Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.58 KB, 5 trang )

Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản
lý chợ)

Tổ chức quản lý chợ theo mô
hình doanh nghiệp (Doanh
nghiệp kinh doanh khai thác
và quản lý chợ)
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khái niệm:
Để hiều được doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là gì trước hết cần phải
định nghĩa khái niệm doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các
hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp là một danh từ chung để chỉ các đơn vị kinh doanh
thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh
nghiệp hợp tác xã, công ty, doanh nghiệp vừa và nhỏ…
Theo Luật doanh nghiệp được Quốc hội khoá X thông qua năm 1999 thì doanh nghiệp
là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Vậy tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (doanh nghiệp kinh doanh, khai
thác và quản lý chợ) là gì?
Ta coi chợ như một tổ chức hoạt động kinh doanh bình thường, các công ty, các cá nhân,
các tổ chức có mong muốn đều có thể tham gia đầu tư và tiến hành xây dựng chợ, các
cấp chính quyền địa phương thông báo mời thầu. Các tổ chức, các cá nhân có khả năng
có thể tham gia đấu thầu. Thông qua đấu thầu có thể chọn ra được một tổ chức, một cá
nhân có năng lực nhất để tiến hành đầu tư, kinh doanh, khai thác, tổ chức và quản lý chợ
đó. Khi đó, địa phương trên cơ sở là chủ sở hữu đất cho thuê, có thể thu phí hàng năm,
ngoài ra còn có thể thu thêm Thuế Doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (vì đây là
doanh nghiệp đầu tư để kinh doanh chợ).


1/5


Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản
lý chợ)

Doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh chợ sẽ có doanh thu từ các khoản phí cho thuê địa
điểm chợ, các sạp chợ, các dịch vụ ở chợ… và cũng phải hoạt động độc lập như các
doanh nghiệp kinh doanh khác, vẫn chịu ảnh hưởng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi tiến hành kinh doanh phải thu phí với một mức phí
hợp lý, để đảm bảo cho các hộ kinh doanh có thể buôn bán được tại chợ. Ngoài ra còn
có thể yêu cầu phía đơn vị kinh doanh lấy lao động trực tiếp ở các địa phương nhằm giải
quyết việc làm cho lao động địa phương.
Vậy: Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ là một doanh nghiệp được
thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh chợ, đăng ký
kinh doanh và hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý
chợ
Doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ là đơn vị kinh tế hoạt động theo
Luật doanh nghiệp và các văn bản quy định của pháp luật, có trách nhiệm và quyền hạn
tổ chức thực hiện các quy định dưới sau:

2/5


Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản
lý chợ)

• Được tổ chức kinh doanh các dịch vụ tại chợ trong phạm vi doanh nghiệp quản

lý.
• Đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong phạm vi chợ.
• Xây dựng Nội quy trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo
phân cấp quản lý chợ, tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử
lý các vi phạm về Nội quy chợ.
• Bố trí, sắp xếp khu vực kinh doanh đảm bảo các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn
minh thương mại và phù hợp với yêu cầu của thương nhân kinh doanh tại chợ.
• Ký kết hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh
tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
• Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa
vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của
cơ quan chức năng.
• Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các
cơ quan quản lý Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Thương mại.

Các khoản thu từ hoạt động chợ
Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản giống như Ban
quản lý chợ, bao gồm:
• Thu về cho thuê, sử dụng địa điểm kinh doanh tại chợ; cung cấp dịch vụ, hàng
hoá:
• Thu tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ theo hợp đồng sử dụng, thuê
diểm kinh doanh.
• Thu từ việc cung cấp các dịch vụ bốc xếp hàng hoá, kho bãi để lưu giữ hàng
hoá, dịch vụ bảo vệ theo hợp đồng cụ thể và các dịch vụ khác.
• Thu khác: Thu được trích để lại theo hợp đồng uỷ nhiệm thu (thu phí, thu tiền
điện, nước và các khoản có liên quan đến hoạt động kinh doanh tại chợ); thu
tiền phạt, tiền bồi thường hợp đồng (nếu có) đối với các tổ chức, cá nhân tham
gia kinh doanh tại chợ do vi phạm các quy định trong hợp đồng kinh tế ký kết
với Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ.

