Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Phát triển ứng dụng quản lý thông tin cá nhân trên nền windows phone 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 63 trang )

Mục lục
Mục lục.........................................................................................................1
Lời mở đầu...................................................................................................3
......................................................................................................................3
Thuật ngữ viết tắt........................................................................................4
Danh mục các hình......................................................................................6
Chương I: Giới thiệu tổng quan về hệ điều hành Windows Mobile.......7
1.1.Giới thiệu hệ điều hành Windows Mobile.....................................................7
1.1.1.Khái niệm hệ điều hành Windows Mobile..............................................7
1.1.2.Nguồn gốc của hệ điều hành Windows Mobile.......................................7
1.1.3.Các đặc tính thông dụng...........................................................................8
1.2.Các phiên bản của Windows Mobile............................................................10
1.2.1.Các phiên bản.........................................................................................10
1.2.2. Phiên bản mới nhất................................................................................19
2.1.Phần cứng......................................................................................................20
2.2.Phần mềm......................................................................................................22
2.2.1.Giao diện................................................................................................22
2.2.2.Nhập liệu................................................................................................24
2.2.3.Đa nhiệm và Copy/Paste........................................................................25
2.2.4.Các HUB và phần mềm của hãng thứ 3.................................................26
2.3. Di sản của Windows Mobile?......................................................................34
2.4.Đối tác và phát triển......................................................................................35

Chương III: Xây dựng ứng dụng quản lý thông tin cá nhân trên nền
Windows Phone7.......................................................................................37
1


3.1. Giới thiệu tổng quan về ứng dụng .............................................................37
3.1.1.Mục tiêu xây dựng ứng dụng ................................................................37
3.1.2.Những thành phần trong ứng dụng........................................................37


3.2.Xây dựng ứng dụng quản lý thông tin cá nhân............................................38
3.2.1.Xây dựng giao diện cho ứng dụng.........................................................38
3.2.2.Code xử lý..............................................................................................44

Chương IV: DEMO ứng dụng..................................................................51
4.1.Mở khoá ứng dụng........................................................................................51
4.2.Giới thiệu thông tin ứng dụng......................................................................54
4.3.Quản lý sổ địa chỉ.........................................................................................55

Kết luận......................................................................................................62
Tài liệu tham khảo.....................................................................................63

2


Lời mở đầu
Ngày nay nhu cầu của con người càng tăng cao cho nên yêu cầu công
nghệ cũng phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó. Từ nhu cầu sử dụng máy
vi tính để thực hiện các công viêc thì con người còn muốn sử dụng chiếc điện
thoại di động của mình để thực hiện một số công việc. Do những ưu điểm của
điện thoại di động so với một chiếc máy vi tính là nhỏ gọn hơn rất nhiều, dễ sử
dụng và rất phổ biến nên việc phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động là
một xu hướng đúng đắn cho sự phát triển của công nghệ thông tin. Hiện nay có
rất nhiều hãng đã và đang phát triển các ứng dụng trên điện thoại di động, từ
những ứng dụng như truy cập web trên di động, và ngày các có nhiều dòng điện
thoại chạy hệ điều hành như các máy vi tính ra đời. Windows Mobile là hệ điều
hành dành cho điện thoại di động của Microsoft. Tiền thân của Windows Mobile
là Wndows CE. Ngày nay thì phiên bản mới nhất của hệ điều hành này là
Windows Phone 7, ra đời vào 11/10/2010. Với sự phát triển không ngừng thì
Windows Mobile ngày càng hoàn thiện các tính năng và mang lại cho người sử

dụng một hệ điều hành thân thiện và dễ sử dụng cùng nhiều tiện ích.
Đồ án tốt nghiệp của em là “Phát triển ứng dụng quản lý thông tin cá
nhân trên nền Windows Phone 7”. Với mục tiêu là xây dựng một ứng dụng đơn
giản cho điện thoại di động chạy hệ điều hành Windows Phone 7 để quản lý các
thông tin cá nhân.Nội dung của đồ án bao gồm:
 Chương I: Giới thiệu tổng quan về hệ điều hành Windows Mobile
 Chương II: Tổng quan về Windows Phone 7
 Chương III: Phát triển ứng dụng quản lý thông tin cá nhân trên nền
Windows Phone 7
 Chương IV: Demo ứng dụng quản lý thông tin cá nhân
 Kết luận

