Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.49 KB, 11 trang )

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH.
1. Nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của
doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể kiểm soát được. Những nhóm nhân tố
này tác động liên tục đến hoạt động của doanh nghiệp theo những xu hướng
khác nhau, vừa tạo nên cơ hội vừa tạo ra những thách thức mới cho doanh
nghiệp. Ảnh hưởng của môi trương kinh doanh có thể ở các tầng khác nhau: vĩ
mô- vi mô; mạnh- yếu; trực tiếp- gián tiếp... vì vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra
khả năng thích ứng một cách tốt nhất với xu hướng vận động của nó.
Sau đây ta xem xét một số nhân tố ảnh hưởng chính của môi trường kinh
doanh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế quốc dân.
a) Môi trường kinh tế.
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tính
quyết định đến hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các nhân tố kinh tế
ảnh hưởng mạnh nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường là
trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái.
Nền kinh tế quốc dân tăng trưởng với tốc độ cao sẽ tác động tới nền kinh
tế theo hai hướng: Một là, tăng thu nhập của các tầng lớp dân cư dẫn đến tăng
khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ, điều này dẫn tới đa dạng hoá nhu
cầu và xu thế phổ biến là tăng cầu. Thứ hai, khả năng tăng sản lượng và mặt
hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp, điều này tạo khả năng tích luỹ vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở
rộng kinh doanh làm cho môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn. Nền kinh tế ổn
định, các hoạt động kinh doanh cũng giữ ở mức ổn định. Khi nền kinh tế quốc
dân rơi vào tình trạng suy thoái nó sẽ tác động đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp theo hướng ngược lại với trường hợp nền kinh tế quốc dân tăng
trưởng.
Tỷ giá hối đoái tác động trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu từ đó
tác động đến các hoạt động liên quan đến các hoạt động như: mua nguyên vật


liệu, máy móc thiết bị, bán sản phẩm,...
Tỷ lệ lạm phát, mức độ thất nghiệp sẽ tác động trực tiếp đến cả hai mặt
sản xuất và tiêu dùng. Khi tỷ lệ lạm phát cao nó sẽ tác động xấu đến tiêu dùng,
cầu của hầu hết các loại sản phẩm( dịch vụ) giảm, tiền sẽ được biến thành vàng
để tích luỹ nên vừa không đẻ ra tiền vừa làm giảm lượng vốn đầu tư cho kinh
doanh, hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp sẽ phải giảm sút. Còn thất
nghiệp luôn là một vấn đề lớn tác động tiêu cực trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh và cả đời sống xã hội.
b) Môi trường chính trị - pháp luật.
Các yếu tố thuộc lĩnh vực chính trị pháp luật chi phối mạnh mẽ đến sự
hình thành cơ hội kinh doanh và khả năng thực hiện mục tiêu của bất kỳ doanh
nghiệp nào. Sự thay đổi điều kiện chính trị có thể có lợi cho doanh nghiệp này
nhưng lại kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp khác , do đó một hệ thống
pháp luật hoàn thiện không thiên vị là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn
tới hoạt động kinh doanh tất cả các doanh nghiệp.
Các nhân tố đó bao gồm:
- Chương trình kế hoạch triển khai thực hiện các quan điểm mục tiêu của
chính phủ và khả năng điều hành của chính phủ.
- Thái độ và phản ứng của tổ chức xã hội, các nhà phê bình xã hội hoặc
khách hàng.
- Hệ thống pháp luật với mức độ hoàn thiện của nó và hiệu lực thực hiện
pháp luật trong đời sống xã hội.
c) Môi trường kỹ thuật - công nghệ.
Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng
mọi lĩnh vực kỹ thuật-công nghệ đều tác động trực tiếp đến mọi hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học kỹ thuật hiện tại
của nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã,
đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến hoạt động của nhiều doanh nghiệp.
Nếu các doanh nghiệp nước ta muốn nhanh chóng vươn lên, tạo khả năng cạnh
tranh để tiếp tục đứng vững trên "sân nhà" và vươn ra thị trường khu vực , quốc tế

