Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Slide kinh tế vi mô chương 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.35 KB, 60 trang )

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG, CUNG VÀ CẦU
• Cung và cầu
• Trạng thái cân bằng của thị trường
• Dịch chuyển trạng thái cân bằng thị trường
• Độ co giãn của cung và cầu
• Sự can thiệp của chính phủ trong nền kinh tế thị trường

1


2.1. Thị trường
Các thị trường cùng
với các đơn vị kinh
tế tạo thành một
chu lưu khép kín
khổng lồ của nền
kinh tế

Thị trường là tất cả
những phương thức mà
thông qua đó việc mua
và bán một loại hàng hóa
nào đó được diễn ra.

2


2.2. Cầu
Cầu (D) là số lượng hàng hóa
hoặc dịch vụ mà người mua có
khả năng mua và sẵn sàng


mua (muốn mua) tại các mức
giá khác nhau trong một
khoảng thời gian nhất định,
các nhân tố khác không đổi.

Cầu và Nhu cầu
là một ?

3


2.2. Cầu
Lượng cầu là số lượng
hàng hoá hoặc dịch vụ
mà người tiêu dùng có
khả năng và sẵn sàng
mua ở mức giá đã cho
trong một thời gian nhất
định.

Như vậy, cầu là
toàn bộ mối quan
hệ giữa lượng cầu
và giá

Mối tương quan giữa lượng cầu và giá
có thể được biểu diễn dưới dạng bảng
(biểu cầu), đồ thị (đường cầu), hoặc
hàm số (hàm cầu).
4



2.2. Cầu
• Ví dụ: Biểu cầu, đường cầu và hàm cầu của thịt bò

P

TT

Giá (1000 đ/kg)

Lượng cầu (tấn/năm)

1
2
3
4
5

80
60
40
20
0

0
100
200
300
400


80

Hàm cầu:
QD = 400 – 5P

60
40
QD

20
100

200

300

400

Q

5


2.2. Cầu
- Luật cầu:
Lượng cầu về 1 loại hàng hóa sẽ tăng lên khi giá của hàng
hóa đó giảm đi và ngược lại
- Đường cầu có hình dạng cơ bản là đường thẳng có độ dốc đi
xuống do 2 lý do:

Hiệu ứng thay thế: khi giá cả hàng hoá hạ xuống người tiêu
dùng sẽ mua nhiều hơn để thay thế cho những hàng hoá khác
có cùng mục đích sử dụng.
Hiệu ứng thu nhập: khi giá cả hàng hoá hạ xuống có nghĩa là
thu nhập thực tế của người tiêu dùng tăng.
* Hàm cầu tổng quát: QD = b0 - b1P
b0 - là lượng cầu ở mức giá bằng 0
b1 - là hệ số chỉ mức thay đổi cầu khi giá thay
đổi 1 đơn vị
6


2.2. Cầu
- Cầu cá nhân và cầu thị trường
Cầu thị trường bằng tổng các mức cầu cá nhân (từ cầu cá
nhân ta có thể suy ra được cầu thị trường).
Ví dụ, ta có biểu cầu:

P

Q1

Q2

QTT

0

8


4

?

4

6

2

?

8

4

0

?

12

2

0

?

16


0

0

?
7


Đồ thị minh họa cầu cá nhân và cầu thị trường

Độ dốc của đường cầu thị trường
thường thoải hơn đường cầu cá nhân.

8


2.2. Cầu
- Bài tập:
Thị trường của một loại hàng hóa gồm 2 bộ phận
khách hàng, do không có sự ngăn cách nên người bán
phải bán theo 1 mức giá thống nhất. Hàm cầu của mỗi
bộ phận khách hàng lần lượt là

Q1 = 2000 – 50P
Q2 = 2500 – 100P
Hãy biểu diễn bằng đồ thị hàm cầu của từng bộ
phận khách hàng và của cả thị trường

9



2.3. Cung
Cung (S) là số lượng hàng
hóa hoặc dịch vụ mà người bán
muốn bán và có khả năng bán
tại các mức giá khác nhau
trong một khoảng thời gian
nhất định, các nhân tố khác
không đổi.
Lượng cung (QS) là lượng
hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể
mà người bán muốn bán và
sẵn sàng bán tại mức giá đã
cho trong một khoảng thời
gian nhất định.

