kiến thức
toàn diện về Chính sách công. Đồng thời cũng trang bị cho sinh viên những
góc nhìn khác nhau về Chính sách công, Chính sách phát triển cũng như các
tác dộng, các mối quan hệ của nó đối với hiến pháp, kinh tế, văn hóa, xã

hội…
c. Vị trí công việc tương lai
Tốt nghiệp chuyên ngành Chính sách công có thể làm việc tại các cơ
quan Quản lý nhà nước; cơ quan Hoạch định chính sách từ Trung ương đến
địa phương; các trường đại học; Viện nghiên cứu và các tổ chức; doanh
nghiệp trong và ngoài nước; các tập đoàn; tổng công ty nhà nước và các tổ
chức quốc tế.
12


4. Phòng chính trị và công tác sinh viên:
4.1. Giới thiệu chung
Ngày 13 tháng 08 năm 2009 Giám đốc Học viện Chính sách và Phát
triển đã ký Quyết định số 384/QĐ-HVCS&PT về việc quy định về chức
năng, nhiệm vụ của Phòng Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ:
4.2.1. Chức năng
Phòng Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên là đơn vị chức năng
trực thuộc Học viện Chính sách và Phát triển, tham mưu cho Ban Giám đốc
Học viện về công tác chính trị, tư tưởng và quản lý học sinh, sinh viên.
4.2.2. Nhiệm vụ
a. Nhiệm vụ quản lý học sinh, sinh viên:
- Tiến hành mọi thủ tục cần thiết cho việc tiếp nhận sinh viên mới trúng
tuyển sau các kỳ thi trúng tuyển hàng năm.
- Nghiên cứu, nắm vững và phân loại hồ sơ của sinh viên mới vào cho từng
Khoa. Xác minh, bổ sung kịp thời các hồ sơ chưa rõ ràng.
- Căn cứ vào nguyện vọng của sinh viên, điểm thi đạt được và chỉ tiêu đào
tạo các chuyên ngành, lập phương án phân bố học sinh cho các chuyên
ngành.
- Kết hợp với các bộ phận chức năng tiến hành các công việc đầu khoá. Tổ

chức kiểm tra và lập hồ sơ sức khoẻ cho sinh viên.
- Nắm vững tình hình tư tưởng và những khó khăn của sinh viên, kịp thời đề
xuất với các Trưởng Khoa.
- Tập hợp, thống kê, xử lý và lưu trữ thông tin về sinh viên do các bộ môn
báo cáo; xây dựng các biểu mẫu thống kê thống nhất quản lý sinh viên trong
toàn Học viện.
- Quản lý hồ sơ, kết quả học tập, đạo đức, sức khoẻ của sinh viên.
13


- Phối hợp với các bộ phận có liên quan để xét duyệt các chế độ chính sách
liên quan đến sinh viên.
- Chủ động giải quyết đơn thư khiếu nại của sinh viên và của nhân dân có
liên quan đến sinh viên đang học tại Học viện.
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật sinh viên theo đúng quy chế và chính sách
của Nhà nước.
- Phối hợp với các bộ phận chức năng và bộ môn, đánh giá nhận xét học
sinh, sinh viên hàng năm và cuối khoá học.
- Thực hiện đầy đủ các chính sách cho sinh viên về học bổng, học phí.
- Phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chỉ đạo hoạt động
phong trào của học sinh, sinh viên.
- Hướng dẫn sinh viên năm cuối làm thủ tục đăng ký tốt nghiệp.
- Tổ chức lễ tốt nghiệp ra trường chosinh viên; tổ chức quản lý bằng và phát
bằng cho học sinh, sinh viên tốt nghiệp.
b. Nhiệm vụ quản lý ký túc xá:
- Quản lý, sắp xếp chỗ ở nội trú cho sinh viên và học viên thuộc các hệ đào
tạo, các bậc học.
- Xây dựng nội quy, quy chế và tổ chức quản lý kí túc xá .
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện tốt đời sống vật chất,
tinh thần (ăn, ở, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, thể thao) cho sinh viên nội trú.

