Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tổng quan về chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.68 KB, 13 trang )

Đồ án tốt nghiệp
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI & CÁC
HP CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN (POPs)
2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.1.1. Khái niệm chất thải nguy hại (CTNH)
Theo quy chế quản lý CTNH tại quyết đònh 155/1999/QĐ-TTg
CTNH là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây
nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các
đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi
trường và sức khỏe con người.
Các đặc tính của CTNH
a)Tính cháy nổ (ignitability)

Một chất thải được xem là CTNH thể hiện tính dễ cháy nếu mẫu đại diện
của chất thải có những tính chất sau:
1. Là chất lỏng hay dung dòch chứa lượng cồn( rượu)< 24% (theo thể tích) và
có điểm chớp nháy nhỏ hơn 60
o
C(140
O
C)
2. Là chất thải (lỏng hoặc không phải lỏng) có thể cháy qua việc cọ sát hấp
phụ độ ẩm, hay tự biến đổi hóa học, khi bắt lửa, cháy rất mãnh liệt và liên
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
SVTH: Nguyễn Thò Nhung Trang 5
Hình 1: Biển báo chất có tính cháy nổ
Đồ án tốt nghiệp
tục ( dai dẳng ) tạo ra hay có thể tạo ra CTNH, trong các điều kiện nhiệt độ
và áp suất tiêu chuẩn.
3. Là khí nén.


4. Là chất oxy hóa
b) Tính ăn mòn.

Độ pH là thông số dùng để đánh giá tính ăn mòn của chất thải, tuy nhiên thông
số về tính ăn mòn của chất thải còn dựa vào tốc độ ăn mòn thép để xác đònh chất
thải có nguy hại hay không. Nhìn chung một chất thải được coi là CTNH có tính ăn
mòn khi mẫu đại diện một trong các tính chất sau:
1. Là chất lỏng có pH = 2 hay pH=12,5.
2. Là chất lỏng có tốc độ ăn mòn thép >6,35 mm (0,25 inch) một năm ở nhiệt
độ thí nghiệm là 55
o
C(103
o
F)
c. Tính phản ứng( reactivity)

Chất thải được coi là nguy hại và có tính phản ứng khi mẫu đại diện chất
thải này thể hiện một tính chất bất kỳ trong các tính chất sau:
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
SVTH: Nguyễn Thò Nhung Trang 6
Hình 2: chất có tính ăn mòn
Hình 3: Biển báo có tính oxy hóa
Đồ án tốt nghiệp
• Thường không ổn đònh (unstable) và dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà
không gây nổ.
• Phản ứng mãnh liệt với nước
• Khi trộn với nước có khả năng no
• Khi trộn với nước, chất thải sinh ra chất độc, bay hơi hoặc khói với lượng có
thể gây nguy hại cho sức khỏe con người hoặc môi trường.
• Là chất thải chứa xyanua hay sunfic ở điều kiện pH giữa 2 và 11,5 có thể tạo

ra khí độc, hơi hoặc khói với lượng có thể gây nguy hại cho sức khỏe con
người hoặc môi trường.
• Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ
mạnh hoặc nếu được gia nhiệt trong thùng kín.
• Chất thải có thể dễ dàng nổ hoặc phân hủy ( phân ly) nổ hay phản ứng ở
nhiệt độ và áp suất chuẩn.
• Là chất nổ bò cấm theo luật đònh.
d). Tính độc ( toxicity)

Để xác đònh đặc tính đôc hại của chất thải ngoài biện pháp sử dụng bảng
liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật, hiện nay còn sử
dụng phương pháp xác đònh đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ (toxicity
characteristic leaching procedure -TCLP) để xác đònh. Kết quả của các thành
phần trong thí nghiệm được so sánh với giá trò nồâng độ tối đa của chất ô nhiễm
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
SVTH: Nguyễn Thò Nhung Trang 7
Hình 4: Biển báo có tính độc
Đồ án tốt nghiệp
đối với đặc tính độc theo RCRA (Resource Conservation and Recovery Act -Mỹ),
nếu nồng độ lớn hơn giá trò theo RCRA thì có thể kết luận chất thải đó là CTNH.
2.1.2. Nguồn gốc và phân loại CTNH
a. Nguồn gốc phát sinh :
Các hoạt động thương mại và sinh hoạt trong cuộc sống hay các hoạt động
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà CTNH có thể phát sinh từ nhiều nguồn
gốc khác nhau. Việc phát thải có thể do bản chất công nghệ hay do trình độ dân trí
dẫn đến việc thải chất thải có thể là vô tình hay cố ý. Tùy theo cách nhìn nhận mà
có thể phân thành các nguồn gốc khác nhau, nhìn chung có thể chia các nguồn phát
sinh CTNH thành 4 nguồn chính:
• Hoạt động công nghiệp
• Hoạt động nông nghiệp

• Hoạt động thương mại
• Sinh hoạt (ví dụ việc sử dụng pin, accu,..). Trong các nguồn thải nêu trên thì
hoạt động công nghiệp là nguồn phát sinh chất thải nguy hại lớn nhất phụ
thuộc rất nhiều loại công nghiệp. So với các nguồn phát thải khác, đây cũng
là nguồn mang tính thường xuyên và ổn đònh nhất.
• Ngoài những nguồn phát sinh CTNH từ các sở công nghiệp, các đối tượng
khác trong thành phố cũng thải ra một lượng lớn đáng kể CTNH: như hộ gia
đình, trường học, Viện /trung tâm nghiên cứu, bệnh viện…
b. Phân loại
Có rất nhiều cách phân loại CTNH ta có thể phân loại CTNH theo các đặc
tính của CTNH như sau:
 Theo khả năng xử lý
Để phục vụ công tác xây dựng hệ thống xử lý, việc phân loại CTNH theo khả
năng xử lý là hợp lý. CTNH có thể chia thành các loại sau:
Chất thải từ quá trình xi mạ/ chất thải chứa kim loại/ chất thải chứa xianua
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
SVTH: Nguyễn Thò Nhung Trang 8
Đồ án tốt nghiệp
• Axit
• Kiềm
• Chất thải vô cơ
• Chất phản ứng
• Sơn/ nhựa
• Dung môi hữu cơ
• Chất thải từ quá trình dệt nhuộm
• Dầu mỡ, chất thải nhiễm dầu
• Bao bì nhiễm CTNH
• Hóa chất hữu cơ
• Thuốc trừ sâu
• Chất thải từ sản xuất từ giấy và bột giấy

 Theo tính chất của chất thải
Nhằm đảm bảo an toàn khi vận chuyển và tổn trữ, hệ thống phân loại CTNH theo
tính chất là hợp lý. CTNH được phân thành các loại sau:
• Chất có tính nổ
• Chất lỏng có khả năng bốc
• Chất rắn có khả năng bốc cháy
• Chất thải có khả năng cháy tự
• Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí có khả năng bốc cháy.
• Chất oxy hóa góp phần đốt cháy các chất khác .
• Các chất peroxit hữu cơ không bền nhiệt
• Các chất gây ngộ độc cấp tính
• Chất lây nhiễm
• Chất có tính ăn mòn
• Chất độc
GVHD: PGS.TS Hoàng Hưng
SVTH: Nguyễn Thò Nhung Trang 9

×