Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (358.28 KB, 36 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

QUY TRÌNH
VẬN HÀNH HỆ THỐNG LÀM MÁT
VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT
MÃ SỐ QT - 10 - 24
(Sửa đổi lần thứ III)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4513/QĐ-PPC-KT
ngày 21 tháng 12 năm 2009

Hải Dương, tháng 12 năm 2009


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

2 / 36


Ngày hiệu lực: /12/2009

NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI





1. Tổng Giám đốc
2. Các phó tổng giám đốc
3. Trưởng các đơn vị và bộ phận có liên quan
CHỦ TRÌ SOẠN THẢO: PHÂN XƯỞNG VH ĐIỆN - KIỂM NHIỆT
NGƯỜI LẬP
NGƯỜI KIỂM TRA

Chữ ký:

Chữ ký:

Họ và tên: Lê Thanh Bình
Chức vụ: KTV.PX VH Điện -KN

Họ và tên: Nguyễn Văn Nhất
Chức vụ: Quản đốc VH Điện-KN
Chữ ký:

Họ và tên: Nguyễn Văn Thuỷ
Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật
THAM GIA XEM XÉT


NGƯỜI DUYỆT

1. Phòng Kỹ thuật

Chữ ký:

Họ và tên: Vũ Xuân Cường
Chức vụ:
TÓM TẮT SỬA ĐỔI

P. Tổng Giám đốc

TÓM TẮT NỘI DUNG SỬA ĐỔI

LẦN SỬA

NGÀY SỬA

Lần 1

01/2003

Bổ sung và chỉnh sửa

Lần 2

12/2007

Bổ sung và chỉnh sửa


Lần 3

12/2009

Bổ sung và chỉnh sửa


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

3 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

MỤC LỤC
TT


Nội dung

Trang

1

Mục đích

4

2

Phạm vi sử dụng

4

3

Các tài liệu liên quan

4

4

Định nghĩa

4

5


Trách nhiệm

4

6

Nội dung quy trình

5

6.1

Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị điện chính

5

6.2

Hệ thống làm mát máy phát

7

6.3

Hệ thống chèn trục máy phát điện TBΦ-120-2T3

15

6.4


Kỹ thuật an toàn và các biện pháp cứu hoả khi vận hành
máy phát làm mát bằng Hydro

29

6.5

Quy tắc cho phép xem xét thí nghiệm và sửa chữa thiết bị

32

7

Hồ sơ lưu

35

8

Phụ lục

35


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009


QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

4 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

1. MỤC ĐÍCH
1.1 Để phù hợp đáp ứng được những tiến bộ kỹ thuật và thiết bị mới,
công nghệ mới đưa vào sản xuất, thay thế thiết bị cũ nên phải soạn thảo bổ
sung quy trình cho phù hợp công nghệ mới, thiết bị mới.
1.2 Cắt bớt, loại bỏ những phần quy trình mà công nghệ đã bỏ không sử
dụng tới, hoặc đã được thay thế thiết bị công nghệ mới.
1.3. Chuyển đổi các cụm từ, câu chữ, niên hiệu cho phù hợp với mô
hình quản lý kinh tế mới của Phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm nhiệt và
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
1.4. Chỉnh sửa một số câu chữ, nội dung để tăng thêm tính chặt chẽ, dễ
hiểu trong quy trình..
2. PHẠM VI ÁP DỤNG
2.1. Quy trình này áp dụng bắt buộc đối với các phân xưởng, phòng ban,
các cá nhân trong Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại khi tiến hành các công
việc tại khu vực hệ thống làm mát và dầu chèn trục máy phát điện do phân
xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt quản lý.

2.2. Quy trình này cũng áp dụng bắt buộc đối với các đơn vị bên ngoài
Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại đến thực hiện các công việc tại khu vực
hệ thống làm mát và dầu chèn trục máy phát điện do phân xưởng vận hành
Điện - Kiểm nhiệt quản lý.
3. CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN
- Quy trình vận hành hệ thống làm mát và chèn trục máy phát - tuabin.
- Quy định thể thức trình bày văn bản trong Công ty cổ phần nhiệt điện
Phả Lại mã số QĐ-01-01 ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Công ty
cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
4. ĐỊNH NGHĨA (Không áp dụng)
5. TRÁCH NHIỆM
Phó tổng Giám đốc kỹ thuật, Quản đốc, phó Quản đốc, Kỹ thuật viên
phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt phải nắm vững, đôn đốc công nhân
trong đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT


Trang:

5 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Trưởng, Phó phòng Kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật an toàn của Công ty cùng
cán bộ kỹ thuật phòng kỹ thuật phụ trách khối thiết bị điện, phải nắm vững,
đôn đốc, chỉ đạo công nhân kiểm tra thực hiện.
Trưởng ca dây chuyền 1, Trưởng kíp phân xưởng Vận hành Điện - Kiểm
nhiệt phải nắm vững, chỉ đạo, đôn đốc và bắt buộc các chức danh dưới quyền
quản lý của mình phải thực hiện nghiêm chỉnh quy trình này.
6. NỘI DUNG QUY TRÌNH
6.1. Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị điện chính
6.1.1. Máy phát:

TT

Tên thông số chính

Chế độ bình thường

1

Công suất toàn phần (KVA)

141200

2


Công suất hữu công (kW)

120000

3

Hệ số công suất

4

Điện áp (V)

5

Cường độ (A)

6

Tần số (Hz)

7

Tốc độ quay (vòng/phút)

3000

8

Hiệu suất (%)


98,4

9

Tốc độ quay tới hạn (vòng/phút)

0,85
10500+525
7760
50

1500/4430

Nhiệt độ cho phép tối đa của các bộ phận riêng biệt của máy phát.
TT

Tên bộ phận
máy phát

Nhiệt độ lớn 0C đo bằng
Điện trở Nhiệt kế điện trở

Nhiệt kế thuỷ
ngân


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24


Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

1

Cuộn dây Stato

-

120

2

Cuộn dây Rôto

110

-

3


Lõi Stato

-

120

6 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.1.2. Máy kích thích:
Kiểu BTД490-3000T3.
Công suất chịu tải lâu dài: 490kW.
Công suất chịu tải trong thời gian ngắn: 1960kW.
Điện áp chịu tải lâu dài: 250V.
Điện áp chịu tải trong thời gian ngắn: 560V.
Cường độ chịu tải lâu dài: 1750A.
Cường độ chịu tải trong thời gian ngắn: 3500A.
Hệ số công suất: 0,87
Tần số: 500Hz
Nhiệt độ lớn nhất của các cuộn dây: 1200C
Nhiệt độ nước làm mát đầu vào: 330C
Áp lực dư lớn nhất của nước trong bộ làm mát không khí: 3kg/cm2.
Lưu lượng dầu vào 2 gối đỡ: 12 lít /phút.
Nhiệt độ không khí lạnh: 400C.
6.1.3. Máy kích thích phụ:
Kiểu ΠΠM-30-400T3.
Công suất: 30kW
Điện áp: 400/230V.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

7 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Cường độ: 54/94A.
Hệ số công suất: 0,8.
Tốc độ quay: 3000v/p
Tần số: 400Hz
Nhiệt độ lớn nhất của cuộn dây: 1200C.
Lưu lượng dầu vào 2 gối đỡ: 5 lít /phút.
6.2. Hệ thống làm mát máy phát
6.2.1. Đặc tính kỹ thuật chung:
Đặc tính kỹ thuật cả hệ thống làm mát máy phát và các điều kiện để hệ

thống này làm việc chắc chắn nêu trong bảng 2.1.
Bảng 2.1
Môi
trường

Hydro

Nước
làm mát

Thông số

Đơn vị
đo

Áp lực dư trong thân
kg/cm2
máy phát
Nhiệt độ trong thân
0
C
máy phát
Nhiệt độ đầu vào thân
0
C
máy phát
Độ sạch trong thân
%
máy phát
Hàm lượng ô xy

%
Độ ẩm tuyệt đối
g/m3
Thể tích của máy phát
m3
(dừng Rôto)
Áp lực đầu vào các bộ
ata
làm mát khí

Giá trị ở những
phương thức khác nhau
Cho
Cho phép
Định
phép cực
cực tiểu
mức
đại
2,0

2,5

3,5

30

40

75


25

37- 42

55

97

98
1,2
15 - 16
50

2,0

2,5

3,0


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

Nhiệt độ đàu vào các
bộ làm mát khí
Lưu lượng vào các bộ
làm mát khí máy phát
Lưu lượng vào các bộ
làm mát không khí
của máy kích thích