3


Thuật ngữ viết tắt
Ý Nghĩa
Tiếng Anh

Tiếng Việt

PPC

Pocket Personal Computer

Máy vi tính bỏ túi

CE

Compact Edition


Phiên bản rút gọn

HTC

High Tech Computer

Máy tính công nghệ cao

UMPC

Ultra Mobile Personal Computer

Máy tính cá nhân di động mở
rộng

SDK

Software Development Kit

Phát triển phần mềm

J2ME

Java 2 Micro Edition

Phiên bản phát triển java trên di
động

UDFS


Universal Disc File System

SOAP

Simple Object Access Protocol

Giao thức truy cập đối tượng
đơn giản

VoIP

Voice Over Internet Protocol

Giao thức trò truyện qua mạng

SDIO

Secure Digital Input Output

Bảo mật đầu vào/đầu ra số

API

Application Programming

Giao diện lập trình ứng dụng

Interface
BSP


Board Support Package

QVGA

Quarter Video Graphics Array

MIPS

Microprocessor without

Gói hỗ trợ bảng

Kiến trúc bộ tập lệnh

Interlocked Pipeline Stages
WAP

Wireless Application Protocol

Giao thức ứng dụng không dây

VPN

Virtual Private Networking

Mạng riêng ảo

MMC


Multi Media Card

Cạc đa phương tiện

WiFi

Wireless Fidelity

Mạng không dây sử dụng sóng

4


vô tuyến
MIDI

Musical Instrument Digital

Giao diện kĩ thuật số dành cho

Interface

nhac cụ

WM

Windows Mobile

Windows cho di động


GSM

Group Special Mobile

Nhóm di động đặc biệt

WVGA

Wide Video Graphic Array

HTML

Hyper-text Markup Language

Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn
bản

AJAX

Asynchronous Javascript and

Javascript và XML không đồng

XML

bộ

XMLDOM eXtensible Markup Language
Document Object Model
UMA


Unlicensed Mobile Access

Truy cập di động không có
phép

HVGA

Half-size Video Graphics Array

A-GPS

Assisted Global Positioning

Hệ thống hỗ trợ định vị toàn

System

cầu

HUB

Historically Underutilized
Business

POP

Post Office Protocol

IMAP


Internet Mail Access Protocol

Giao thức bưu điện

XNA

5


Danh mục các hình

6


Chương I: Giới thiệu tổng quan về hệ điều hành
Windows Mobile
1.1.Giới thiệu hệ điều hành Windows Mobile
1.1.1.Khái niệm hệ điều hành Windows Mobile
Window Mobile là một hệ điều hành loại thu gọn kết hợp với một bộ ứng
dụng cơ bản cho các thiết bị di động dựa trên giao diện lập trình ứng dụng Win32
của Microsoft. Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm Pocket PC,
Smartphone, Portable Media Center, và các máy tính lắp sẵn (on-board) cho một
số loại ô tô. Ngoài ra, một số máy tính xách tay nhỏ (ultra-portable notebook)
cũng có thể sử dụng hệ điều hành này. Windows Mobile được thiết kế để có vẻ
ngoài và các tính năng tương tự với các phiên bản mặt bàn (Desktop) của
Windows. Windows Mobile ra đời phục vụ cho một thế hệ smartphone mới có
khả năng tăng sức mạnh kết nối, liên kết các thiết bị cũng như đồng bộ và cài đặt
thêm nhiều ứng dụng tiện ích Windows Live, Hotmail, Messenger,…Xuất hiện
lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng

cấp vài lần, phiên bản hiện hành là Winsdows Mobile 6.5 (năm 2009) và chuẩn
bị cho ra mắt phiên bản 7.

1.1.2.Nguồn gốc của hệ điều hành Windows Mobile
Windows CE là tiền thân của Winsdows Mobile ngày nay.Một trong
những phiên bản Windows CE đầu tiên với màn hình grayscale.
Windows CE 1.0 được dùng trong Palm-Size từ năm 1998, nhưng trước
đó dùng trong Handheld từ năm 1996. Năm 1997, Handheld PC Mercury ra đời
với hệ điều hành Windows CE 2.0. Cuối năm 1999 và đầu 2000, Rapier, thiết bị
cầm tay với hệ điều hành Windows CE lần đầu tiên được gọi là Pocket PC (máy
vi tính bỏ túi) hay Pocket PC 2000. Tiếp đó, năm 2001, Merlin - thế hệ Pocket
PC 2002 ra đời. Năm 2003, Windows CE được nâng cấp lên phiên bản 4.x khá
hoàn hảo. Windows CE được đổi tên thành Windows Mobile.

7


1.1.3.Các đặc tính thông dụng
Tái hiện lại chương trình của một máy vi tính trên điện thoại di đông.
Ngày nay nhu cầu của con người càng tăng cao cho nên yêu cầu công nghệ cũng
phải phát triển để đáp ứng được nhu cầu đó, và sau đây là một số thông dụng
chính:
 Thuận tiện :nếu chúng ta đi công tác mà không mang theo máy tính
hoặc chỗ chúng ta công tác chưa có máy vi tính thì chương trình
Windows Mobile là một công cụ hữu hiệu và thiết thực nhất. Trong hệ
điều hành này có sẵn bộ office, nhưng những công cụ này cũng chỉ đáp
ứng được phần nào thôi, nó không có đầy đủ chức năng như bộ office
của Microsoft.
 Hỗ trợ nhiều phần mềm.
 Chuyển các thao tác tay trên màn hình thành kí tự của máy.

1.1.3.1.Thiết bị sử dụng
Phần lớn các thiết bị dùng Windows Mobile thường được sản xuất bởi
HTC (Hight Tech Computer) của Đài Loan cùng các hãng khác như Sam Sung,
Sony Ericsson, Motorola,…
Các thiết bị chạy Windows Mobile bao gồm:






Pocket PC
Smartphone
Portable Media Center
Các máy tính lắp sẵn (On-Board) cho một số loại ô tô.
Một số máy tính xách tay loại nhỏ (Ultra-Portable Notebook).

Danh sách 9 thiết bị cái Windows Mobile nổi tiếng nhất:
1. HTC Touch HD
2. Samsung Omnia
3. HTC Touch Cruise Series
4. HTC Touch Diamond 1 & 2

