Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thực trạng công tác tiếp dân tại thanh tra tỉnh quảng ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.96 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

KẾ HOẠCH THỰC TẬP
1. Thời gian địa điểm thực tập
- Thời gian: Từ 26/3/2012 đến 18/5/2012
- Địa điểm: Tại cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh
2. Kế hoạch thực tập
Tuần
1
(26/3

đến

31/3)
2
(1/4 đến 7/4)
3+4
(8/4 đến 14/4)

5+6
(15/4

đến

21/4)

7+8
(22/4 đến 5/5)
9+10


(6/5 đến 18/5)

Nội dung công việc
- Làm việc với đoàn thực tập
- Liên hệ nơi thực tập
- Tìm hiểu quy chế của cơ quan
- Tìm hiểu chung về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức của cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh
- Làm quen với mọi người trong phòng
- Lập kế hoạch thực tập
- Tìm hiểu và chọn đề tài
- Tìm hiều và nghiên cứu chi tiết về chức năng,
nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng nghiệp vụ và
phòng tiếp công dân
- Làm các công việc được giao
- Tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề liên quan đến
hoạt động tiếp công dân và xử lý đơn thư của cán bộ tiếp
dân Thanh tra tỉnh
- Quan sát và học hỏi cách thức làm việc của các cán
bộ công chức trong các phòng ban bao gồm văn phòng, 4
phòng nghiệp vụ và phòng tiếp dân
- Tham gia các hoạt động, các buổi sinh hoạt, các
buổi họp
- Thu thập tài liệu, số liệu chuẩn bị cho việc viết báo
cáo thực tập
- Viết báo cáo thực tập
- Hoàn chỉnh báo cáo thực tập
- Xin ý kiến lãnh đạo Thanh tra tỉnh Quảng Ninh về
quá trình thực tập
- Nộp báo cáo thực tập


NHẬT KÝ THỰC TẬP


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Trong quá trình thực tập, được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía cơ quan Thanh
tra tỉnh, cùng với sự phân công, hướng dẫn của các cán bộ chuyên viên trong cơ
quan em đã có điều kiện được tiếp xúc trực tiếp với môi trường công tác của các
cán bộ thanh tra, qua đó vận dụng và đối sánh được một cách rõ ràng những kiến
thức đã học vào thực tế công tác. Dưới đây là nhật ký tổng hợp các công việc em đã
được tham gia tại cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh. Cụ thể như sau:
Ngày tháng

26/3 – 10/4

11/4 – 16/4

17/4 – 23/4

24/4 – 28/4

2/5 – 15/5

Nội dung
-Tìm hiểu chi tiết về chức năng, nhiệm vụ
Thanh tra tỉnh QN, văn phòng tiếp công
dân đồng thời tìm hiểu và chọn đề tài viết

báo cáo.
- Giúp việc cho văn thư của văn phòng các
công việc như: in ấn, đánh máy văn bản,
chuyển văn bản, đưa công văn đến địa chỉ
yêu cầu..v..v. Cùng các cán bộ thanh tra
giải quyết khiếu nại tố cáo tại phòng tiếp
công dân.

Kết quả
-Nắm bắt được cơ cấu tổ chức
và bộ máy hoạt động, vị trí
chức năng của từng phòng ban
trong cơ quan Thanh tra tỉnh
QN
- Nâng cao kỹ năng soạn thảo
văn bản.
- Nắm bắt được quy trình tiếp
công dân và đặc biệt là một số
điều cần thiết trong việc giao
tiếp với dân.

- Phát hiện ra những sai phạm
- Tham gia vào đoàn thanh tra nội bộ của trong công tác lưu văn bản đi
cơ quan Thanh tra tỉnh QN trong việc và đến; thiếu, sót văn bản; sai
kiểm kê văn thư.
trình tự đánh số văn bản; văn
bản không đánh số v…v…
- Cùng với đoàn thanh niên cơ quan
- Hòa nhập hơn với môi
Thanh tra tỉnh QN đi thực tế tại địa bàn

trường làm việc tại cơ quan
huyện Ba Chẽ, tổ chức tặng quà cho các
đồng thời qua chuyến đi đã
học sinh nghèo vượt khó tại trường trung
thu thập được một số kiến
học cơ sở huyện Ba Chẽ và giao lưu văn
thực thực tiễn và nghiệp vụ
nghệ, thể thao với các cán bộ chính quyền
thanh tra tại địa phương.
huyện Ba Chẽ.
- Quan sát học hỏi cách thức làm việc của - Trau dồi và bổ sung thêm
các chuyên viên trong các phòng ban đặc nhiều kỹ năng giao tiếp, ứng
biệt là phòng tiếp công dân.
xử tại cơ quan nhà nước.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra là một khâu không thể thiếu trong chu trình quản lý nhà nước,
góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước, là một nhân tố
quan trọng bảo đảm thực thi chính sách pháp luật. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng đã từng nói: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”, đây là
quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo thực tiễn sâu sắc, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ vị
trí và vai trò đặc biệt của thanh tra trong hoạt động của nhà nước và đời sống xã
hội. Người đã ví Thanh tra quan trọng như tai mắt của con người – như bộ phận cấu
thành cơ thể con người, là phương tiện cực kỳ trọng yếu giúp cho con người nhận
thức và phát triển trí tuệ. Điều đó có nghĩa là, cũng giống như tai mắt của cơ thể