0

C

8 / 36

20

m3/h

Ngày hiệu lực: /12/2009

30

33


400
100

6.2.2. Hệ thống làm mát bằng nước của máy phát:
6.2.2.1. Cuộn dây Rôto và lõi Stato của máy phát được làm mát bằng khí
Hydro tuần hoàn trong khe hở giữa Rôto và Stato dưới tác dụng của các quạt
gió lắp ở cuối Rôto.
Hệ thống làm mát khí của máy phát gồm có:
- Các bộ làm mát khí của máy phát 6 bộ.
- Các bộ làm mát không khí của máy kích thích: 2 bộ
- Các bơm làm mát khi HГO: 2cái.
6.2.2.2. Trước khi đi vào máy phát, khí Hydro được làm mát trong 6 bộ
làm mát đấu song song với nhau về đường nước, các bộ làm mát khí này lắp
vào phần mặt mút của vỏ máy phát.
Bề mặt làm mát của các bộ làm mát khí làm bằng các ống kim loại có
gân tăng cường. Các ống được nút chặt 2 đầu vào các lỗ mặt sàng, các ngăn
nước được bắt chặt bằng bu lông có zoăng cao su vào các tấm lỗ này.
Việc lắp các bộ làm mát khí vào thân Stato phải đảm bảo độ kín cần thiết
và độ tự do giãn nở nhiệt. Các ống nước vào và ra đều với ngăn nước phía
dưới. Để xả không khí từ các ngăn của các bộ làm mát khí có lắp các van
thoát khí các van này trong khi máy phát làm việc phải thường xuyên hé mở
để liên tục xả không khí ra ngoài.
Nắp các ngăn nước có thể tháo ra được để vệ sinh ống và kiểm tra tình
trạng các ống mà không làm ảnh hưởng tới độ kín của thân máy phát.
Lưu lượng nước qua các bộ làm mát được điều chỉnh bằng van xả.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

9 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Khi cắt 1 trong các bộ làm mát khí thì phụ tải của máy phát không được
quá 80% phụ tải định mức.
6.2.2.3. Các bộ làm mát không khí của máy kích thích dùng để làm mát
không khí tuần hoàn trong máy kích thích được lắp thẳng đứng vào vỏ Stato.
Bề mặt làm mát của bộ làm mát không khí là những ống đồng thau có
gân hình xoắn rỗng và hai đầu ống được nút chặt vào các lỗ mặt sàng, các
ngăn nước được bắt chặt vào các tấm mặt sàng nhờ các gu giông và zoăng cao
su việc lắp các bộ làm mát không khí vào thân máy kích thích phải đảm bảo
độ kín cần thiết và độ giãn nở nhiệt tự do của các bộ làm mát không khí.
6.2.2.4. Các bơm làm mát khí HГO dùng để bơm nứơc làm mát vào các
bộ làm mát khí máy phát và các bộ làm mát không khí của máy kích thích.
Các bơm này là loại bơm ly tâm một cấp, nằm ngang bánh động có đầu

hút 2 phía. Tét chèn của bơm có các vòng chèn bằng nước lấy từ lỗ trên nắp
bơm gối đỡ của bơm là ổ bi. Bơm nối với động cơ điện bằng khớp trục đàn
hồi. Khi máy phát làm việc mang tải thì một bơm HГO phải làm việc, còn
bơm kia dự phòng.
Đặc tính kỹ thuật của bơm mát khí HГO
Tên gọi

Đơn vị đo

Kiểu
Năng suất
Áp lực

630-90A
m3/giờ

460

m cột nước

30

Kiểu động cơ điện
Công suất động cơ điện
Điện áp
Tốc độ quay
6.2.3. Liên động, tín hiệu.

HГO-A,b


A02-92-6T2
kW

55

V

380

v/phút

950


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:


10 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Để bảo vệ các thiết bị chính và phụ khi suất hiện các tình huống sự cố và
do nhân viên thao tác nhầm, trong hệ thống làm mát máy phát có bố trí các
liên động và tín hiệu sai lệch giới hạn các thông số.
6.2.3.1. Liên động:
6.2.3.1.1. Các bơm làm mát khí HГO được điều khiển từ bảng điều khiển
tại chỗ (Đài cấp khí gian máy).
Các động cơ điện của các bơm có thể được đưa vào làm việc nhờ các
ABP (Tự động dự phòng) ngừng bằng nút ấn sự cố và tác động của các bảo vệ
phần điện.
Có thể lựa chọn bơm dự phòng bằng khoá chuyển đổi liên động lắp ở
bảng điều khiển tại gian máy, khoá này có 3 vị trí:
- Bơm 1A làm việc.
- Bơm 1B làm việc.
- Cắt.
6.2.3.1.2. Chạy bơm mát khí HГO dự phòng nếu có tín hiệu âm thanh,
ánh sáng ở buồng điều khiển khối БШY khi:
- Động cơ điện bơm đang làm việc nhảy.
- Áp lực nước làm mát đầu đẩy các bơm tụt xuống 2kg/cm2.
Ghi chú:
Nếu ngừng bơm mát khí theo kế hoạch thì thanh cái ABP bằng cách để
khoá liên động về vị trí “Cắt”.
6.2.3.2. Tín hiệu:
Khi thông số sai lệch so với định mức và khi chế độ làm việc của các
thiết bị thuộc hệ thống làm mát máy phát bị vi phạm thì sẽ báo những tín hiệu
âm thanh, ánh sáng sau đây:
- Áp lực nước làm mát đầu đẩy các bơm mát khí tụt xuống 2,5kg/cm2.