8


5. HTC Touch 1 & 2
6. Motorola Q
7. O2 Atom
8. O2 Mini

9. HTC Shift (UMPC-Phiên bản nâng cấp của HTC Advantage)
1.1.3.2.Ứng dụng cơ bản
 Windows Mobile là hệ điều hành quản lí tốt danh bạ và tính năng tìm
kiếm được đơn giản hóa.
 Hỗ trợ các chức năng quay số thông minh (smartdial) cùng khả năng liên
kết danh bạ với hộp thư tiện lợi.
 Chức năng ghi âm nhanh
 Lịch trong Windows Mobile tương đương với Palm
1.1.3.3.Đồng bộ với máy tính
Windows Mobile chỉ đồng bộ với Microsoft Outlook (mặc dù có thể kết nối
với Mac thông qua Missing Sync-một phần mếm của hãng thứ 3).Tuy nhiên, với
các phiên bản Activesync gần đây như 4.5 hay Media Center trên Windows Vista
cho thấy dữ liệu được đồng bộ nhanh chóng. Bạn có thể cài đặt đồng hồ danh bạ,
email, gỡ bỏ các chương trình cũng như truy cập Internet với tốc độ cao hơn.
1.1.3.4.Tương thích Office
Có sẵn bộ Microsoft Office Mobile Suite cho thấy bạn hoàn toàn có thể
tạo mới, chỉnh sửa, hiển thị các văn bản một cách đơn giản.
1.1.3.5.Email
Chức năng email với công nghệ “direct push”(nhận thư bằng thời gian
thực). Khả năng tìm kiếm email, gửi thư từ danh bạ người dùng cũng như luân
chuyển tốt, linh hoạt giữa ghi chép,contact và email,…

9


1.1.3.6.Giải trí đa phương tiện
Không một hệ điều hành nào có thể so sánh với Windows Mobile về các
chức năng multimedia, bởi khả năng hỗ trợ tốt các định dạng khác nhau cũng như
khả năng download và chơi các bản nhạc từ các dịch vụ online. Điều này cũng có
nghĩa bạn có thể xem được TV online , xem phim trực tuyến.

1.1.3.7.Các ngôn ngữ lập trình trên hệ điều hành cho Windows Mobile





Công nghệ .NET
Ngôn ngữ C#
Visual C++ .NET
Công cụ lập trình:
 Microsoft Visual Studio .NET
 Windows Mobile SDK
 Java (J2ME)

1.2.Các phiên bản của Windows Mobile
1.2.1.Các phiên bản
1.2.1.1.Windows CE
Windows CE hay Windows Embedded là tên của hệ điều hành của Microsoft.
Đây là một hệ điều hành nguồn mở được sử dụng cho các hệ thống nhúng. Năm
1996, Microsoft cho ra đời phiên bản hệ điều hành đầu tiên CE 1.0 cho các thiết
bị không phải là máy tính cá nhân, vốn ban đầu nhằm vào thị trường máy tính
cầm tay. Năm 1997, với phiên bản mới được thành phần hóa CE 2.0, Windows
CE có khả năng hỗ trợ nhiều dạng thiết bị khác cũng như các loại vi xử lí mới.
Theo sau đó là bản nâng cấp nhỏ 2.11 và 2.12 với một số tính năng mở rộng. Đến
phiên bản 3.0 ra đời vào năm 2000 thì Windows CE đã có khả năng hỗ trợ các xử
lí thời gian thực và các công nghệ đa phương tiện tiên tiến như DirectDraw,
DirectShow và Windows Media Player.
Phiên bản CE 4.0 được giới thiệu vào năm 2001. Nó được tích hợp các
công nghệ mới như Direct 3D, Universal Disc File System (UDFS), Simple
Object Access Protocol (SOAP), tính năng quản lí năng lượng cải tiến và hệ quản

trị cơ sở dữ liệu SQL server cho Windows CE. Tiếp theo sau đó là 2 bản nâng
cấp nhỏ 4.1 và 4.2, cung cấp cho lập trình viên khả năng can thiệp sâu vào các hệ
10


thống bằng cách thêm các hỗ trợ để xem tập tin, tính năng Bluetooth, IPv6,VoIP,
Transaction-safe FAT (TFAT) và .NET Compact Framework 1.0.
Năm 2005, WinCE 5.0 xuất hiện.Lần này nó cung cấp cho lập trình viên
nhiều công nghệ mới lúc bấy giờ như USB 2.0, SDIO, Windows Media 9 và
Microsoft Internet Explorer 6. Bên cạnh đó là cơ chế thống nhất để build hệ
thống cùng nhiều tùy biến khác để phát triển hệ thống một cách dễ dàng.
Với phiên bản 6.0 ra đời vào mùa thu 2006, kiến trúc hệ thống đã trải qua
những thay đổi quan trọng. Dung lượng bộ nhớ ảo cho mỗi tiến trình tăng lên,
khả năng nhiều tiến trình chạy đồng thời (đến 32000 tiến trình). Nhân của hệ
thống cũng được hợp nhất. Các tiến trình hệ thống trở thành các thư viện liên kết
động DLL được tải vào trong không gian nhận. Điều này nâng cao hiệu suất của
hệ điều hành, giảm cho phí thực thi các API và thống nhất giao tiếp với nhân.
Tháng 11 năm 2007, Microsoft cho ra đời phiên bản nâng cấp Windows
Embedded CE 6.0 R2 với nhiều thành phần và các gói Board Support Package
(BSP) mới được thêm vào hệ điều hành.
1.2.1.2. Pocket PC 2000
Ngày 19/08/2000, cùng thời điểm phát hành Windows CE 3.0 (có tên mã
Cedar) mà Pocket PC 2000 sử dụng (Hệ điều hành này còn được biết đến với tên
mã là Rapier) dành riêng cho các dòng Pocket PC. Tuy vậy, các thiết bị PalmSize PC đã nhanh chân hơn khi có thể hoạt động khá tốt trên nền tảng Pocket PC
2000. Hạn chế của hệ điều hành này chỉ hỗ trợ duy nhất chuẩn màn hình là
QVGA (240x320 pixels) cho các thiết bị đầu cuối. Tuy nhiên, ưu điểm của
Pocket PC 2000 là “không dành riêng cho cấu trúc vi xử lý” do được thiết kế để
tương thích tốt trên nhiều loại cấu trúc vi xử lý phức tạp khác nhau như chip SH3, MIPS và ARM.