con người, thanh tra được chủ tịch Hồ Chí Minh xem như là một bộ phận cấu thành
hữu cơ của quản lý nhà nước, là phương tiện nhận thức của quá trình quản lý nhà
nước. Nói cách khác Thanh tra có thể được xem như là cầu nối giữa nhà nước và
nhân dân, và biểu hiện rõ nét nhất của tính chất cầu nối này chính là công tác tiếp
công dân – một trong những nghiệp vụ không thể thiếu của hoạt động thanh tra.
Tiếp dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà nước xã hội
chủ nghĩa, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua công
tác tiếp dân nhằm tiếp nhận các thông tin,kiến nghị phản ánh, góp ý liên quan đến
chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý của các
cơ quan, tiếp nhận nội dung khiếu nại tố cáo của các cơ quan, tổ chức cá nhân với
mục tiêu phát huy quyền làm chủ của nhân dân nhằm củng cố và tăng cường mối
quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước.
Qua một thời gian được tham gia vào môi trường công tác thực tiễn của cơ
quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh việc nghiên cứu tổ chức và hoạt động
của cơ quan Thanh tra tỉnh, em còn đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu về công tác tiếp
dân cũng như việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp dân, với những kiến thức đã được


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

tiếp thu trên ghế giảng đường đại học và kinh nghiệm thực tế trong công tác, em
mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu về: “Thực trạng công tác tiếp dân tại Thanh
tra tỉnh Quảng Ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác
tiếp dân” nhằm làm rõ một số vấn đề về công tác tiếp dân và đề xuất một số giải
pháp trong tình hình hiện nay góp phần nhỏ bé của mình đề thực hiện công tác tiếp
dân ngày càng hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên do điều kiện về thời gian thực tập và thời gian nghiên cứu chưa
được nhiều, nguồn tài liệu và thực tiễn công tác còn hạn chế nên trong quá trình

soạn thảo báo cáo không chắc tránh khỏi những tồn tại khiếm khuyết nhất định. Để
báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh, các chuyên viên công chức phòng
tiếp công dân, và nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong
đoàn thực tập số 5.
Qua đây em muốn gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh Quảng
Ninh, các cán bộ công chức văn phòng tiếp công dân và các phòng nghiệp vụ, các
thầy cô giáo trong đoàn thực tập số 5 và đặc biệt là thầy hướng dẫn Nguyễn Trọng
Nhã đã chỉ bảo nhiệt tình và định hướng cho em hoàn thành báo cáo thực tập. Em
xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tập cuối khóa gồm những nội dung chính dưới đây:
I. Giới thiệu chung.
II. Thực trạng công tác tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.
III. Kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp
công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh.

CHƯƠNG 1:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

GIỚI THIỆU CHUNG
I. Tổng quan về tỉnh Quảng Ninh
1. Đặc điểm tự nhiên và dân số
1.1 Vị trí địa lý
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một
hình chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa
lưng vào núi rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh

Bắc bộ với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa s
Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ
20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km.
Bề dọc từ Bắc xuống Nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn
Mỏ Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã
Ngọc Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương
và xã Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở
đông bắc xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải
Hà và thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh
Quảng Tây với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp
các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài
250 km.
1.2 Dân số.
Theo kết quả điều tra sơ bộ của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, dân số Quảng Ninh hiện nay có 1.144.381 người, trong đó nữ có 558.793
người;
Tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị của Quảng Ninh


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số
trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và
trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động
còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ
giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa

phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam
53,2%, nữ 46,8%.
Mật độ dân số của Quảng Ninh hiện là 188 người/km vuông (năm 1999 là
196 người/ km vuông), nhưng phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện miền
tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km2, huyện Yên Hưng 415
người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ 30
người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2
2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội
2.1 Về kinh tế
Kinh tế Quảng Ninh duy trì mức tăng trưởng phù hợp với xu thế phát triển
chung của cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tổng sản phẩm trong tỉnh
ước đạt 14.920 tỷ đồng tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp duy trì nhịp độ tăng trưởng đều, giá trị sản xuất công
nghiệp cả năm ước đạt 30.087 tỷ đồng, công nghiệp trung ương ước đạt 19.511 tỷ
đồng (chiếm 64,8% giá trị toàn ngành), công nghiệp địa phương ước đạt 5.965 tỷ
đồng (chiếm 19.8% giá trị toàn ngành)
Công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.609,9 tỷ đồng, sản xuất than tuy có
nhiều khó khăn nhưng phát triển ổn định, sản lượng sản xuất năm 2011 tăng nhẹ so
với cùng kỳ, sản lượng than sạch ước đạt 44 triệu tấn, than tiêu thụ ước đạt 44,4
triệu tấn.
Trồng trọt: diện tích gieo trồng đạt 98.6% so với cùng kỳ.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Chăn nuôi: hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi với quy mô vừa và
nhỏ
Lâm nghiệp: công tác trồng mới rừng tập trung theo số liệu năm 2011 đạt

