Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thiết kế mạch khống chế nhiệt độ cho vườn ươm cây giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 72 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................................................................2
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT THỰC TẾ VƯỜN ƯƠM....................................................................................................3
I/ KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM
3
1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm................................................................................................................3
2. Phân loại vườn ươm........................................................................................................................................4
II/ TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VƯỜN ƯƠM
5
1.Tiêu chuẩn kỹ thuật của vườn ươm..................................................................................................................6
III/ TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHÈ
15
1. PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH....................................................................................................................16
2. Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m2).........................................................................................................23
..............................................................................................................................................................................................26
CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ ĐO NHIỆT ĐỘ......................................................................................................26
I/ KHẢO SÁT ĐO NHIỆT ĐỘ TRONG THỰC TẾ HIỆN NAY.
26
II/ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐO LƯỜNG.
27
1. Giới Thiệu:....................................................................................................................................................27
2. Hệ thống đo lường:........................................................................................................................................27
III/ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐO NHIỆT ĐỘ:
28
1. Đo nhiệt độ....................................................................................................................................................28
2. Các phương pháp đo nhiệt độ thường dùng..................................................................................................29
3. Lựa chọn phương pháp đo.............................................................................................................................29
IV / SƠ ĐỒ MẠCH ĐO NHIỆT ĐỘ MÔI TRƯỜNG HIỂN THỊ LÊN LCD.
30
CHƯƠNG III : TỔNG QUAN VỀ CÁC LINH KIỆN SỬ DỤNG............................................................................31
I / TỔNG QUAN VỀ BỘ VI ĐIỀU KHIỂN 8051.


31
1.Giới thiệu .......................................................................................................................................................31
2.Khảo sát bộ VĐK 8051...................................................................................................................................31
II / TỔNG QUAN BỘ CHUYỂN ĐỔI TƯƠNG TỰ - SỐ ADC 0809.
46
1. Giới thiệu chung............................................................................................................................................46
2. Giới thiệu về IC ADC0809............................................................................................................................47
III / TỔNG QUAN VỀ IC CẢM BIẾN NHIỆT LM35.
49
1. Giới thiệu.......................................................................................................................................................49
2. Sơ đồ và đặc tính của IC LM35.....................................................................................................................49
IV / TỔNG QUAN VỀ MÀN HÌNH LCD.
51
1.Giới thiệu về màn hình LCD (Liquid Crystal Display)..................................................................................51
2. Sơ đồ chân của LCD......................................................................................................................................51
3. Thanh ghi và tổ chức bộ nhớ.........................................................................................................................52
4. Điều khiển hiển thị Text LCD........................................................................................................................55
CHƯƠNG IV : PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ MẠCH................................................................................................59
I / SƠ ĐỒ, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG.
59
1. Sơ đồ hoạt động.............................................................................................................................................59
2. Nguyên lý hoạt động......................................................................................................................................59
II / THIẾT KẾ MẠCH DEMO
60
1.Giới thiệu về phần mềm mô phỏng mạch.......................................................................................................60
2.Lưu đồ thuật toán...........................................................................................................................................62
3.Chương trình..................................................................................................................................................63
4.Kết quả mạch demo........................................................................................................................................68
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................................72


1


LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật làm cho cuộc sống
của con người ngày càng được nâng cao về mọi mặt trong cuộc sống, trong sinh hoạt
cũng như trong sản xuất. Với việc sử dụng khoa học kỹ thuật trong cuộc sống đã làm cho
chất lượng cuộc sống được nâng cao rõ rệt, đặc biệt trong các xí nghiệp đã làm nâng cao
nâng suất lao động.Các mạch điện này cho độ chính xác cao và rất dễ sử dụng.Trong quá
trình nghiên cứu ở nhà kết hợp với quá trình học tập ở trên lớp em đã tìm hiểu và thiết kế

2


một mạch điện mà ứng dụng của nó rất rộng rãi ngoài thực tế đó là mạch khống chế
nhiệt độ cho vườn ươm.
Mục đích của mạch đo nhiệt độ môi trường là giúp cho con người có thể đo được
những nơi có nhiệt độ cao và con người khó có thể tiếp xúc được như các lò luyện kim,
lò phản ứng, hay nhiệt độ môi trường sống bên ngoài mà các dụng cụ đo bình thường như
nhiệt kế không thể đo được.Yêu cầu của mạch đo nhiệt độ là chạy một cách chính xác,
ổn định, gọn nhẹ, dễ lắp đặt, dễ sử dụng ,dễ sữa chữa và rẻ tiền.
Từ những kiến thức học được và các tài liệu tham khảo, tuy có thể hoàn thành đợt
thực tập này nhưng không thể tránh khỏi nhiều thiếu xót, kính mong các thầy cô giáo
thông cảm.
Để hoàn thành bài báo cáo này em đã nhận được sự chỉ bào tận tình của cô giáo
hướng dẫn và sự giúp đỡ nhiệt tình của bạn bè. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô
giáo hướng dẫn Bùi Thị Mai Hoa , cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Kĩ Thuật Máy
Tính đã dạy cho em những kiến thức cơ bản để em hoàn thành được đợt tốt nghiệp lần
này.

Em xin chân thành cảm ơn !

CHƯƠNG I : KHẢO SÁT THỰC TẾ VƯỜN ƯƠM
I/ KỸ THUẬT VƯỜN ƯƠM
Vườn ươm là một bộ phận không thể thiếu được của ngành trồng cây công nghiệp và cây
ăn quả. Muốn có những vườn ươm cây sinh trưởng khoẻ mạnh, năng suất, sản lượng cao, phẩm
chất tốt, tính chống chịu cao phải có giống tốt và những cây giống tốt.

1. Chọn địa điểm thành lập vườn ươm
Khi chọn địa điểm thành lập vườn ươm, cần chú ý một số yêu cầu sau đây:

3


- Điều kiện khí hậu:
Vườn ươm phải đặt ở nơi có điều kiện khí hậu phù hợp với yêu cầu sinh thái của các chủng loại
cây cần nhân giống, tránh được các yếu tố thời tiết bất thuận như: giá rét, sương muối hoặc nhiệt
độ quá cao.
- Điều kiện đất đai:
Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng,
có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt.
Đối với các chủng loại cây ăn quả được gieo
trồng trực tiếp trên nền đất, yêu cầu đất làm
vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác
dầy, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát
nước tốt.
- Nguồn nước tưới: có nguồn cung cấp đủ nước
tưới tất cả các tháng trong năm, bảo đảm yêu
cầu về chất lượng. Ngoài ra, vườn ươm phải đặt
ở nơi có vị trí thuận lợi về giao thông, gần thị

trường yêu cầu cây giống.

2. Phân loại vườn ươm
Dựa vào yêu cầu kỹ thuật cơ bản, quy mô,
thời gian sử dụng, vườn ươm được chia thành các loại;
- Theo nguồn giống chia ra:
+ Vườn ươm tạo cây con từ hạt (gọi tắt là vườn ươm từ hạt)
+ Vườn ươm tạo cây con từ hom (gọi tắt là vườn ươm từ hom)
- Theo kỹ thuật chia ra:
+ Vườn ươm tạo cây con rễ trần trên nền đất thấm nước
+ Vườn ươm tạo cây con trong bầu trên nền đất thấm nước
+ Vườn ươm tạo cây con trong bầu trên nền đất cứng không thấm nước
- Theo quy mô chia thành 3 loại:
+. Vườn ươm nhỏ
+ Vườn ươm trung bình
+ Vườn ươm lớn
Diện tích, công suất của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 1

4


Bảng 1. Quy mô vườn ươm
Vườn ươm từ hạt
Vườn ươm từ hom
Công suất
Công suất
TT
Quy mô
Diện tích
Diện tích vườn