11



Hình 1. 1: Màn hình today của PPC 2000
Pocket PC có khá nhiều nét tương quan với giao diện của Windows 98,
Me và 2000 dành cho PC. Các ứng dụng chính đi kèm cũng có nhiều điểm giống
như vậy, như ứng dụng văn phòng Pocket Office cho người dùng soạn thảo văn
bản, khả năng kết nối internet cũng được hỗ trợ khá tốt với trình duyệt Internet
Explorer thu nhỏ, trình chơi nhạc Windows Media Player cũng được tích hợp
sẵn….
Đặc biệt khía cạnh mà người dùng bây giờ cảm thấy thích thú nhất khi sử
dụng dòng thiết bị chạy Windows Mobile là khả năng nhận dạng kí tự (máy tự
động chuyển chữ viết tay trên màn hình cảm ứng thành kí tự chuẩn trên máy) và
cho phép gửi và nhận dữ liệu thông qua kết nối hồng ngoại.
Đại diện tiêu biểu là Siemens SX45

12


1.2.1.3.Pocket PC 2002

Hình 1. 2 :Màn hình today của PPC 2002
Bản Pocket PC 2002 (có tên mã là Merlin) được phát hành vào ngày
04/10/2001 ,vẫn dựa trên bộ nhân CE 3.0. Không lâu sau đó, khoảng tháng
12/2001, do yêu cầu đơn giản hóa (loại bỏ màn hình cảm ứng) cũng như giảm
thiểu kích thước thiết bi đầu cuối nên Microsoft đã phát hành thêm phiên bản
Smartphine 2002 (có tên mã là Stinger) dành cho điện thoại thông minh.
Điểm cải tiến nổi bật ở Pocket PC 2002 là cho phép người dùng thay đổi
giao diện người dùng như ở phiên bản Windows XP trên PC, cho phép đồng bộ
hóa dữ liệu giữa PC với các thiết bị chạy Pocket PC 2002. Phiên bản phần mềm
soạn thảo văn bản đi kèm được bổ sung chức năng kiểm soát lỗi từ vựng và bộ

đếm từ vựng. Khả năng kết nối cũng được cải thiện khi cho phép người dùng tải
dữ liệu, hỗ trợ WAP (Website tối ưu hóa dành cho thiết bị di động), và truy cập
cũng như thiết lập một mạng riêng ảo VPN (Virtual Private Networking) cho nhu
cầu số đông cao cấp. Khả năng hỗ trợ giải trí cao cấp còn được nâng lên một tầm
cao mới do hỗ trợ mở rộng bộ nhớ dành cho thẻ CF (Compact Flash) và thẻ
MMC (Multi Media Card).

13


Đại diện tiêu biểu cho thế hệ Pocket PC 2002 là HTC Watabv (hay O2
Xda).
1.2.1.4.Windows Mobile 2003 và 2003 Second Edition

Hình 1. 3: Màn hình today của PPC 2003
Tháng 4/2003, Microsoft tung ra phiên bản tiếp theo với tên gọi hoàn toàn
mới là Windows Mobile 2003 (với tên mã là Ozone). Theo Microsoft, chỉ có tên
Windows Mobile mới lột tả hết sự đa năng của hệ điều hành di động này, kể cả
làm người dùng liên tưởng đến chiếc PC của họ…Đặc biệt, Windows Mobile đã
thừa hưởng các tiện ích của bộ nhân Windows CE 4.0 (tên mã là Talisker), cụ thể
là phiên bản Windows CE 4.2 .NET (tên mã là McKendric). Tham vọng bành
trướng của Microsoft thể hiện khá rõ, chỉ trong thời điểm ngắn đã tung ra 3 phiên
bản Windows Mobile 2003 dành cho 3 đối tượng thiết bị đầu cuối: Pocket PC
không Phone, Pocket PC Phone và Smartphone. Một trong số những cải tiến
đáng giá là khả năng hỗ trợ phím ngoài, tích hợp kết nối Bluetooth, trình duyệt
ảnh, nâng cao chức năng nhắn tin SMS và cho phép sử dụng nhạc MIDI làm nhạc
chuông. Chỉ gần một năm sau, khi nhu cầu kết nối Internet phát triển mạnh bởi
“ăn theo” chuẩn kết nối không dây WiFi, Microsoft lại nhanh chân giới thiệu
phiên bản nâng cấp của Windows 2003 là bản Second Edition, hỗ trợ nhiều


14


chuẩn màn hình khác nhau, cho phép xoay ngang màn hình và quan trọng là hỗ
trợ kết nối WiFi có mã hóa.
Đại diện tiêu biểu cho thế hệ này la HTC Hymalaya (O2 Xda II),HTC
magician (O2 Xda Mini)…
1.2.1.5.Windows Mobile 5

