A. Lời mở đầu
Cuộc sống của con người trên trái đất , dù ở bất kì giai đoạn phát triển nào, bất kì chế
độ xã hội nào cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và môi trường sống.
Những rui ro, bất hạnh, những khó khăn ngoài ý muốn đã luôn làm cho một bộ phận dân
cư rơi vào tình cảnh yếu thế trong xã hội. Để có thể tồn tại và phát triển, họ cần được sự
trợ giúp của xã hội mà trong đó Nhà nước đóng vai trò hết sưc quan trọng nhờ có hệ
thống ASXH của mình.
An sinh xã hội chỉ sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên của mình, bằng một
loạt những biện pháp công cộng, chống đỡ sự hẫng hụt về kinh tế và xã hội do bị mất
hoặc bị giảm đột ngột nguồn thu nhập vì ốm đau, thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề
nghiệp, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già và chết, kể cả sự bảo vệ chăm sóc y tế và trợ cấp gia
đình có con nhỏ. Trong đó, Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an
sinh xã hội. Theo nghĩa thông thường, cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã
hội đối với các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn
trước mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động
cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một thời hạn
hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng. Cứu trợ xã hội được coi
như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ an sinh xã hội.
a. Khái niệm.
Cứu trợ xã hội là một loại hình quan trọng trong lĩnh vực an sinh xã hội. Theo
nghĩa thông thường, "cứu trợ xã hội được hiểu là chế độ đảm bảo xã hội đối với
các thành viên trong cộng đồng nhằm giúp họ khắc phục những khó khăn trước
mắt cũng như lâu dài trong đời sống. Việc đảm bảo này thông qua các hoạt động
cung cấp tài chính, tiền bạc, vật phẩm, các điều kiện vật chất khác trong một
thời hạn hoặc trong suốt quá trình sống (suốt cuộc đời) của đối tượng"
Đối tượng của cứu trợ xã hội có thể là gia đình, có thể là cá nhân. Có những
trường hợp cứu trợ xã hội được áp dụng để giải quyết khó khăn cho cả vùng gặp
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nạn hoặc cả một địa phương.
Cứu trợ xã hội được coi như là "lưới đỡ cuối cùng" trong hệ thống các lưới đỡ
an sinh xã hội. Vì vậy nó được coi là chế độ đảm bảo cộng đồng mang tính nhân
đạo, nhân văn rất cao, thể hiện tình người rõ rệt.
Tuy nhiên, hoạt động cứu trợ xã hội không chỉ là của cá nhân, tổ chức bất kỳ
trong xã hội mà trách nhiệm chính là của nhà nước. Nhà nước có trách nhiệm
cao nhất trong việc tổ chức các hoạt động cứu trợ xã hội, với tư cách là đại diện
của xã hội. Các chính sách, pháp luật về cứu trợ xã hội do nhà nước ban hành,
xây dựng là cơ sở quan trọng để các tổ chức, cơ quan, cá nhân tiến hành các hoạt
động cứu trợ xã hội, đồng thời là tiêu chuẩn đảm bảo sự công bằng, minh bạch,
đúng đắn và tính hợp pháp của cứu trợ xã hội.
Dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, hiện nay có nhiều khái niệm về cứu trợ xã
hội. Nếu hiểu một cách bao quát nhất, cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của xã hội
bằng nguồn tài chính của nhà nước và của cộng đồng đối với các thành viên gặp
khó khăn, bất hạnh và gặp rủi ro trong cuộc sống như thiên tai, hỏa hoạn, bị tàn
tật, già yếu …dẫn đến mức sống quá thấp, lâm vào cảnh neo đơn túng quẫn
nhằm giúp họ đảm bảo được điều kiện sống tối thiểu, vượt qua cơn ngheo khốn
và vươn lên cuộc sống bình thường.
3. Những quan điểm cơ bản trong cứu trợ xã hội:
a. Cứu trợ xã hội là hình thức dành cho tất cả những người cần được cứu trợ
Hay nói cách khác, mỗi người trong xã hội đều có quyền hưởng CTXH khi
cần thiết. Mỗi cá nhân đều có quyền sống , làm việc và hưởng thụ các thành quả
của xã hội như tất cả các thành viên khác. Tuy nhiên, có rất nhiều biến cố bất
ngờ khiến cho các cá nhân, hộ gia đình có thể rơi vào tình trạng cực kì vất vả
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khó khăn, không tìm được phương cách để sinh sống. Nhà nước và toàn thể
cộng đồng thực hiện hoạt động cứu trợ để các quyền con người của các cá nhân
và các nhóm dân cư yếu thế luôn được đảm bảo. Hoạt động này không chỉ đơn
thuần là sự tương trợ giúp đỡ lẫn nhau mà còn thể hiện sự tôn trọng quyền con
người của toàn xã hội đối với mọi cá nhân, thể hiện được một thuộc tính của xã
hội văn minh
b. Các đối tượng cũng phải có trách nhiệm đối với bản thân và cộng đồng.