(triệu cây tiêu
(triệu cây tiêu
vườn (ha)
(ha)
chuẩn/năm)
chuẩn/năm)
1
Nhỏ
Dưới 0,5
Dưới 0,5
Dưới 0,70
0,1 đến 0,5
2
Trung bình
0,5 đến 1,0
0,5 đến 1,0
0,7 - 1,5
0,5 đến 1,0
3
Lớn
Trên 1
Trên 1,0
Trên 1,5
Trên 1,0
Diện tích quy định ở bảng 1, tính cho vườn ươm từ hạt để tạo cây tiêu chuẩn dưới 1
năm tuổi và liên canh (không luân canh). Cách tính diện tích vườn ươm và các khu đất
sản xuất theo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể cho vườn ươm từ hạt trên 1 năm tuổi, luân canh
và vườn ươm từ hom dưới 6 tháng tuổi, không luân canh, theo phụ lục 1 kèm theo tiêu
chuẩn này.
- Theo thời gian sử dụng chia ra 3 loại:

+ Vườn ươm tạm thời
+ Vườn ươm bán lâu dài
+ Vườn ươm lâu dài
Thời gian sử dụng của từng loại vườn ươm được quy định ghi ở bảng 2
Bảng 2: Thời gian sử dụng vườn ươm
Loại vườn ươm
Tạm thời
Bán lâu dài
Lâu dài

Thời gian sử dụng
Dưới 3 năm
Từ 3 đến 10 năm
Trên 10 năm

II/ TIÊU CHUẨN XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VƯỜN ƯƠM
Vườn ươm phải chọn nơi có các điều kiện ghi ở bảng 3.
Bảng 3: Tiêu chuẩn điều kiện vườn ươm
Chỉ tiêu

Thích hợp

Chấp nhận được

Đối tượng áp dụng

1.
Nguồn Cách vườn < 20m, đủCách vườn < 50m,Tất cả các loại vườn
nước tưới
tưới mùa khô

đào thêm giếng đủươm
tưới mùa khô
2. Chất lượng Nước ngọt, độ PH 6,5-Nước ngọt, độ PH 6,0-Tất cả các loại vườn
nước tưới
7,0, hàm lượng muối7,5, hàm lượng muốiươm

5


NaCl < 0,2%

NaCl < 0,3%

3. Nguồn điện Cung cấp đủ, đềuNguồn điện yếu có thểVườn ươm trung bình,
(điện áp đủ và ổnkhắc phục bằng máylớn, bán lâu dài, lâu
định)
ổn áp tự động
dài
4. Giao thông Cách trục giao thôngCách trục giao thôngVườn ươm lớn, trung
< 50m, xe tải 5,7 tấn< 100m, xe tải 2,5 tấnbình, bán lâu dài
có thể vào vườn,có thể vào vườn, phải
không phải đầu tư xâyđầu tư ít để sửa đường
dựng đường
5. Độ thoát Sau cơn mưa nướcSau cơn mưa nướcTất cả các loại vườn
nước
tiêu thoát ngay
úng không quá 3-4 giờươm
trong ngày
6. Độ dày > 50cm
tầng đất mặt


> 30cm

Vườn ươm loại 3.2.1
Vườn giống lấy hom
Khu luân canh

7. Thành phần Thịt trung bình

Thịt nhẹ đến sét nhẹ

Vườn ươm loại 3.2.1
Vườn giống lấy hom
Khu luân canh

8. Mầm mống Không có mầm mốngCó mầm mống sâuTất cả các loại vườn
sâu bệnh hại sâu bệnh hại. Khôngbệnh hại nhẹ.
ươm
của đất
phải xử lý đất
Phải xử lý đất bằng
biện
pháp
thông
thường, ít tốn kém,
không ô nhiễm môi
trường

1.Tiêu chuẩn kỹ thuật của vườn ươm
1.1 Bố trí mặt bằng

Mặt bằng vườn ươm phải bố trí theo yêu cầu của đất sản xuất và đất phụ trợ.
a) Đất sản xuất
Đất sản xuất là diện tích đất dùng để gieo ươm cây được chia thành các khu: Gieo
hạt, cấy cây, đặt bầu, bể nuôi cây, nhà giâm hom, huấn luyện cây, vườn giống lấy hom,
khu luân canh, khu lưu cây.

6


Các khu được bố trí sao cho có thể tận dụng được đất và tạo thành dây chuyền sản
xuất hợp lý, giảm được công đi lại, diện tích đất sản xuất chiếm 60% - 70% diện tích đất
vườn ươm.
b) Đất phụ trợ
Là diện tích đất dành để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, được chia thành các hạng
mục: Sân phơi nhà đóng bầu, nhà xử lý kỹ thuật, nhà kho, nhà làm việc, sinh hoạt; đường
ống nội bộ, hệ thống cấp nước, tiêu nước, hàng rào, băng rừng chắn gió.
Vị trí các hạng mục đặt ở nơi thuận tiện cho quản lý và điều hành sản xuất, diện tích
đất phụ trợ bằng 30% - 40% đất sản xuất.
- Tiêu chuẩn kỹ thuật các khu đất sản xuất:
+ Kích cỡ các loại luống và giàn che
Thực hiện theo quy định ở bảng 4.
Bảng 4: Tiêu chuẩn kỹ thuật các loại luống và giàn che gieo ươm cây

Chỉ tiêu

Nền thấm nước

Nền không thấm nước

Luống đất


Luống bầu

Bể nuôi cây

100 - 120

100 - 120

100 - 120

Chiều dài (m)

8 - 10

8 - 10

8 - 10

Chiều cao (cm) mặt
luống đến chân luống

10 - 20

10 - 20

10 - 20

Chiều rộng chân luống
(cm)


110 - 130

110 - 130

110 - 130

đắp đất xung
quanh dầy 3 5cm, hoặc xây
gạch chỉ dầy 5cm

5 - 10

Chiều rộng mặt luống
(cm) không phủ bì

Chiều dày thành luống
(cm)
Chiều cao gờ luống
(cm)

3,5

3,5

Chiều rộng của khe
xung quanh đáy phía
trong bể (cm)

2-3


Chiều sâu của khe
xung quanh đáy phía
trong bể (cm)

1-2

7


Chênh cao giữa nền
chân luống và rãnh đi
(cm)

5 - 10

Nền đất, sạch cỏ,
bằng phẳng, độ
chênh cao giữa
chỗ cao nhất và
thấp nhất của
nền < 1cm

Nền đáy

Chiều rộng lối đi giữa
30 - 40 nền đất
các luống (cm)
Giàn che nắng
* Khung


5 - 10

5 - 10

Nền xây gạch hoặc
Nền đất, sạch cỏ,
gạch đá vỡ trộn xi
bằng phẳng, độ
măng vữa, không
chênh cao giữa
thấm nước, bằng
chỗ cao nhất và
phẳng, độ chênh cao
thấp nhất của nền
giữa chỗ cao nhất và
< 1cm
thấp nhất < 0,5cm
30 - 40 nền đất

30 - 40 xây gạch hoặc
gạch đá vữa xi măng

Sắt hàn, cột bằng
Sắt hàn, cột sắt cao 2 Tre, gỗ nhỏ, cao sắt, cao 2 - 2,5m,
2,5m, chân cột đổ bê
1,8 - 2,2m
chân cột đổ bê
tông
tông

Mái bằng, đan
Phên tre nứa
Sắt f6 - f8, phủ lưới ni
bằng sắt f6 - 8 phủ
đan, che 50 lông che 50 - 70% ánh
ni lông, che 50 70% ánh sáng
sáng
70% ánh sáng

* Mái che

Vườn ươm trung
Vườn ươm nhỏ,
Vườn ươm lớn, trung
Đối tượng áp dụng
bình lớn, bán lâu
tạm thời
bình, lâu dài
dài
Tiêu chuẩn các loại luống gieo cây quy định ở bảng 4 áp dụng cho trường hợp luống
nổi. Ở những nơi có điều kiện khô hạn hoặc đặc biệt khác phải làm luống chìm hoặc
luống bằng có thể tham khảo vận dụng cho phù hợp.
+ Nhà giâm hom
Thực hiện theo quy định ở bảng 5
Bảng 5: Tiêu chuẩn kỹ thuật nhà giâm hom
Hạng mục

Yêu cầu kỹ thuật

Đối tượng áp

dụng

Kiểu dáng, kích thước phụ thuộc vào quy mô sản
a. Nhà giâm xuất và điều kiện cụ thể của vườn song phải vững
hom
chắc, thông thoáng, phù hợp với khí hậu địa
phương
Không

lâu Tre, cây gỗ nhỏ, chiều cao 2,2 - 2,5m.