Như vậy, cung là toàn
bộ mối quan hệ giữa
lượng cung và giá

- Mối tương quan giữa lượng cung
và giá có thể được biểu diễn dưới
dạng bảng (biểu cung), đồ thị
(đường cung), hoặc hàm số
(hàm cung).
10


2.3. Cung
• Ví dụ: Biểu cung, đường cung và hàm cung của thịt bò

TT

Giá (1000 đ/kg)

Lượng cung (tấn/năm)

1

80

360

2

60

280

3

40

200

4

20

120


5

0

40

P
QS

Hàm cung:
QS = 40 + 4P

60
40
20

11

40

120

200

280

Q


2.3. Cung

- Luật cung:
Số lượng hàng hóa được cung trong khoảng thời gian đã cho tăng lên khi giá của nó tăng lên và ngược lại.
Trường hợp tổng quát, hàm cung có thể được viết dưới dạng tuyến tính như sau:
QS = ao + a1P
a0 - là mức cung khi giá bằng 0
a1 - là hệ số chỉ mức thay đổi cung khi giá thay đổi 1 đơn vị

12


2.4. Trạng thái cân bằng thị trường

13


2.4. Trạng thái cân bằng thị trường
Trên thị trường không phải riêng người bán hoặc người
mua, mà là quan hệ giữa họ, quan hệ cung - cầu quyết
định mức giá và số lượng hàng hoá thực sự được mua
bán.
TT

Giá
(1000 đ/kg)

Lượng cầu
(tấn/năm)

Lượng cung
(tấn/năm)


Dư thừa

1
2
3
4
5

80
60
40
20
0

0
100
200
300
400

360
280
200
120
40

?
?
?

?
?

Mối quan hệ cung - cầu về thịt bò
14


2.4. Trạng thái cân bằng thị trường
P
60

QS

E

40
20

B

A

M

N
QD
Q

Trạng thái cân bằng của thị trường là trạng thái mà ở đó
không có sức ép thay đổi giá cả, nó đạt được khi số cung

15
và số cầu của thị trường bằng nhau.


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
Trạng thái cân bằng thị trường có thể thay đổi khi có
những yếu tố làm dịch chuyển đường cung hay cầu

16


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
• Sự thay đổi về thu nhập của người tiêu dùng (I)
Đối với nhiều loại sản phẩm, cầu sẽ gia tăng lúc ban đầu khi thu nhập gia
tăng. Nhưng khi thu nhập tăng vượt quá một ngưỡng nào đó thì nhu cầu
lại có thể giảm. Căn cứ vào sự thay đổi của cầu khi thu nhập gia tăng
người ta phân biệt hai loại hàng hóa:
- Hàng hóa bình thường: có cầu gia tăng khi thu thập gia tăng
- Hàng hóa lạc hậu: có cầu giảm khi thu nhập gia tăng

Sự dịch chuyển của
đường cầu khi thu
nhập của người
tiêu dùng tăng

P

D” D


D’

Hàng hoá lạc hậu

Hàng hoá
bình thường

0

Q

17


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
• Giá của các hàng hoá liên quan (Pr)
- Hàng hoá thay thế: Hai hàng hoá được gọi là có mối quan hệ
thay thế nếu chúng có thể thay thế cho nhau trong một mục đích sử
dụng nào đó.
Khi giá của các hàng hoá thay thế cho một hàng hoá nào đó
tăng (giảm) thì cầu hàng hoá đó sẽ tăng (giảm).

