Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.66 KB, 2 trang )

Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm

Khái niệm kinh doanh và
kinh doanh thực phẩm
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm
Hiện có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh doanh sau đây là một vài định nghĩa:
Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư
từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích
sinh lời.
(Trích luật doanh nghiệp Việt Nam)
Kinh doanh là một hoạt động kinh tế nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên
thị trường.
(Trích từ giáo trình lý thuyết quản trị kinh doanh)
Khi tiến hành bất cứ hoạt động kinh doanh nào thì đều phải sử dụng tập hợp các phương
tiện, con người, nguồn vốn… và đưa các nguồn lực này vào hoạt động để sinh lời cho
doanh nghiệp. Nhưng chúng đều có đặc điểm chung là gắn liền với sự vận động của
nguồn vốn, một chủ thể kinh doanh không chỉ có cần vốn mà cần cả những cách thức
làm cho đồng vốn của mình quay vòng không ngừng, để đến cuối chu kỳ kinh doanh số
vốn lại tăng thêm. Mặt khác chủ thể kinh doanh phải có được doanh thu để bù đắp chi
phí và có lợi nhuận .
Kinh doanh thực phẩm là một trong số hàng nghìn hình thức kinh doanh, là lĩnh vực
kinh doanh hàng tiêu dùng, nó có đặc điểm chung giống như trên nhưng có những đặc
điểm riêng đó là:
- Người tiêu dùng ít hiểu biết về hàng hoá có hệ thống: trên thị trường có tới hàng chục
ngàn mặt hàng, dù người ta đã tận dụng được nhiều phương pháp giới thiệu hàng hoá,
về doanh nghiệp nhưng người tiêu dùng vẫn chưa hiểu rõ hết được về địa chỉ sản xuất,
chất lượng, đặc tính, công dụng và cách thức sử dụng của tất cả các loại hàng hoá.


1/2


Khái niệm kinh doanh và kinh doanh thực phẩm

- Sức mua trên thị trường biến đổi lớn, theo thời gian, theo địa phương…người tiêu dùng
có thể cân nhắc rất kỹ khi cần mua sắm nhất là vào thời điểm có rất nhiều hàng tiêu dùng
có khả năng thay thế lẫn nhau.
- Sự khác biệt về người tiêu dùng rất lớn: giữa tầng lớp dân cư, địa vị, các tập đoàn khác
nhau về nghề nghiệp, dân tộc, giới tính, trình độ văn hóa, độ tuổi, tập quán sinh hoạt nên
sự hiểu biết và tiêu dùng của họ về các loại sản phẩm về thực phẩm khác biệt nhau.
- Nhiều người mua vì hàng thực phẩm gắn với cuộc sống hàng ngày của nhân dân, các
thành viên trong xã hôi đều có nhu cầu tiêu dùng nhưng mỗi lần mua không nhiều, lặt
vặt và phân tán vì nhu cầu đời sống rất đa dạng.
Ở đây mặt hàng kinh doanh là hàng thực phẩm gắn liền với nhu cầu sinh hoạt của con
người: lương thực, đường, sữa, đồ hộp, dầu ăn, bia, rượu, bột mì, bánh kẹo… Nguyên
liệu của nó là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, thuỷ sản, và
một số ngành chế biến khác. Hàng nông sản dùng làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất
kinh doanh hàng thực phẩm nên ta phải hiểu rõ đặc điểm của nó để chủ động khai thác
tốt nhất nguồn đầu vào này. Kinh doanh hàng nông sản có những đặc điểm sau:
+ Tính thời vụ: vì chăn nuôi, trồng trọt có tính thời vụ nên cần phải biết quy luật sản
xuất các mặt hàng nông sản để làm tốt công tác chuẩn bị trước mùa thu hoạch, đến kỳ
thu hoạch phải tập trung nhanh nguồn lao động để triển khai công tác thu mua và chế
biến sản phẩm từ các ngành này.
+ Tính phân tán: hàng nông sản phân tán ở các vùng nông thôn và trong tay hàng triệu
nông dân, sức tiêu thụ thì tập trung ở thành phố và khu công nghiệp tập trung. Vì vậy
phải bố trí địa điểm thu mua, phương thức thu mua, chế biến và vận chuyển đều phải
phù hợp với đặc điểm nói trên.
+ Tính khu vực: tuỳ theo địa hình của từng nơi mà có vùng thì thích hợp với trồng trọt
cây nông nghiệp, nơi thì cây công nghiệp, nơi thì với nghề chăn nuôi, vì thế có những

cơ sở sản xuất sản phẩm hàng nông sản rất khác nhau với tỷ lệ hàng hoá khá cao.
+ Tính không ổn định: Sản xuất hàng nông sản không ổn định, sản lượng hàng nông
nghiệp có thể lên xuống thất thường, vùng này được mùa vùng khác mất mùa…
Hàng nông sản rất phong phú, nơi sản xuất và tiêu thụ rải rác khắp nơi, quan hệ cung
cầu rất phức tạp, vì vậy ngành kinh doanh hàng nông sản phải nắm vững quy luật luân
chuyển của chúng: nắm chắc khu vực sản xuất, nắm được hướng và khu vực tiêu thụ
hàng nông sản truyền thống, nắm chắc đặc điểm, chất lượng và thời vụ hàng hoá nông
sản. Chủ thể kinh doanh có thể là một công ty thương mại chỉ làm cầu nối giữa sản xuất
với tiêu dùng hoặc là một nhà sản xuất, chế biến. Những sản phẩm sản xuất ra ngoài
việc cần giấy phép đăng ký kinh doanh ra còn phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm do bộ y tế cấp.
2/2



×