11.121 ha
Thủy sản: tổng sản lượng thủy sản năm 2011 ước đạt 24,8 triệu USĐ
Các ngành dịch vụ: do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền
kinh tế; sản lượng của các ngành sản xuất chính sụt giảm kéo theo sự tác động ảnh
hưởng có tính chất lan truyền.
2.2 Về y tế
Quảng Ninh hiện có 1 bệnh viện Trung ương đóng trên địa bàn; 2 bệnh viện
ngành Than, 41 đơn vị y tế tuyến tỉnh và huyện trực thuộc Sở Y ế; 14 phòng y tế
các huyện trực thuộc UBND các huyện, thị xã, thanh phố trong tỉnh; 186 trạm y tế
xã phường.
Hiện nay, 100% xã, phường của tỉnh có bác sĩ làm việc; 100% thôn bản có y
tế thôn bản hoạt động; số bác sĩ trên 10.000 dân là 8,5; số dược sĩ trên 10.000 dân
là 1,2. Cơ sở, vật chất hạ tầng của các bệnh viện tuyến tỉnh đã và đang được đầu tư
xây dựng, cải tạo, nâng cấp và mở rộng. Bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám
đa khoa khu vực đã được nâng cấp, xây dựng mới một số đơn nguyên. Toàn tỉnh có
60% số xã có trạm y tế được xây dựng và trang bị tương đối hoàn chỉnh; hệ thống
trung tâm y tế tuyến tỉnh được cải tạo và nâng cấp. Các trang thiết bị được đầu tư
đạt tiêu chuẩn theo danh mục của Bộ y tế, nhiều trang thiết bị y tế hiện đại được
ứng dụng vào công tác khám và điều trị bệnh cho nhân dân trong tỉnh. Cùng với đó,
công tác vệ sinh ATTP, y tế dự phòng và phòng chống dịch được tỉnh quan tâm chỉ
đạo ngành y tế triển khai nhiều biện pháp tích cực và đạt kết quả khả quan.
2.3 Về giáo dục


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy và học.
Triển khai quyết liệt và đạt hiệu quả về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục

và chấn chỉnh công tác dạy thêm, học thêm theo Chỉ thị số 09-CT/TU ngày
20/12/2011 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 5255/KH- UBND ngày 20/12/2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh. Chất lượng giáo dục tiếp tục phản ánh sự chuyển biến tích cực
về chất lượng dạy và học. Tỷ lệ học sinh có học lực khá, giỏi tăng; tỷ lệ học sinh
học lực yếu, kém ở các cấp học giảm
2.4 An ninh quốc phòng
Để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên khu vực
biên giới của tỉnh, Đảng uỷ, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã và đang tiếp tục đẩy mạnh
các giải pháp quan trọng. Trong đó, chủ động xây dựng kế hoạch đấu tranh phòng,
chống tội phạm; kịp thời khắc phục những tư tưởng lệch lạc về đấu tranh phòng
chống tội phạm của toàn lực lượng.
Phong trào quần chúng tham gia tự quản đường biên, cột mốc, ngư trường
bến bãi, giữ gìn an ninh trật tự xóm, bản khu vực biên giới đã phát huy hiệu quả tốt.
II. Khái quát chung về Thanh tra tỉnh Quảng Ninh
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Thanh tra tỉnh Quảng
Ninh
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh được thành lập năm 1957 và tái thành lập năm
1963, kể từ đó đến nay hoạt động tại cơ quan thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã có
những bước trưởng thành và tiến bộ về nhiều mặt, biểu hiện cụ thể:
- Năm 1981 Ủy ban thanh tra của Chính phủ phong tặng là đơn vị thi đua
xuất sắc ngành thanh tra tỉnh Quảng Ninh
- Năm 1983 Ủy ban thanh tra Nhà nước trung ương tặng ủy ban thanh tra nhà
nước tỉnh Quảng Ninh đơn vị thi đua xuất sắc


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

- Cờ luân lưu của chính phủ tặng: đơn vị dẫn đầu thi đua ngành thanh tra

năm 1994
- Cờ luân lưu của Hội đồng Bộ trưởng tặng: đơn vị dẫn đầu thi đua ngành
thanh tra của Chính phủ.
- Chủ tịch nước tặng Huân chương Độc lập hạng III.
- Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng I, II, III.
- Thủ tướng Chính phủ tặng 2 Cờ Luân lưu.
- Thủ tướng Chính phủ tặng 10 Bằng khen.
- Tổng Thanh tra tặng 12 Cờ Thi đua xuất sắc.
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ Thi đua các năm: 2001, 2002, 2009.
- Được UBND tỉnh và Thanh tra Chính phủ tặng nhiều bằng khen.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn.
2.1 Vị trí, chức năng.
- Thanh tra tỉnh là cơ quan ngang sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có chức
năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước
về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản
lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Thanh tra tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực
tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đồng thời chịu sự chỉ đạo kiểm tra hướng dẫn
về công tác tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

2.2 Nhiệm vụ quyền hạn


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về

thanh tra,khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể theo quy chế làm việc của cơ quan thanh tra tỉnh
3. Tổ chức bộ máy Thanh tra tỉnh Quảng Ninh

Chánh Thanh
tra

Phó Chánh
Thanh tra 1

Văn
phòng

Phòng
Nghiệp
vụ 1

Phó Chánh
Thanh tra 2

Phòng
Nghiệp
vụ 2

Phòng
Nghiệp
vụ 3

Phó Chánh
Thanh tra 3


Phòng
Nghiệp
vụ 4

III. Khái quát về phòng tiếp dân – Thanh tra tỉnh Quảng Ninh

Phòng
TCD &
XLĐT


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Được đầu tư xây dựng từ ngày 7/12/2008. Trụ sở tiếp dân - Thanh tra tỉnh
tọa lạc tại khu 6, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, có quy
mô 4 tầng và 1 tầng trệt, tổng diện tích là 3.127m 2 là nơi bố trí làm trụ sở tiếp công
dân và là nơi làm việc chung của cán bộ cơ quan Thanh tra tỉnh.
Phòng tiếp công dân giúp ủy ban nhân dân tỉnh và Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư trên địa bàn tỉnh.
Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và lãnh đạo Thanh tra tỉnh tổ chức tiếp công dân
thường xuyên
Thực hiện việc vào sổ xử lý đơn thư tiếp nhận được theo quy định của Luật
khiếu nại, tố cáo;
Tiếp nhận xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân
gửi đến cơ quan Thanh tra tỉnh và được ủy ban nhân dân tỉnh giao;
Theo dõi đôn đốc các cấp, các ngành trong việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của
Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Tổng hợp báo cáo, đánh giá, dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn
tỉnh hàng tháng, quý, năm theo quy định. Theo dõi, tổng hợp các đơn thư khiếu nại,
tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của ủy ban nhân dân tỉnh;
Tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra hàng năm của
cơ quan.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do chánh thanh tra tỉnh giao.

