Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.3 KB, 16 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU
MÃ SỐ QT – 10 - 11
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định 3680/QĐ-PPC-KT
ngày 08 tháng 10 năm 2009

Hải Dương, tháng 10 năm 2009


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

2 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009



NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI





1. Tổng Giám đốc
2. Các phó tổng giám đốc
3. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP
NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình
Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT

NGƯỜI DUYỆT


1. Phòng Kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên: Vũ Xuân Cường
Chức vụ:
TÓM TẮT SỬA ĐỔI

P. Tổng Giám đốc

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

Lần 1

01/2003

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2

12/2007

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 3


10/2009

Bổ sung và chỉnh sửa


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

3 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

MỤC LỤC
TT

Nội dung


Trang

1

Mục đích

4

2

Phạm vi sử dụng

4

3

Các tài liệu liên quan

4

4

Định nghĩa

4

5

Trách nhiệm


4

6

Nội dung quy trình

5

6.1

Mở đầu

5

6.2

Công dụng

5

6.3

Thông số kỹ thuật và sự làm việc của các thiết bị bảng điện
một chiều

7

6.4


Bảo dưỡng kỹ thuật trong vận hành

12

7

Hồ sơ lưu

16

8

Phụ lục

16


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU


Trang:

4 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

1. MỤC ĐÍCH
1.1. Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2. Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không
sử dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3. Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô
hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4. Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu trong quy trình..
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công
việc tại khu vực nhà một chiều 1, 2 và các thiết bị thuộc bảng điện một chiều
do phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực
nhà một chiều 1, 2 và các thiết bị thuộc bảng điện một chiều do phân xưởng
vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Quy trình vận hành bảng điện một chiều.
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện

Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5. TRÁCH NHIỆM


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

5 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên
phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân
trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng

cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,
đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm
nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền
quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Mở đầu
Tập tài liệu này dùng cho nhân viên Phân xưởng Vận hành Điện – Kiểm
nhiệt làm công tác vận hành bảng điện một chiều.
Trong tài liệu này có liệt kê các thông số kỹ thuật của bảng điện một
chiều, trình tự làm việc của thiết bị, thứ tự vận hành, bảo dưỡng, trông nom
phần tự động và đấu dây bảng điện một chiều, kể cả thiết bị kiểm tra cách
điện và ánh sáng nhấp nháy, kiểm tra mức điện áp và thiết bị phụ nạp.
Trong quy trình các từ viết tắt như sau:
ΛБ

- Nguồn ắc quy

БЩY

- Bảng điều khiển khối

ЦЩY

- Bảng điều khiển trung tâm

ЩПT

- Bảng điện một chiều


ЭK

- Bộ chuyển đổi đấu nối nguồn ắc quy

CH

- Tự dùng

6.2. Công dụng
Hệ thống điện một chiều dùng làm nguồn cấp cho các mạch điều khiển,
bảo vệ, tự động và tín hiệu đồng thời làm nguồn cấp cho các thiết bị tiêu thụ


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

6 / 16


Ngày hiệu lực: /10/2009

điện đặc biệt quan trọng mà trong bất kỳ chế độ làm việc nào của toàn khối
cũng cần phải được đảm bảo cấp điện liên tục.
Các thiết bị loại này là các bơm dầu sự cố của hệ thống bôi trơn và điều
chỉnh tuabin, chèn trục máy phát, ánh sáng chiếu sáng sự cố, thông tin v.v…
Điện áp định mức tiêu thụ điện một chiều là 220V.
Theo quy phạm kỹ thuật vận hành điện áp trên thanh cái cấp cho các
thiết bị rơ le bảo vệ, tín hiệu tự động và điều khiển xa cho phép giữ ở cao hơn
định mức 5% cho nên điện áp trên thanh cái bảng một chiều được giữ ở mức
là 230V.
Hệ thống thanh cái bảng một chiều (ЩПT) gồm 3 phân đoạn:
Phân đoạn I: Bảng 1П ÷ 6П.
Phân đoạn II: Bảng 6П ÷ 8П.
Phân đoạn III: bảng 8П ÷ 11П.
Trên bảng một chiều có hai hệ thống thanh cái điều khiển:
Hệ thống thanh cái điều khiển I (hoặc II) được cấp qua cầu dao trên bảng
4П (8П) từ thanh cái lực của phân đoạn I (III) của bảng điện một chiều.
Giữa các phân đoạn của thanh cái lực có đặt cầu dao phân đoạn.
Phân đoạn I của thanh cái lực được cấp trực tiếp từ nguồn ắc quy hoặc từ
bảng điện một chiều N02 qua máy ngắt phân đoạn ở bảng 6П.
Phân đoạn II của thanh cái lực được cấp qua cầu dao phân đoạn ở bảng
6П từ phân đoạn I.
Phân đoạn III cấp qua cầu dao phân đoạn ở bảng 8П từ phân đoạn II.
Giữa cầu dao vào của thiết bị nạp ở bảng 5П và bảng 8П có đặt cáp cho
phép cấp cho phân đoạn III trực tiếp từ thiết bị nạp.
Bộ ắc quy, thiết bị phụ nạp kiểu BA3П- 320/260-40/80, hệ động cơ máy phát nạp đều được đưa đến phân đoạn I qua các cầu dao và aptomat
riêng.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

