Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Một số biện pháp quản lỷ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn quận 2, thành phổ hồ chỉ minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.54 KB, 76 trang )

Bộ
BộGIÁO
GIÁODỤC
DỤCVÀ
VÀĐÀO
ĐÀOTẠO
TẠO
TRƯỜNG
TRƯỜNG DẠI
DẠI HỌC
HỌC VINH
VINH

NGUYỄN TIÉN HIỆP
NGUYỄN TIÉN HIỆP

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
MỘTGIÁO
SÓ BIỆN
PHÁP
LÝ HOẠT
ĐỘNG
DỤC
ĐẠO QUẢN
ĐỨC CHO
HỌC SINH
‘GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
TRUNGHỌC
HỌC COSỞ
SỞTHÔNG


THÔNGQUA
QUAHOẠT
HOẠTĐỘNG
ĐỘNG
TRUNG
NGOÀIGÌỜ
GÌỜLÊN
LÊNLỚP
LỚPTRÊN
TRÊNĐỊA
ĐỊABÀN
BÀNQUẢN
QUẬN2,2,
NGOÀI
THÀNHPHÓ
PHÓHỒ
HỒCHÍ
CHÍ’ MINH
THÀNH
MINH

‘co

Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã so: 60.14.05
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIÁO DỤC
LUẬN VĂN THẠC sĩ KHOA HỌC GIẢO DỤC

Nguôi hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị My Trinh


NGHỆAN,
AN,2013
2013
NGHẸ


LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn, tác giả xin trân trọng gởi lời
cám ơn đến

PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Trinh- nguôi hưóng dẫn khoa học đã tận
tình chỉ dẫn và giúp đỡ tác giả trong quả trình nghiên cứu dế hoàn thành
Luận vãn.
Ban giám hiệu, Hội đồng đào tạo, Hội đồng khoa học, Khoa đào tạo
sau Đại học trường Đại học Vinh, quý thầy cô giảo đã quan tâm và hết lòng
giảng dạy.

Lãnh đạo phòng Giảo dục và Đào tạo quận 2, Ban giám hiệu, giáo
viên, Tông phụ trách Đội, Bí thư Đoàn các trường trung học cơ sở trong
quận 2, cùng bạn bè, đồng nghiệp đã tận tình, giúp đỡ tác giả hoàn thành
luận vãn này.

Trong quả trình nghiên cứu sẽ khỏ tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận được sự thông cảm, giúp đỡ đóng góp ỷ kiến của các nhà khoa
học, của các quỷ thây cô đê công trình được hoàn thiện hơn.


MỤC LỤC
MỞ ĐÀU.................................................................................................. 1

Chương 1: cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA DÈ TÀI........................................5
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 5
1.2. Các khái niệm nghiên cứu vấn đề.............................................................8
1.3. Một số vấn đề về hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS thông qua
HĐNGLL.....................................................................................................13
1.4. Một số vấn đề về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS thông qua HĐNGLL.........................................................................21
Kết luận chưong 1................................................................................. 29
Chương 2: cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI........................................30
2.1...................................................................................................................... Gi
ới thiệu về quá trình nghiên cứu thực trạng....................................................... 30
2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục tại quận 2,
Thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................. 31
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua
HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM......................................................35
2.4. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua
HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM......................................................45
2.5. Đánh giá chung về thực trạng.................................................................. 53
Kết luận chương 2................................................................................. 54
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO
DỤC
DẠO ĐỨC CHO HỌC SINH THCS THÔNG QUA HĐNGLL TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN 2, THÀNH PHÓ HỎ CHÍ MINH..........................56
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp............................................................ 56
3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
THCS thông qua HĐNGLL.........................................................................57


CMHS


Cha mẹ học sinh

HĐNGLL

Hoạt động ngoài giờ lên lớp

HS

Học sinh

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

THCS
TPHCM
XHCN

Trung học cơ sở
3.2.1. Nâng cao nhận
DANH
thứcMỤC
về hoạt
CHỮ
độngCÁI
giáoVIÉT
dục đạo
TẮT
đức cho học sinh
Thành phố Hồ Chí Minh

THCS Xã hội chủ nghĩa

57

3.2.2. Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức HĐNGLL để giáo dục đạo đức cho học
sinh THCS...................................................................................................60
3.2.3. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh
THCS thông qua HĐNGLL.........................................................................61
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực
lượng xã hội.................................................................................................65
3.2.5. Đồi mói công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho
học sinh THCS thông qua HĐNGLL...........................................................69
3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý được đề

xuất..............................................................................................................71
Kết luận chương 3................................................................................. 74
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
75
TÀI LIỆU THAM KIIẢO
78

PHU LƯC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Chất lượng giáo dục toàn diện của HS THCS Q2.........................34
Bảng 2.2. Nhận thức về tầm quan trọng của HĐ GDĐĐ HS.........................35
Bảng 2.3. Nhận thức của các lực lượng về vai trò của giáo dục đạo đức cho
học sinh THCS thông qua HĐNGLL............................................................. 36
Bảng 2.4. Các hình thức HĐNGLL dùng để giáo dục đạo đức HS................37