Hình 1. 4: Màn hình today của Windows Mobile 5
Tuy phát triển khá mạng , nhưng Windows Mobile vẫn bị chỉ trích vì tình
trạng mất an toàn dữ liệu nếu mất nguồn. Đó là hạn chế trong việc khai thác phần
cứng. Các thế hệ thiết bị trước đều lưu dữ liệu trong RAM, khi năng lượng tring
pin cạn kiệt thì dữ liệu cũng mất theo. Nhận ra khuyết điểm ấy, Microsoft đã sửa
lỗi và cho ra mắt phiên bản Windows Mobile 5.0 (tên mã là Magento) dựa trên
nhân Windows CE 5.0 (tên mã là Macalian) vào tháng 05/2005, hệ điều hành này
đã khai thác tốt công nghệ phần cứng, cho phép sử dụng song song hai bộ nhớ:
bộ nhớ RAM để chạy các ứng dụng, bộ nhớ Flash để lưu dữ liệu. Theo đó khi
15


mất nguồn, do đặc tính của bộ nhớ Flash là không cần nguồn nuôi nên không bị
mất dữ liệu. Bên cạnh đó phiên bản Windows Mobile 5.0 còn có các cải tiến hữu
ích khác như cho phép nâng cấp hệ thống từ các gói ứng dụng, mặc định hỗ trợ
bàn phím ngoài QWERTY, tích hợp trình quản lí hình ảnh và video tiên tiến, hỗ
trợ giao tiếp các thiết bị định vị GPS…
Đại diện tiêu biểu là HTC Universal (O2 Xda Exec). O2 Atom,…
1.2.1.6.Windows Mobile 6
Gồm có 3 phiên bản:
+) WM 6 Standard dành cho smartphone (không có màn hình cảm ứng)

+)WM 6 Professional dành cho pocket PC phone
+) WM 6 Classic dành cho pocket PC

Hình 1. 5: Màn hình today của WM 6 Professional
Tháng 02/2007 tại triển lãm 3GSM World Congress 2007, Microsoft giới
thiệu phiên bản Windows Mobile 6.0 (tên mã là Crossbow) cải tiến giao diện
người dùng, biến các thiết bị thoại trở thành “trung tâm giải trí di động” đúng
nghĩa. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây chỉ xứng đáng là bản Second

16


Edition của Windows Mobile 5.0 do chẳng có cải tiến gì đáng kể về mặt chức
năng, ngoài một số tiện ích hỗ trợ người dùng như hỗ trợ VoIP, mã hóa dữ liệu,
hỗ trợ máy ảo Java cho trình duyệt tích hợp,cung cấp chức năng cập nhật hệ
thống trực tuyến. Chỉ có một chi tiết được đánh giá cao là hỗ trợ chuẩn màn hình
320x320 và 800x480 pixels.
WM 6 có mối liên kết chặt chẽ với Windows Live và Exchange 2007.
Giao diện của WM 6 có nhiều nét tương đồng với Windows Vista ra mắt cùng
thời điểm đó. Về mặt tính năng, nó tương tự WM 5, nhưng ổn định hơn.
Các tính năng/ứng dụng mới:





Hỗ trợ màn hình với độ phân giải 320x320 và 800x480 (WVGA)
Office Mobile cho Smartphones
Khả năng cập nhật "nóng" hệ điều hành.
Tăng cường hỗ trợ Remote Access (chỉ có vài model Pocket PC có khả



















năng này)
VoIP
Windows Live cho Windows Mobile
Tính năng nhận phản hồi từ người dùng
Driver Bluetooth được cải tiến
Mã hóa thẻ nhớ
Bộ lọc thông minh để tìm kiếm trong ứng dụng
Tính năng chia sẻ internet được cải thiện
Outlook Mobile hỗ trợ mail định dạng HTML
Cho phép tìm kiếm contact trong sổ địa chỉ của Exchange Server.
Internet Explorer Mobile hỗ trợ AJAX, JavaScript và XMLDOM
Thông báo vắng mặt (Microsoft Exchange 2007)

Hỗ trợ UMA
.NET Compact Framework v2 SP2 được cài sẵn trong ROM
Microsoft SQL Server 2005 Compact Edition được cài sẵn trong ROM
OneNote Mobile
Office Movbile 6.1 với khả năng hỗ trợ các định dạng của Office 2007
(pptx; docx; xlsx)
Đại diện tiêu biểu là HTC Ty TN II,…

17


1.2.1.7.Windows Mobile 6.1
Mãi đến nửa cuối năm 2008, Microsoft mới giới thiệu phiên bản nâng cấp
của Windows Mobile 6.0 là Windows Mobile 6.1, Phiên bản này chẳng có gì nổi
bật so với bản 6.0, chỉ nâng cấp ở phần SMS và giao diện TouchFlo đẹp mắt hơn
Đại diện tiêu biểu là HTC Touch HD, HTC Touch Pro,…
1.2.1.8.Windows Mobile 6.5

Hình 1. 6: Màn hình today của WM 6.5 (Titanium) (Trái) & với giao diện Sense
của HTC (Phải)
Hệ điều hành Windows Mobile 6.5 được ra mắt vào ngày 16/02/2009,
phiên bản này cho phép người dùng truy cập chỉ bằng ngón tay. Màn hình chính
được tổ chức theo cấu trúc tổ ong lạ mắt, mọi biểu tượng ứng dụng sẽ có không
gian lớn hơn. Một nâng cấpkhác cũng được bổ sung cho màn hình chính như có
thế nhanh chóng khởi động ứng dụng chỉ bằng một động tác kéo đơn giản, các
ứng dụng liên lạc (Contacts) cũng có thay đổi đáng kể. Trình duyệt IE Mobile
nâng cấp được đánh giá cao, tiện sử dụng ngón tay để tiếp cân các Favourites, thu

18



nhỏ hay phóng to trang Web,…Đại diện tiêu biểu sẽ chạy Windows Mobile 6.5 là
HTC Touch Pro 2,..

1.2.2. Phiên bản mới nhất
Phiên bản Windows Mobile 7 (có tên mã là Photon) ra mắt vào cuối năm
2010,được thiết kế với hình ảnh bắt mắt, tập trung tính năng như lắc và chạy, có
thể sử dụng bàn phím QWERTY với các thiết bị không có màn hình cảm ứng.
Hiệu ứng âm thanh trên Windows Media Player sẽ được cải thiện rõ rệt.

