Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.82 KB, 3 trang )

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

Vai trò của hoạt động xuất
khẩu đối với sự phát triển
của mỗi quốc gia
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống một cách riêng rẽ mà có được đầy đủ mọi
thứ hàng hoá. Buôn bán quốc tế có ý nghĩa sống còn, mở rộng khả năng tiêu dùng của
một nước. Xuất khẩu là một hoạt động TMQT có vai trò quan trọng thể hiện trên các
mặt sau:
Xuất khẩu nhằm khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước
Trong thế giới hiện đại không một quốc gia nào bằng chính sách đóng cửa của mình lại
phát triển có hiệu quả kinh tế trong nước. Muốn phát triển nhanh mỗi nước không thể
đơn độc dựa vào nguồn lực của mình mà phải biết tận dụng các thành tựu kinh tế khoa
học kỹ thuật của loài người để phát triển. Nền kinh tế “mở cửa”, trong đó xuất khẩu
đóng vai trò then chốt sẽ mở hướng phát triển mới tạo điều kiện khai thác lợi thế tiềm
năng sẵn có trong nước nhằm sử dụng phân công lao động quốc tế một cách có lợi nhất.
Đối với những nước mà trình độ phát triển kinh tế còn thấp như nước ta, những nhân tố
tiềm năng là: tài nguyên thiên nhiên và lao động. Còn những yếu tố thiếu hụt là vốn, kỹ
thuật, thị trường và kĩ năng quản lý. Xuất khẩu là giải pháp mở cửa nền kinh tế nhằm
tranh thủ vốn và kỹ thuật của nước ngoài, kết hợp chúng với tiềm năng trong nước về
lao động và tài nguyên thiên nhiên để tạo sự tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế, góp phần
rút ngắn khoảng cách chênh lệch với các nước giàu.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kỹ thuật bên
ngoài cho quá trình sản xuất trong nước
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển mạnh trở thành nhân tố quyết định cho sự
phát triển của sản xuất. Xuất khẩu để tăng khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, làm cho nền


1/3


Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

kinh tế nông nghịêp lạc hậu sản xuất nhỏ là phổ biến có nguồn bổ sung kỹ thuật tiên tiến
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Quá trình phát triển của nền kinh tế đỏi hỏi phải nhập khẩu một lượng ngày càng nhiều
máy móc thiết bị và nguyên liệu công nghiệp ... Trong các nguồn như đầu tư nước ngoài,
vay nợ, viện trợ... thì bằng cách này hay cách khác đểu phải trả. Chỉ có xuất khẩu mới
là hoạt động có hiệu quả nhất taọ ra nguồn vốn nhập khẩu bởi chúng không phải trả bất
cứ một khoản chi phí nào khác như nguồn vốn vay ngoài hơn nữa còn thể hiện tính tự
chủ của nguồn vốn. Trong thực tiễn, xuất khẩu và nhập khẩu có mối quan hệ mật thiết
với nhau, vừa là kết quả, vừa là tiền đề của nhau, đẩy mạnh xuất khẩu là để tăng cường
nhập khẩu, tăng nhập khẩu để mở rộng và tăng khả năng xuất khẩu.
Trong tương lai nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ
của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay
thấy được khả năng xuất khẩu- nguồn vốn duy nhất để trả nợ- trở thành hiện thực.
Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống nhân dân.
Thị trường trong nước nhỏ hẹp, không đủ bảo đảm cho sự phát triển công nghiệp với
quy mô hiện đại, sản xuất hàng loạt do đó không tạo thêm công ăn việc làm, một vấn đề
mà các nước nghèo luôn luôn phải giải quyết.
Với phạm vi vượt ra ngoài biên giới quốc gia, hoạt động xuất khẩu mở ra một thị trường
tiêu thu rộng lớn với nhu cầu vô cùng đa dạng của mọi tầng lớp, mọi dân tộc trên toàn
thế giới. Sản xuất phải gắn với thị trường, có thị trường là điều kiện tiên quyết để thúc
đẩy sản xuất hàng xuất khẩu, đến lượt nó sản xuất hàng xuất khẩu lại là nơi thu hút hàng
triệu lao động vào làm việc và tăng thu nhập. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú
thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Xuất khẩu góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát
triển.
Thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng một cách có lợi nhất đó là thành quả của công
cuộc khoa học và công nghệ hiện đại. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong qúa trình
công nghiệp hoá phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với
đất nước ta. Vì vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
• Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi, tức
là sự phát triển của ngành hàng xuất khẩu này sẽ kéo theo sự phát triển của một
ngành khác có quan hệ mật thiết.

2/3


Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia

• Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của ta sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị
trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải
tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi với thị trường.
• Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng
cao năng lực sản xuất trong nước.
• Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế- kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng
lực sản xuất trong nước.
• Xuất khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới, hoàn thiện công
việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại của
nước ta.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại luôn có tác động qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
Xuất khẩu là một bộ phận rất quan trọng của kinh tế đối ngoại. Vì vậy khi hoạt động
xuất khẩu phát triển sẽ kéo theo các bộ phận khác của kinh tế đối ngoại phát triển như

dịch vụ, quan hệ tín dụng, đầu tư, hợp tác, liên doanh, mở rộng vận tải quốc tế... Mặt
khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại này lại tạo điều kiện mở rộng xuất khẩu. Vì
vậy đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước, nâng
cao địa vị và vai trò của nước ta trên trường quốc tế, góp phần vào sự ổn định kinh tế
chính trị của đất nước.
Nói tóm lại, với những vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế, phát triển hoạt
động xuất khẩu luôn là chiến lược để phát triển kinh tế ở nước ta.

3/3



×