sẽ không thể không chú ý nâng cao nhanh chóng khả năng nghiên cứu-phát triển,
không chỉ là chuyển giao, làm chủ công nghệ nhập ngoại mà còn có khả năng sáng
tạo được kỹ thuật-công nghệ tiên tiến.
Sự phát triển công nghệ hiện nay gắn liền với công nghệ thông tin. Việc ứng
dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào lĩnh vực thu thập,
xử lý, lưu trữ và truyền đạt thông tin kinh tế xã hội sẽ nâng cao nhanh chóng khả
năng tiếp cận và cập nhật thông tin thị trường quốc tế. Đây là một trong những
điều kiện không thể thiếu để các nhà quản trị ra các quyết định kinh doanh đúng
đắn trong nền kinh tế toàn cầu hoá. Ngoài ra, phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin làm tăng năng suất thu thập, xử lý và cung cấp thông tin. Điều này dẫn
đến xoá dần sự cách biệt về không gian, tăng năng suất lao động quản trị, làm thay
đổi nhiều quan niện, kỹ năng, kỹ xảo trong tổ chức hoạt động quản trị.
d) Môi trường văn hoá-xã hội.
Văn hoá xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp.
Các vấn đề về phong tục tập quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo , tín
ngưỡng,... có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt động của các doanh nghiệp du
lịch, đến việc thiết kế và sản xuất những sản phẩm may mặc, các sản phẩm tiêu
dùng truyền thống...
Văn hoá xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và khách hàng của họ, nó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt nhóm nhân tố này có
ảnh hưởng tới sự hình thành và đặc điểm của thị trường doanh nghiệp.
e) Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng.
Các nhân tố tự nhiên bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai
thác, các điều kiện về địa lý như: Địa hình, đất đai, thời tiết, khí hậu,...ở trong nước
cũng như ở từng khu vực.
Các điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động của từng loại doanh
nghiệp khác nhau: tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng có tính quyết định đến hoạt
động của các doanh nghiệp khai thác; điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu,... tác

động trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất nông, lâm, thuỷ hải sản và từ đó tác
động đến các doanh nghiệp công nghiệp chế biến; địa hình và sự phát triển cơ sở
hạ tầng tác động đến việc lựa chọn địa điểm của mọi doanh nghiệp; khí hậu, độ
ẩm, không khí tác động mạnh đến nhiều ngành sản xuất và công tác lưu kho,...
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng ở mức độ, cường độ khác nhau đối với
từng loại doanh nghiệp và nó cũng tác động theo cả hai xu hướng tích cực và tiêu
cực.
1.2. Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh ngành.
a) Khách hàng.
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có nhu cầu về sản phẩm (dịch
vụ) do doanh nghiệp cung cấp. Đối với mọi doanh nghiệp, khách hàng không chỉ là
khách hàng hiện tại mà phải tính đến cả khách hàng tiềm ẩn. Khách hàng là người
tạo ra lợi nhuận , tạo ra sự thắng lợi cho doanh nghiệp. Thị hiếu của khách hàng
cũng như các yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng sản phẩm, tính nhạy
cảm của khách hàng về giá cả,... đều tác động có tính quyết định đến việc thiết kế
sản phẩm (dịch vụ). Doanh nghiệp đáp ứng đúng các yêu cầu của khách hàng sẽ
giành được thắng lợi trong kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp nào không hoặc
chú ý không đúng mức tới nhu cầu của khách hàng ắt sẽ thất bại.
Khách hàng của doanh nghiệp có thể là người tiêu dùng trực tiếp và cũng có
thể là doanh nghiệp thương mại. Khách hàng là doanh nghiệp thương mại thì
quyền mặc cả của họ phụ thuộc vào các nhân tố cụ thể sau: khối lượng mua hàng,
tỷ trọng chi phí đầu vào của người mua, tính chất chuẩn và khác biệt hoá của sản
phẩm, chi phí cho sự thay đổi người bán hàng của người mua, khả năng
kiếm lợi nhuận của người mua, khả năng tự sản xuất của người mua, tính chất quan
trọng của sản phẩm đối với người mua, thông tin về thị trường.
Nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không giới hạn, doanh nghiệp nào
biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thì doanh nghiệp đó nắm
chắc phần thắng trong kinh doanh.
b) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp

đang kinh doanh cùng ngành nghề và cùng khu vực thị trường (thị trường bộ phận)
với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
Khả năng cung ứng của tất cả các đối thủ cạnh tranh trong một ngành tạo ra
cung sản phẩm (dịch vụ) trên thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối
thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo M.Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự cạnh tranh giữa
các đối thủ: Số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? Mức độ cạnh tranh của
ngành là nhanh hay chậm? Chi phí lưu kho hay chi phí cố định là cao hay thấp?
Các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách để khác biệt hoá sản phẩm hay chuyển
hướng kinh doanh hay không? Năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay
không và nếu tăng thì khả năng tăng ở tốc độ nào? Tính chất đa dạng sản xuất-kinh

×