Vườn

ươm

từ

8


bền
Khung nhà

Che bằng lưới ni lông hoặc phên tre nứa đan, chehom,
50 - 70% ánh sáng
thời

nhỏ,

tạm


Mái che
Tường vách
- Lâu bền
Khung nhà

Quanh nhà cao 1 - 1,5m bằng phên nứa đan hoặc
lưới nilông che 50% ánh sáng
Vườn ươm từ
hom, trung bình,
Bằng thép hàn hoặc bu lông xiết chặt, chiều cao lớn, lâu dài, bán
2,5 - 3,0m (đến xà), cột nhà bằng sắt, chân cột đổ lâu dài
bê tông

Mái che

Mái chảy che mưa nắng bằng tấm nhựa
composite. Bên trong nhà ở độ cao 2,2 - 2,5m che
lưới ni lông, che 50 - 70% ánh sáng, lưới dễ di
động điều chỉnh ánh sáng.

Tường vách

Quanh nhà cao 2,2 - 2,5m bằng tấm nhựa trắng
đục hoặc lưới ni lông (dễ tháo lắp che được 50%
ánh sáng).

Bề mặt rộng 1 - 1,20m (không phủ bì), dài 3 10m, xây bờ gạch xung quanh dầy 5cm, cao 10 25 cm, nền luống bằng đất thấm nước, cự ly giữa
các luống 30 - 40cm, rãnh đi xây lát bằng gạch,
B.

Luống
Tất cả các loại
đá vụn trộn vữa xi măng, nền cao hơn rãnh đi 5 giâm hom
vườn ươm từ hom
10cm. Đối với vườn ươm nhỏ tạm thời cho phép
để rãnh đi bằng nền đất. Trong luống xếp các bầu
dinh dưỡng hoặc đổ đất, cát sạch dầy 10 - 15cm
làm giá thể để giâm hom.
- Lều giâm
Hình bán nguyệt có khung đan bằng tre nứa,
hom
Vườn ươm từ
chiều rộng 1 - 1,2m, cao 0,8 - 0,9m. Trên phủ ni
hom, nhỏ, tạm
* Không lâu lông màu trắng trong đủ ánh sáng và giữ ẩm chothời.
cây.
bền

Lâu bền
Tưới nước
Thủ công

Vườn ươm từ
Hình bán nguyệt có khung bằng sắt hoặc nhôm f6
hom, lớn, trung
- 8, rộng 1 - 1,2m, cao 0,8 - 0,9m, phủ ni lông
bình, lâu dài, bán
trắng trong đủ ánh sáng và giữ ẩm cho cây
lâu dài
Tưới phun sương thủ công bằng bình bơm tay. Vườn ươm từ

Tưới phun sương bằng máy bơm và hệ thống ống hom, nhỏ, tạm

9


dẫn nhựa Tiền phong chịu lực điều khiển không
thời
tự động
Vườn ươm từ
Tưới phun sương bằng máy bơm và hệ thống ống
hom, trung bình,
* Tự động
dẫn nhựa Tiền phong chịu lực 25 - 30cm hoặc
lớn, bán lâu dài,
ống thép tráng kẽm đặt nổi, điều khiển tự động
lâu dài
- Khu huấn luyện cây
Thực hiện theo quy định ở bảng 6.
Bảng 6: Tiêu chuẩn kỹ thuật khu huấn luyện cây
Hạng mục

- Không lâu bền
Dàn che
sáng

Yêu cầu kỹ thuật

- Khung giàn bằng tre, gỗ nhỏ, cao 1,8 - Vườn ươm từ hom,
2,2m
nhỏ, tạm thời


Mái bằng, che bằng phên Tre nứa đan, hoặc
ánh lưới ni lông, che được 50 - 70% ánh sáng
(lưới, phên che dễ tháo lắp, điều chỉnh ánh
sáng).

- Luống

Luống đất, luống bầu, trên nền thấm nước
theo tiêu chuẩn kỹ thuật ở bảng 4.

- Tưới nước

Thủ công bằng bình tưới ô doa, hoặc bán cơ
giới bằng máy bơm nước lên bể chứa, bằng
ống dẫn mềm tưới phun mưa hoặc theo như
quy định ở bảng 5.

- Lâu bền
Dàn che
sáng
Luống

Đối tượng áp dụng

Khung giàn bằng sắt hàn hoặc bu lông siết Vườn ươm từ hom
chặt, cột bằng sắt, cao 2,2 - 2,5m, chân cột trung bình, lớn, bán
ánh đổ bê tông. Mái bằng, đan bằng sắt f6 - 8m lâu dài, lâu dài
phủ lưới ni lông, che được 50 - 70% ánh
sáng (Lưới dễ tháo lắp, điều chỉnh ánh sáng)

Luống bầu trên nền thấm nước hoặc trong
bể nuôi cây theo tiêu chuẩn kỹ thuật ở bảng
4.

Tưới nước
Theo quy định ở bảng 5
+ Khu vườn giống lấy hom
Thực hiện theo quy định ghi ở bảng 7.
Bảng 7. Tiêu chuẩn kỹ thuật khu vườn giống lấy hom

10


Hạng mục

Yêu cầu kỹ thuật

Vị trí

Đối tượng áp dụng

Nằm trong vườn ươm từ hom hoặc Tất cả các loại vườn
cách vườn ươm dưới 1000m
ươm từ hom

Độ dầy tầng đất (cm) Trên 50m
Thành phần cơ giới Thịt nhẹ đến sét nhẹ
đất
Tưới nước thủ công


Theo quy định ở bảng 5 hoặc bảng 6

Vườn ươm từ hom,
nhỏ, tạm thời

Tưới nước tự động

Theo quy định ở bảng 5

Vườn ươm từ hom,
trung bình, lớn, bán
lâu dài, lâu dài

- Các khu đất sản xuất khác
Thực hiện theo quy định ở bảng 8
Bảng 8: Tiêu chuẩn kỹ thuật các khu đất sản xuất khác
Hạng mục
a/ Khu lưu cây

Yêu cầu kỹ thuật

Đối tượng áp dụng

Vị trí

Gần vườn huấn luyện và gần đường tiện lợi Vườn ươm lớn, trung
tập kết và xuất cây
bình lâu dài, bán lâu
dài
Đủ ánh sáng


Nền

Đất, thấm nước, có rãnh thoát nước

Tưới nước

Tự động, theo quy định ở bảng 5

b/ Khu
canh
Vị trí

luân Khu gieo ươm, đất xấu hoặc nhiễm sâu bệnhVườn ươm lớn, trung
nặng
bình lâu dài, bán lâu
dài

Nền

Đất, thấm, nước

Biện pháp

Bỏ hóa, trồng cây phân xanh, trồng cây đậu
đỗ ngắn ngày.

Thời gian

1 - 3 năm


1.2. Tiêu chuẩn kỹ thuật đất phụ trợ
Thực hiện theo quy định ở bảng 9

11


Bảng 9: Tiêu chuẩn kỹ thuật các khu đất phụ trợ
Hạng mục

Yêu cầu kỹ thuật

Đối tượng áp dụng

a. Sân phơi

Tạm thời nền gạch hoặc xi măng, bằng Các loại vườn ươm
phẳng, đủ ánh sáng

b. Nhà kho

Nền nhà bằng gạch hoặc xi măng bằngVườn ươm từ hạt, từ
phẳng.
hom, nhỏ, tạm thời

- Không lâu bền

Khung nhà bằng gỗ, cao 2 - 2,5m
Tường, vách ngăn xây gạch
Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng (nhà

cấp 4)
- Lâu bền

Nền nhà xây gạch, bằng phẳng
Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông) cao 2 2,5m. Có máy điều hòa nhiệt độ, ẩm độ.

c. Nhà
bầu

đóng Nền nhà bằng đất nện

Khung nhà bằng tre, gỗ nhỏ, chiều cao 2-3m
- Không lâu bền (từ nền đến xà)