- Phối hợp chặt chẽ với phòng Bảo vệ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội sinh viên của Học viện tổ chức tốt các hoạt động quần chúng
nhằm đảm bảo trật tự an toàn, xây dựng và duy trì phong cách, nếp sống
lành mạnh, trong sạch trong khu kí túc xá, tích cực tham gia bài trừ tệ nạn xã
hội.

14


- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài Học viện thường xuyên
kiểm tra chặt chẽ nhằm duy trì nếp sống sinh hoạt, vệ sinh môi trường, trật
tự trị an và an ninh chính trị trong và ngoài Học viện.
- Quản lý toàn bộ cơ sở vật chất, điện, nước trong khu kí túc xá. Lập kế
hoạch tu sửa, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tiết kiệm
điện nước và chống xuống cấp khu kí túc xá.
c. Nhiệm vụ công tác tư tưởng
- Nắm chắc tình hình tư tưởng của Sinh viên trong Học viện, phản ánh kịp
thời cho các Chi uỷ , động thời chủ động đề xuất những chủ trương, biện
pháp thích hợp nhằm giải quyết tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và những
vướng mắc của sinh viên.
- Đề xuất với các Chi uỷ tổ chức các buổi nói chuyện thời sự, học chính trị
ngoại khoá và giáo dục truyền thống cho Sinh viên có biện pháp uốn nắn
những quan điểm lệch lạc và đẩy lùi tệ nạn xã hội.
- Tham gia xây dựng chương trình giáo dục chính trị hướng về Đảng trong
cán bộ và Sinh viên.
d. Nhiệm vụ công tác tuyên truyền
- Chủ trì tổ chức báo ảnh, panô, áp phích, khẩu hiệu, băng cờ, đèn trang trí,
âm thanh ánh sáng... phục vụ các hoạt động phong trào trong Học viện.
- Chủ trì tổ chức khánh tiết về nội dung và hình thức, các ngày lễ lớn trong
năm và các cuộc đón tiếp các đoàn khách của các đơn vị bạn, các cơ quan

của Tỉnh, Nhà nước và Quốc tế đến giao lưu,thăm quan, hợp tác với Học
viện.
- Đề xuất biện pháp xây dựng phòng truyền thống của Học viện.
e. Nhiệm vụ công tác văn hoá, quần chúng
- Phối hợp với Công đoàn, phòng Bảo vệ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội sinh viên của Học viện và các Khoa, các Phòng tổ chức tốt các
15


hoạt động quần chúng, chủ trì tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng
cao trình độ văn, thể, mỹ cho sinh viên trong Học viện, xây dựng nếp sống
văn hoá lành mạnh.
- Xây dựng phong trào văn hóa nghệ thuật và thể dục thể thao quần chúng.
h. Nhiệm vụ công tác bảo tồn truyền thống, triển lãm.
Chịu trách nhiệm lưu giữ tặng phẩm, vật kỷ niệm, lưu niệm, tranh ảnh, tài
liệu, băng hình, huân huy chương... của Học viện.
4.3. Cơ cấu tổ chức:
Hiện nay Phòng Chính trị và Công tác sinh viên có 5 cán bộ gồm: 01 trưởng
phòng, 01 phó trưởng phòng, và 03 cán bộ.
4.4. Cơ cấu nhân sự:
Cung cấp những thông tin cơ bản về tình hình nhân sự hiện tại của đơn vị
như: số lượng cán bộ, trình độ, lý lịch khoa học (nếu có)...
II. Thực trạng về chất lượng công tác quản lý sinh viên Học viện Chính
sách và Phát triển
1. Những khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm quản lý
Quản lý là hoạt động mà bất cứ nhà quản lý nào cũng phải hỏi ít nhất
một lần, nó là hoạt động gì và như thế nào? Quản lý do được tiếp cận trên
những góc độ và khía cạnh khác nhau lên người ta đưa ra những khái niệm
khác nhau, dưới đây là một số khái niệm quản lý cơ bản:

Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con người để họ thực
hiện, hoàn thành những công việc được giao để họ làm những điều bổ ích,
có lợi. Điều đó đòi hỏi ta phải hiểu rõ và sâu sắc về con người như: cấu tạo
thể chất, những nhu cầu, các yếu tố năng lực, các quy luật tham gia hoạt
động (tích cực, tiêu cực).