Hình 1. 7: Màn hình start của Windows Phone 7

19


Chương II:Tổng quan về Windows phone 7
Windows Phone 7 là thế hệ kế tiếp của dòng điện thoại chạy hệ điều hành
Microsoft Windows Mobile. WP7 được phát triển dựa trên phần lõi là Windows
CE 7 giống Zune HD, trong khi các phiên bản trước lại dựa trên Windows CE 5.
Như đã nói ở trên, WP7 hoàn toàn khác WM, khác cả về phần cứng lẫn
phần mềm: Giao diện sử dụng dạng lật mở hoàn toàn mới lạ, chú trọng tính năng
nhập liệu bằng ngón tay, kết hợp và mở rộng đầy đủ với các thành phần của Zune
và Xbox, đòi hỏi cấu hình phần cứng rất khắc khe đối với các đối tác sản xuất.
Ngoài ra, WP7 được hỗ trợ cả Outlook lẫn Office và Microsoft sẽ cấp giấy phép
cho một số lượng lớn các nhà sản xuất phần cứng thứ 3. Tuy nhiên, Microsoft
vẫn không tự mình sản xuất một thiết bị WP7 nào. Đích nhắm của Microsoft là
một nền tảng có khả năng "tối ưu hóa cuộc sống", WP7 được lấy ý tưởng hư cấu
từ một cặp đôi 38 tuổi tên Anna và Miles vốn tượng trưng cho những người dùng
tiềm năng: những người cần phải hòan tất công việc của mình trên điện thoại
nhưng vẫn muốn giải trí bằng cách chơi game và không muốn lãng phí thời gian

với các điều chỉnh rườm rà.

2.1.Phần cứng
Một phần tạo nên sự khác biệt của WP7 chính là Microsoft đang muốn
chiếm một vai trò lớn hơn trong việc quyết định phần cứng nào được cho phép để
chạy hệ điều hành này. Trước đây, các máy sử dụng WM được các nhà sản xuất
tự do thiết lập phần cứng. Vì vậy cấu hình máy rất đa dạng nhưng đây cũng là lí
do nảy sinh những bất cập về phần cứng. Sự thiếu hụt về RAM, bộ nhớ ROM
hay tốc độ xử lý của CPU kèm theo sự thiếu tương thích về phần mềm đã khiến
nhiều sản phẩm thất bại.
Mặc dù chúng ta vẫn phải chờ đến tháng 11 để tận tay sử dụng những
chiếc Windows Phone đầu tiên nhưng sau lễ ra mắt hôm qua, Microsoft đã cho
thấy rõ ràng những gì họ muốn trên thiết bị WP7. Microsoft đã đặt ra những
nguyên tắc cơ bản cũng như những yêu cầu khắc khe đối với các thiết bị chạy
WP7, nhưng điều này không có nghĩa sản phẩm sẽ thiếu đi sự đa đạng. Những
20


thiết bị khác nhau sẽ có những tính năng khác nhau chẳng hạn như bàn phím vật
lý, camera trước, v.v... tất cả đều góp phần tạo nên một nền tảng WP7 vững chắc.
Cập nhật một số thông tin về cấu hình theo yêu cầu của Microsoft, qua
đây chúng ta có thể thấy sự giống nhau về cấu hình giữa 10 chiếc Smartphone
WP7 được giới thiệu tại lễ ra mắt vào ngày 11/10/2010:


Màn hình phải có độ phân giải 800 x 480 (WVGA), tuy nhiên theo dự đoán
thì độ phân giải 480 x 320 (HVGA) cũng sẽ được cho phép.




5 phím cứng yêu cầu: Start (bắt đầu), back (trở lại), search (tìm kiếm - kết
hợp với dịch vụ tìm kiếm Bing), camera (máy ảnh) và power (phím nguồn).
Một số thiết bị sẽ có thể có nhiều phím hơn nhưng bắt buộc phải có 5 phím
trên. Các ứng dụng không được phép chỉnh sửa hay giành quyền điều khiển
các phím này và nếu vi phạm, ứng dụng đó sẽ bị loại khỏi Marketplace.



Cảm ứng điện dung đa điểm hỗ trợ ít nhất 4 điểm chạm.



Bộ xử lý Qualcomm Snapdragon với hỗ trợ đồ họa DirectX 9. Theo
Microsoft thì WP7 đủ linh hoạt để mở rộng khai thác các loại chip khác
trong tương lai, nhưng hiện giờ thì tất cả CPU đều do Qualcomm cung cấp.



Bộ nhớ RAM phải từ 256MB trở lên.



Bộ nhớ Flash có dung lượng ít nhất là 8GB. Không hỗ trợ thẻ nhớ ngoài
microSD nhưng bù lại, bộ nhớ trong lại có dung lượng lớn. Một số thiết bị
có thể bổ sung thêm bộ nhớ trong trên thẻ microSD. Tuy nhiên người dùng
không thể tháo nóng và nếu rút thẻ ra, điện thoại sẽ được thiết lập lại và tất
cả dữ liệu sẽ bị mất. Nhưng người dùng vẫn có thể lấy lại dữ liệu khi đồng
bộ hóa với dịch vụ đám mây do Microsoft cung cấp.




Hỗ trợ kết nối Wi-Fi.



Hỗ trợ chức năng định vị toàn cầu với A-GPS.



Hỗ trợ gia tốc kế.

21




Hỗ trợ FM Radio.



Máy ảnh số 5 MP hoặc cao hơn với đèn flash.