Bảng 2.5. Đánh giá về tính hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động
NGLL............................................................................................................38
Bảng 2.6. Mức độ tham gia của các lực lượng trong hoạt động giáo dục đạo
đức học sinh...................................................................................................39
Bảng 2.7. Sự phối hợp của nhà trường với các lực lượng xã hội...................41
Bảng 2.8. Những biểu hiện vi phạm đạo đức của HS THCS.........................43
Bảng 2.9. Đánh giá của cán bộ quản lý về chất lượng hoạt động giáo dục đạo
đức cho học sinh thông qua HĐNGLL..........................................................44
Bảng 2.10. Chủ thẻ xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức học sinh thông qua
HĐNGLL.......................................................................................................45
Bảng 2.11. Khảo sát về chất lượng xây dựng kế hoạch.................................47
Bảng 2.12. Đánh giá việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua
HĐNGLL của hiệu trưởng.............................................................................48
Bảng 2.13. Đánh giá việc triển khai kế hoạch giáo dục đạo đức của chủ nhiệm
đến học sinh...................................................................................................49
Bảng 2.14. Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua
HĐNGLL.......................................................................................................50
Bảng 2.15. Thực trạng chất lượng chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo
đức thông qua HĐNGLL...............................................................................51


Bảng 2.16. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức học sinh
thông qua HĐNGLL.....................................................................................52
Bảng 2.17. Các lực lượng kiêm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục
đạo đức thông qua HĐNGLL........................................................................53
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp.........................72
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp...........................73


1


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Con người ở thời đại nào, ở xã hội nào cũng là chủ thể sáng tạo ra lịch
sử, con người là động lực của mọi sự phát triên xã hội. Con người càng có
nhân cách cao đẹp thỉ sự tác động của con người đến xã hội đó càng lớn. Do
đó không thể xem nhẹ vai trò cúa giáo dục trong sự phát triển của xã hội.
Trong các mặt Đức, Trí, Thể, Mỹ của giáo dục, giáo dục Đạo đức có vai trò
vô cùng quan trọng được đặt lên hàng đầu "Được xem là nền tảng, gốc rễ để
tạo ra nội lực tiềm tàng vững chắc cho các mặt giáo dục khác". Như Bác Hồ
đã nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông
cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người thì phải có đạo đức,
không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không làm gì được!”
Chính vì lý do trên, suốt hưn 80 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn
quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Sự quan tâm này thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau, đặt biệt đối với việc xác định vị trí, vai trò của GD & ĐT ở
từng thời kỳ cách mạng. Đảng ta đã khăng định “Giáo dục đóng vai trò then
chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tố quốc, là
một động lực đưa đất nưức ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ tiên
tiến của thế giới”
Đẻ đáp ứng được yêu cầu của công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại
hóa, mục tiêu đề ra cho ngành giáo dục cũng cao hơn, cụ thể hơn. Tại khơản
2- điều 28 Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
nam số 38/2005/QH11 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng
lớp học, từng môn học; Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện kỹ’ năng


2


hoạt động theo nhóm, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [18,tr 55]
Bản thân các môn học trên lớp không thể cung cấp một cách đầy đủ và
rộng rãi những thông tin hàng ngày của cuộc sống xã hội do tính chất cơ bản
phố thông của hệ thống kiến thức môn học. Do đó HĐNGLL là cơ hội giúp
HS có thêm thông tin, củng cố sự hiểu biết khi các em được trực tiếp tham
gia. Việc hình thành phát triển những tri thức kỹ năng, kỹ xảo, cách giao
tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ hàng ngày cho HS chỉ được củng cố phát
triển, đạt kết quả thiết thực khi nó có điều kiện thực hành, rèn luyện thông
qua các hoạt động cụ thê, dưới sự hướng dẫn của các nhà giáo dục.
HĐNGLL chính là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn
lý thuyết với thực tiễn tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động
của HS, qua đó góp phần hình thành, phát triển toàn diện nhân cách của HS.
Giáo dục đạo đức HS thông qua HĐNGLL là tiền đề đế hình thành đạo đức,
đồng thời phát triển kỷ năng sống cho HS, là việc làm hết sức cần thiết và
cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Thực tiễn ở quận 2, TPHCM đang trong
giai đoạn đô thị hóa, tình trạng học sinh THCS sa sút về đạo đức đang có
chiều hướng gia tăng, bên cạnh đó công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức còn nhiều hạn chế, cần được nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm để tìm ra
những vấn đề cần giải quyết, xác định biện pháp, nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý giáo dục đạo đức học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số
biện pháp quản lỷ hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học cơ sở
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp trên địa bàn Quận 2, Thành phổ Hồ
Chỉ Minh” để nghiên cứu.