7 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

Các thanh cái lực của bảng một chiều có các thiết bị kiểm tra cách điện
và kiểm tra mức điện áp của phân đoạn I và III (bảng 4П và 8П).
Trên bảng 4П và 8П còn có các thiết bị sáng nhấp nháy của hệ thống
thanh cái điều khiển I và II.
6.3. Thông số kỹ thuật và sự làm việc của các thiết bị bảng điện một
chiều
6.3.1. Thiết bị nạp
Bảng 3-1.Thông số kỹ thuật
Số liệu


Tên gọi
Động cơ

Máy phát

Loại

AO2-91-4I3

П-92T3

Điện áp định mức

380 V

270 V

Công suất

75 kW

60 Kw

Tốc độ quay

1470 Vòng/phút

1460 Vòng/phút


Các thiết bị chuyển mạch nằm ở:
- Phía dòng một chiều: trên bảng 5П.
- Phía dòng xoay chiều: trong tủ N012 phân đoạn “1CA” PYCH 0,4kV.
Trong trường hợp sửa chữa thiết bị phụ nạp, thiết bị nạp động cơ, máy
phát có thể dùng để phụ nạp cho nguồn ắc quy.
6.3.2. Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp trên thanh cái bảng một chiều
Hệ thống tự động điều chỉnh điện áp dùng để duy trì mức điện áp xác
định trên thanh cái bảng một chiều và để phụ nạp ở chế độ làm việc bình
thường của các bình ắc quy chính và phụ.
Đảm bảo mức điện áp xác định ở thanh cái phụ tải, nhờ bộ ổn áp tĩnh
BA3П-330/260-40/80 có dòng định mức 80A.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

8 / 16


Ngày hiệu lực: /10/2009

Với tải lớn hơn 80A thì điều chỉnh điện áp bằng các bộ chuyển mạch ắc
quy, thay đổi số lượng ắc quy đấu vào thanh cái, nhờ đó đảm bảo điện áp ổn
định trong quá trình phóng điện sự cố cũng như nạp điện ắc quy không cắt
phụ tải, đưa ắc quy ra khỏi chế độ làm việc.
- Phụ nạp các ắc quy phụ tiến hành nhờ thiết bị bán dẫn từ tĩnh APH-3.
- Thiết bị phụ nạp được cấp từ thanh cái 0,4kV bảng tự dùng (Tủ N-13
phân đoạn “1CB”). Đầu ra của bộ biến đổi đi qua bộ lọc, máy ngắt và cầu dao
hai cực đến bảng 3П và đấu vào thanh cái bảng một chiều. Thiết bị phụ nạp
có thể đấu vào thanh cái xuất ở chế độ làm việc bình thường, có thể đấu vào
thanh cái nạp ở chế độ nạp cân bằng, lấy phụ tải ở thanh cái của bảng một
chiều.
Các ắc quy chính qua xà xuất của bộ chuyển đổi đấu nối nguồn qua máy
ngắt và cầu dao đấu đến thanh cái xuất và tiếp nhận được dòng phụ nạp từ
thiết bị phụ nạp. Dòng phụ nạp kiểm tra bằng thiết bị Y3TП.
Có thể đấu bất kỳ ắc quy nào từ số N088 đến N0130 vào thanh cái nạp
bảng một chiều qua công tắc của chính bộ chuyển mạch ấy không bị phụ
thuộc vào vị trí của xà xuất.
Điều khiển xà nạp và xà phóng ЭK có thể thực hiện nhờ điều khiển
khoảng cách bằng tay.
6.3.3. Thiết bị nạp phụ:
6.3.3.1. Thông số kỹ thuật của thiết bị nạp phụ loại BA3П – 380/260-4080 như sau:
Điện áp xoay chiều 380V.
- Ở chế độ I trị số điện áp chỉnh lưu điều chỉnh trong khoảng từ 260V
đến 380V với phụ tải trong khoảng (4÷40)A.
- Ở chế độ II trị số điện áp chỉnh lưu điều chỉnh trong khoảng từ 220V
đến 260V với phụ tải trong khoảng (4÷80)A.
- Ở chế độ III trị số điện áp chỉnh lưu điều chỉnh trong khoảng từ

