Chương 19: Tuổi Tác, Anh Sinh Xã Hội
và Y Tế
John Kane
Kinh tế học về gia đình
Trong những thập kỷ gần đây, các nhà kinh tế đã dành sự chú ý lớn tới việc tìm
hiểu kinh tế học về gia đình. Một lĩnh vực quan tâm đặc biệt là quyết định có con
của các hộ gia đình. Trong các nền kinh tế đang phát triển, trẻ em mang lại lợi ích
tiêu dùng cho bố mẹ (trừ khi chúng tới tuổi thiếu niên). Trẻ em cung cấp dịch vụ
lao động trong các nông trang gia đình và cung cấp đảm bảo tuổi già cho bố mẹ
chúng tại các nền kinh tế kém phát triển.
Biểu đồ dưới đây bao gồm một biểu đồ cung và cầu đơn giản có thể được sử dụng
nhằm giải thích số lượng con muốn có của một hộ gia đình. Đường cầu được dự
tính là đường có độ dốc đi xuống dưới do kết quả của quy luật tiện ích cận biên
giảm dần. Đường cung có thể ban đầu có độ dốc đi lên do chi phí cận biên của đứa
con thứ hai có thể thấp hơn của đứa con đầu do cũi, quần áo, đồ chơi và những vật
dụng khác có thể được sử dụng thêm một lần nữa. Mặc dù việc nuôi dưỡng trẻ là
một hoạt động mất thời gian, người ta dự tính chi phí cận biên cuối cùng cũng tăng
(do chi phí cơ hội của lượng thời gian tăng khi nhiều thời gian hơn bị sử dụng cho
những hoạt động khác). Số lượng con tối ưu là ở điểm mà tại đó đường cung và
đường cầu giao nhau.
Thế Chiến thứ II có tác động đáng kể với việc có con. Sau chiến tranh, đàn ông và
đàn bà bị chia rẽ bởi chiến tranh có thể có con mà trong những hoàn cảnh khác thì
đã có thể đẻ sớm hơn vài năm trước. Thu nhập tăng nhanh đi cùng với việc kết
thúc Đại Khủng Hoảng khiến hộ gia đình dễ mua nhà mới và nuôi dưỡng con cái.
Điều này dẫn tới tăng tỷ lệ sinh đẻ đáng kể trong những năm 1946- 1961.
Từ những năm 1960 trở đi, tỷ lệ sinh giảm. Một trong những lý do chính cho điều
này là việc tăng lương của phụ nữ và cơ hội trong thị trường lao động. Lương cao
hơn và cơ hội công việc được cải thiện với những phụ nữ đã kết hôn đã tăng đáng
kể chi phí cơ hội của việc có con. (Trong biểu đồ trên, điều này cũng được chỉ ra
bằng sự giảm sút trong đường cung có con). Khi tỷ lệ lương với phụ nữ lập gia
đình tiếp tục tăng, tỷ lệ sinh tiếp tục thấp hơn trong những giai đoạn trước đó. Tỷ
lệ ly dị tăng và trình độ giáo dục của phụ nữ tăng cũng giúp duy trì tỷ lệ sinh thấp.
Vấn đề tuổi tác và an sinh xã hội
Thế hệ bùng nổ sinh đẻ lớn, đi cùng với tỷ lệ sinh thấp trong những thập kỷ gần
đây, dẫn tới một vấn đề tiềm ẩn cho hệ thống an sinh xã hội. Khi thế hệ bùng nổ
sinh đẻ về hưu, số lượng công nhân hỗ trợ mỗi khách hàng An Sinh Xã Hội sẽ
giảm đáng kể. Vấn đề này bị tăng lên nhiều lần do tuổi thọ tăng nhờ vào những cải
thiện trong y tế. Những vấn đề đi cùng với hệ thống an ninh xã hội trong tương lai
được nói tương đối chi tiết trên trang web An Sinh Xã Hội.
Y tế
Chi tiêu y tế ở Hoa Kỳ tăng quá nhiều trong những năm gần đây. HMO và những
cải biên được tạo ra nhằm phản ứng lại với chi phí y tế tăng. Vấn đề này và những
vấn đề khác đi cùng với y tế được trình bày trên trang web cải cách dịch vụ y tế.
Chương 20: Sự Phân Phối Thu Nhập
John Kane
Phân phối thu nhập
Trong một nền kinh tế thị trường thuần tuý, thu nhập được quyết định bởi những
nguồn tài nguyên thanh toán mà các cá nhân và hộ gia đình nhận được trên thị
trường các nguồn tài nguyên. Mức lương, lãi suất, tiền thuê và lợi nhuận nhận
được được quyết định bởi giá các nguồn tài nguyên trên thị trường các nguồn tài
nguyên và số lượng các nguồn tài nguyên được sở hữu bởi các cá nhân và hộ gia
đình. Những hộ gia đình này cùng với những loại hàng hoá có giá trị cao nhất
nhận được thu nhập cao nhất. Số lượng đất đai, vốn và nhân lực (ở mức độ nào
đó), một phần được quyết định bởi thu nhập nhận được do các thế hệ trong quá
khứ của gia đình. Hệ thống quyết định thu nhập này có thể dẫn tới một sự phân
phối thu nhập hoàn toàn bất bình đẳng.
Quy mô phân phối thu nhập là một vấn đề kinh tế thường được hiển thị bởi
đường
cong
Lorenz. Để xây dựng một đường cong Lorenz, các cá nhân (hoặc hộ gia
đình) được phân bậc từ cao nhất tới thấp nhất theo thu nhập. Đường cong Lorenz
minh hoạ cho phần tổng thu nhập của x% dân số những người nghèo nhất (trong
đó x từ 0 tới 100). Biểu đồ dưới minh hoạ một đường cong Lorenz có khả năng
xảy ra.
Với quốc gia được vẽ trong đường cong Lorenz màu xanh trong biểu đồ trên:
• 20% dân số nghèo nhất nhận được 7% tổng thu nhập của nền kinh tế
• 40% dân số nghèo nhất nhận được 18% tổng thu nhập của nền kinh tế
• 60% dân số nghèo nhất nhận được 32% tổng thu nhập của nền kinh tế
• 80% dân số nghèo nhất nhận được 52% tổng thu nhập của nền kinh tế
• 100% dân số nghèo nhất nhận được 100% tổng thu nhập của nền kinh tế