• Các loại phí theo quy định của Pháp lệnh Phí và lệ phí ngày 28 tháng 8 năm
2001, bao gồm:
• Phí chợ.
• Phí trông giữ xe.
• Phí vệ sinh.
Mức thu các loại phí nêu trên thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương theo hướng dẫn chung của Bộ Tài chính.

3/5


Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản
lý chợ)

Quản lý, sử dụng các khoản thu, chi ở chợ:
• Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ được thu các khoản thu nêu
trên.
• Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải xây dựng kế hoạch
kinh doanh và phương án tài chính cho hoạt động của mình. Việc xây dựng
phương án tài chính dựa trên cơ sở các khoản thu để sử dụng chi cho các mục
đích như hoàn trả vốn đầu tư xây dựng chợ, các chi phí cần thiết cho hoạt động
của doanh nghiệp.
• Tuỳ thuộc vào loại hình tổ chức (doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, công ty
cổ phần…) và quy mô hoạt động của các loại chợ, doanh nghiệp kinh doanh
khai thác và quản lý chợ được áp dụng với quy định hiện hành phù hợp với mỗi
loại hình để tổ chức công tác kế toán, thống kê, quản lý và sử dụng các khoản
thu, chi liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ phải thực hiện chế độ quyết
toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
Nhận xét chung: Mô hình tổ chức quản lý chợ chủ yếu hiện nay ở nước ta là Ban quản

lý chợ. Một số nơi đã mạnh dạn thành lập doanh nghiệp quản lý chợ thuộc các thành
phần kinh tế như ở Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Đồng Nai, Thành
phố Hà Nội. Đã có cá nhân, các Công ty cổ phần, các Hợp tác xã tiến hành đầu tư, kinh
doanh khai thác và quản lý chợ, trong đó có một số chợ gọi là công ty chợ như Công
ty cổ phần chợ Đồng Xuân - Hà Nội. Nhìn chung, công tác quản lý chợ theo hình thức
doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ có hiệu quả hơn, khai thác triệt để
các nguồn thu, công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự…
được quan tâm và đảm bảo hơn.
Sự xuất hiện của các loại hình quản lý (cụ thể là hai loại hình trên) có thể thấy rõ rằng,
sự quản lý chợ ở nước ta đã dần dần được chuyên nghiệp hoá và cách bố trí cũng như
sử dụng nguồn nhân lực một cách hiệu quả hơn, đó là hiệu quả của công tác quản lý. Nó
hợp lý hoá cách phân bổ lực lượng lao động quản lý, phân cấp quản lý tạo nên sự thống
nhất, gắn trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể, để họ
hoạt động một cách độc lập, thống nhất và hiệu quả.
Số lượng chợ hoạt động hiệu quả ngày càng tăng bằng các hình thức quản lý chuyên
nghiệp, tạo nên sự phát triển vững mạnh của mạng lưới chợ ở nước ta. Số lao động quản
lý trong chợ ngày càng tăng, có tình chuyên môn, nghiệp vụ hơn là điều kiện thuận lợi
cho sự phát triển của chợ tại thời điểm hiện tại và cả trong tương lai.
Khi công tác quản lý chợ được thực hiện một cách chuyên nghiệp, mọi hoạt động của
chợ đều được lên kế hoạch một cách hợp lý, hệ thống hạch toán kinh doanh có thể cho
biết kết quả của quá trình hoạt động của chợ, từ đó có thể đưa ra những phương án hiệu
quả để xử lý và khắc phục. Các hoạt động của chợ sẽ chủ động hơn khi chúng ta nắm

4/5


Tổ chức quản lý chợ theo mô hình doanh nghiệp (Doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản
lý chợ)

bắt được quy trình quản lý chợ một cách hợp lý (như các khâu: lập kế hoạch, tổ chức

thực hiện, lãnh đạo, kiểm tra và đánh giá tổng kết…)
Nói tóm lại, nhất thiết chúng ta phải xây dựng được một hệ thống quản lý ở các chợ
trong nước, mỗi chợ phải có một hình thức quản lý phù hợp thì nói mới có thể hoạt động
hiệu quả và có thể phát triển được trong tương lai.

5/5



×