Vườn ươm từ hạt, từ
hom, nhỏ, tạm thời

Vườn ươm từ hạt, từ
hom, nhỏ, tạm thời

Mái nhà lợp rơm rạ, cỏ tranh, lá cọ, tre nứa
đan.
Tường quanh nhà. Phên tre nứa đan, cao 1 2m.
- Lâu bền

Nền nhà xây gạch, bằng phẳng

Vườn ươm từ hạt, từ
hom, trung bình, lớn,
Khung nhà bằng gỗ, cao 2,5 - 3m (từ nền bán lâu dài, lâu dài

đến xà).
Mái lợp bằng tấm lợp phi brô xi măng
Tường xung quanh xây gạch cao 1 - 2m.

d. Nhà xử lý kỹ Tiêu chuẩn kỹ thuật giống như nhà đóng bầuVườn ươm từ hom,
thuật
không lâu bền
nhỏ, tạm thời
Tiêu chuẩn kỹ thuật giống như nhà đóng bầuVườn ươm từ hom,

12


lâu bền

trung bình, lớn, bán
lâu dài, lâu dài

e. Hệ thống cấp Bơm điện, bơm điện chuyên dùng hoặc máyVườn ươm lớn, trung
nước
nổ, bơm đẩy nước vào các bể chứa nửa chìm bình, lâu dài, bán lâu
trong vườn (nếu tưới thủ công) hoặc bơm dài
Lâu bền
đẩy nước lên bể chứa ở cao (nếu tưới nước
bán tự động)
+ Bơm cấp
nước
+ ống dẫn

Ống nhựa Tiền phong loại dầy chịu áp lực

cao, chôn sâu 30 - 35cm hoặc ống thép tráng
kẽm đặt nổi.

+ bể chứa

Xây bằng gạch, xi măng, nơi cần thiết phải
có hệ thống lắng lọc cặn. Giếng khoan nơi
không đủ nguồn nước mặt.

- Không lâu bền Dùng sức người trực tiếp gánh nước từ ao,Vườn ươm nhỏ, tạm
hồ… thùng tưới có ô doa hoặc dùng máy thời
bơm điện loại nhỏ, ống dẫn nhựa mềm hoặc
ống nhựa tiền phong. Giếng xây nơi không
có đủ nguồn nước mặt
g. Hệ thống tiêu Mương bao quanh vườn ươm, chiều rộng 30 Vườn ươm trung bình,
thoát nước:
- 50cm, sâu 20 - 30cm, độ dốc 2 - 3%
lớn, bán lâu dài, lâu
dài
- Lâu bền
Hệ
mương

thống Mương bao quanh các khu của đất được sản
xuất, dọc hai bên đường ở trong vườn ươm,
chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm, độ dốc
1 - 2%.
Xây gạch xi măng, có cống chìm thông qua
đường để thoát nước


- Không lâu bền Mương bao quanh vườn, xung quanh cácVườn ươm nhỏ tạm
khu, dọc theo hai bên đường ở trong vườn thời
Hệ
thống ươm, chiều rộng 20 - 30cm, sâu 10 - 20cm
mương
(mương đất không xây)
h. Tường rào
- Lâu bền

Cổng ra vào bằng sắt

Vườn ươm trung bình,
lớn, bán lâu dài, lâu
Tường: xây gạch xung quanh vườn, cao 1,5 dài

13


- 2,0m, hoặc giây thép gai có cọc sắt cao 2,5
-3m
- Không lâu bền Cổng ra vào bằng tre, gỗ
Tường rào bằng cây xanh, cao 1,5 - 2,0m

Vườn ươm nhỏ tạm
thời

i. Đai rừng chắn Vuông góc với hướng gió hại chính hoặc gióVườn ươm lớn, lâu
mạnh
dài, bán lâu dài
gió

Cự ly đai rừng bằng 20 - 30 lần chiều cao Ở nơi có gió hại gây
đai rừng 3 - 5m
tổn thất
Loài cây trồng rừng chắn gió không mang
nguồn sâu bệnh hại cho cây ươm
k. Hệ
đường

thống Đường đất cho tất cả các loại đường trongVườn ươm nhỏ tạm
vườn ươm:
thời

- Không lâu bền Đường chính rộng 2 - 2,5m xe cải tiến đi lại
Đường phân khu rộng 0,5 - 1m cho người đi
bộ
- Lâu bền

Đường chính rải đá cấp phối rộng 3 - 4m xe Vườn ươm trung bình,
tải 5 - 7 tấn đi lại.
lớn, bán lâu dài
Đường phân khu rải đá dăm rộng 2 - 2,5m
người, xe cải tiến đi lại
Đường chính: bê tông, đá, hoặc nhựa rộng 3 Vườn ươm trung bình,
- 4m xe tải 5 - 7 tấn đi lại
lớn, bán lâu dài
Đường phân khu xây gạch chỉ, gạch đá vụn
vữa xi măng rộng 2 - 2,5m xe cải tiến đi lại

Nhà ở, làm việc Lán trại (tranh, tre, nứa, lá)


Vườn ươm nhỏ, tạm
thời

- Không lâu bền Nhà cấp 4 (nền: gạch vỡ, vữa xi măng, lợp Vườn ươm trung bình,
bằng tấm lợp phi brô xi măng)
lớn, bán lâu dài
- Lâu bền

Nhà kiên cố (mái bằng, bê tông)

Vườn ươm trung bình,
lớn, lâu dài

14


III/ TÌM HIỂU VỀ KỸ THUẬT GIÂM CÀNH CHÈ

Giâm cành chè là biện pháp nhân giống vô tính, từ một đoạn cành chè bao gồm 1-2 lá
cùng với chối nách (hom chè) đem giâm trên một nền vật liệu (đất, cát...) để tạo thành
cây mới. Đây là cây giống để trồng.
Hom chè giâm cành thường là cành bánh tẻ của giống tốt hoặc những cây đầu dòng
ưu tú.
Có 2 phương pháp nhân giống chè là: nhân giống hữu tính (bằng hạt) và nhân giống
vô tính (bằng giâm cành, chiết cành, ghép cành và nuôi cấy mô), nhưng phổ biến và
thông dụng nhất hiện nay là nhân giống vô tính bằng giâm cành.
- Nhân giống hữu tính (bằng hạt):
+ Có ưu điểm là dễ làm, đơn giản và giá thành thấp.
+ Nhưng nhược điểm là: quần thể không đồng đều, không giữ nguyên đặc tính cây mẹ,
năng suất không cao, chất lượng chè và tính chống chịu không ổn định, hệ số nhân giống

thấp.
- Nhân giống chè vô tính bằng giâm cành
+ Có ưu điểm là: quần thể đồng đều, giữ nguyên đặc tính cây mẹ, năng suất cao, chất
lượng và tính chống chịu ổn định, hệ số nhân giống lớn.
+ Nhưng nhược điểm là: Đòi hỏi kỹ thuật công phu, giá thành cao hơn nhân giống bằng
hạt (thông thương chi phí trồng cành gấp 6-8 lần so với trồng bằng hạt).
Trong thực tế nhân giống bằng hạt (mặc dù hạt đã được tuyển chọn cẩn thận) tiêu
chuẩn hạt giống tốt nhưng cây chè vẫn không đồng đều, có cây phát triển khoẻ, có cây
sinh trưởng yếu. Màu sắc và hình thái mỗi cây mỗi vẻ là do đặc tính phân ly tính trạng rất

15


mạnh đối với cây giao phấn như cây chè. Thời gian (kiến thức cơ bản) cây chè trồng hạt
dài là 4 năm, trong khi đó chè trồng cành chỉ 2-3 năm.
Nhân giống bằng giâm cành có hệ số nhân giống cao hơn nhân bằng hạt 15-20 lần.
Một ha chè để giống quả chỉ trồng được 4 ha, trong khi đó 1ha để hom giâm có thể trồng
được 80 ha. Chính vì vậy đã từ lâu phương pháp nhân giống bằng giâm cành đã trở thành
một tiến bộ khoa học được sử dụng rộng rãi trong sản xuất để trồng những nương chè có
năng suất cao, chất lượng tốt,chống chịu được sâu bệnh. Chỉ ở một số nơi do yêu cầu sản
xuất, không có giống gốc để giâm cành tại chỗ, kinh phí hạn chế, trình độ kỹ thuật yếu,
xa trung tâm sản xuất giống thì mới nhân giống bằng hạt.

1. PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH
Hiện nay giâm cành chè là phương pháp phổ biến trong nhân giống chè trên thế giới.
Giâm cành chè được nghiên cứu ở Trung Quốc từ năm 1900 và Ấn Độ năm 1911, Grudia
năm 1928, Srilanca 1938. Việt Nam năm 1938 (ở Miền Nam) bắt đầu nghiên cứu và ứng
dụng trong sản xuất.

1.1 Cơ sở khoa học của giâm cành

Đối với thực vật nói chung, cây chè nói riêng để duy trì nòi giống của mình chúng
đều phải thông qua cơ quan sinh sản, hoặc chúng có khả năng tái sinh từ các bộ phận của
các cơ quan sinh dưỡng như: lá, chồi, thân, rễ...Nếu đưa các bộ phận của chúng vào môi
trường thích hợp nó sẽ phát triển thành rễ, mầm và hình thành cây con. Phương pháp
giâm cành chè là sử dụng một bộ phận gồm đoạn thân lá (cơ quan dinh dưỡng) để tái sinh
ra cây chè mới.
Phiến lá của hom chè là cơ quan để quang hợp tạo ra những chất dinh dưỡng, nuôi
hom và tái sinh cây, lá có vai trò trong việc tạo thành cây chè. Do đó lá không thể bị tổn
thương, và phải sạch sâu bệnh.
Để tạo thành cây chè hoàn chỉnh và sinh trưởng tốt trong vườn ươm, đủ tiêu chuẩn,
đưa ra trồng trên nương nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng chủ yếu là
chất lượng hom giống, đất trong bầu, chế độ ánh sáng, chế độ chăm sóc và phân bón cho
vườn ươm.
Môi trường cắm hom chè thường dùng là một loại đất xốp có thành phần có giới
trung bình và độ chua thích hợp pHkcl từ 4,5-5,5. Từ vết cắt hom chè sau khi giâm cành
xuống đất, nó sẽ hình thành màng mộc thiêm để chống sự xâm nhập của vi sinh vật, dần
dần tạo thành mô sẹo và từ đó mọc ra rễ đầu tiên, mầm nách của hom chè cũng được phát
triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ, đầu tiên là lá vảy ốc mở, sau đó đến các
lá cá và lá thật, để tạo thành cây chè hoàn chỉnh. Nếu để mầm phát triển sớm hơn phát

16


triển rễ là không có lợi cho cây chè giâm do đó phải điều chỉnh sinh trưởng cân đối mầm
và rễ.
Trong các yếu tố trên thì chất lượng hom giống ngoài phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi hom
trên cây mẹ nó còn phục thuộc rất lớn vào bản chất di truyền của từng giống. Trong thực
tế, có những giống giâm cành chè rất đơn giản, tỷ lệ sống cao những cũng có những
giống chè khi giâm cành rất khó ra rễ và điều này thường gặp trong quá trình chọn lọc
giống ở những cây chè trồng hạt.

Đối với những giống tốt khó giâm cành có thể khắc phục bằng cách sử dụng chất kích
thích sinh trưởng để giâm cành như: IAA hoặc IBA và NAA. Tại Viện nghiên cứu chè đã
nghiên cứu chất kích thích làm tăng tỷ lệ xuất vườn đối với giống chè 1A (giống khó ra
rễ), thí nghiệm đã dùng IAA nồng độ 4000-6000ppm làm tăng tỷ lệ xuất vườn 24,8% so
với đối chứng.

1.2. Kỹ thuật giâm cành chè
1.2.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn sản xuất hom giống (vườn giống gốc)
Muốn có hom giống tốt phải có vườn cây mẹ tốt (vườn giống tốt) và áp dụng đúng
kỹ thuật nuôi hom vì sự tái sinh của cây trồng từ một bộ phận trên cơ thể ban đầu có sự
liên quan nhiều đến quá trình sinh lý, sinh hoá của cây mẹ. Có nhiều tài liệu cho rằng
trong hom chè có nhiều đường, ít đạm thì thuận lợi cho ra rễ. Trong hom chè hàm lượng
đường và đạm ở cuộng và lá không như nhau và chúng thay đổi theo mùa, từ tháng 8 đến
tháng 1 hàng năm, hàm lượng đạm trong lá giảm để dùng cho phát triển đọt và tổng hợp
các chất protit; còn mùa xuân và mùa hè thì hàm lượng đạm cao hơn. Hiểu được bản chất
của quy luật này để có chế độ chăm sóc và điều chỉnh thời vụ nuôi hom giống trên cây
mẹ là hết sức quan trọng và cần thiết.
a) Tiêu chuẩn vườn giống gốc
Vườn giống gốc là vườn chè được trồng để thu hom chè giống, lấy cành hom để giâm.
Vườn chè được trồng bằng cành của những giống thuần chủng đã được chọn lọc. Nương
chè để lấy hom phải được thâm canh ngay từ giai đoạn kiến thiết cơ bản, đặc biệt là chế
độ phân bón. Khi trồng phải bón lót 30-40 tấn phân chuồng, kết hợp với 600-800kg supe
lân trên 1 ha. Hàng năm phải bón bổ sung cân đối NPK. Tùy loại đất, tuổi chè mà xác
định lượng phân bón cho thích hợp. Trong quá trình quản lý và chăm sóc luôn luôn giữ
sạch cỏ, sạch sâu bệnh. Đốn tỉa hợp lý đảm bảo mật độ cành đồng đều: cây chè sau 2 năm
đốn tạo hình một lần, chiều cao vết đốn trên thân chính cách mặt đất 25-30cm và các
cành bên 40-45cm, sau khi đốn các mầm chè đầu tiên cần được chăm sóc và bảo vệ chu
đáo, khi chiều cao của các đọt chè vượt trên 1 m mới được hái tỉa. Đốn tạo hình lần 2 vết
đốn cách mặt đất 45cm, thời vụ đốn vào tháng 12 và tháng 1, cây chè qua 2 lần đốn thì
hàng năm áp dụng đốn phớt theo quy trình.


17


b) Kỹ thuật nuôi hom
Trong điều kiện khí hậu Việt Nam hom chè giống có thể nuôi quanh năm, nhưng
nếu hom giống cắm vào vụ xuân và vụ hè thì tỷ lệ sống thấp và năng suất hom cũng
không cao. Do đó thường người ta chỉ nuôi hom vào 2 vụ là vụ hè thu và vụ xuân mà vụ
chính là vụ đông xuân cho năng suất hom cao, chất lượng hom tốt và không ảnh hưởng
nhiều đến sức sinh trưởng về sau của vườn giống gốc. Thời gian nuôi cành chè để lấy
hom giâm khi cành chè có 5-6 lá thật lúc chè 3 đến 3,5 tháng tuổi. Nếu lấy hom giâm vào
tháng 7-8 9vụ thu) thì bắt đầu chọn lứa chính không hái để nuôi từ tháng 4-5, còn nếu lấy
hom giâm vào tháng 11-1 thì bắt đầu nuôi từ tháng 8 đến tháng 9.
+ Bón phân:
Với nương chè vừa thu búp vừa để hom giống mỗi năm bón bổ sung 20-30 tấn phân
chuồng/1 ha vào tháng 1 hàng năm. Trước khi để hom 15-20 ngày cần bón lượng phân
khoáng hợp lý, cần coi trọng vai trò của kali và lân, thông thường lượng bón cho 1 gốc
chè của vườn giống gốc như sau:
Urê: 10 - 12g; kaliclorua (hoặc Kalisunphat) 10-15g; Supelân 20-25g với nương chè có
năng suất xung quanh 5 tấn/ha. (Chú ý lượng phân khoáng trên là bón bổ sung khi để
nuôi hom giống không bao gồm lượng phân bón cho thời kỳ sản xuất búp trước đó). Tuỳ
theo mức năng suất của nương chè để giống mà điều chỉnh tăng hoặc giảm lượng phân
trên. Nếu nương chè để giống có mức năng suất dưới 5 tấn/ha thì giảm lượng phân trên
15% mỗi loại, nếu nương chè để giống năng suất trên 10 tấn/ha thì tăng lượng phân bón
lê 15% mỗi loại.
+ Chăm sóc, bấm tỉa:
Trong thời gian nuôi hom phải kiểm tra kịp thời thường xuyên những búp rìa tán, những
búp nhỏ, sinh trưởng đợt sau, phía dưới để tập trung dinh dưỡng vào búp chính để lấy
hom. Cần điều chỉnh mật độ cành để thu được hom ở mức độ hợp lý, để lấy chất lượng
hom tốt. Lượng hom thu được tính theo tuổi chè như sau:

Chè 4-8 tuổi: 150-200 hom/cây, tương đương 2-3 triệu hom/ha.
Chè trên 8 tuổi: 200-300 hom/cây, tương đương 3-4 triệu hom/ha.
Thường xuyên phun thuốc phòng trừ sâu bệnh vì nếu để sâu bệnh phát sinh mới phun thì
ảnh hưởng ngay đến chất lượng hom giống. Sâu phát sinh trong thời gian này thường là 4
đối tượng chính: rầy xanh, nhện đỏ, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ; ngoài ra có thể có sâu cuốn
lá. Bệnh thường là bệnh thối búp và bệnh chấm nâu. Phòng trừ sâu bệnh theo quy trình và
lịch phòng chống sâu bệnh.

18


Trước khi cắt cành để lấy hom giâm 10-15 ngày cần tiến hành bấm ngọn cành để cho
những đoạn hom phần ngọn cứng cáp và kích thích mầm nách hoạt động.

1.2.2. Kỹ thuật vườn ươm và chăm sóc cây con.
Chăm sóc vườn ươm là khâu kỹ thuật rất quan trọng. Mặc dù cây mẹ để giống cho
ra các hom tốt nhưng kỹ thuật chăm sóc vườn ươm không tốt sẽ cho kết quả không theo
mong muốn, tỷ lệ cây sống thấp, thậm chí bị chết hoàn toàn nếu như người làm vườn
không nắm được kỹ thuật vườn ươm. Điều này thường xảy ra đối với những cơ sở mới sử
dụng kỹ thuật giâm cành nhưng không có chuyên gia chỉ dẫn. Cần phải nắm vững yêu
cầu của cành giâm trong từng giai đoạn trong suốt quá trình cắm hom đến khi hình thành
cây chè con đủ tiêu chuẩn đem trồng.
Hai yếu tố đặc biệt chú ý là: Chế độ ẩm và chế độ ánh sáng. Điều chỉnh độ ẩm đất
theo từng giai đoạn, còn ánh sáng theo thời gian yêu cầu theo mức độ tăng dần. Nếu đất
vườn ươm quá ẩm hom chè giâm sẽ bị rụng lá mặc dù mầm chè vẫn còn tươi nhưng
không thể phát triển dẫn đến cành giâm bị chết. Qúa ẩm còn dẫn đến vết cắt của hom chè
dưới đất chỉ hình thành mô sẹo phình to kéo dài, đường kính phình to có thể tới 1,5cm mà
không ra rễ hoặc chỉ có 1-2 rễ ngắn không đáp ứng được yêu cầu sinh trưởng của cây.
Nếu đất quá khô, cành giâm bị mất nước và khô chết, hoặc chỉ ra được ít rễ, mầm chè khó
phát triển. ánh sáng rất cần thiết cho quá trình quang hợp của cây chè đảm bảo cho cành

chè giâm tích luỹ chất hữu cơ cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây
chè con. Tuy nhiên giai đoạn này cành giâm cần ánh sáng yếu, chủ yếu là ánh sáng tán
xạ, nên giai đoạn này phải che toàn bộ vườn, sau đó sẽ điều chỉnh ánh sáng tăng dần theo
tình hình thời tiết, ngày giâm mát nên tăng cường ánh sáng và ngày nắng nóng thì ngược
lại phải hạn chế bớt ánh sáng.
Sau hai yếu tố độ ẩm và ánh sáng thì chế độ phân bón đóng vai trò quan trọng cho
quá trình lớn lên của cây chè. Một hom chè nhỏ bé vừa tách rời khỏi bộ phận của cơ thể
mẹ lúc đầu chỉ được cắm trong 1 bầu đất với thể tích nhỏ và nghèo dinh dưỡng cho nên
quá trình lớn lên của cây chè cần cung cấp lượng phân bón vào bầu ngày càng tăng. Tuy
nhiên, thời kỳ và liều lượng bón phân cho vườn ươm đòi hỏi phải nắm được yêu cầu kỹ
thuật của cành giâm theo từng giai đoạn. Giai đoạn đầu chưa hình thành mô sẹo nếu đất
có nồng độ NPK cao hom chè sẽ bị chết. Về nguyên tắc khi hom chè có rễ thì mới có thể
bón phân.
a) Kỹ thuật làm vườn ươm:
+ Chọn địa điểm làm vườn ươm:
Chọn nơi đất bằng hoặc hơi thoải, thoáng, gần nguồn nước tưới, mực nước ngầm nhỏ
hơn 1 m, tiện lợi giao thông đi lại và gần khu vực trồng chè.

19


+ Thời vụ giâm cành: ở nước ta, phía bắc có 2 thời vụ giâm cành tốt nhất là vụ đông xuân
và vụ hè thu. Vụ đông xuân có thể giâm cành từ 15 tháng 11 đến trung tuần tháng 2. Vụ
hè thu có thể giâm cành từ giữa tháng 6 đến trung tuần tháng 8. Vụ hè thu tỷ lệ sống thấp
hơn vụ đông xuân do nhiệt độ không khí cao, mưa nhiều, lượng đường tan trong hom
thấp, do đó giâm cành khó ra rễ hơn vụ đông xuân, nếu không thiếu giống nghiêm trọng
thì miền Bắc chỉ nên giâm cành vào vụ đông xuân để vừa có hiệu quả trong sản xuất cây
giống vừa để vườn giống gốc có thời gian phục hồi sức sống do chỉ lấy một vụ hom. Ở
miền Nam (vùng Tây Nguyên và Bảo Lộc) thời vụ giâm cành có thể từ tháng 4 đến tháng
8.

+ Thiết kế luống, chọn đất và túi bầu
Sau khi chọn xong địa điểm tiến hành san bằng, đóng cọc căng dây phân luống.
Những nơi sản xuất nhiều cần phân nhỏ thành từng vườn, mỗi vườn khoảng 500m2, vườn
nọ cách vườn kia 2m để cho thông thoáng, trong vườn cần xác định vị trí để đào giếng
lấy nước tưới. Luống chè là nơi đặt các bầu chè giâm.
Luống có chiều dài 15-20 m, chiều rộng 1,0 - 1,2m, giữa 2 luống chừa lại một rãnh
rộng 40cm để đi lại chăm sóc , đào rãnh tiêu nước cho vườn ươm.
Đất đóng bầu cần tơi xốp, có thành phần cơ giới trung bình, ở miền Bắc đất thường
có màu đỏ nâu, còn ở miền Nam (Bảo Lộc) đất có màu xám, trước khi lấy đất cần gạt
tầng đất mặt từ 10 -20 cm. Đất được đập nhỏ qua sàng (đường kính viên đất nên nhỏ hơn
0,5cm) có điều kiện phơi khô nỏ càng tốt.
Túi bầu là túi PE có kích thước 10x18 cm đục 6-8 lỗ và hàn đáy, trong 1 m2 luống chè
có thể xếp được 150 bầu. khi đưa đất vào túi bầu phải nhồi chặt, xếp bầu vào luống thật
đứng và sít vào nhau, dùng tre nứa nẹp xung quanh luống, giữ bầu đứng không nghiêng,
không đổ.
+ Làm giàn che:
Giàn che có tác dụng che nắng che mưa, giữ độ ẩm không khí và nhiệt độ thích hợp
cho vườn ươm. Khung giàn thường làm bằng tre (những nơi có kế hoạch sản xuất bầu
chè lâu dài, cột giàn có thể đổ bằng bê tông) che mái và che xung quanh bằng phên nứa,
cỏ tế, lá mía hoặc lưới che nhưng tốt nhất là phên nứa, vì thuận lợi điều chỉnh ánh sáng
và ẩm độ, nhiệt độ tốt hơn cho cây. Độ cao che giàn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng để
đảm bảo cho đi lại chăm sóc tiện lợi dễ dàng ở Việt Nam nên làm cao từ 1,7m - 1,9m.
Chân cột không đưa vào giữa rãnh sẽ rất khó khăn khi đi lại chăm sóc. Kiểu giàn che hiện
nay rất phong phú tuỳ theo từng nơi. ở Gruzia làm giàn vòm phủ kín bằng vải trắng để có
ánh sáng yếu nhưng giữ ẩm tốt, bên trong có vòi tưới phun tự động. Srila ka làm giàn
thấp sát đất đỡ tốn vật liệu nhưng đi lại chăm sóc khó khăn. Trước đây Việt nam làm
nhiều kiểu giàn khác nhau, ở Bầu Cạn, Tây Nguyên có kiểu bể giâm cành, xây bằng gạch