2.2.Phần mềm
2.2.1.Giao diện
Về cơ bản, có thể nói giao diện Metro UI trên WP7 là giao diện biến hóa
nhất từ trước đến nay. Những nét đặc trưng của hệ điều hành WM cũ như Start
Menu sổ xuống cùng các hộp chọn, các cửa sổ, danh sách biểu tượng v.v... đã bị
xóa sạch và thay bởi một thiết kế khác. Với WP7, bạn chỉ cần nhấn tiếp tục và
tiếp tục, đặc điểm này đủ để nói lên tính khác biệt giữa WP7 và các hệ điều hành
khác không chỉ riêng WM. Microsoft đã cố gắng phát triển những phương thức

mới để điều khiển một thiết bị WP7 khiến nó không giống với những thiết bị
khác có mặt trên thị trường: Không có hệ thống biểu tượng, không có danh mục
đổ xuống và không có cả trình quản lý tác vụ (Task Manager) (tạm thời).
WP7 có nhiều nét rất giống với Zune HD. Theo Microsoft, WP7 được
thiết kế dựa trên Zune và giao diện Windows Media Center cùng một số thành
phần khác gọi là Metro - một loại giao diện type-and-motion dựa trên các màu cơ
bản và rất nhiều khoảng trống tương phản xen kẽ. Nếu bạn từng nhìn qua Zune
HD, bạn sẽ cảm thấy WP7 rất quen thuộc bởi WP7 kết hợp tất cả những đặc điểm
giao diện của Zune HD và điều này khiến WP7 khác biệt. Những dòng chữ có
font lớn, in đậm chạy dọc màn hình, các bảng chọn thì di chuyển theo hướng vào
trong hoặc ra ngoài thay vì từ bên này sang bên kia và thông tin hiển thị sẽ nằm
trên cùng một trang từ trên xuống dưới, từ trái qua phải thay vì hàng loạt các
bảng riêng rẽ. Microsoft đã quy tất cả những đặc điểm này vào một khái niệm gọi
là "Chromeless", những "tấm lát" (hình vuông hay chữ nhật) hiển thị thông tin
thật rõ ràng và sắc cạnh chiếm hữu toàn bộ màn hình chủ thay vì những đường
cong trên các giao diện thường thấy khác. Có 2 theme cho WP7, chúng cơ bản
chỉ là 2 dạng hiển thị: 1 là chữ màu sáng trên nền đen (mặc định) và chữ màu đen
trên nền trắng. Ngoài ra, bạn có thể chọn 4 màu làm điểm nhấn là đỏ, cam, xanh
và lục. Hy vọng là trong thời gian tới, chúng sẽ được mở rộng thêm.
22


Màn hình khóa (Lock Screen) của WP7 tương tự như Zune, đó là một tấm
ảnh lớn có thể kéo lên để mở khóa. Trên màn hình khóa bao gồm một số hiển thị
như thời gian, ngày tháng, những sự kiện sắp đến theo lịch, số lượng tin nhắn
chưa đọc, số lượng cuộc gọi nhỡ.
Màn hình khóa là màn hình khởi động (Start Screen) hiển thị giao diện
người dùng và những tấm lát chuyển động trong một dải hẹp từ trên xuống dưới
màn hình. Những tấm lát này được liên kết với 1 ứng dụng nào đó chẳng hạn như
Internet Explorer, 1 địa chỉ liên lạc cụ thể hay 1 trang web, 1 thư viện ảnh, danh

sách bài hát và có chức năng như một công cụ độc lập. Ngoài ra, chúng còn liên
kết với các Hub chứa những chức năng chủ đạo của điện thoại. Thật vậy, khả
năng liên kết của các tấm lát có thể nói là vô tận. Chúng mang tính "sống" và
sinh động bởi nếu như bạn bè của bạn trong danh sách cập nhật những thông tin
trạng thái (Status), hình ảnh, tin nhắn, những sự kiện theo lịch thì chúng sẽ được
thể hiện trực tiếp lên những tấm lát này. Những tấm lát nào được ưa thích có thể
được xếp lên trên cùng để tiện theo dõi và thao tác. Màn hình Start Screen rất dài,
bạn phải kéo lên kéo xuống liên tục do đó, việc sắp xếp các tấm lát là điều cần
thiết.
Hub là một chức năng rất thú vị trong WP7. Thay vì hàng loạt các biểu
tượng trên màn hình với chức năng riêng, Hub trong WP7 được coi là một sân
giữa và tại đây, những thao tác kế tiếp sẽ được thực hiện. Với các Hub, bạn sẽ dễ
dàng tiếp cận với một tổ hợp chức năng hay ứng dụng. Khi bạn chọn một Hub,
một khu vực với giao diện kéo sang ngang sẽ mở ra, thông tin sẽ được hiển thị
liền kề nhau từ trái sang phải. Một lần nữa, đây là nét mà WP7 rất giống Zune.
Những nội dung bên trong Hub bao gồm những dữ liệu được lưu trong máy và
dữ liệu lưu trữ trên đám mây như hình ảnh, địa chỉ liên lạc, v.v... Khả năng kết
nối vào đám mây cho phép bạn duyệt qua dữ liệu cục bộ lẫn trực tuyến mà không
bị gián đoạn hay đòi hỏi những thao tác khác nhau. Tuy nhiên, Microsoft cho biết
người dùng không thể sắp xếp các dữ liệu này theo tùy chọn ưu tiên. Giả dụ nếu
một người bạn trên Facebook liên tục cập nhật hình ảnh hay trạng thái thì các
thông tin này sẽ được sắp xếp lên trên theo giời gian.
23