3


2. Mục đích nghiên cứu
Đe xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM từ
đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cúu
3.1. Khách thế nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
HS THCS thông qua HĐNGLL.
3.2. Đổi tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo
đức cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện được các biện pháp quản lý mang tính khoa
học, khả thi sẽ nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
THCS trên địa bàn quận 2, TPHCM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho HS THCS thông qua HĐNGLL
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM
5.3. Đề xuất và thăm dò tính cần thiết, khả thi của một số biện pháp
giáo dục đạo đức cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2,
TPHCM.
6. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn Quận 2, TPHCM. Cụ thể là các
trường: THCS An Phú, THCS Bình An, THCS Lượng Định Của, THCS
Thạnh Mỹ Lợi, THCS Giồng Ông Tố, THCS Nguyễn Văn Trỗi, THCS
Nguyễn Thị Định.


4


Thời gian khảo sát từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013
7. Phương pháp nghiên cứu.
1.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích- tổng hợp, phân loạihệ thống hóa lý thuyết nhằm xác định cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiên: Phương pháp điều tra,
phương pháp tổng kết kinh nghiêm giáo dục, phương pháp lấy ý kiến chuyên
gia nhằm khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
cho HS THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM.
7.3. Phương pháp thong kê toán học: để sử lý số liệu thu được
8. Đóng góp mới của đề tài:
Đề tài này góp phần:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục
đạo đức cho HS nói chung và giáo dục đạo đức cho HS các trường THCS
nói riêng.
- Đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM. Đề ra được một số
biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS thông qua
HĐNGLL trên địa bàn quận nhà.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục
nội dung luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho
HS THCS thông qua HĐNGLL.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS
THCS thông qua HĐNGLL trên địa bàn quận 2, TPHCM.


5

CHƯƠNG 1


Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ QUẢN LÝ HOẠT DỌNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC cơ SỞ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

NGOÀI GIƠ LÊN LOP

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cún ở nước ngoài
Nen giáo dục truyền thống của ta trong thời phong kiến đã chịu ảnh
hưởng của nền giáo dục phong kiến Trung Hoa - giáo dục Nho giáo. Giáo dục
Nho giáo lấy đạo "trung quân" làm mục tiêu hướng tới và sản phẩm khuôn
vàng thước ngọc là đào tạo ra "người quân tử". Từ đó "Tam cương", "Ngũ
thường" trở thành một chuẩn mực để giáo dục phải theo. Sách thánh hiền "Tứ
thư", "Ngũ kinh" là những bộ sách giáo khoa không thể thiếu trong dạy học.
Sĩ tử thấm nhuần trong sách thánh hiền những gương sáng người xưa về đối
nhân xử thế, về cách cai trị đế mà "tề gia", "trị quốc" và cao hơn nữa là "bình
thiên hạ". Khi vượt qua được các "trường thí" thì người học được bố đi làm
quan, thực hiện điều hệ trọng nhất trong "tam cương" là cặp quan hệ "quânthần" mà trung quân là tiêu chuân của người "ái quốc". Sự phiến diện trong
nội dung giáo dục và mục tiêu giáo dục Nho giáo đã làm trì trệ nền giáo dục
nước nhà mà còn là lực cản cho sự phát triển của đất nước.
Trong thời kỳ thuộc Pháp, ý thức được tầm quan trọng của giáo dục đối
với công cuộc khai thác thuộc địa, Pháp đã áp đặt nền giáo dục Phương Tây
vào nước ta. Trong bối cảnh nền giáo dục Nho giáo đang hồi suy tàn với một


6

được tổ chức học thành lớp có cùng độ tuổi, giống nhau về tâm sinh lý, cùng
học một chương trình thống nhất, đa dạng về loại hình trường lớp và được tổ

chức rộng khắp.
Ở phương Đông từ thời cổ đại, Khổng Tử (551-479-TCN) trong các tác
phâm: “Dịch, Thi, Thư, Le, Nhạc Xuân Thu” rất xem trọng việc giáo dục đạo
đức.
Ở phương Tây, nhà triết học Socrat (470-399-TCN) đã cho rằng đạo
đức và sự hiểu biết quy định lẫn nhau. Có được đạo đức là nhờ ỏ sự hiểu biết,
do vậy chỉ sau khi có hiểu biết mói trở thành có đạo đức.
Aristoste (384-322-TCN) cho rằng không phải hy vọng vào Thượng đế
áp đặt đẻ có người công dân hoàn thiện về đạo đức, mà việc phát hiện nhu cầu
trên trái đất mới tạo nên được con người hoàn thiện trong quan hệ đạo đức.
J.A Kômenxki (1592- 1670) được coi là “Ông tổ của nền sư phạm cận
đại” đã có những đóng góp lứn lao cho nền giáo dục trên thế giói trong đó
ông đăc biệt quan tâm đến việc kết hợp học tập ở trên lớp và hoạt động ngoài
lóp nhằm giải phóng hình thức học tập “giam hãm trong bốn bức tường” của
hệ thống nhà trường giáo hội thời trung cổ. Ông khẳng định “Học tập không
phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vỡ mà lĩnh hội kiến thức từ mặt trời, mặt
đất, từ cây sồi, cây dẻ”.
Ở Hy Lạp cổ đại, trong triết học của Đêmôcrít (460-370 TCN) đã đưa
ra những tư tưởng về đạo đức và đạo đức học. Đồng thời, ông đã nêu ra
những tiêu chuẩn để phân biệt người tốt, kẻ xấu. Theo ông: “Người tốt là
người không những không làm mà còn không muốn làm những điều phi
nghĩa”. Ong đã có những đóng góp nhất định trong việc xác định đối tượng
nghiên cứu cúa “đạo đức học”, đó là cuộc sống, là hành vi, là số phận của mỗi
con người cụ thể. Ông còn nêu lên một số phương pháp giáo dục đạo đức