20



nửa chìm trên đậy nylon để giữ ẩm, loại giàn này thích hợp với vùng khô Tây Nguyên.ở
Bảo Lộc làm giàn che cao từ 1.8 - 1.9m trên che bằng lưới thưa màu đen.
+ Chọn cành cắm hom
Chọn cành khoẻ không sâu bệnh, độ dài và đường kính hom tuỳ theo giống, đường
kính hom từ 4-6mm, đoạn cành dài từ 4-6 cm (giống PH1), đường kính hom từ 2,0 đến
3,5mm, đoạn cành dài 3-5cm (các giống chè LDP1, LDP2). Yêu cầu màu sắc của hom
khi cắm tuỳ thuộc vào giống, giống PH1 yêu cầu màu xanh, nhưng TRI 777 và các giống
chè LDP1, LDP2 lại có lá màu nâu sáng. Cành chè khi cắt cần nguyên vẹn, tránh giập lá,
gãy cành. dùng kéo sắc cắt hom (cành đưa về cắt và cắm ngay là tốt nhất), mỗi hom có
một phần mầm nách còn nguyên vẹn không dài quá 0,5cm. Trường hợp cần vận chuyển
hom đi xa thì nhất thiết phải bảo quản trong túi PE dày 0,5 mm, kích thước túi
100x80cm, đựng 3000-4000 hom/túi buộc kín phun ẩm bảo quản được 5 - 10 ngày. Khi
vận chuyển hom bằng ô tô cần phải làm giá đỡ nhiều bậc, để mỗi bậc chỉ xếp một lượt túi
tránh chồng lên nhau làm cho hom giập nát.
Trong khi cắt hom thường phân thành loại 1, loại 2 (có thể là A,B) để thuận tiện cho
quá trình chăm sóc sau này.
Với giống PH1: Loại A hom bánh tẻ có một lá mầm và một mầm nách dài 1-5cm,
đường kính hom trên 4mm. Loại B hom bánh tẻ có một lá và một mầm nách dài 5 cm
ngắt ngọn, đường kính hom trên 4mm.
Trước khi cắm hom chè có thể xử lý bằng sunfat đồng (CuSO4) 0,1% để trừ nấm bệnh.
Cắm hom: trước khi cắm hom, bầu đất cần được tưới ẩm 80-85%, hom chè được cắm
thẳng đứng, lá xuôi theo chiều gió, cuống lá gần sát đất. Không cắm sâu quá mầm dễ bị
thối, sau khi cắm xong phải tưới ẩm ngay, tốt nhất là tưới dưới dạng sương mù.
+ Quản lý chăm sóc vườn ươm:
10-15 ngày sau khi cắm hom thì hom chè liền vết cắt, sau 15-30 ngày hom hình thành
mô sẹo, sau 30-60 ngày hom chè ra rễ, thời kỳ này cần được chăm sóc chu đáo. Đó là yếu
tố quyết định tỷ lệ sống cao.
Chăm sóc vườn ươm là công việc thường xuyên liên tục bao gồm các công việc: tưới
ẩm, điều chỉnh ánh sáng, bón phân, phá váng, giặm hom, vê bỏ nụ chè, phòng trừ sâu

bệnh, phân loại cây con...
- Tưới giữ ẩm:
Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển của hom chè mà nước tưới khác nhau.

21


Giai đoạn 1:
Từ khi cắm hom đến 15-20 ngày đầu, hom chè vừa tách khỏi cây mẹ sống tự lập,
chưa ổn định, lá từ trạng thái tươi đến rủ lá, giai đoạn này tế bào bắt đầu phân chia mạnh
mẽ, vết thương bị cắt đang liền, sức hút nước chưa mạnh, mặt lá bốc hơi nước nhiều do
đó dễ bị héo. Giai đoạn này cần được tưới ẩm đầy đủ, yêu cầu độ ẩm không khí cao, giảm
bớt sự thoát nước qua mặt lá, vườn ươm cần che đậy cẩn thận cả trên mái và xung quanh,
để giữ ẩm cần phun mù trên mặt lá vào khoảng không trong vườn ươm. Độ ẩm không khí
yêu cầu 80-90%, độ ẩm đất yêu cầu 80%, giai đoạn này nếu trời không mưa mỗi ngày
tưới 1-2 lần, lượng tưới 1 lít nước cho 1m2 bầu (dùng bơm con gà để tưới). Cuối giai
đoạn 1 lá trở lại xanh tươi, vết thương cắt liền trở lại.
Giai đoạn 2:
Khoảng 15-30 ngày sau, vết cắt hom được phục hồi, hom chè hút nước mạnh, mặt lá
có sức căng lớn, xanh bóng, bắt đầu hình thành mô sẹo, các tế bào nơi vết cắt dưới hom
phình to thành 1 vòng (mô sẹo), lượng nước tưới lúc này vừa phải, 2 ngày tưới 1 lần, mỗi
lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 70-80% (dùng loại bơm con gà
hoặc ô doa tưới nước).
Giai đoạn 3:
Từ ngày 30 đến ngày thứ 60, rễ bắt đầu hình thành và phát triển, lượng nước phải
được bảo đảm thường xuyên đầy đủ, nếu không rễ non mới ra dễ bị khô hoặc phát triển
chậm
Hai hoặc ba ngày tưới một lần, mỗi lần tưới 1,5 lít nước cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu
cầu 75-80% (dùng ô doa tưới).
Giai đoạn 4:

Từ 60-90 ngày sau khi cắm hom, hệ rễ phát triển mạnh, đặc biệt là rễ hút, cây bắt đầu
sử dụng dinh dưỡng trực tiếp từ bầu đất, giai đoạn này kết hợp với việc bón phân cần duy
trì lượng nước thường xuyên đầy đủ để phát triển tốt. Ba ngày tưới từ 1 lần, mỗi lần tưới
từ 1,5 đến 2,0 lít cho 1 m2 bầu, độ ẩm đất yêu cầu 75-80% (dùng ô doa tưới).
Giai đoạn 5:
Từ 90-120 ngày là giai đoạn sinh trưởng của mầm chè, mầm phát triển mạnh, khi
nhiệt độ cao, lúc này nếu trời nắng khô 6 ngày tưới 1 lần với 2 lít nước/m2 bầu, nếu quá
khô phải tăng số lần tưới lên 2-3 ngày tưới 1 lần đảm bảo độ ẩm đất 70-80%.
Giai đoạn 6:

22


Từ 120-180 ngày, giai đoạn này cây đã có chiều cao 15-30cm, rễ dài 10-20cm, cây
con đã hoàn chỉnh, nhiều cây đã đủ tiêu chuẩn xuất vườn cứ 10-15 ngày tưới 1 lần, mỗi
lần tưới với lượng 3 lít nước/m2 bầu, vì để luyện cho cây khỏe nên chỉ giữ ẩm đất
khoảng 70-75% (tưới bằng ô doa).
- Điều chỉnh ánh sáng:
Điều chỉnh ánh sáng có sự khác nhau giữa vụ đông xuân và vụ hè thu.
Vụ đông xuân:
Trong thời gian 60 ngày đầu chỉ cho ánh sáng trực xạ chiếu vào ít (15%) vì thế phải
che kín cả trên mái và xung quanh, chỉ mở xung quanh khi trời râm mát. Từ 60-90 ngày
sau cắm hom mở xung quanh cho ánh sáng tỏa vào. Từ 90-120 ngày mở giàn che trên
mái 30% để có ánh sáng làm tăng quang hợp của cây chè con, Từ 150-180 ngày tách 50%
giàn che, tăng cường ánh sáng nhiều hơn. Sau 180 ngày mở toàn bộ giàn che và xung
quanh để cây thích ứng với điều kiện ánh sáng tự nhiên.
Vụ hè thu:
Trong phạm vi 1-30 ngày đầu che xung quanh từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ 30-60
ngày tiếp theo che xung quanh từ 10 giờ đến 3 giờ chiều, từ 120-150 ngày mở 50% mài
giàn che, sau 150 ngày mở hẳn giàn che.