(1÷11)V với tải 80A.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

9 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

Ở chế độ I và II, thiết bị nạp phụ giữ điện áp với độ chính xác ±2% với
tải nhỏ hơn 40A đối với chế độ I và 80A đối với chế độ II.
6.3.3.2. Công dụng thiết bị nạp phụ để phụ nạp cho các ắc quy chính và
làm việc song song với nguồn ắc quy.
Trong trường hợp hư hỏng thiết bị nạp chính thì thiết bị nạp phụ có thể
được dùng để nạp chính cho bộ ắc quy với điều kiện là phụ tải của bảng điện
một chiều nhỏ hơn 80A.

6.3.4. Thiết bị nạp phụ cho các ắc quy phụ của bộ nguồn ắc quy.
6.3.4.1. Các thông số của thiết bị nạp phụ các ắcquy phụ bộ nguồn ắc
quy (APH-3):
- Nguồn xoay chiều có điện áp: 220V.
- Điện áp chỉnh lưu: (46÷60)V.
- Dòng điện chỉnh lưu: 4A.
6.3.4.2. Các thiết bị chuyển mạch của APH-3:
- Nằm ở phía dòng xoay chiều trong tủ động lực N05 máy phát số 1
“1DA05” và trên APH-3.
- Phía dòng một chiều trên APH-3.
6.3.4.3. Công dụng APH-3 để nạp phụ các ắc quy phụ.
6.3.5. Thiết bị kiểm tra cách điện.
6.3.5.1. Thiết bị kiểm tra cách điện dùng để kiểm tra định kỳ độ cách
điện và tự động kiểm tra sự suy giảm cách điện của mạch điện một chiều. Các
chi tiết của thiết bị kiểm tra cách điện nằm trên bảng 4П và 8П.
6.3.5.2. Khi cách điện của một trong các cực giảm đến 20kΩ thì Rơle
của thiết bị kiểm tra sẽ tác động và cho tín hiệu:
- Trên bảng 4П (8П) bảng một chiều bật sáng ô tín hiệu “Chạm đất ở
bảng một chiều”.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

10 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Ở phòng điều khiển trung tâm xuất hiện tín hiệu ánh sáng và âm thanh:
“Chạm đất ở bảng một chiều”.
6.3.5.3. Đo cách điện tiến hành theo thứ tự sau:
6.3.5.3.1. Nếu bảng một chiều được cấp điện theo sơ đồ bình thường, tức
là cả ba phân đoạn của bảng một chiều lấy nguồn từ ắc quy thì phép đo lường
tiến hành bằng thiết bị trên bảng 4П.
6.3.5.3.2. Nếu phân đoạn III của bảng một chiều được cấp từ thiết bị nạp
hoặc từ bộ nguồn ắcquy thứ hai, còn phân đoạn I không có điện thì đo lường
tiến hành bằng thiết bị ở bảng 8П.
6.3.5.3.3. Có “Chạm đất” và đo lường sơ bộ trị số cách điện trong mạch
một chiều có thể dùng Vôn mét (V). Lúc này khoá 1ПИ lần lượt đặt ở vị trí
“+” và “-". Ở điều kiện bình thường, khi cách điện của cả hai cực mạng một
chiều so với đất R(+) và R(-) bằng nhau thì Vôn mét sẽ chịu U(+)=U(-)=0,5U.
Nếu một trong các cực chạm đất, điện trở cách điện của nó bằng không
thì điện áp đo được ở cực ấy cũng bằng không, còn điện áp của cực kia đạt
toàn phần trị số điện áp của hai cực. Trong trường hợp cấch điện của một
trong hai cực suy giảm điện thế của cực ấy so với đất, bình thường bằng 0,5U
sẽ giảm, còn điện thế của cực kia tăng lên một trị số đúng bằng trị số giảm đi
ấy.