7

1.1.2. Các nghiên cứu ở trong nước
ơ nước ta, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được chính thức đưa

vào trong chương trình giáo dục phổ thông, là một hoạt động quan trọng góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Giáo dục là quá trình kết hợp
vai trò chủ đạo của giáo viên với sự tích cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm
hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hành vi thói quen đạo đức với các
chuẩn mực xã hội quy định. Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con
đường cơ bản: con đường dạy học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ
lên lớp.
Viện khoa học giáo dục Việt Nam, Học viện quản lý giáo dục đã có
nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực này với các tác giả: Hà Thế Ngữ,
Nguyễn Đức Minh, Phạm Minh Hạc... và nhiều tác giả khác. Để tìm ra các
biện pháp về giáo dục đạo đức, các tác giả có nhiều cách tiếp cận khác nhau
tạo nên sự phong phú về nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Hà Thế Ngữ đã nghiên cứu về vấn đề tố chức quá trình giáo dục đạo
đức HS thông qua giảng dạy các môn khoa học đặc biệt là các môn khoa học
xã hội và nhân văn, giáo dục thế giới quan, nhân sinh quan, bồi dưỡng ý thức
đạo đức cách mạng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho học sinh.
Nguyễn Đức Minh nghiên cứu về cơ sở tâm lý- giáo dục học của giáo
dục đạo đức.
Phạm Minh Hạc nghiên cứu đạo đức trong cấu trúc nhân cách, thực
hiện giáo dục trong phát triển nhân cách. Theo ông, nấc thang phát triển cao
nhất của con người chính là “nhân cách”. Nhân cách thê hiện sự phân biệt khi
nào bản thân là chủ thể, khi nào bản thân là khách thể. Dưới góc độ của giá trị
học, nhân cách con người chính là hệ thống các thái độ của mỗi người thể
hiện ở mức độ phù hợp giữa thang giá trị và thước đo giá trị của cộng đồng và


8

Như vậy, nhân cách con người được đánh giá thông qua hệ thống chuẩn mực
(hệ giá trị) của xã hội; bằng sự đóng góp của cá nhân cho cộng đồng xã hội.

Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải làm cho nhân cách mỗi người hướng tới
gần hệ giá trị của đất nước. [9, tr 43]
Ờ trường Đại học Vinh những năm gần đây đã có nhiều tác giả nghiên
cứu giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho HS THCS như: Lê
Thanh Hải, Thái Hồ Tuấn Kiệt, Nguyễn Thị cẩm Thủy, Đoàn Thị Kim
Thoa...đã đưa ra nhiều biện pháp phù hợp trong việc giáo dục đạo đức HS
trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về
giáo dục đạo đức cho học sinh THCS thông qua HĐNGLL, đặc biệt trên địa
bàn Quận 2 TPHCM.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Đạo đức và Giáo dục đạo đức
1.2.1.1. Đạo đức
Theo học thuyết Mác- Lênin: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội
phản ánh và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội. Vì vậy tồn tại xã hội thay đổi
thì ý thức xã hội cũng thay đổi theo. Và như vậy đạo đức xã hội luôn mang
tính lịch sử, tính giai cấp và tính dân tộc.
Theo từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội thì: “Đạo đức
là những tiêu chuẩn, những quy tắc quy định hành vi quan hệ của con người
đối vói nhau và đối với xã hội. Đó là những phấm chất tốt đẹp của con người
theo những tiêu chuẩn đạo đức của một giai cấp nhất định”. [8, tr 19]
Bàn về đạo đức đức có nhiều quan niệm khác nhau, tuy nhiên, có thê
khái quát chúng dưới hai góc độ:
- Dưới góc độ xã hội, đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng
hợp những quy tắc, chuấn mực xã hội, nhờ nó con người ta có thể tự điều
chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con


9

người và tiến bộ xã hội trong quan hệ con người với con người, giữa cá nhân

và xã hội.
- Dưới góc độ cá nhân, đạo đức chính là những phâm chất, nhân cách
của con người, phản ánh ý thức, tình cảm, ý chí, hành vi, thói quen và cách
ứng xử của họ trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội,
giữa bản thân họ với ngưừi khác và với chính bản thân mình.