16


Quản lý là thực hiện những công việc có tác dụng định hướng, điều tiết,
phối hợp các hoạt động của cấp dưới, của những người dưới quyền. Biểu
hiện cụ thể qua việc, lập kế hoạch hoạt động, đảm bảo tổ chức, điều phối,
kiểm tra, kiểm soát. Hướng được sự chú ý của con người vào một hoạt đông
nào đó; điều tiết được nguồn nhân lực, phối hợp được các hoạt đông bộ phận
để đạt được mục đích đề ra.
Quản lý là thiết lập, khai thông các quan hệ cụ thể để hoạt động người
được hình thành, tiến hanh trôi chảy, đạt hiệu quả cao bền lâu và không
ngừng phát triển.
Quản lý là tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý một cách
gián tiếp và trực tiếp nhằm thu được nhưng diễn biến, thay đổi tích cực.
1.2. Khái niệm quản lý sinh viên
Quản lý sinh viên là quản lý về cơ bản và trước hết là tác động đến con
người một cách gián tiếp và trực tiếp theo một quy trình có chủ đích đã được
đặt ra của ban lãnh đạo nhà trường để nhằm đạt được những giá trị tích cực
trong học tập và cách sống trên cơ sở Sinh viên phải tuân thủ đầy đủ các quy
định của nhà trường và pháp luật một cách chủ động tự giác.
Quản lý Sinh viên thì được thực hiện trên nhiều mặt như: quản lý học
tập; quản lý thủ tục liên quan đến Sinh viên; quản lý đạo đức và quản lý
tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của Sinh viên.
1. Tầm quan trọng của công tác quản lý sinh viên

Công tác quản lý sinh viên luôn là một trong những công cụ quan trọng
nhất trong các trường đại học. Và ngay từ đầu thành lập Ban lãnh đạo Học
viện Chính sách và Phát triển đã luôn đặt công tác quản lý Sinh viên lên
hàng đầu vì công tác quản lý sinh viên là quản lý con người hơn nữa các em
chính là tương lai của đất nước lên cần được quan tâm một cách đặc biệt.

17


Nếu làm tốt công tác này nó chính là một động lực to lớn để tạo ra một
môi trường học tập lành mạnh cho các em Sinh viên đồng thời nó cũng nâng
cao được giá trị nhận thức và vai trò của các em trong quá trình học tập.
Thực hiện tốt công tác này Chính là thể hiện tốt được tinh thần trách
nhiệm của ban lãnh đạo nhà trường đối với học tập của Sinh viên
Thực hiện tốt công tác này cũng chính là hạn chế được những khó khăn
trong công tác quản lý Sinh viên và những chi phí không cần thiết.
Thực hiện tốt công tác này cũng chính là nâng cao thành tích của các em
sinh viên cũng như nâng cao thành tích thi đua của Học viện và đạt được
những mục tiêu mà học viện đề ra
2. Công tác quản lý sinh viên được thực hiện trên các mặt sau:
Học viện Chính sách và Phát triển là trường mới được quyết định thành
lập và đã tuyển sinh được hai khóa: 2009 - 2010; 2010 – 2011 với 600 Sinh
viên được chia cho 15 lớp học của các khoa và tổ bộ môn.
3.1. Công tác tiếp đón tân sinh viên bắt đầu nhập học
Đây là công việc khởi đầu nhưng đầy quan trọng cho việc học tập của
các em sau này cũng như việc lắm bắt các thông tin cơ bản của các Sinh viên
trong quá trình quản lý.
Theo yêu cầu của nhà trường, các phòng ban cùng các khóa sắp xếp thời
gian để tiếp đón các tân Sinh viên đã trúng tuyển kỳ thi đại học vừa qua, để
nhanh chóng giải quyết hồ sơ để cho các em nhập học và đối với các thí sinh

