Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.48 KB, 3 trang )

Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh

Khái niệm và phân loại vốn
kinh doanh
Bởi:
Đại Học Kinh Tế Quốc Dân

Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh:
Khái niệm vốn kinh doanh:
Vốn có vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng
và nền kinh tế nói chung. Do vậy, từ trước đến nay có rất nhiều quan niệm về vốn, ở mỗi
một hoàn cảnh kinh tế khác nhau thì có những quan niệm khác nhau về vốn.
Theo quan điểm của Mác, dưới góc độ các yếu tố sản suất, Mác cho rằng: Vốn (tư bản)
là giá trị đem lại giá trị thặng dư, là đầu vào của quá trình sản suất. Định nghĩa của Mác
về vốn có tầm khái quát lớn vì nó bao hàm đầy đủ bản chất và vai trò của vốn. Bản chất
của vốn là giá trị, mặc dù nó được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tài sản cố
định, nguyên vật liệu, tiền công... Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ phát triển của nền
kinh tế, Mác chỉ bó hẹp khái niệm về vốn trong khu vực sản suất vật chất và cho rằng
chỉ có quá trình sản xuất mới tạo ra giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Đây là một hạn chế
trong quan niệm về vốn của Mác.
P.A.Samuelson, đại diện tiêu biểu của học thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại, coi đất
đai và lao động là các yếu tố ban đầu sơ khai, còn vốn và hàng hoá chỉ là kết quả của
sản xuất. Vốn bao gồm các loại hàng hoá lâu bền được sản xuất ra và được sử dụng như
các đầu vào hữu ích trong quá trình sản xuất sau đó. Một số hàng hoá vốn có thể tồn tại
trong vài năm, trong khi đó một số khác có thể tồn tại trong một thế kỷ hoặc lâu hơn.
Đặc điểm cơ bản nhất của hàng hoá vốn thể hiện ở chỗ chúng vừa là sản phẩm đầu ra
vừa là yếu tố đầu vào trong sản xuất. Về bản chất vốn là phương pháp sản xuất gián tiếp
tốn thời gian.
David Begg, trong cuốn “Kinh tế học” ông đã đưa ra hai định nghĩa về vốn là: Vốn hiện
vật và vốn tài chính cùa doanh nghiệp. Vốn hiện vật là dự trữ các hàng hoá đã sản xuất
ra để sản xuất các hàng hoá khác. Vốn tài chính là các giấy tờ có giá và tiền mặt của


doanh nghiệp. Như vậy, đã có sự đồng nhất vốn với tài sản của doanh nghiệp trong định
nghĩa của David Begg.
1/3


Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh

Qua các khái niệm trên cho thấy, doanh nghiệp dù hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào
cũng cần có một lượng vốn nhất định. Lượng vốn đó dùng để thực hiện các khoản đầu
tư cần thiết như chi phí thành lập doanh nghiệp, chí phí mua sắm tài sản cố định, nguyên
vật liệu... Vốn đưa vào sản xuất kinh doanh có nhiều hình thái vật chất khác nhau để từ
đó tạo ra sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu thị trường. Số tiền mà doanh nghiệp thu
về sau khâu tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phải bù đắp được các chi phí bỏ ra, đồng thời
phải có lãi. Quá trình này diễn ra liên tục đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp.
Hiện nay khái niệm vốn kinh doanh được sử dụng phổ biến là:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại (DNTM) là biểu hiện bằng tiền của toàn
bộ tài sản và các nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh bao
gồm:
- Tài sản hiện vật như: nhà kho, cửa hàng, hàng hoá dự trữ...
- Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng và đá quí.
- Bản quyền sở hữu trí tuệ và các tài sản vô hình khác.
Phân loại vốn kinh doanh:
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại có thể được xem xét, phân loại theo các
tiêu thức sau:
* Theo giác độ pháp luật:
- Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu cần thiết để đảm bảo năng lực kinh doanh đối với
từng ngành nghề, từng loại hình doanh nghiệp do pháp luật qui định. Dưới mức vốn
pháp định thì không thể đủ điều kiện để thành lập doanh nghiệp.
Theo Nghị Định 221 và 222 HĐBT ngày 23/07/1991 cụ thể hoá một số điều qui định

trong luật công ty và luật doanh nghiệp tư nhân qui định:
+ Vốn pháp định đối với ngành kinh doanh tư liệu sản xuất cho công ty trách nhiệm hữu
hạn là 150 triệu đồng, công ty cổ phần là 500 triệu và doanh nghiệp tư nhân là 80 triệu
đồng.
+ Vốn pháp định cho các cửa hàng dịch vụ của công ty trách nhiệm hữu hạn là 50 triệu
đồng, công ty cổ phần là 200 triệu đồng, doanh nghiệp tư nhân là 20 triệu đồng.

2/3


Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh

- Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và được ghi vào điều lệ của doanh
nghiệp. Tuỳ theo ngành nghề và loại hình doanh nghiệp nhưng vốn điều lệ không được
nhỏ hơn vốn pháp định.
* Theo giác độ hình thành vốn kinh doanh:
- Vốn đầu tư ban đầu: là số vốn phải có khi thành lập doanh nghiệp, tức là số vốn cần
thiết để đăng kí kinh doanh. Đó là vốn đóng góp của các thành viên công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần, công ty tư nhân hoặc vốn của nhà nước giao.
- Vốn bổ sung: là số vốn tăng thêm do trích từ lợi nhuận, do ngân sách nhà nước cấp, sự
đóng góp của các thành viên, do bán trái phiếu… bổ sung để tăng thêm vốn kinh doanh.
- Vốn liên doanh: là vốn do sự đóng góp của các bên khi tiến hành cam kết liên doanh,
liên kết với nhau trong hoạt động thương mại, dịch vụ.
- Vốn đi vay: trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn chủ sở hữu, vốn liên doanh để
có đủ vốn kinh doanh doanh nghiệp phải đi vay của ngân hàng trong và ngoài nước.
* Theo giác độ chu chuyển vốn kinh doanh:
- Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định bao gồm: toàn bộ những tư liệu
lao động có hình thái vật chất cụ thể có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng qui
định.
- Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông.

+ Tài sản lưu động là những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử
dụng để xếp vào tài sản cố định.
+ Bộ phận quan trọng của vốn lưu động là dự trữ hàng hoá, vốn bằng tiền như tiền gửi
ngân hàng, tiền mặt tồn quỹ các khoản phải thu ở khách hàng...
Việc phân chia các loại vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động kinh doanh thương
mại. Vì tính chất của chúng rất khác nhau và hình thức biểu hiện cũng khác nhau nên
phải có các biện pháp thích ứng để nâng cao hiệu quả sử dụng các loại vốn này.

3/3



×