CHƯƠNG 2:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN TẠI THANH TRA TỈNH
QUẢNG NINH
I. Một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác tiếp dân
1. Khái niệm công tác tiếp dân
Tiếp công dân với ý nghĩa khái quát là quá trình giao tiếp giữa cơ quan hành
chính nhà nước với các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động này có thể được hiểu
là:
- Là quá trình tiếp xúc, nói chuyện của người thừa hành công vụ với các cơ
quan, tổ chức, cá nhân khi giải quyết công việc theo thẩm quyền và theo chức năng,
nhiệm vụ;
- Là quá trình tiếp nhận thông tin phản hồi của quản lý nhà nước;
Tiếp công dân của cơ quan hành chính nhà nước diễn ra rất phổ biến và ở
nhiều giai đoạn khác nhau khi giải quyết công việc của công dân.
Tiếp công dân được quy định trong Luật Khiếu nại, tố cáo là việc cơ quan có
thẩm quyền giao tiếp với công dân, hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại,
tố cáo và tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo của công dân.

2. Mục đích và ý nghĩa của công tác tiếp dân
2.1 Mục đích
- Trực tiếp tiếp nhận khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ
trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại,
kết luận việc giải quyết tố cáo, quyết định xử lý tố cáo và trả lời cho công dân biết
theo đúng thời gian quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp
luật; góp phần tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho công dân.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Thực tiễn cho thấy, việc tiếp công dân không chỉ giới hạn trong phạm vi giải
quyết khiếu nại, tố cáo. Do vậy mục đích tiếp công dân cũng được xác định với
những nội dung rộng hơn.
2.2 Ý nghĩa
Công tác tiếp công dân có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, nhằm củng cố và tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước ngày càng vững chắc.
Tiếp công dân là một trong những biểu hiện dân chủ của Nhà nước ta, Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Đồng
thời thông qua công tác tiếp dân nhằm tiếp nhận các thông tin, kiến nghị phản ánh,
góp ý kiến liên quan đến chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước,
công tác quản lý của các cơ quan; tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị,
phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thật vâyj, trong quá trình hoạt động thực tiễn mối quan hệ giữa công dân với
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; giữa công dân với công dân, khi phát hiện có
quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa

gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể, cá nhân
thì công dân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước, với người có
thẩm quyền để được xem xét giải quyết.
Do vậy, làm tốt công tác tiếp dân sẽ góp phần phát huy bản chất Nhà nước
của dân, do dân và vì dân, tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia quản lý nhà
nước, quản lý xã hội, tạo điều kiện cho công dân giám sát các hoạt động của cơ
quan nhà nước, thúc đẩy từng bước hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước, làm tốt
công tác tiếp dân cũng có nghĩa là làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, hạn
chế tình trạng khiếu nại, tố cáo tràn lan vượt cấp.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

3. Các quy định của pháp luật về công tác tiếp dân
- Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
Luật khiếu nại, tố cáo ngày 29/11/2005, trong đó có chương V: quy định về việc tổ
chức tiếp công dân, theo đó Thủ trưởng các cơ quan nhà nước có trách nhiệm trực
tiếp tiếp công dân và tổ chức việc tiếp công dân đến trình bày khiếu nại tố cáo, kiến
nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại, tố cáo;
- Nghị định 89/CP của Chính phủ, ngày 07/8/1997, ban hành kèm theo Quy
chế tiếp công dân.
- Nghị định 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo đã dành chương IV quy định về
tiếp công dân,
- Quyết định số 858/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/6/2010 phê
duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân,
- Thông tư số 04/2010/TT-TTCP ngày 26/8/2010 của Thanh tra Chính phủ
quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn phản ánh, đơn kiến nghị

liên quan đến khiếu nại, tố cáo.
- Kế hoạch số 3892/KH-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Quảng Ninh về triển khai thực hiện Đề án đổi mới công tác tiếp công
dân.
II. Thực trạng công tác tiếp dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh
1. Tổng quan về công tác tiếp dân tại trụ sở tiếp dân Thanh tra tỉnh QN
1.1 Quy trình tiếp công dân
Quy trình và kỹ năng tiếp công dân được diễn ra như sau:
Thứ nhất: Tiếp công dân đến khiếu nại (tiếp người khiếu nại)
- Xác định nhân thân của người khiếu nại, tính hợp pháp của người đại diện
khiếu nại


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

+Xác định nhân thân người khiếu nại
+Xác định tính hợp pháp của người đại diện cơ quan
+Xác định tính hợp pháp của người đại diện, của người được ủy quyền cho
công dân để khiếu nại.
+Xác định tính hợp pháp của luật sư trong trường hợp được người khiếu nại
nhờ giúp đỡ về pháp luật
+Xử lý trường hợp ủy quyền không hợp pháp, không đúng quy định.
- Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại và tiếp nhận thông tin tài liệu
+Nghe, ghi chép nội dung khiếu nại
+Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người khiếu nại
- Phân loại, xử lý nội dung khiếu nại
+Xử lý đối với khiếu nại thuộc thẩm quyền
+Xử lý đối với khiếu nại không thuộc thẩm quyền