sau khi biết tin trúng tuyển các em phải chuẩn bị hồ sơ nhập học đầy đủ
trong đó bao gồm các các giấy tờ căn bản như: học bạ (bản gốc và bản sao)
giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy chuyển nghĩa vụ quân sự, chứng minh thư
nhân dân, giấy tạm trú tạm vắng…để lộp cho nhà trường thuận tiện trong
quá trình quản lý, ở khóa I là có 250 hồ sơ nhập học, ở khóa II là 350 hồ sơ
nhập học.
18


Trong quá trình nhập học các em được thông báo các thông tin cần thiết
có liên quan đến lớp học cũng lịch học.
3.2. Công tác chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật và tuyên truyền
Dưới sự lãnh đạo và chỉ đạo của Chi ủy, Ban Giám đốc Học viện, sự
phối hợp chặt chẽ của các Khoa, bộ môn, phòng, ban và các tổ chức đoàn
thể trong Học viện, Phòng CT&CTSV đã xác định công tác chính trị - tư
tưởng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo ra sự chuyển biến
tích cực trong nhận thức - tư tưởng và trong hành động cụ thể của từng sinh
viên (SV) toàn Học viện.
Lãnh đạo đơn vị đã xây dựng kế hoạch, đề ra các biện pháp cụ thể, phân
công rõ ràng, phối hợp chặt chẽ để triển khai trong toàn Học viện nhằm thực
hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác chính trị tư tưởng, giáo dục pháp
luật và tuyên truyền cho Sinh viên như:
- Học viện đã triển khai thực hiện tuần Sinh hoạt công dân năm học 2010 –
2011 cho các em sinh viên với nội dung phù hợp, có trao đổi, giải đáp thắc
mắc và đảm bảo theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).
- Phát động các phong trào thi đua cho Sinh viên toàn học viện để lập thành
tích chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với chủ đề “Vinh danh Nhà
giáo”: như phong trào văn nghệ, phong trào thể thao: như kéo co, đá bong
chon nam Sinh viên, đánh cầu lông, cắm hoa nghệ thuật; các chủ để viết về
thầy cô để tôn vinh ngày nhà giáo Việt Nam.

- Học viện còn tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quán triệt sinh viên thi
đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đại biểu lần
thứ XI của Đảng.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và quán triệt Sinh viên tham gia cuộc
bầu cử Quốc hội khoá XIII, bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2011 - 2016 đúng theo quy định của pháp luật. Về vấn đề này thì nhà trường
19


đã tạo mọi điều kiện cho các em ở xa, khó khăn trong việc đi lại cụ thể là
175 em để được đi bỏ phiếu bầu cử thực hiện quyền công dân của mình bằng
cách nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương sở tại đã tổ chức điểm
bỏ phiếu ngay tại trường để cho các em bỏ phiếu, đảm bảo sinh viên nào
cũng được thực hiện quyền công dân của mình, kết quả là 100% Sinh viên cử tri đã đi bỏ phiếu.
- Nhân dịp tổ chức các hoạt động kỷ niệm 121 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ
Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2011): qua đó học viện đẩy mạnh thực hiện
cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" cho
sinh viên toàn Học viện. Công tác tư tưởng này được các bạn sinh viên
hưởng ứng và tham gia nhiệt tình, kết quả đạt được là Phòng chính trị và
công tác Sinh viên đã nhận được 120 bài viết của Sinh viên về “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
- Để môn học thêm thú vị cũng như gắn chặt lý luận với thực tiễn thì Khoa
Triết học và Chính trị học, các phòng ban chức năng khác đã phối hợp với
nhau để:
+ Đưa sinh viên đi thực tế môn học tư tưởng Hồ Chí Minh tại Lăng chủ tịch
Hồ Chí Minh, khu di tích tại Phủ chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh.
+ Tổ chức Hội thi “Tìm hiểu về danh nhân Hồ Chí Minh” - Hội thi là một
hoạt động thiết thực của sinh viên Học viện Chính sách và Phát triển nhằm
tưởng nhớ đến công lao trời Biển của Bác Hồ đối với dân tộc, đồng thời thực
hiện mục tiêu đào tạo của Học viện Chính sách và Phát triển đó là gắn lý

