Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.01 KB, 4 trang )

Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp

Những nhân tố ảnh hưởng
tới hoạt động kinh doanh
thực phẩm của doanh nghiệp
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh
nghiệp
Những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh
Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp
không thể kiểm soát được. Môi trường kinh doanh tác động liên tục tới hoạt động của
doanh nghiệp theo những xu hướng khác nhau, vừa tạo ra cơ hội vừa hạn chế khả năng
thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường văn hóa xã hội
Yếu tố văn hóa - xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng, có ảnh hưởng lớn
tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố trong nhóm này tác động mạnh
đến qui mô và cơ cấu của thị trường.
Dân số quyết định qui mô của nhu cầu và tính đa dạng của nhu cầu. Tiêu thức này ảnh
hưởng đến dung lượng thị trường có thể đạt đến, thông thường thì dân số càng lớn thì
qui mô thị trường càng lớn, nhu cầu về tiêu dùng tăng, khối lượng tiêu thụ một số sản
phẩm nào đó lớn, khả năng đảm bảo hiệu quả kinh doanh càng cao, cơ hội kinh doanh
lớn… và ngược lại.
Xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ sinh tử, độ tuổi trung bình và các lớp người già, trẻ
ảnh hưởng đến nhu cầu và việc hình thành các dòng sản phẩm thỏa mãn nó trên dòng thị
trường các yêu cầu và cách thức đáp ứng của doanh nghiệp.
Hộ gia đình và xu hướng vận động, độ lớn của một gia đình có ảnh hưởng đến số lượng,
qui cách sản phẩm cụ thể… khi sản phẩm đó đáp ứng nhu cầu chung của cả gia đình.

1/4




Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp

Sự dịch chuyển dân và xu hướng vận động ảnh hưởng đến sự xuất hiện cơ hội mới hoặc
suy tàn cơ hội hiện tại của doanh nghiệp. Thu nhập và phân bố thu nhập của người tiêu
thụ ảnh hưởng đến sự lựa chọn sản phẩm và chất lượng cần đáp ứng của sản phẩm. Còn
nghề nghiệp của tầng lớp xã hội tức là vị trí của người tiêu thụ trong xã hội có ảnh hưởng
lớn đến quyết định và cách thức ứng xử trên thị trường, họ sẽ đòi hỏi được thỏa mãn nhu
cầu theo địa vị xã hội.
Còn yếu tố dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo, nền văn hóa phản ánh quan điểm và
cách thức sử dụng sản phẩm, vừa yêu cầu đáp ứng tính riêng biệt về nhu cầu vừa tạo ra
cơ hội đa dạng hóa khả năng đáp ứng của doanh nghiệp cho nhu cầu.
Môi trường chính trị pháp luật
Các yếu tố thuộc chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội kinh doanh
và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự ổn định của môi trường
chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị ổn định tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng trên thị trường, hạn chế tệ nạn vi
phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế, hàng giả. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và
thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và tổ chức
thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường kinh tế và công nghệ
Các yếu tố thuộc môi trường này qui định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh
tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho
từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi
trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ở những mức
độ khác nhau và thậm chí dẫn đến yêu cầu thay đổi mục tiêu và chiến lược của doanh
nghiệp.
Tiềm năng của nền kinh tế phản ảnh các nguồn lực có thể huy động và chất lượng của

nó: tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốc gia… liên quan đến các định hướng
và tính bền vững của cơ hội chiến lược của doanh nghiệp.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động thay đổi vị trí, vai trò và xu hướng phát triển của
ngành kinh tế của nền kinh tế quốc dân kéo theo khả năng mở rộng, thu hẹp qui mô
doanh nghiệp. Sự thay đổi về cơ cấu kinh tế liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến khả
năng tăng trưởng, mở rộng của từng doanh nghiệp.
Lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát ảnh hưởng đến hiệu quả thực, thu nhập, tĩch
lũy, kích thích hoặc kìm hãm tăng trưởng, xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng… Hoạt
động ngoại thương, xu hướng mở, đóng của nền kinh tế tác động đến cơ hội phát triển

2/4


Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp

của doanh nghiệp, các điều kiện cạnh tranh, khả năng sử dụng ưu thế quốc gia và thế
giới về công nghệ, nguồn vốn, hàng hóa, mở rộng qui mô hoạt động … tỷ giá hối đoái
và khả năng chuyển đổi của đồng tiền quốc gia ảnh hưởng đến khả năng thành công của
một chiến lược và từng thương vụ cụ thể.
Trình độ trang thiết bị công nghệ gồm các điều kiện phục vụ sản xuất dk một mặt nó tạo
cơ sở cho kinh doanh thuận lợi khi khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế hoặc
cung cấp sản phẩm để phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác nó lại hạn chế khả năng đẩy
mạnh phát triển kinh doanh ảnh hưởng đến điều kiện lẫn cơ hội kinh doanh của doanh
nghiệp. Nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu đổi mới trang thiết bị, khả năng sản xuất
sản phẩm với các cấp chất lượng, năng suất lao động, khả năng cạnh tranh, lựa chọn và
cung cấp công nghệ, thiết bị…
Môi trường cạnh tranh
Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường
với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ
thắng, sẽ tồn tại và phát triển. Cạnh tranh vừa mở ra các cơ hội để nd kiến tạo hoạt động

của mình vừa yêu cầu các doanh nghiệp phải vươn lên phía trước vượt qua đối thủ.
Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Các quan điểm khuyến khích hay hạn chế
cạnh tranh, vai trò và khả năng của doanh nghiệp trong việc điều khiển cạnh tranh, các
qui định về cạnh tranh và ảnh hưởng của nó trong thực tiễn kinh doanh… có liên quan
đến quá trình đánh gia cơ hội kinh doanh và lựa chọn giải pháp cạnh tranh.
Số lượng đối thủ cạnh tranh gồm cả các đối thụ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các
sản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất tiêu thụ những sản
phẩm có khả năng thay thế) là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranh trên thị
trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanh nghiệp tham
gia. Trong cạnh tranh có 4 trạng thái: trạng thái thị trường cạnh tranh thuần túy; hỗn tạp;
độc quyền và trạng thái thị trường độc quyền.
Khi nghiên cứu về cạnh tranh phải nắm được ưu nhược điểm của đối thủ, nắm bắt được
quy mô, thị phần kiểm soát, tiềm lực tài chính, kỹ thuật-công nghệ, tổ chức-quản lý, lợi
thế cạnh tranh, uy tín hình ảnh của doanh nghiệp…qua đó xác định được vị thế của đối
thủ và doanh nghiệp trên thị trường.
Môi trường địa lý sinh thái
Vị trí địa lý ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, khoảng
cách (không gian) khi liên hệ với các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có khả năng
trinh phục, liên quan đến sự vận chuyển ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí vận chuyển,
thời gian cung cấp, khả năng cạnh tranh… Khoảng cách tới cách tới các nguồn cung cấp

3/4


Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp

hàng hoá, lao động, nguyên vật liệu cho doanh nghiệp, liên quan trực tiếp tới chi phí đầu
vào và giá thành trên một đơn vị sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho việc giao dịch, mua
bán của khách hàng: nơi tập trung đông dân cư, trung tâm mua bán, trung tâm sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp,… liên quan đến hình thức bán, xây dựng kênh phân phối.

Khí hậu, thời tiết, tính chất mùa vụ ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất, tiêu dùng trong khu
vực, đến nhu cầu về các loại sản phẩm được tiêu dùng của khách hàng. Liên quan đến
khâu bảo quản dự trữ, vận chuyển… đều ảnh hưởng tới chi phí.

4/4



×