+Xử lý kiến nghị, phản ánh liên quan đến khiếu nại
+Vào sổ theo dõi
Thứ hai: Tiếp công dân đến tố cáo
- Xác định nhân thân, giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo
- Nghe, ghi chép nội dung tố cáo, tiếp nhận thông tin, tài liệu
- Phân loại xử lý tố cáo, trong đó bao gồm các trình tự như sau;
+Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo
+Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền
+Xử lý tố cáo có tính chất khẩn cấp
+Xử lý tố cáo cán bộ thuộc thẩm quyền cấp ủy quản lý
- Xử lý đối với trường hợp tố cáo tiếp nhưng không có bằng chứng mới
- Vào sổ theo dõi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Thứ ba: Tiếp đại diện của người khiếu nại, tố cáo. Trong đó bao gồm có:
- Tiếp đại diện của người khiếu nại, tố cáo về cùng một nội dung
- Xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo về nhiều nội dung
- Tiếp đại diện của người khiếu nại, tố cáo trong trường hợp có nhiều người
tham gia
Thứ tư: Tiếp nhận và xử lý phản ánh đối với kiến nghị, phản ánh liên quan
đến khiếu nại, tố cáo.
Quy trình tiếp công dân cũng có thể được chia theo trình tự với 3 bước chính
như sau:
Bước 1: Tiếp xúc ban đầu
Khi công dân đến nơi tiếp công dân, cán bộ tiếp công dân phải lịch sự, nhã
nhặn, khiêm tốn, đúng mực. Bất kỳ tình huống nào, người tiếp công dân cũng

không được có thái độ hách dịch, cửa quyền, thiếu văn hóa. Sau khi giao tiếp ban
đầu, cán bộ tiếp công dân cần xác định đối tượng của mình phải tiếp là ai, đến trình
bày nội dung gì để có cách ứng xử thích hợp.
Cán bộ tiếp công dân yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy
nhiệm v..v..
Trong mọi tình huống, người cán bộ tiếp công dân phải luôn ở thế chủ động
sáng suốt, phán đoán diễn biến sự việc, kết luận sự việc chính xác có cơ sở khoa
học.
Bước 2. Quá trình làm việc
- Đối với người khiếu nại
Khiếu nại không hội đủ các điều kiện theo quy định tại điều 1, Nghị định
53/2005/NĐ-CP thì người tiếp công dân giải thích cho công dân rút đơn. Nếu nội


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

dung không đúng thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan mình, người tiếp
công dân yêu cầu công dân trình bày, người tiếp công dân nghe và ghi chép đầy đủ,
tỉ mỉ lập thành biên bản các nội dung và những yêu cầu mà công dân trình bày.
Nếu thủ trưởng cơ quan Nhà nước tiếp công dân, những khiếu nại thuộc
thẩm quyền giải quyết của mình mà nội dung rõ ràng, cụ thể có cơ sở để giải quyết
thì phải trả lời ngay cho công dân biết. Những khiếu nại có nội dung phức tạp, cần
nghiên cứu xem xét, thẩm tra xác minh thì phải nói rõ thời gian giải quyết, nói rõ
người cần liên hệ để được giải quyết.
- Đối với tố cáo
Công dân đến tố cáo xuất phát từ nhiều mục đích, động cơ khác nhau. Có
nhiều người vì lương tâm và trách nhiệm với cộng đồng, có người vì động cơ xấu,
lợi dụng quyền tố cáo, vu khống làm hại người khác. Song trong mọi trường hợp,

người tiếp công dân phải có thái độ ứng xử thích hợp và phải nghe công dân trình
bày, ghi chép tỉ mỉ đầy đủ.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc hành vi bị tố cáo có tính chất nguy hiểm,
người tiếp công dân phải báo cáo với người có thẩm quyền để có biện pháp phối
hợp với cơ quan, cá nhân ngăn chặn kịp thời hậu quả xấu có thể xảy ra và có biện
pháp bảo vệ an toàn cho người tố cáo
Bước 3: Kết thúc buổi tiếp
Trước khi kết thúc buổi tiếp dân, người tiếp công dân phải đọc lại biên bản,
người tiếp công dân yêu cầu công dân cung cấp đơn thư, tài liệu, chứng cứ kèm
theo để hoàn chỉnh hồ sơ. Các tài liệu trên được lập thành danh mục đánh số trang
yêu cầu ký vào biên bản xác nhận.
Nếu nội dung đơn thư thuộc thẩm quyền giải quyết thì viết phiếu hẹn và
thông báo cho công dân biết cơ quan giải quyết để họ yên tâm, tuyệt đối không
được hứa hẹn một điều gì khi chưa có căn cứ. Đơn khiếu nại sẽ không được thụ lý


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

giải quyết theo quy định của điều 32 luật Khiếu nại, tố cáo. Nội dung đơn thư
không đúng thẩm quyền, người tiếp công dân hướng dẫn công dân đến nơi có thẩm
quyền để giải quyết.
Việc tiếp công dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó tháo gỡ bước đầu khó
khăn, vướng mắc của công dân và định hướng các bước giải quyết tiếp theo của
công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh
tra, các đoàn thể và các tổ chức chính trị, xã hội cần quan tâm đúng mức đến công
tác tiếp công dân.
1.2. Thực trạng tiếp công dân
1.2.1. Tình hình quản lý chỉ đạo