Theo quan điểm này, cứu trợ xã hội được thực hiện theo hướng đưa cần câu
chứ không phải đưa xâu cá. Những đối tượng được hưởng cứu trợ phải tự khẳng
định mình, tránh tư tưỏng ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của xã hội, của cộng
đồng. Trước khi được cứu trợ, các đối tượng được cứu trợ cần phải cố gắng
bằng tiềm lực còn lại để lo liệu cải thiện khó khăn trong cuộc sống.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
III. Cơ sở luật pháp và tình hình cứu trợ xã hội ở Việt Nam giai
đoạn hiện nay.
1. Cơ sở luật pháp.
Ở Việt Nam, dù thuật ngữ “An sinh xã hội” mới chỉ xuất hiện vào những năm
70 trong một số cuốn sách nghiên cứu về pháp luật của một số học giả Sài Gòn
nhưng CTXH đã xuất hiện từ rất lâu đời, trong truyền thống đạo đức của dân tộc
Việt "lá lành đùm lá rách"..., và rất phong phú về hình thức. Hiện nay, CTXH
được Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm và là một trong những chính sách
lớn của Nhà nước, thề hiện qua Nghị định số 07/2000/ND-CP quy định rất rõ vể
đối tượng được hưởng, chế độ hưởng, cụ thể như sau:
a. Đối tượng được hưởng CTXH thường xuyên
Điều 6. Người thuộc diện cứu trợ xã hội thường xuyên tại xã, phường quản lý
gồm:
1. Trẻ em mồ côi là trẻ em dưới 16 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc bị bỏ rơi, bị
mất nguồn nuôi dưỡng và không còn người thân thích để nương tựa; trẻ em mồ
côi cha hoặc mẹ, nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại
Điều 88 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng
theo quy định của pháp luật;
2. Người già cô đơn không nơi nương tựa là người từ đủ 60 tuổi trở lên sống độc
thân. Người già còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người
thân thích để nương tựa, không có nguồn thu nhập. Trường hợp là phụ nữ cô
đơn không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập, từ đủ 55 tuổi trở lên, hiện
đang được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội vẫn tiếp tục được hưởng;
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không có nơi nương tựa;
người tàn tật nặng tuy có người thân thích nhưng họ già yếu hoặc gia đình nghèo
không đủ khả năng kinh tế để chăm sóc;
4. Người tâm thần mãn tính là người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần
phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị
nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân
không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện đói nghèo.
Điều 7. Người thuộc diện cứu trợ xã hội quy định tại Điều 6 của Nghị định này
thuộc diện đặc biệt khó khăn không tự lo được cuộc sống thì được xem xét tiếp
nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 8. Những người có hoàn cảnh như người thuộc diện cứu trợ xã hội nhưng
còn nơi nương tựa, có nguồn nuôi dưỡng mà gia đình làm đơn tự nguyện đưa
vào cơ sở bảo trợ xã hội, được cấp có thẩm quyền đồng ý thì gia đình phải chịu
mọi chi phí theo quy định.
Ngân sách Nhà nước không hỗ trợ kinh phí cho đối tượng nói tại Điều này.
Điều 9.
1. Trẻ em từ 13 tuổi trở lên thuộc các cơ sở bảo trợ xã hội không còn học văn
hóa thì được giới thiệu đến các trung tâm dạy nghề để học nghề theo quy định
hiện hành của Nhà nước.
2. Trẻ em đã trưởng thành, người tàn tật đã phục hồi chức năng, người bệnh tâm
thần đã ổn định, đang ở cơ sở bảo trợ xã hội thì được đưa trở về địa phương. ủy
ban nhân dân xã, phường, gia đình có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện cho
họ có việc làm và hoà nhập với cộng đồng.
2 Mức trợ cấp đươc hưởng.
Điều 10.
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Mức trợ cấp cứu trợ xã hội thường xuyên tối thiểu do xã, phường quản lý
bằng 45.000 đồng/người/tháng.
2. Mức trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng tối thiểu tại cơ sở bảo trợ xã hội của
nhà nước bằng 100.000 đồng/người/tháng; riêng đối với trẻ em dưới 18 tháng
tuổi phải ăn thêm sữa, mức trợ cấp bằng 150.000 đồng/người/tháng.
Điều 11. Ngoài trợ cấp sinh hoạt phí nuôi dưỡng quy định tại khoản 2 Điều 10
của Nghị định này, các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội thuộc nhà nước quản lý
được hưởng thêm các khoản trợ cấp sau :
1. Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường
ngày;
2. Trợ cấp mua thuốc chữa bệnh thông thường;
3. Trợ cấp mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập đối với trẻ em đi học phổ
thông, bổ túc văn hóa;
4. Trợ cấp hàng tháng vệ sinh cá nhân đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh
đẻ;
5. Trợ cấp mai táng phí.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định
mức trợ cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
3 Nguồn tài chính.
Điều 12. Cơ sở bảo trợ xã hội được tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn
kinh phí và hiện vật (nếu có) do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ
thiện; bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và thanh quyết toán theo
chế độ tài chính hiện hành.
Điều 13. Nguồn kinh phí nuôi dưỡng, kinh phí hoạt động bộ máy và kinh phí
đầu tư xây dựng cơ bản của các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp nào quản lý do
Website: Email : Tel : 0918.775.368