1.2.1.2. Giáo dục đạo đức
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động tói người học đẻ hình thành cho
họ ý thức, tình cảm và niềm tin đạo đức, đích cuối cùng quan trọng nhất của
giáo dục đạo đức là tạo lập những thói quen, hành vi đạo đức cho người học.
Quá trình giáo dục đạo đức là một hoạt động có tổ chức, có mục đích,
có kế hoạch nhằm biến những chuẩn mực đạo đức, tò những đòi hỏi bên
ngoài của xã hội với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của cá nhân,
thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục.
Giáo dục đạo đức có mối quan hệ chặt chẽ với giáo dục tư tưởng chính
trị. Từ đó là cơ sở hình thành thế giỏi quan Mác- Lênin và định hướng chính
trị theo quan điếm và đường lối của Đảng cộng sản cho ý thức và hành động
đạo đức.
Giáo dục đạo đức còn gắn bó chặt chẽ với việc giáo dục pháp luật. Giáo
dục pháp luật giúp cho người học nắm được chuẩn mực của pháp luật, các
quyền lợi và nghĩa vụ của người công dân Việt Nam. Luật pháp bản thân nó
cũng đã bao hàm những yếu tố đạo đức. Thực hiện pháp luật một cách tự giác
góp phần vào cuộc sống bình yên của xã hội chính là thế hiện những phẩm
chất đạo đức chân chính.
Quá trình giáo dục đạo đức giúp cho mỗi cá nhân nhận thức đúng các


10

đó mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là hình thành được những

thói quen hành vi đạo đức.
Như vậy giáo dục đạo đức là một nhiệm vụ bao trùm và xuyên suốt
toàn bộ hoạt động của gia đình, nhà trường và xã hội để hình thành và phát
triển nhân cách. Giáo dục đạo đức trở thành mối quan tâm của toàn xã hội, là
vấn đề của mọi vấn đề trong chiến lược giáo dục và đào tạo, vì sự phát triển
con người và phát triển xã hội.
1.2.2. Quản lý
Ngay từ buổi sơ khai của xã hội loài người, để duy trì sự tồn tại trước
sức mạnh to lớn của tự nhiên, con người đã tập hợp lại, lao động chung với
nhau. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phân công và hợp tác trong lao
động, tức là phải có sự quản lý.
Theo Các Mác quản lý là: “Nhằm thiết lập sự phối hợp giữa những
công việc cá nhân và thực hiện những chức năng chung, nảy sinh từ sự vận
động của toàn bộ cơ thể sản xuất, khác với sự vận động của các bộ phận riêng
lẻ của nó. Một người chơi vĩ cầm riêng lẻ tự điều khiên mình, còn dàn nhạc
thì cần người chỉ huy”. Như vậy, theo Các Mác: “Quản lý là loại lao động sẽ
điều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội”
Thuật ngữ “quản lý” bao gồm hai quá trình tích hợp vào nhau. Quá
trình “quản” là sự coi sóc, giữ gìn ở trạng thái “ổn định”. Quá trình “lý” bao
gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới, đưa vào hệ “phát triển”.
Đầu thế kỷ XX, các khái niệm của thuyết “Quản lý theo khoa học” của
Frederick Winslow Taylor ra đời, mở ra một “kỷ nguyên vàng” cho công tác
quản lý, giúp các nhà quản lý nâng cao hiệu quả lao động của tổ chức một
cách rõ rệt. Vai trò của quản lý ngày càng được khắng định và đến nay, đã có


11

mới, đáp ứng ngày càng hữu hiệu hơn cho nhu cầu ốn định và phát triển xã
hội trong thế kỷ 21.

Theo TS. Marina Pinto: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu nảy sinh
khi có một nỗ lục tập thể nhằm thục hiện các mục tiêu chung”.
Theo Hà Sĩ Hồ: “Quản lý là một quá trình tác động có định hirớng, có
tổ chức, lụa chọn trong số tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tình
trạng của đối tuợng và môi truờng, nhằm giữ cho sụ vận hành của đối tuợng
đuợc ổn định và làm cho nó phát triển tới mục đích đã định”.
Theo Hoàng Minh Thao và Hà Thế Truyền: “Quản lý là quá trình tác
động gây ảnh huởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt
đuợc mục tiêu chung”.
Theo quan điểm quản lý hiện đại, có thế khái quát thành 4 chức năng
cơ bản sau: kế hoạch, tố chức, chỉ đạo, kiểm tra. Bốn chức năng này liên quan
mật thiết với nhau tạo thành chu trình quản lý.
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức có mục đích của
chủ thế quản lý lên đối tuợng quản lý nhằm sử dụng hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của tổ chức để đạt đuợc mục tiêu đề ra trong điều kiện biến
động của môi trirờng.
1.2.3. Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Là một quá trình tổ chức, chỉ đạo điều hành công tác giáo dục đạo đúc
của chủ thế giáo dục và đối tuợng giáo dục để hình thành những phâm chất
đạo đức của HS, đảm bảo quá trình giáo dục đạo đức đúng huớng, phù họp
với chuân mực, quy tắc đạo đức đuợc xã hội thừa nhận.
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà truòng phổ thông đó là
quá trình tác động của nguời hiệu truởng lên tất cả các thành tố tham gia vào