luận với thực tiễn, học đi đôi với hành. Hội thi cũng là một hoạt động kỷ
niệm 80 năm thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, năm thanh
niên 2011 vì vậy chủ đề của Hội thi được đưa ra là: “Tuổi trẻ Học viện
Chính sách và Phát triển học tập và làm theo lời Bác”.

20


- Học viện đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch
chiến lược xây dựng và phát triển Học viện giai đoạn 2011-2015 đến Sinh
viên; đa dạng hóa phương thức thông tin, truyền thông kế hoạch chiến lược
phát triển Học viện nhằm nâng cao nhận thức và ý thức của Sinh viên về
các mục tiêu cần đạt của Học viện.
- Học viện cũng tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho Sinh
viên; Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý
thức pháp luật cho Học sinh, Sinh viên giai đoạn 2011- 2015 được ban hành
kèm theo Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010. Như trong năm
học này Học viện đã tổ chức được 1 buổi giao lưu trong toàn học viện giữa
các sinh viên với các phòng, ban, khoa về chủ đề sống và làm theo pháp luật
và tích cực phòng chống các tệ lạn xã hội như ma túy, mại dâm…để đảm
bảo các em Sinh viên có được môi trường học tập tốt nhất.
3.3. Công tác tổ chức hành chính
Phối kết hợp với các bộ phận trong Học viện tổ chức đón tiếp tân sinh
viên khóa 1 năm học 2009 – 2010 bao gồm gần 250 tân Sinh viên; Kết hợp
với phòng Quản lý Đào tạo chụp ảnh hồ sơ và làm thẻ cho Sinh viên, thì đến
nay công việc này coi như đã hoàn thành.
Giải quyết các thủ tục hành chính theo hướng 1 cửa, tận tình chu đáo.
Năm học 2010 - 2011 phòng đã giải quyết trên 500 lượt giấy tờ, hồ sơ,
chứng nhận cho Sinh viên như các giấy xác nhận về làm vé se buýt, giấy xác
nhận thuộc diện gia đình chính sách, thủ tục miễn giảm học phí,...

- Học viện đã tiến hành già soát, bổ sung sửa đổi 15 văn bản hiện hành, ban
hành nhiều văn bản mới đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác quản lý Sinh
viên. Trọng tâm là các quy định đánh giá kết quả rèn luyện, quy định khen
thưởng, chính sách sinh viên, quy định quản lý Sinh viên nội, ngoại trú.