Theo trị số điện áp đo được và biết điện trở của vôn mét có thể xác định
cách điện với đất:
R(+) = RB (

U − U (+ )
− 1)
U ( −)

R ( −) = R B (

U − U ( −)
− 1)
U (+ )

Ở đây:
RB:

Điện trở trong của vôn mét.

U:

Điện thế toàn phần giữa các cực.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009


QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

11 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

U(+), U(-): Điện thế các cực so với đất.
6.3.5.3.4. Có thể đo chính xác trị số điện trở cách điện bằng ômmét IV.
Lúc này, khoá ПИ đặt ở vị trí “+” hoặc “-”. Ở một trong hai vị trí này bằng
cách vặn núm П của điện thế kế ta đưa kim về điểm không. Sau đó, ấn nút
kiểm tra K, đọc trị số điện trở cách điện tương đương RЭ trên thang đo và các
trị số hệ số K1, K2.
Nếu điểm “không” nhận được, khi khoá đặt ở vị trí “+” của khoá ПИ
điện trở cách điện các cực bằng:
R(+) = RЭ.K1
R(-) = RЭ.K2
Nếu điểm “không” nhận được, khi khoá ở vị trí “-” điện trở cách điện
các cực bằng:
R(+) = RЭ . K2
R(-) = RЭ . K1
Sau khi đo, khoá ПИ đặt ở vị trí П.
6.3.5.4. Điện trở cách điện của một cực trong hệ thống một chiều giảm

còn 20kΩ là tình huống sự cố, vì thế nhất thiết phải tìm ra nguyên nhân và
cách khắc phục.
Việc tìm và khắc phục nguyên nhân giảm cách điện của mạch một chiều
do Trực chính điện cùng với các Kỹ thuật viên của Phân xưởng Vận hành
Điện - Kiểm nhiệt thực hiện sau khi đã báo cho Trưởng ca biết.
Để phát hiện “Chạm đất” trong mạch điện một chiều phải lần lượt tách
trong một khoảng thời gian ngắn các thiết bị dùng điện một chiều và theo dõi
tín hiệu “Chạm đất” xem có mất không.
6.3.6. Thiết bị kiểm tra mức điện áp.
6.3.6.1. Thiết bị kiểm tra mức điện áp dùng để xác định độ sai lệch điện
áp trên bảng điện một chiều.
6.3.6.2. Vị trí đặt của thiết bị kiểm tra điện áp:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:


12 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

- Cho phân đoạn I trên bảng 4П.
- Cho phân đoạn II và III trên bảng 8П.
6.3.6.3. Khi điện thế sai lệch về phía cao hơn hoặc thấp hơn định mức thì
tại bảng điều khiển khối và điều khiển trung tâm xuất hiện tiín hiệu “Gọi đến
bảng điện một chiều” và “Hư hỏng ở bảng một chiều”.
6.3.7. Thiết bị ánh sáng nhấp nháy.
6.3.7.1. Thiết bị ánh sáng nhấp nháy dùng để báo tín hiệu không tương
ứng giữa vị trí các thiết bị điều khiển với vị trí của các máy ngắt (Đóng, cắt)
và các áptômát lực.
6.3.7.2. Mỗi hệ thống thanh cái điều khiển có thiết bị ánh sáng nhấp
nháy riêng. Vị trí đặt các thiết bị này như sau:
- Dùng cho hệ thống thanh cái điều khiển I - trên bảng 4П.
- Dùng cho hệ thống thanh cái điều khiển II - trên bảng 8П.
6.3.7.3. Đưa thiết bị ánh sáng nhấp nháy vào làm việc bằng cách lắp cầu
chì ở bảng 4П và 8П.
6.3.7.4. Để kiểm tra thiết bị ánh sáng nhấp nháy cần ấn nút thử của thiết
bị cần thử. Nếu thiết bị làm việc tốt thì bóng đèn tín hiệu sẽ nhấp nháy.
6.3.8. Tín hiệu:
Từ bảng điện một chiều có các tín hiệu đèn, chuông sau đây được đưa
sang bảng điều khiển khối.
6.3.8.1. “Gọi đến bảng điện một chiều” trong các trường hợp sau:
- Khi thiết bị kiểm tra điện áp mức điện áp tác động.
- Khi ngắt sự cố các aptomát ở bảng một chiều.
- Khi cháy cầu chì của thiết bị kiểm tra cách điện.
- Khi mất điện áp xoay chiều ở thiết bị nạp phụ.
- Khi cháy cầu chì của hệ thống điều khiển chuyển mạch ắc quy.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