P
Sự dịch chuyển của
đường cầu khi giá
hàng hoá thay thế
biến đổi

D”


D

D’

Pr giảm

0

Pr tăng

Q

18


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
- Hàng hoá bổ sung: Hai hàng hoá được gọi là có mối quan hệ
bổ sung với nhau nêu chúng có thể kết với nhau để thực hiện một mục
đích sử dụng nào đó.
Khi giá của các hàng hoá bổ sung với một hàng hoá nào đó tăng
(giảm) thì cầu hàng hoá sẽ giảm (tăng).

P

D”

D


D’

Sự dịch chuyển
của đường cầu
khi giá hàng hoá
bổ sung thay đổi
Pr tăng

Pr giảm

0
Q

19


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
• Sự ưa thích của người tiêu dùng – Thị hiếu (J)
Sự ưa thích của người tiêu dùng phản ánh thái độ của anh ta (hay chị
ta) đối với hàng hoá, với tư cách là đối tượng của sự tiêu dùng
Khi sự ưa thích của người tiêu dùng đối với một hàng hoá nào đó gia
tăng thì sẽ làm tăng cầu đối với hàng hoá đó.

P

D”

D


D’

J giảm

Sự dịch chuyển của đường
cầu khi sự ưa thích của
người tiêu dùng thay đổi

J tăng

0
Q

20


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
• Quy mô thị trường - Dân số (N)
Khi số lượng người tiêu dùng tham gia vào một thị trường hàng
hóa nào đó tăng lên thì cầu về hàng hóa đó sẽ tăng.

P D”

D

D’

N giảm


0

N tăng

Q

Sự dịch chuyển của đường
cầu khi dân số thay đổi

21


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
• Các kỳ vọng (E)
Các dự đoán của người tiêu dùng cũng có ảnh hưởng đến nhu cầu
hàng hóa ở thời điểm hiện tai:

Ví dụ:
– Khi giá dự kiến của một hàng hoá nào đó trong tương lai tăng
(giảm) thì sẽ làm tăng (giảm) nhu cầu hàng hoá đó ở thời
điểm hiện tại.
– Thu nhập dự kiến…….
– Số lượng người tiêu dùng dự kiến…….

22


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:


 Hàm cầu dạng tổng quát

QD = f ( P, Pr , I , J , N , E )
P – Giá cả của hàng hóa đang xét
Pr – Giá cả của các hàng hóa liên quan
I – Thu nhập của người tiêu dùng
J – Sở thích của người tiêu đung
N – Quy mô thị trường
E – Các biến kỳ vọng

23


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.1. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu:
Chú ý:

Cần phân biệt sự dịch chuyển của đường cầu với sự di
chuyển trên đường cầu

P

DỊCH CHUYỂN
(Từ Do sang D1)

A

P0


Di CHUYỂN

B

P1
0

D0
Q0

Q1

D1

(Từ A sang B)

Q

24


2.5. Dịch chuyển trạng thái cân bằng
2.5.2. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung:
• Giá của các yếu tố đầu vào
Giá của các yếu tố sản xuất giảm sẽ dấn đến chi phí cho một đơn vị sản
phẩm giảm và lợi nhuận trên một dơn vị sản phẩm tăng, do đó kích thích
các nhà sản xuất gia tăng sản lượng. Lợi nhuận tăng lên sẽ làm cho nhiều
doanh nghiệp tham gia vào thị trường làm tăng lượng cung tại mọi mức
giá.
• Công nghệ

Sự cải tiến công nghệ thường dẫn tới nâng cao năng lực sản xuất và
giảm chi phí đơn vị sản phẩm, do vậy làm cung tăng lên
• Chính sách thuế
Mức thuế cao sẽ làm cho phần thu nhập còn lại của các nhà sản xuất ít đi
và do vậy làm giảm động lực sản xuất của họ, nhiều doanh nghiệp rút
khỏi ngành làm lượng cung giảm, ngược lại mức thuế thấp sẽ khuyến
khích các hãng mở rộng sản xuất của mình
25


×