Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.49 KB, 4 trang )

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

Nghiên cứu thị trường nhập
khẩu
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Nghiên cứu thị trường nhập khẩu
Thị trường là phạm trù khách quan gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất
hàng hoá.
Việc nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên cũng là công việc đòi hỏi cần được tiến
hành liên tục thường xuyên trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường trong nước.
Việc nghiên cứu thị trường trong nước nhằm mục đích nhận biết sản phẩm nhập khẩu,
từ đó chọn ra mặt hàng kinh doanh có lợi nhất. Muốn như vậy phải trả lời được những
câu hỏi sau:
* Thị trường trong nước cần những mặt hàng gì? Tình hình tiêu thụ mặt hàng đó ra sao?
Cần phải xác định được nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng một cách cụ thể
về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, số lượng để nhập khẩu hàng hoá
về thoả mãn đúng, đủ, kịp thời những nhu cầu đó.
* Mặt hàng đó đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống? Tình hình sản xuất mặt hàng đó ở
trong nước như thế nào?
Mỗi sản phầm hàng hoá đều có chu kỳ sống riêng. Chu kỳ sống của mỗi sản phẩm bao
gồm các pha: pha giới thiệu, pha phát triển, pha hưng thịnh, pha bão hoà, pha suy thoái,
ở mỗi pha chu kỳ sống, nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm là rất khác nhau, biểu
hiện ra thành hành động mua cũng cũng rất khác nhau. Do vậy để kinh doanh nhập khẩu
đạt hiệu quả cao cần thiết phải nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm và nắm bắt được
sản phẩm đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống.

1/4



Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

Bên cạnh nghiên cứu nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu, cần phải nghiên cứu để biết được
cung trong nước về hàng hoá đó. Chênh lệch nhu cầu về hàng hoá và cung trong nước
của hàng hoá đó chính là nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu. Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
mạnh mẽ đến cung của một hàng hoá là khả năng sản xuất và tốc độ phát triển sản xuất
của hàng hoá đó. Do vậy, muốn biết được nên kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gì với số
lượng là bao nhiêu cần phải nghiên cứu tình hình trong nước về sản xuất mặt hàng đó
như thế nào.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế.
Một trong những yếu tố quan trọng của thị trường là cung về hàng hoá. Kinh doanh nhập
khẩu đòi hỏi phải nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế là một yếu tố khách quan.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá quốc tế bao gồm việc nghiên cứu toàn bộ quá trình tái
sản xuất trên phạm vi quốc tế. Tức là việc nghiên cứu không chỉ dừng lại ở lĩnh vực lưu
thông mà còn nghiên cứu cả trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng hoá.
Nghiên cứu thị trường hàng hoá nhằm hiểu biết về quy luật hoạt động của chúng- thể
hiện qua nhu cầu, cung ứng, và giá cả - liên hệ với điều kiện của doanh nghiệp và nhu
cầu về hàng hoá nhập khẩu ở trong nước để quyết định kinh doanh mặt hàng gì và lựa
chọn đối tác kinh doanh thích hợp.
Nghiên cứu dung lượng thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị
trường hàng hoá.
Có thể hiểu dung lượng thị trường của một mặt hàng là khối lượng hàng hoá đó được
giao dịch trên một khu vực thị trường nhất định (một quốc gia, một khu vực hay trên
toàn thế giới) trong một thời kỳ nhất định thường là một năm.
Dung lượng thị trường không phải là yếu tố tĩnh mà thường xuyên biến động do nó chịu
sự tác động tổng hợp của rất nhiều yếu tố khác nhau. Nghiên cứu dung lượng thị trường
nhằm mục đích xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thương trường. Còn việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường để có thể dự đoán được sự
biến động của nó trên cơ sở đó vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh dài hạn và

ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường tập trung vào những nhân tố
chủ yếu sau:
* Các nhân tố làm dung lượng thị trường biến động có tính chu kỳ: bao gồm: sự vận
động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa, tính chất thời vụ của sản xuất, lưu thông và
phân phối hàng hoá.

2/4


Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

- Sự vận động của tình hình kinh tế tư bản chủ nghĩa là nhân tố quan trọng nhất có ảnh
hưởng đến tất cả thị trường hàng hoá. Nắm vững ảnh hưởng của tình hình kinh tế tư bản
chủ nghĩa đối với thị trường hàng hoá có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng các kết
quả nghiên cứu thị trường và giá cả để chọn thời gian giao dịch thích hợp nhằm đạt hiệu
quả kinh doanh cao nhất.
- Nhân tố thời vụ ảnh hưởng đến dung lượng thị trường hàng hoá trên cả ba khâu sản
xuất, lưu thông, tiêu dùng. Một số hàng hoá chịu ảnh hưởng của các yếu tố mang tính
chất thời vụ do đó việc sản xuất, lưu thông, tiêu dùng những hàng hoá này cũng rất khác
nhau nên sự tác động của nhân tố thời vụ đến dung lượng thị trường của những hàng hoá
khác nhau cũng rất khác nhau. Nghiên cứu nhân tố này đòi hỏi phải nắm vững đặc điểm
của mặt hàng kinh doanh và tính chất thời vụ của nó để ra các quyết định đúng đắn về
hành động mua, vận chuyển và phân phối hàng hoá đó trong nước.
* Các nhân tố ảnh hưởng lâu dài.
Có những nhân tố không làm thay đổi dung lượng thị trường hàng hoá một cách nhanh
chóng mà ta có thể dễ dàng nhận biết ngay được. Những nhân tố này có thể gây những
biến động rất lớn về dung lượng thị trường nhưng phải trải qua một quá trình chứ không
phải trong một thời gian ngắn. Có thể đến các nhân tố như tiến bộ khoa học kỹ thuật,
các biện pháp và chính sách của nhà nước và các tập đoàn tư bản lũng đoạn, thị hiếu và