12

nghị lực và thói quen đạo đức, đó chính là hệ thống phẩm chất và năng lực, là
toàn bộ nhân cách của HS. Để đạt được mục đích đó, công tác giáo dục đạo
đức phải hướng tói mọi lực lượng tham gia vào quá trình giáo dục có nhận

thức đúng đắn về tầm quan trọng đặc biệt của công tác này.
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS cũng chính là việc chủ thể
quản lý nhà trường thực hiện có chất lượng các chức năng quản lý (Lập kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiêm tra) trong hoạt động giáo dục đạo đức của nhà
trường, nhằm thực hiện thành công mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh.
1.2.4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học với hành phải đi đôi. Học
mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy

”.

Việc dạy học “không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà còn phải hướng
dẫn hành động”.
HĐNGLL bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thế dục
thể thao, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường,
lao động và các hoạt động xã hội... là những hoạt động được tổ chức ngoài
giờ học các bộ môn văn hóa. HĐNGLL ở trường THCS giúp các em HS có
cơ hội tham gia các hoạt động thực tiễn, học sinh khi được hòa mình vào đời
sống xã hội sẽ có thêm những hiểu biết học thêm được kinh nghiệm giao
tiếp... để làm tăng thêm vốn sống của mình, để rèn luyện mình thành những
người có nhân cách.
Trong chương trình THCS thì HĐNGLL được quan niệm “là những
hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học trên lớp, là con đường gắn
lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động
của học sinh”. [24, tr 29]
Trong đổi mói giáo dục hiện nay HĐNGLL là hoạt động bắt buộc diễn


13


Đây là một trong ba hoạt động quan trọng, là bộ phận hợp thành của quá trình
giáo dục, tiếp nối và thống nhất với hoạt động dạy và học nhằm góp phần
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách HS theo mục tiêu đào tạo.
1.2.5. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho HS là cách thức tác
động của chủ thể quản lý đến hoạt động giáo dục đạo đức và đến tất cả các
yếu tố ảnh hưởng nhằm giúp hoạt động giáo dục đạo đức cho HS thực hiện
được các mục tiêu mong muốn.
1.3. Một số vấn đề về hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh
trung học cơ sở thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp.
1.3.1. Mục đích, nội dung hoạt động giáo dục đạo đức cho học
sinh THCS
1.3.1.1. Mục đích của hoạt động giảo dục đạo đức cho học sinh THCS
Phát triển về đạo đức là một trong những mục tiêu của giáo dục phổ
thông, điều này đã được xác định rõ trong "Luật giáo dục" (sửa đối 2009):
"Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triên toàn diện về đạo
đức, trí tuệ, thể chất thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam
XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân: chuẩn bị cho học sinh tiếp
tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc". [18]
Giáo dục đạo đức nhằm giúp cho nhân cách mỗi HS được phát triển đúng
đắn, giúp HS có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của
cá nhân với xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung
quanh và của cá nhân với chính mình.


14

Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên

và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình
phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.

1.3.1.2. Nội dung của hoạt động giáo dục đạo đức
Trong nhà trường THCS hoạt động giáo dục đạo đức HS là mặt giáo
dục phải được đặc biệt coi trọng. Nội dung giáo dục đạo đức cần được lựa
chọn sao cho đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đó là đào tạo thế hệ trẻ phục
vụ đất nước, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ do cuộc sống đặt ra. Gồm những nội
dung sau:
- Giáo dục về tư tưởng- chính trị: đẻ hình thành cho HS lý tưởng
XHCN, yêu quê hương, đất nước, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng,
biết tự hào về đất nước, con người Việt Nam, bảo vệ các di tích lịch sử, phát
huy và giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc.
- Giáo dục ý thức trách nhiệm: giúp cho học sinh hiểu được: Người
sống có trách nhiệm là người biết rõ bốn phận, nghĩa vụ, quyền hạn và quyền
lợi của mình đối với bản thân mình và đối với người khác, sống có trách
nhiệm là phải sống với lòng tự giác cao, biết tôn trọng người khác, tôn trọng
pháp luật của nhà nước và các quy định của tập thể, các quy định chung,
không để ai phiền trách, nhắc nhở phê phán nặng lời với mình. Khi sống có
trách nhiệm, con người sẽ tìm thấy niềm vui trong công việc, gắn bó với gia
đình, tập thể, xây dựng được mối quan hệ xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giáo dục thái độ tình cảm: là hình thành trong HS những rung động,
cảm xúc đối vói hiện thực xung quanh, làm cho các em biết yêu, biết ghét rõ
ràng, qua đó có thái độ đúng đắn với các hiện tượng phức tạp trong đời sống
xã hội. Từ đó các em sẽ làm theo cái đúng, tán thành cái thiện, đấu tranh phê