21


- Học viện đã giải quyết theo ủy quyền, phân công về xác nhận học sinh,
sinh viên vay vốn tín dụng cho 25 em Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; làm
thẻ cho 350 sinh viên khóa mới; xác nhận điểm rèn luyện; xác nhận, giải
quyết cho 47 em làm chế độ bảo hiểm xã hội, ra hạn học phí cho 6 em.
- Tiến hành tổng hợp các báo cáo của giáo viên chủ nhiệm (GVCN) các
Khoa theo tháng, học kỳ về chương trình giảng dậy, điểm học tập, các buổi
điểm danh Sinh viên đi học.
- Học viện cũng tiến hành rà soát, đảm bảo công tác lưu giư tài liệu, hồ sơ
của 600 Sinh viên theo quy định.
- Học viện Phân công, bố trí 1 chuyên viên trực thường xuyên tại đơn vị để
giải quyết yêu cầu của Sinh viên học viện về các vấn đề học tập, đời sống
nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các em.
-Học viện đã xây dựng khung biểu mẫu nhằm chuẩn hóa công tác dữ liệu
sinh viên trong toàn Học viện.
3.4. Công tác tổ chức quản lý học tập, rèn luyện
Căn cứ những văn bản của: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và Học viện để triển khai tổ chức các hoạt động đào tạo trong Học
viện như:
Quản lý Sinh viên theo sơ đồ chỗ ngồi… xây dựng các biểu mẫu dành
cho lớp sinh viên như: Báo cáo tháng; sơ tổng kết, đánh giá bình xét thi đua;
biên bản họp lớp…
Phối kết hợp cùng Khoa Chính sách công và xã hội học, Khoa Kế hoạch

phát triển và Khoa Tài Chính - Tiền tệ tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề:
“Phương pháp học tập ở bậc Đại học” cho Sinh viên hệ chính quy khóa I có
sự tam gia của 221 em.
Phối kết hợp với Trung tâm Thanh tra - Khảo thí và các Khoa, Phòng,
bộ môn tổ chức các kỳ thi kết thúc học phần đúng quy chế, quy định, công
22


khai, minh bạch và nghiêm túc để đảm bảo công bằng cho các em trong quá
trình thi cử.
Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả rèn luyện Sinh viên đúng trình tự,
luôn đổi mới nội dung, hình thức phù hợp điều kiện thực tế. Kết quả đánh
giá phản ánh đúng thực chất, công khai, có hiệu lực thực thì theo đánh giá
điểm rèn luyện của Sinh viên khóa I năm học 2009 - 2010 là có 82 em loại
giỏi, 163 loại khá và 5 em lại trung bình. Đối với khóa II, Học kì I năm học
2010 – 2011 là có 127 loại giỏi, 219 em khá và 4 loại trung bình.
Về điểm học tâp thì đối với Sinh viên khóa I năm học 2009 - 2010 là có
3 em điểm loại giỏi, 102 loại khá, 145 loại trung bình; còn Sinh viên khóa II
kì I năm học 2010 – 2011 thì có 2 em loại giỏi, 130 loại khá và 218 loại
trung bình.
Qua đó, tiếp tục tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến Sinh viên thấy rõ kết
quả đánh giá là tiêu chí để đánh giá các danh hiệu thi đua của Sinh viên và
thể hiện trên bảng điểm mỗi Sinh viên.
Về công tác điểm danh, thì ngoài các Giảng viên thực hiện thường
xuyên, thì phòng công tác chính trị và Sinh viên cùng với đội cờ đỏ cũng
thường xuyên bất chợt điểm danh Sinh viên các lớp kết quả Sinh viên có mặt
tại lớp học là 98%.
Học viện đã tổ chức được 2 buổi gặp gỡ đối thoại giữa Ban Gám đốc
cùng Lãnh đạo các đơn vị thuộc học viện với Sinh viên định kỳ theo quy
định của Học viện về giải đáp thắc mắc của các em,

Học viện cũng tiến hành các buổi tập huấn và chia sẻ kinh nghiệm cho
các lớp trưởng, lớp phó của 15 lớp về các nội dung công tác Sinh viên, nâng
cao kỹ năng quản lý lớp học.