13 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.3.8.2. “Chạm đất ở mạch điện một chiều” tín hiệu này xuất hiện khi
điện trở cách điện một trong các cực của mạch điện một chiều bị giảm xuống.
6.3.8.3. “Trượt khỏi 108 bình” tín hiệu này xuất hiện khi chổi nạp trượt
khỏi các tấm của bình thứ 108 về phía nhiều bình hơn.
6.4. Bảo dưỡng kỹ thuật trong vận hành
6.4.1. Các dạng bảo dưỡng kỹ thuật:
6.4.1.1. Trong quá trình vận hành qua mỗi khoảng thời gian nhất định
cần tiến hành các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật dưới đây để duy trì các thiết

bị tự động và đấu nối của bảng một chiều luôn ở trạng thái làm việc tốt.
- Kiểm tra dự phòng (K).
- Phục hồi dự phòng (B).
- Thử nghiệm.
- Xem xét tổng hợp.
Ngoài ra, trong quá trình vận hành có thể tiến hành các dạng bảo dưỡng
kỹ thuật ngoài kế hoạch sau:
- Kiểm tra đột xuất.
- Kiểm tra sau sự cố.
6.4.1.2. Kiểm tra dự phòng được tiến hành với mục đích kiểm tra trạng
thái chung của các bộ tự động điều chỉnh và các thiết bị đấu nối của bảng một
chiều. Nhiệm vụ của kiểm tra dự phòng là phát hiện và sửa chữa những hư
hỏng đột xuất và ngăn ngừa những hư hỏng này chuyển thành những hư hỏng
chức năng trong thời gian giữa các định kỳ phục hồi.
6.4.1.3. Khôi phục dự phòng được tiến hành với mục đích kiểm tra các
đặc tính điện, cơ học của các thiết bị. Nhiệm vụ của nó là phục hồi đúng, hoặc
thay thế đúng lúc các chi tiết bị mòn hoặc hư hỏng.
6.4.1.4. Kiểm tra đột xuất tiến hành khi có thay đổi cục bộ trong sơ đồ,
hoặc khi cải tiến thiết bị khi phục hồi mạch sau khi sửa chữa các thiết bị của
bảng một chiều hoặc khi cần thiết phải thay đổi các chỉ số chỉnh định hoặc
đặc tính các bộ điều chỉnh tự động Rơ le.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH


Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

14 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

6.4.1.5. Kiểm tra sau sự cố tiến hành để xác minh những hư hỏng dẫn
đến từ chối làm việc hoặc các tác động không rõ ràng của các thiết bị tự động
hoặc tín hiệu.
6. 4.1.6. Thử nghiệm và xem xét định kỳ và tiến hành với mục đích kiểm
tra thêm về tình trạng các thiết bị của bảng điện một chiều.
6.4.2. Chu kỳ thực hiện các dạng bảo dưỡng kỹ thuật.
Tất cả các thiết bị tự động, kiểm tra và các thiết bị khác của bảng điện
một chiều kể cả mạch nhị thứ và các đồng hồ đo lường đều phải được bảo
dưỡng.
6.4.2.1. Đối với thiết bị bảng điện một chiều, định kỳ bảo dưỡng là 6
năm (Khoảng thời gian giữa hai kỳ phục hồi dự phòng).
Kiểm tra dự phòng tiến hành 3 năm một lần.
Kiểm tra dự phòng lần đầu (K1) của tất cả các chi thiết bị tự động, điều
khiển và báo tín hiệu cần tiến hành sau một năm đầu tiên kể từ ngày đưa thiết
bị vào làm việc.
6.4.2.2. Chu kỳ xem xét và thử nghiệm do Phó giám đốc vận hành nhà
máy quyết định.