15

- Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức: biết giữ gìn bảo vệ môi trường,

có ý thức chống lại những hành vi gây tác hại đối với con người, môi trường
sống, lễ phép với mọi người, biết giúp đỡ người gặp khó khăn...
1.3.2. Phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động tác giáo dục đạo
đức cho học sinh

1.3.2.1. Phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh
Phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường là cách thức hoạt động
của người giáo dục và người được giáo dục nhằm hình thành và phát triển
nhân cách, phẩm chất của người học theo mục tiêu giáo dục đặt ra.
Có nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho HS THCS, rất phong phú
và đa dạng, kết họp giữa phương pháp truyền thống và hiện đại như:
a) Phương pháp nêu gương-. Là những phương pháp tác động vào lý trí
tình cảm của HS để xây dựng những niềm tin đạo đức, gồm các nội dung sau:
- Giảng giải về đạo đức: được tiến hành trong giờ dạy môn giáo dục
công dân cũng như trong các giờ học môn khác, giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt
dưới cờ...
- Nêu gương người tốt, việc tốt bằng nhiều hình thức như: nói chuyện,
kê chuyện, đọc sách báo, mời những người có gương phấn đấu tốt đến nói
chuyện, nêu gương tốt của giáo viên và HS trong trường.
- Trò chuyện với HS hoặc nhóm HS để khuyến khích động viên
những hành vi cử chỉ đạo đức tốt của các em, khuyên bảo, uốn nắn những
mặt chưa tốt.
b) Phương pháp rèn luyện: Là những phương pháp tố chức cho HS


16

- Rèn luyện thói quen đạo đức thông qua các hoạt động cơ bản của
nhà trường: dạy học trên lớp, lao động, hoạt động xã hội đoàn thể và sinh
hoạt tập thể.

- Rèn luyện đạo đức thông qua các phong trào thi đua trong nhà trường là
biện pháp tác động tâm lý rất quan trọng nhằm thúc đây các động cơ kích
thích bên trong của HS, làm cho các em phấn đấu vươn lên trở thành người có
đạo đức tốt, vì vậy nhà trường cần tố chức các phong trào thi đua và động
viên HS tham gia tốt phong trào này.
- Rèn luyện bằng cách chuyển hướng các hoạt động của HS từ hoạt động
có hại sang hoạt động có ích, phương pháp này dựa trên đặc tính ham hoạt
động của trẻ và được dùng đé giáo dục HS bỏ một thói hư xấu nào đó bằng
cách gây cho HS hứng thú với một hoạt động mới bổ ích, lôi kéo trẻ ra ngoài
những tác động có hại.
c) Phương pháp thúc đấy: Là phương pháp dùng những tác động có tính
chất “cưỡng bách đạo đức bên ngoài” để điều chỉnh, khuyến khích những
“động cơ kích thích bên trong” của HS nhằm xây dựng đạo đức cho HS.
- Những nội quy, quy chế trong nhà trường vừa là những yêu cầu với
HS, vừa là những điều lệnh có tính chất mệnh lệnh đòi hỏi HS tuân theo đê có
những hành vi đúng đắn theo yêu cầu của nhà trường.
- Khen thưởng: là tán thành, coi trọng, khích lệ những cố gắng của HS
làm cho bản thân học sinh đó vươn lên hơn nữa và động viên khuyến khích
các em khác noi theo.
- Xử phạt: là phê phán những khiếm khuyết của HS, là tác động có tính
chất cưỡng bách đến danh dự lòng tự trọng của cá nhân HS để răn đe những
hành vi thiếu đạo đức và ngăn ngừa sự tái phạm của HS đó và những HS


17

điểm, thấy hối hận và đặc biệt sau đó phải theo dõi, giúp đỡ, động viên HS
sửa chữa khuyết điếm, cần phải tỏ rõ thái độ nghiêm khắc nhung không có lời
nói, cử chỉ thô bạo đánh đập, xỉ nhục hoặc các nhục hình xúc phạm đến thân
thể HS.