tập quán người tiêu dùng, ảnh hưởng của các hàng hoá thay thế.
* Các nhân tố ảnh hưởng tạm thời:
Các nhân tố có thể kể đến là: các yếu tố tự nhiên, thiên tai, bão lụt, hạn hán.. gây ra sự
biến đổi cung cầu của một số mặt hàng nhất định. Cần phải nghiên cứu các yếu tố này
để có thể đối phó được với các tình huống bất ngờ xảy ra.
1.4. Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên phạm vi thị trường thế giới.
Trên thị trường thế giới, giá cả không những phản ánh mà còn điều tiết cung cầu. Việc
xác định đúng đắn giá cả trên thị trường quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả Thương mại Quốc tế. Cụ thể nó sẽ làm tăng
thu ngoại tệ trong xuất khẩu và giảm chi ngoại tệ trong nhập khẩu.
* Dự đoán xu hướng biến động của giá cả và các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng ấy.
Tuỳ theo mục đích mà dự báo xu hướng biến động của giá cả trong thời gian ngắn và
dài. Kết quả nghiên cứu dự báo trong thời gian dài thường được sử dụng vào mục đích
lập kế hoạch nhập khẩu hàng năm. Dự báo trong thời gian ngắn nhằm phục vụ trực tiếp
cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện tại.
* Các nhân tố tác động lên xu hướng biến động giá cả của hàng hoá.
3/4


Nghiên cứu thị trường nhập khẩu

Các nhân tố tác động lâu dài:
- Nhân tố chu kỳ: sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa qua
các giai đoạn của chu kỳ sẽ làm thay đổi quan hệ cung cầu về các loại hàng hoá đó trên
thị trường. Khi quan hệ cung cầu trên thị trường thay đổi thì kéo theo sự thay đổi của
giá cả hàng hoá là một điều tất yếu.
- Nhân tố lũng đoạn và giá cả: lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức giá khác nhau đối với
cùng một loại hàng hoá, thậm chí ngay trên cùng một khu vực thị trường tuỳ theo mối
quan hệ giữa người mua và người bán.
- Nhân tố cạnh tranh: cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo những xu hướng

khác nhau. Cạnh tranh giữa những người bán xảy ra khi trên thị trường có xu hướng
cung lớn hơn cầu khiến cho giá có xu hướng giảm xuống. Cạnh tranh giữa những người
mua xuất hiện trên thị trường khi cầu có xu hướng lớn hơn cung làm cho giá cả trên thị
trường có xu hướng tăng lên. Đây cũng chính là mối quan hệ giữa cung cầu và giá cả.
- Nhân tố lạm phát: giá cả hàng hoá không những được quyết định bởi giá trị của nó, mà
còn được quyết định bởi giá trị của một đơn vị tiền tệ hiện hành.
Trên thị trường thế giới, giá cả hàng hoá thường là sự biểu hiện giá trị của nó thông qua
những đồng tiền mạnh (như Đôla Mỹ, Demac Đức, Bảng Anh...). Do đặc điểm của nền
kinh tế thị trường, bản thân giá trị của đồng tiền cũng có thể bị thay đổi. Lạm phát và
giảm phát làm cho giá cả của hàng hoá tăng lên hay giảm xuống một cách bất thường.
* Xác định giá xuất - nhập đối với thị trường có quan hệ giao dịch.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của các nhân tố, ta có thể dự đoán được xu
hướng biến động của giá cả trên thị trường thế giới, từ đó xác định được mức giá cho
từng mặt hàng mà ta có kế hoạch nhập.
Nếu hàng hoá nhập khẩu là đối tượng giao dịch phổ biến hoặc có các trung tâm giao
dịch quốc tế thì nhất thiết phải tham khảo thị trường thế giới về hàng hoá đó. Đồng thời
cần tham khảo giá xuất khẩu loại hàng hoá đó từ khu vực thị trường các nước bạn hàng
đi các nước nhập khẩu khác. Cần chú ý tới cước phí vận tải, các chế độ ưu đãi thuế quan
để định giá cho chính xác.
Với các mặt hàng nhập khẩu thông thường, có thể dựa vào giá chào hàng của các đơn
vị cung ứng, giá nhập khẩu của các năm trước đó có tính đến các thay đổi của sản phẩm
và các yếu tố có liên quan để đưa ra một mức giá nhập khẩu hợp lý, nâng cao hiệu quả
kinh doanh cho doanh nghiệp.

4/4



×