Trong những năm gần đây, Thanh tra tỉnh đã chỉ đạo xây dựng chương trình
phối hợp công tác giữa Thanh tra tỉnh, UBND tỉnh với Mặt trận Tổ quốc tỉnh và
các tổ chức thành viên để phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong việc
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Sau mỗi kỳ tiếp dân, kết quả giải quyết sẽ
được thông báo rộng rãi, công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của
tỉnh.
Tại các huyện, thị xã, thành phố, cấp uỷ, chính quyền và các tổ chức đoàn
thể đã tăng cường công tác tiếp dân và đối thoại với dân để tìm ra hướng giải quyết
hiệu quả, trên cơ sở vận dụng phù hợp các chính sách, pháp luật của nhà nước.
Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công dân khi đến làm việc với các cơ
quan nhà nước, hầu hết các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh đã bố trí nơi tiếp
công dân tại địa điểm thuận lợi, niêm yết công khai lịch, nội quy tiếp công dân,
kiện toàn bộ máy tiếp dân, nâng cao chất lượng tiếp công dân từ cơ sở đến tỉnh.
Thanh tra tỉnh Quảng Ninh đã duy trì thường xuyên việc tiếp công dân định
kỳ vào ngày 15 hàng tháng nhằm giải quyết đơn thư của công dân. Để đảm bảo tính
công khai, dân chủ, khách quan và tôn trọng công dân, tại các buổi tiếp.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

Bên cạnh đó, đều đặn hàng tháng, lãnh đạo Thanh tra tỉnh QN và UBND các
cấp đều họp với các ngành chức năng trên địa bàn để đánh giá, kiểm tra kết quả xử
lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua đó đôn đốc chỉ đạo giải quyết dứt điểm
các vụ việc khiếu kiện của công dân từ cơ sở.
Nhờ những cách làm đó, trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm
2011, tình hình khiếu nại, tố cáo đông người, kéo dài và phức tạp, khiếu kiện vượt
cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã giảm mạnh. Đến nay, toàn tỉnh đã giải quyết
dứt điểm nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài gây bức xúc trong nhân dân. Trong năm

2011 các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh đã tiếp 5.421 lượt công dân, giải
quyết được 4.333 đơn khiếu nại, tố cáo.
1.2.2. Công tác tiếp dân năm 2009
Các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 6.706 lượt công dân, tăng
21,2% so với cùng kỳ năm 2008 (6.706/5.284), với 3.252 vụ việc khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh giảm 8,3% so với cùng kỳ năm 2008 (3.252/3548); có 208 lượt
đoàn đông người, tăng 30,76% so với cùng kỳ (208/144), với 163 vụ việc tăng
28,2% so với cùng kỳ (163/117). Trong đó: cấp tỉnh tiếp 1.911 lượt công dân, với
429 vụ việc (riêng trụ sở tiếp công dân của tỉnh đã tiếp 1.700, với 256 vụ việc); cấp
huyên tiếp 3.380 lượt công dân, với 1.828 vụ việc; cấp xã tiếp 1.415 lượt công dân,
với 975 vụ việc.
Năm 2009 Thanh tra tỉnh Quảng Ninh có 108 lượt công dân, giảm 16,3% số
lượt người (103/123) và giảm 35,6% số vụ việc (38/59) so với cùng kỳ năm 2008
Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã tiếp nhận, xử lý là
4.724 đơn, với 3.260 vụ việc (có 111 vụ việc tồn từ năm 2008 chuyển sang). Qua
phân loại có 389 đơn khiếu nại được xử lý, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2008
(389/227); có 115 đơn tố cáo, tăng 49,0% so với cùng kỳ năm 2008 (115/59); còn
lại là các đơn thư kiến nghị, phản ánh.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

1.2.3. Công tác tiếp dân năm 2010
Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 6954 lượt công dân, tăng
66,2% (6.954/4.183 lượt) so với cùng kỳ năm 2009, với 3.548 vụ việc khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh; có 144 lượt đoàn đông người, với 83 vụ việc. Trong đó,
tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh đã tiếp 2002 lượt công dân với 555 vụ việc, tăng
135 % so với cùng kỳ năm 2009 (555/236 vụ việc), có 52 lượt đoàn đông người,

với 37 vụ việc đã được tiếp dân ở cấp huyện, sau đó tiếp tục đến Trụ sở tiếp công
dân của tỉnh. Nguyên nhân tăng số lượt công dân tại các Nơi tiếp dân là do các
đoàn khiếu kiện đông người thường xuyên xuất hiện tại Nơi tiếp công dân với các
nội dung cũ đã được xem xét giải quyết.
Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, đề nghị các cơ quan hành chính
nhà nước đã tiếp nhận trong năm 2010 là 4.984 đơn, tăng 38.7 % so với cùng kỳ
năm 2009 (4.984/3.592), trong đó 217 đơn tồn năm 2009 chuyển sang.
Qua phân loại đơn có 393 đơn khiếu nại (313 vụ việc), 98 đơn tố cáo (90 vụ
việc) và 4.493 đơn kiến nghị, đề nghị (3.205 vụ việc).
Tổng số vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ
quan hành chính nhà nước: 343 vụ việc, tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2009
(343/276 vụ việc); 31 vụ việc khiếu nại và 29 vụ việc tố cáo sau khi xem xét các
cán bộ tiếp dân đã hướng dẫn và trả lại đơn cho người dân, chuyển đơn tố cáo đến
cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trong số 313 vụ việc khiếu nại có 299/313 vụ việc (=95,5%) khiếu nại liên
quan đến đất đai, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng; 14/313 vụ việc (=4,5%)
khiếu nại về các lĩnh vực khác.
- Đánh giá:
Trong năm qua, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được cấp
ủy, chính quyền, Ủy ban mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng từ


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

tỉnh đến cơ sở quan tâm, chỉ đạo sâu sát vì vậy đã có những chuyển biến tích cực
trong nhận thức, trong chỉ đạo điều hành và đạt được kết quả đáng trân trọng.
- Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo: đã đảm bảo được sự quan tâm, chỉ đạo
kịp thời, thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở.

Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh giành nhiều thời gian họp nghe và cho ý kiến chỉ
đạo các vụ việc phức tạp ( vụ việc Tây Ka Long, Hải Hòa, thành phố Móng Cái; xã
Tiền Phong, huyện Yên Hưng; xã Yên Đức, huyện Đông Triều; các vụ việc ở thành
phố Hạ Long, Vân Đồn, Uông Bí, huyện Ba Chẽ,…)
-Nhiều vụ việc tồn đọng, kéo dài, phức tạp, bức xúc đã cơ bản được giải
quyết, số vụ việc khiếu kiện đông người ít phát sinh mới, tỷ lệ giải quyết khiếu nại,
tố cáo đạt cao, đảm bảo an toàn và hoạt động bình thường tại Trụ sở Ủy ban nhân
dân tỉnh và Tỉnh ủy.
- Vào các dịp diễn ra sự kiện lớn như Đại hội Đảng toàn quốc, các kỳ họp
Quốc hội không xuất hiện đoàn đông người lên Trung ương, tình trạng khiếu kiện
vượt cấp lên Trung ương giảm đáng kể. Tỉnh Quảng Ninh được Chính phủ, các bộ,
ngành Trung ương đánh giá là một trong những địa phương có nhiều thành tích,
kinh nghiệm tốt trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
- Đã huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong công tác giải
quyết khiếu nại, tố cáo; tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ
và nhân dân, tăng cường vận động thuyết phục công dân chấp hành pháp luật và
các quyết định giải quyết của cơ quan nhà nước, đặc biệt là việc chấp hành chủ
trương chính sách trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan chức năng: Thanh tra, Tài nguyên môi trường, Tài chính,
Công an và sở, ngành đã có sự nhạy bén, năng động trong việc tham mưu đề xuất
triển khai thực hiện các chế độ chính sách, giải quyết khiếu nại, tố cáo phục vụ đắc
lực cho công tác quản lý điều hành của chính quyền các cấp.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

1.2.4 Công tác tiếp dân năm 2011
Năm 2011, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được các

cấp, các ngành trong tỉnh quan tâm, triển khai thực hiện. Ủy ban nhân dân tỉnh đã
chỉ đạo các cấp, các ngành trong tỉnh tổ chức tiếp công dân, giải quyết các khiếu
nại, tố cáo theo đúng quy định của Luật khiếu nại, tố cáo; tiếp tục duy trì, tổ chức
họp định kỳ hàng tháng để nghe lãnh đạo các ngành, các huyện, thị xã, thành phố
báo cáo về tình hình khiếu kiện, các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp để có chủ
trương và ý kiến chỉ đạo giải quyết kịp thời, với trọng tâm chỉ đạo phục vụ tốt Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XIII, bầu cử Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011- 2016.
- Công tác tiếp công dân và xử lý đơn thư:
Năm 2011, các cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã tiếp 6.706 lượt công
dân, với 3.252 vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng 21,2%
(6.706/5.284) số lượt và giảm 8,3% (3.252/.3548) số vụ việc so với năm 2010); có
208 lượt đoàn đông người, với 163 vụ việc (tăng 30,76% (208/144) số lượt và tăng
28,2% (163/117) số vụ việc so với cùng kỳ năm 2010). Trong đó: cấp tỉnh tiếp
1.911 lượt công dân, với 429 vụ việc (riêng Trụ sở Tiếp công dân của tỉnh đã tiếp
1.700 lượt công dân, với 256 vụ việc); cấp huyện tiếp 3.380 lượt công dân, với
1.828 vụ việc; cấp xã tiếp 1.415 lượt công dân, với 975 vụ việc.
Theo thống kê, năm 2011 tỉnh Quảng Ninh có 108 lượt công dân, với 38 vụ
việc xuất hiện tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương, giảm 16,3% số lượt người
(103/123) và giảm 35,6% số vụ việc (38/59) so với cùng kỳ năm 2010.
Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã tiếp nhận, xử lý là
4.724 đơn, với 3.260 vụ việc (có 111 vụ việc tồn từ năm 2010 chuyển sang). Qua
phân loại có 389 đơn khiếu nại được xử lý, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2010