6.4.3. Khối lượng công việc của công tác kiểm tra các đặc tính điện khi
bảo dưỡng kỹ thuật.
6.4.3.1. Đối với thiết bị nạp - nạp phụ BA3П-380/260-40/80.
K1, B - Kiểm tra các máy ngắt tự động.
K1, B - Kiểm tra bảo vệ quá tải.
K1, B - Kiểm tra sự làm việc của máy, khi chạy không tải.
K1, B - Lấy các đặc tính ngoài và kiểm tra mạch tự động thay đổi trị số
chỉnh định cho điện áp ra.
K1, B - Kiểm tra thiết bị cùng với bộ nguồn ắc quy.
6.4.3.2. Thiết bị kiểm tra sự cách điện.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

15 / 16


Ngày hiệu lực: /10/2009

K1, B - Kiểm tra sự điều chỉnh của phần cơ và trạng thái các bề mặt tiếp
điểm của rơ le tín hiệu.
K1, B - Kiểm tra điện áp tác động và trở lại của Rơle ở trị số chỉnh định
công tác.
K1, B - Kiểm tra độ tin cậy của các tiếp điểm Rơle ở điện áp thấp hơn
130V.
K1, B - Kiểm tra các đồng hồ đo lường và báo tín hiệu về suy giảm điện
trở cách điện.
6.4.3.3. Thiết bị kiểm tra mức điện áp.
K1, B - Kiểm tra sự điều chỉnh của phần cơ và trạng thái các bề mặt tiếp
xúc của Rơle, đo điện thế tác động và trở lại của Rơle ở trị số chỉnh định công
tác và kiểm tra sự làm việc tin cậy của tiểp điểm khi điện thế thay đổi đến
260V.
6.4.3.4. Các thiết bị Rơle bảo vệ, điều khiển và báo tín hiệu của động cơ
- máy phát.
K1, B - Kiểm tra sự điều chỉnh của phần cơ và trạng thái bề mặt tiếp xúc
của Rơle, đo dòng điện tác động và trở lại ở trị số chỉnh định công tắc và
kiểm tra sự làm việc tin cậy của các tiếp điểm Rơle bảo vệ động cơ, điện áp
tác động và trở lại của Rơle trung gian trong các sơ đồ bảo vệ và điều khiển,
dòng điện tác động của Rơle chỉ báo.
K1, B - Xem xét bên ngoài các cáp kiểm tra hàng kẹp vòng, dây dẫn,
kiểm tra mã hiệu và chùi bụi mạch nhị thứ.
K1 - Kiểm tra tác động qua lại của các phần tử của thiết bị.
K1, K, B - Kiểm tra tổng hợp thiết bị.
K1, B - Kiểm tra liên động của sơ đồ mạch vào với quạt thông gió gian
đặt ắc quy.
K1, K, B - Kiểm tra dòng công tác và điện áp công tác.
K, B - Kiểm tra tác động bảo vệ đến aptomat.

6.4.3.5. Thiết bị phụ nạp tĩnh APH -3.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-11

Ngày sửa đổi: /10/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

BẢNG ĐIỆN MỘT CHIỀU

Trang:

16 / 16

Ngày hiệu lực: /10/2009

K1, B - Kiểm tra máy ngắt tự động.
K1, K, B - Lấy đặc tính ngoài khi làm việc ở tải hữu công.
K1, K, B - Kiểm tra thiết bị khi làm việc ở chế độ nạp phụ cho các bộ
nguồn thêm và lấy đặc tính ngoài.
6.4.3.6. Bộ chuyển đổi đấu nối nguồn ắc quy.
K1, K, B - Kiểm tra sự điều chỉnh của phần cơ của các bộ tiếp điểm
(công tắc tơ) trạng thái thanh cái của tấm tiếp xúc, trạng thái các vít vặn công

tắc và kẹp nối.
K1, K, B - Kiểm tra biểu đồ làm việc của các công tắc tơ chuyển đổi và
các công tắc hành trình.
K1, B - Kiểm tra sự làm việc từ các sơ đồ điều khiển khoảng cách và tự
động.
7. HỒ SƠ LƯU
(Không áp dụng)
8. PHỤ LỤC



×