Các ứng dụng với chức năng cơ bản có giao diện khá giống nhau. Chúng
chủ yếu xoay quanh các ứng dụng đơn giản như SMS, email và người dùng phải
vuốt màn hình để xem các thông tin. Dưới cùng của màn hình là một thanh "app
bar" chứa một vài biểu tượng với các lệnh cơ bản như lịch, trở lại, hoặc tiến tới
trong trình duyệt web. Tuy nhiên, thanh ứng dụng có thể kéo lên giống một ngăn

kéo để lộ những lệnh tiếp theo nếu có.
Thêm vào đó, nút tìm kiếm lại hoạt động tùy theo "hoàn cảnh". Tùy thuộc
vào vị trí thiết đặt nút tìm kiếm mà nó có trạng thái khác nhau. Ví dụ như khi bạn
mở danh bạ thì nó có chức năng tìm địa chỉ liên lạc, khi duyệt web thì nó sẽ giúp
tìm địa chỉ trang web, v.v... Công cụ tìm kiếm mạnh mẽ Microsoft Bing cũng
được tích hợp trên WP7 với tính năng mở rộng cho phép tìm kiếm dữ liệu cả bên
trong lẫn bên ngoài thiết bị (dữ liệu trực tuyến).
Cảm nhận đầu tiên về WP7 là tốc độ và thời gian phản hồi rất nhanh. Qua
các video trình diễn WP7 trên các thiết bị trong thời gian gần đây, chúng ta có
thể thấy WP7 rất ít bị giật, ngay cả khi cuộn màn hình thật nhanh hay chuyển đổi
qua lại các màn hình, WP7 thực hiện các thao tác này rất mượt mà.
Khi chơi nhạc hay xem phim, bạn vẫn có thể điều chỉnh âm lượng bằng
cách nhấn vào nút Volume lên/xuống. Tuy nhiên, điểm hạn chế trên WP7 chính
là các thông tin tình trạng của máy như pin, tín hiệu sóng và WiFi lại nằm cùng
một khu vực. Khu vực này sổ xuống khi bạn nhấn hoặc vuốt thanh phía trên màn
hình. Trong một số ứng dụng chẳng hạn như trình duyệt ảnh, khi bạn mở phần
này ra thì bức ảnh dường như bị che khuất hoàn toàn. Bên cạnh đó, có vẻ như
WP7 đã thiếu đi một số biểu tượng cơ bản cụ thể là biểu tượng báo dung lượng
pin. Hy vọng WP7 sẽ được bổ sung trong thời gian tới.

2.2.2.Nhập liệu
WP7 được trang bị một bàn phím trên màn hình cảm ứng với một số nét
giống Zune HD, chức năng tự động sửa lỗi (Auto-correction) đã được cải tiến với
khả năng đoán từ tốt hơn. Không giống với những phiên bản WM trước đây,
Microsoft hoàn toàn làm chủ tính năng nhập liêu qua bàn phím cảm ứng. Điều
24


này có nghĩa bạn sẽ không thể cài đặt thêm một bàn phím nào khác trên WP7.
Nhưng có thể nói, bàn phím ảo của WP7 khá tốt và thậm chí còn có một nút

riêng (bên cạnh nút Space) để hiển thị một bảng chứa các khuông mặt biểu lộ
cảm xúc (Emoticon) khi bạn cập nhật trạng thái trên mạng xã hội.

2.2.3.Đa nhiệm và Copy/Paste
Microsoft hiểu rất rõ về nhu cầu sử dụng đa nhiệm của người dùng nhưng
với phiên bản WP7 đầu tiên, "tạm thời" sẽ không hỗ trợ đa nhiệm nhưng cũng có
khả năng Microsoft sẽ bổ sung trong các phiển bản cập nhật tới. Những gì chúng
ta được biết là tính năng đa nhiệm sẽ không vận hành theo cách thức thông
thường.
Thật vậy, WP7 không phải là không có khả năng hoạt động đa nhiệm. Nền
tảng này hỗ trợ một dạng lưu trữ tạm có tên gọi "page stages" mà Microsoft đã ví
như cookie trong các trang web. Đây là một ứng dụng nhỏ cho phép lưu lại
những trạng thái và dữ liệu của ứng dụng khi người dùng tắt đi. Những phần
mềm first-party (phần mềm của nhà sản xuất thứ 1) như trình nghe nhạc Zune và
trình duyệt web Internet Explorer có thể chạy nền, bên cạnh đó, các phần mềm
third-party (phần mềm của nhà sản xuất thứ 3) có thể được để sang 1 bên và chạy
theo chế độ treo (theo Microsoft là trạng thái "khử") miễn là hệ thống không cần
thêm tài nguyên kèm theo nào khác. Nếu người dùng quay trở lại một ứng dụng,
nó sẽ được khôi phục (trạng thái "hoàn") và tiếp tục duy trì hoạt động, nhưng nếu
người dùng mở các ứng dụng khác và hệ thống cần thêm tài nguyên, ứng dụng
trên sẽ bị tắt đi mà không được báo trước.
Quá trình này nghe có vẻ quen thuộc bởi cơ bản nó là tính năng đơn
nhiệm lặp đi lặp lại tương tự trên Android và WM 6. Cả hai nền tảng này đều hỗ
trợ quản lí thông minh các ứng dụng hoạt động song song và vận hành hiệu quả
với trình quản lý đa nhiệm điều khiển bằng tay.
Để minh chứng cho sự "tồn tại" bí ẩn của tính năng đa nhiệm, Microsoft
đã giới thiệu một hệ thống có tên Microsoft Notification Service cung cấp các
thống báo về trạng thái của ứng dụng mà không cần phải mở ứng dụng. Các
25



×