23


Học viện cũng tiến hành tổ chức được 2 lần hội nghị tổng kết công tác
quản lý sinh viên theo định kỳ nhằm rút kinh nghiệm, trao đổi, hoàn thiện
nội dung thực hiện và cơ chế phối hợp về quản lý Sinh viên.
Học viện cũng đẩy mạnh xây dựng phong trào khuyến khích sinh viên
tham gia các câu lạc bộ học thuật, tìm hiểu nghiên cứu khoa học và tham gia
các kỳ thi môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, toán, tin học,
tiếng anh hoặc kỳ thi Olympic (nếu có).
3.5. Công tác y tế học đường, thể thao, văn hóa, văn nghệ
Trong năm học 2010- 2011 vừa qua, Phòng CT&CTSV đã triển khai
thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản, quy chế, quy định của Nhà nước
và Ngành giáo dục về công tác giáo dục thể chất (GDTC) và thể thao trường
học. Qua đó nâng cao thể chất và đời sống tinh thần cho học sinh, sinh viên
thông qua việc triển khai các đợt hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao như:
Liên hệ và kết hợp cán bộ y tế bệnh viện E Hà Nội khám bệnh ban đầu
cho Sinh viên khóa II bao gồm gân 350 tân Sinh viên; Phối kết hợp với
Đoàn Thanh niên Học viện Chính sách và Phát triển thực hiện chương trình
Hiến máu nhân đạo thành công với gần 1.500 đơn vị máu đã được hiến
tặng.
Bên cạnh đó, đội ngũ Sinh viên của Học viện còn nhiệt tình tham gia các
hoạt động phong trào do Đoàn thanh niên Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như
trong Học viện phát động như:
Tham dự buổi phát động Tháng thanh niên. Tham ra Chiến dịch Thanh

niên tình nguyện Hè 2010 và hưởng ứng Chương trình “Triệu chữ ký triệu
hành động vì môi trường”.
Ban lãnh đạo Học viện phối hợp với các Khoa, phòng, tổ bộ môn trực tiếp
tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao trong sinh viên đã thực sự là sân
24


chơi bổ ích, giúp Sinh viên định hướng, nâng cao thẩm mỹ và rèn luyện thân
thể, thu hút sự tham gia tích cực của các tổ chức, cá nhân cùng tham gia vào
các hoạt động giáo dục toàn diện cho Sinh viên toàn Học viện như: Tổ chức
giải bóng đá nam Sinh viên lần thứ nhất; hội diễn văn nghệ lần thứ nhất chào
mừng ngày 20/11...
Phối hợp cùng Đoàn Thanh niên Học viện tham gia chương trình văn
nghệ chào mừng Hội nghị Tổng kết 2 năm học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh của Sinh viên học viện.
Phối kết hợp với Đoàn Thanh niên Học viện tổ chức Hội thi “Nấu ăn và
Cắm hoa nghệ thuật” cho sinh viên nhằm thiết thực kỷ niệm ngày quốc tế
phụ nữ 8/3 và hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh.
Học viện còn tiến hành tổ chức giải phóng đá nam cho sinh viên học
viện để nâng cao tinh thần thể dục thể thao đối với Sinh viên
Học viện cũng tiến hành triển khai đăng ký tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm
thân thể cho học sinh, sinh viên và đã có gần 90% Sinh viên tham gia.
Phòng y tế tiến hành bổ sung tủ thuốc y tế học đường của Học viện những
loại thuốc, dụng cụ cần thiết, phổ biến đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cho Sinh viên.
Học viên cũng tiến hành tổ chức công tác tuyên truyền giáo dục sức
khỏe, vấn đề giới tính cho Sinh viên bằng nhiều hình thức như: Học viện đã
tổ chức được 1 buổi giao lưu giữa các Sinh viên với chuyên gia về sức khỏe
và giới tính để nâng cao nhận thức của Sinh viên về sức khẻo, giới tinh.

Ngoài ra còn mời báo cáo viên chuyên đề, áppich, tờ rơi, xây dựng bản tin
để tuyên truyền về sức khỏe, giới tính cho Sinh viên toàn học viện ... tuyên
truyền cách phòng chống dịch (nếu có) như sốt xuất huyết, cúm H1N1, ngộ
độc thực phẩm tập thể...
25


×