Chú ý: cả vụ xuân và vụ hè thu cần phải có sự kiểm tra, giám sát điều chỉnh ánh sáng
hàng ngày, nếu trời mưa, mù, ánh sáng thiếu có thể mở thật rộng giàn che ở các giai đoạn
(trời mưa to), còn nếu trời nắng to, nhiệt độ cao thì cần phải che toàn bộ giàn và xung
quanh.
- Bón phân:
Cây chè từ nhỏ đến lớn cần được bón phân với lượng tương ứng của các giai đoạn.
Tổng số phân NPK/m2 bầu là 140g gồm đạm sunfat 60g (nếu là đạm Urê thì chỉ tính
bằng 1/2 lượng đạm sun phát). Supe lân 30g, Kali sun phat 50g, trong thời gian từ lúc
cắm hom khoảng 2 tháng đầu không được bón bất kỳ loại phân gì, lượng bón tăng dần
theo tháng tuổi, lượng bón cho các giai đoạn vườn ươm được quy định như sau:

2. Lượng bón phân cho vườn ươm (g/m2)

Thời gian cắm
hom

Đạm Sun phát

Supe lân

Kali Sunphat
hoặc Kali

23


chlorua
Sau 2 tháng

9


4

10

Sau 4 tháng

13

6

10

Sau 6 tháng

17

8

11

Sau 8 tháng

21

12

19

Cách bón: Hoàn tan NPK trong ô doa tưới rải đều trên mặt luống (nồng độ 1%) sau

đó tưới rửa lại bằng nước lã. Khi mầm chè mọc cao, có 2-3 lá có thể phun urê 2%, 1 lít
dung dịch phun cho 5 m2 bầu kết hợp với phun thuốc trừ sâu, phun vào thời gian giữa 2
lần bón phân.
Kết quả nghiên cứu mới đây của viện nghiên cứu Chè cho thấy có thể tăng lượng
phân bón lên 1,5 lần nhưng phải tăng số lần tưới dung dịch NPK lên 6-8 lần trong thời
gian từ sau cắm 2 tháng đến 8 tháng tuổi (tổng số 6 tháng) sẽ làm tăng chiều cao cây,
tăng tỷ lệ cây xuất vườn.
- Phòng trừ sâu bệnh cỏ dại:
Trong vườn ươm thường xuất hiện những loại sâu phổ biến là: rầy xanh, cánh tơ,
nhện đỏ, bọ xít muỗi nên cần phải thường xuyên kiểm tra để phun phòng trừ các loại
thuốc như Trebon, Padan...Ngoài sâu hại cần chú ý đến bệnh thối búp làm phần ngọn non
bị thối, bệnh này lây lan nhanh nhưng dễ phòng trừ bằng thuốc Booc đô (hỗn hợp đồng
với vôi và nước tỷ lệ 1:1:100) phun một lít dung dịch cho 1 m2 bầu hoặc dùng thuốc
Benlát 0,1%. Vườn ươm thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, nhặt hom chết, que, cọc, lá
rụng, cắt vết bệnh (trên lá). Thường xuyên nhổ cỏ dại bằng tay ở xung quanh vườn và
trong túi bầu không để tranh chấp dinh dưỡng cây chè.
- Giặm hom, phá váng, vê nụ và bấm ngọn.
Hom chết hay bị bệnh thì nhổ lên, giặm lại hom mới, ngắt hết nụ và hoa trên hom chè,
10-15 ngày trước khi đem bầu đi trồng tiến hành bấm ngọn cây chỉ giữ lại ở mức cao 1525cm.
- Luyện cây, phân loại:
Thực tế sản xuất cho thấy giống cây trồng trong vườn được tôi luyện tốt sẽ làm tăng tỷ lệ
sống đáng kể khi trồng mới. Vì thế trong các khâu quản lý, chăm sóc vườn ươm không
thể coi nhẹ khâu này. Luyện cho cây cứng cáp, khỏe mạnh để có thể chịu đựng được khi
cây chè thay đổi môi trường sống từ điều kiện vườn ươm được chăm sóc chu đáo đến

24


nương chè trồng mới thích ứng với môi trường khí hậu thời tiết tự nhiên. Luyện cây là
một biện pháp tổng hợp bao gồm các yếu tố chủ yếu: điều chỉnh ánh sáng, ẩm độ đất cho

thích nghi dần, điều chỉnh phân bón (gồm cân đối các yếu tố NPK và thời gian bón phân),
nhấc đầu cắt đứt rễ bám ở phần dưới đất, luyện cây yêu cầu cần phải thực hiện nghiêm
ngặt các bước sau:
Bước 1: Điều chỉnh ánh sáng: khi cây đã đủ chiều cao cần đưa ra khỏi vườn ươm (không
cần che bóng) thời gian không che hoàn toàn cần từ 1-2 tháng.
Bước 2. Điều chỉnh độ ẩm: giai đoạn trước khi đem bầu đi trồng 1-2 tháng không nên
tưới quá ẩm mà chỉ tưới độ ẩm đất 70%.
Bước 3. Phân bón: 2 tháng trước khi xuất bầu trồng tuyệt đối không được bón, hoặc phun
bất cứ loại phân bón nào.
Bước 4. Cây cần được nhấc ra khỏi vị trí để cắt đứt rễ ăn ra khỏi bầu và bám sâu vào đất
trước 1-2 tháng xuất bầu đi trồng,
Kết hợp với nhấc bầu ra khỏi vị trí với phân loại bầu. Khi vườn ươm đã có 60% số
cây cao trên 20cm thì phân loại, những cây cao đưa ra khỏi vườn ươm để kết hợp luyện
cây. Những cây thấp giữ lại vườn ươm tiếp tục chăm sóc chu đáo để cây mau lớn và có
đủ tiêu chuẩn xuất vườn trồng đúng thời vụ. Thời gian cây chè sống trong vườn ươm 812 tháng, nhưng nói chung thời gian sống trong vườn ươm dài, cây sẽ khỏe và khi trồng
ra nương sẽ có tỷ lệ sống cao.
Thực hiện quy trình kỹ thuật vườn ươm tốt, tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn có thể
đạt 75-80% (tùy theo giống).
+ Tiêu chuẩn bầu xuất vườn và thời gian chuyển bầu:
Cây quá non khi trồng dễ bị chết, còn cây quá già thì bộ rễ thường đâm sâu xuống
đất khi nhấc lên dễ bị chột. Cây con khi đem trồng yêu cầu có chiều cao trên 20cm, có
trên 6 lá, đường kính sát gốc từ 3-5mm (tùy giống), các giống khác nhau thì sự hóa nâu
khác nhau, song yêu cầu thân cần hóa nâu 50%, vỏ ngọn xanh thẫm, không có nụ, ngọn
non đã được bấm trước khi trồng 10-15 ngày, bầu đất còn nguyên vẹn. Khi vận chuyển
bầu có thể bằng xe thô sơ (khoảng cách gần), xe ôtô (nếu ở xa) nhưng cần đặc biệt lưu ý
khi xếp bầu không được xếp quá nhiều lớp, khi xếp không được làm vỡ bầu, rơi đất hoặc
làm dập nát thân cây.

25



×