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính

(389/227); có 115 đơn tố cáo, tăng 49,0% so với cùng kỳ năm 2010 (115/59); còn

lại là các đơn thư kiến nghị, phản ảnh.
Đặc biệt là trong tháng cuối năm, cơ quan hành chính nhà nước đã tiếp 306
lượt công dân (211 vụ việc), trong đó trụ sở tiếp công dân của Thanh tra tỉnh tiếp
85 lượt người (28 vụ việc); có 17 lượt đoàn đông người (17 vụ việc) xuất hiện tại
trụ sở tiếp công dân của tỉnh và địa phương, cụ thể: trụ sở tiếp công dân của tỉnh 03
lượt đoàn; huyện Đông Triều 01 lượt đoàn; thành phố Móng Cái 01 lượt đoàn;
thành phố Uông Bí 10 lượt đoàn; huyện Yên Hưng 01 lượt đoàn; huyện Vân Đồn
01 lượt đoàn, nội dung khiếu nại về vấn đề đền giải phóng mặt bằng 08/17 vụ việc;
về đất đai 02/16 vụ việc; chính sách xã hội 01/16 vụ việc và các vấn đề khác 05/16
vụ việc.
Tổng số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh đã tiếp nhận, xử lý
trong tháng là 323 đơn/282 vụ việc (có 34 vụ việc tiếp nhận từ kỳ trước chuyển
sang), trong đó: có 14 vụ việc khiếu nại, 07 vụ việc tố cáo, 261 vụ việc kiến nghị,
phản ánh. Qua phân loại, xử lý có 11 vụ việc khiếu nại và 03 vụ việc tố cáo thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
-Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, liên
quan đến bầu cử Quốc hội khóa XIII và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 20112016
Thực hiện ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Tỉnh ủy, Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản số 5040/UBND-TD ngày 24/12/2010 chỉ đạo
công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quyết định số 29/QĐ-UBND
ngày 06/01/2011 về việc thành lập tổ công tác tiếp công dân phục vụ Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016, do 01 đồng chí Phó Chánh Thanh tra
tỉnh làm Tổ trưởng thường trực tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; UBND
các huyện, thị xã, thành phố thành lập các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ tiếp công


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Học viện Hành chính


dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo ở các địa phương. Ở nơi tiếp công dân của tỉnh và các
địa phương đều duy trì và tăng số buổi tiếp công dân nhằm tiếp và xử lý kịp thời các
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân.
Ngày 18/02/2011, Ủy ban bầu cử tỉnh ban hành Quyết định số 05/QĐ-UBBC
về việc thành lập Tiểu ban chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại
biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20112016. Ủy ban bầu cử các huyện, thị xã, thành phố cũng có quyết định thành lập các
Tiểu ban chỉ đạo giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử ở địa phương mình.
Ngay sau khi có quyết định thành lập các đồng chí trong Tiểu ban đã tổ chức
các đoàn công tác về các địa phương để kiểm tra và chỉ đạo công tác bầu cử, công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, những vụ việc đông người, phức tạp, những đơn
thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh liên quan đến công tác bầu cử và nhân sự
đại biểu HĐND các cấp tại 14 địa phương trong tỉnh. Đồng chí Phó Chủ tịch
Thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh - Trưởng Tiểu ban chỉ đạo đã dành nhiều thời
gian xuống các địa phương để nghe Ủy ban bầu cử và Ủy ban nhân dân các địa
phương báo cáo tình hình những vụ việc khiếu nại, kiến nghị đông người, phức tạp,
trên cơ sở đó đã chỉ đạo các sở, ngành cùng các địa phương tập trung giải quyết
những vụ việc nhằm làm ổn định tình hình an ninh trật tự phục vụ cho công tác bầu
cử.
Trong thời gian chuẩn bị cho công tác bầu cử, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ
chức nhiều cuộc họp với các ngành, các cấp, các địa phương để nghe và cho ý kiến
chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo; đặc biệt ngày 04/5/2011, đồng chí
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chủ trì Hội nghị trực tuyến, có sự tham gia của
Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban bầu cử, Tiểu ban giải quyết khiếu nại, tố cáo
phục vụ công tác bầu cử..., các ngành và 14 địa phương trên địa bàn toàn tỉnh để
nghe báo cáo kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo và kiến nghị liên quan đến


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


Học viện Hành chính

công tác bầu cử, tại Hội nghị, đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo
các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo giải quyết xong trước ngày 20/5/2011
đối với những vụ việc đã được làm rõ, có kết luận cụ thể; giao cho Công an tỉnh,
Thanh tra tỉnh và Sở Tài nguyên - Môi trường thường xuyên theo dõi nắm bắt tình
hình phối hợp cùng các địa phương giải quyết tốt các vụ việc khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của cử tri, nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho ngày bầu cử Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời Ủy ban bầu cử các cấp, các cơ quan
chức năng tập trung xem xét, giải quyết có kết luận kịp thời theo quy định của pháp
luật đối với các trường hợp ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp có
đơn thư tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Ngày 13/5/2011, Tiểu ban chỉ đạo công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 14 huyện,
thị xã, thành phố trên địa bàn toàn tỉnh, để nghe kết quả giải quyết đơn thư tố cáo,
kiến nghị, phản ánh liên quan đến các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu
HĐND các cấp.
Thời gian trước khi diễn ra cuộc bầu cử, ở một số địa phương đã phát sinh
đơn thư tố cáo, kiến nghị đối với những trường hợp được giới thiệu tham gia ứng
cử. Cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp đã chỉ đạo các cơ quan chức năng
khẩn trương tiến hành thẩm tra xác minh làm rõ sự việc và có kết luận kịp thời
phục vụ cho công tác bầu cử. Những đơn thư của công dân có liên quan đến ứng cử
viên đại biểu HĐND các cấp đã được Ủy ban bầu cử tỉnh, Ủy ban bầu cử các cấp
xem xét giải quyết nghiêm túc, đúng thẩm quyền, đúng thời gian theo quy định của
pháp luật, đảm bảo quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, trả lời công
khai kết quả giải quyết được công dân chấp thuận. Đồng thời, đảm bảo được sự rõ
ràng minh bạch đối với các ứng cử viên HĐND các cấp.
Thanh tra tỉnh thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin với Trụ sở Tiếp
công dân của Trung ương Đảng tại Hà Nội và Văn phòng Chính phủ để phối hợp
giải quyết những vụ việc phức tạp, đông người; xây dựng kế hoạch trực tiếp công



×