1.3.2.2. Hình thức tô chức hoạt động giáo dục đạo đức cho HS THCS
a) Giáo dục đạo đức thông qua các bộ môn vãn hóa: là vấn đề hết sức
quan trọng bởi vì nếu chỉ có giáo viên chủ nhiệm coi trọng công tác giáo dục
đạo đức HS thôi chưa đủ mà mọi giáo viên bộ môn cũng phải tập trung gánh
vác nhiệm vụ này. Thông qua các môn học, người giáo viên có thể lồng ghép
vào bài giảng của mình các nội dung về giáo dục đạo đức, xây dựng nề nếp
học tập cho bộ môn mình như thế nào khi ở tại đơn vị lớp? Và ở tại nhà. Ne
nếp học tập trên lớp là nền tảng góp phần giáo dục đạo đức HS hàng ngày.
Chính vì thế muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho HS thông qua môn
học thì người giáo viên phải tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, khéo
léo trong việc tích hợp nội dung giáo dục đạo đức thông qua bài giảng sao cho
phù hợp và có hiệu quả cao nhất.
b) Giáo dục đạo đức thông qua HĐNGLL như: lồng ghép những bài
học kỹ năng sống, lịch sử, đạo đức ngay trong tiết chào cờ, tiết sinh hoạt tập
thể bằng các hình thức phong phú như hoạt cảnh, chương trình văn nghệ, cuộc
thi vấn đáp, diễn đàn trao đổi thu hút đông đảo HS tham gia sẽ để lại ấn tượng
tốt đẹp trong lòng mỗi HS. Giáo dục đạo đức, nhân cách, kĩ năng sống thông
qua hoạt động này sẽ giúp các em trưởng thành nhanh chóng so với những
hình thức khác, từ đó hoàn thiện những tri thức đã được học trên lóp, ngoài ra
còn giúp HS có những hiểu biết mới về thế giới xung quanh, giúp HS biết vận
dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề do đời sống đặt ra, nhằm
điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống đê các em có những hiểu biết nhất định


18

thêm hiểu biết về Bác Hồ, về Đảng, về Đoàn Thanh niên và Đội thiếu niên từ
đó các em thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS.
1.3.3. Tiêu chỉ đánh giá kầ quả giáo dục đạo đức

Đối với học sinh THCS dựa theo các tiêu chí sau:
a) Luôn kính trọng người trên, thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên
nhà trường: thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập
thể, đoàn kết với các bạn, được các bạn tin yêu.
b) Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung
thực, giản dị, khiêm tốn.
c) Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, cố gắng vươn lên trong học tập.
d) Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy
định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh,
phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tiêu cực trong học tập, kiêm tra, thi cử.
đ) Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
e) Tham gia đầy đú các hoạt động giáo dục quy định trong kế hoạch
giáo dục, các hoạt động chính trị, xã hội do nhà trường tổ chức; tích cực tham
gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh; chăm lo giúp đỡ gia đình.
Căn cứ vào biểu hiện cụ thể về thái độ và hành vi đạo đức; ứng xử
trong mối quan hệ với thầy giáo, cô giáo, với bạn bè và quan hệ xã hội; ý thức
phấn đấu vươn lên trong học tập; kết quả tham gia lao động, hoạt động tập thê
của lớp, của trường và hoạt động xã hội; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và
bảo vệ môi trường. Từ đó hạnh kiêm của HS được xếp thành 4 loại: Tốt, khá,
trung bình, yếu.


19

mới để vươn tói những tiêu chí của con người mới mà Đảng ta đã đề ra. Tùy
tình hình cụ thể của các trường đóng trên địa bàn của từng địa phương mà các
trường vận dụng sáng tạo, thích hợp. Làm được như vậy là từng bước vươn
tới những nấc thang mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra trong tiêu chuẩn
của con người mới XHCN.

1.3.4. Hoạt động ngoài giờ lên lớp với giáo dục đạo đức cho học sinh

1.3.4.1. Các HĐNGLL có thể tích hợp giáo dục đạo đức cho học sinh
- Hoạt động chính trị- xã hội là hoạt động mang tính định hướng xã hội
nên có ý nghĩa xã hội rất lớn, được biểu hiện với tính giáo dục không thể
thiếu ở những hoạt động có liên quan đến những dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn
của dân tộc, các sự kiện chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Các hoạt động
tìm hiểu truyền thống tốt đẹp của nhà trường, địa phương, dân tộc. Các hoạt
động nhân đạo, từ thiện đền ơn, đáp nghĩa... đê khắc sâu, củng cố niềm tin,
hiểu rõ những giá trị tinh hoa của dân tộc.
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật là hoạt động giúp HS tiếp cận với cái
hay, cái đẹp mà cuộc sống đã mang lại cho con người hoạt động này là sự tiếp
nối và phát triển của chuỗi các hoạt động giáo dục nghệ thuật nhằm để tạo cơ
hội cho HS bố sung thêm kiến thức nền tảng về nghệ thuật góp phần định
hướng cho các em vươn tới chân- thiện- mỹ, hình thành nhân cách chủ động,
linh hoạt cũng như phát huy và nuôi dưỡng những giá trị thẩm mỹ đậm bản
sắc truyền thống dân tộc Việt Nam.
- Hoạt động thể dục, thể thao là hoạt động có vị trí quan trọng trong nhà
trường, là người bạn đồng hành giúp HS có điều kiện rèn luyện và phát triển
thẻ chất, tăng cường sức khỏe... được thể hiện dưới nhiều hình thức: văn
nghệ, tham quan, hội thao, hội khỏe Phù đống...


×