- Cắt các áp tô mát trong mạch điều khiển.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

11 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.2.4. Chuẩn bị cho hệ thống làm mát máy phát làm việc.
6.2.4.1. Những quy tắc chung:
Việc chuẩn bị cho hệ thống làm mát máy phát tiến hành đồng thời với
việc chuẩn bị khởi động tổ máy, lúc này cần phải kiểm tra:
- Tất cả mọi công tác sửa chữa theo phiếu công tác và theo lệnh tại thiết
bị hệ thống phải kết thúc.
- Khắc phục mọi khuyết tật, hư hỏng ghi trong sổ hư hỏng.

- Tình trạng tốt của thiết bị, độ sạch các vị trí công tác, không có tạp vật.
- Các đồng hồ kiểm nhiệt, lắp đủ và tốt.
- Các bảo vệ, tín hiệu ánh sáng, âm thanh làm việc tốt.
- Điện thoại, ánh sáng sự cố và ánh sáng công tác tốt, có đủ phương tiện
cứu hoả cần thiết.
6.2.4.2. Chuẩn bị khởi động hệ thống làm mát khí máy phát.
Muốn vậy phải:
6.2.4.2.1. Mở:
- Các van nước vào các bộ làm mát khí máy phát, bộ làm mát thuộc hệ
thống.
6.2.4.2.2. Đóng:
- Các van đầu đẩy bơm mát khí HГO.
- Các van nước ra từ các bộ làm mát khí máy phát, bộ làm mát không khí
máy kích thích.
- Các van xả đọng.
6.2.4.3. Chuẩn bị khởi động bơm mát khí HГO.
Muốn vậy phải:
Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu bôi trơn các gối đỡ.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

12 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Kiểm tra tết chèn các bơm, nếu cần thì phải xiết chặt thêm hoặc thay
mới.
- Kiểm tra khớp nối trục tốt và có vỏ bảo hiểm.
- Kiểm tra tiếp điạ vỏ động cơ điện.
- Mở các van đầu hút và mồi nước cho bơm.
- Mở các van thoát khí để xả hết không khí trong các bơm, sau đó đóng
chúng lại.
- Chuẩn bị sơ đồ động cơ bơm, sau khi đã kiểm tra cách điện của động
cơ.
6.2.5. Cho hệ thống làm mát máy phát vào làm việc.
6.2.5.1. Cho hệ thống mát khí vào làm việc trước khi hoà máy phát vào
lưới, khi nhiệt độ khí (Hydro) lên đến 370C.
6.2.5.1.1. Lần lượt thử các bơm làm mát khí ở chế độ không tải và xác
định chúng làm việc tốt.
6.2.5.1.2. Sau khi thử cho 1 bơm vào làm việc và mở van đầu đẩy để nạp
nước cho hệ thống.
6.2.5.1.3. Khi thấy nước phụt ra ở các van thoát khí của bộ làm mát khí
máy phát và bộ làm mát không khí của máy kích thích thì đóng bớt các van
này lại sao cho nước xả qua chúng là nhỏ nhất.
6.2.5.1.4. Kiểm tra, xem xét các đường ống và thiết bị và xác định không

có điểm rò, rỉ.
6.2.5.1.5. Sau khi nạp đầy nước cho hệ thống thì đóng ABP bơm thứ 2,
thử ABP bằng cách cắt bơm đang làm việc và chập các tiếp điểm của áp kế
tiếp điểm điện. Khi thử ABP phải có mặt nhân viên vận hành Điện - Kiểm
nhiệt.
6.2.5.1.6. Sau khi hoà máy phát vào lưới phải điều chỉnh nhiệt (Hydro)
trong thân máy phát nhỏ hơn 370C bằng cách mở van xả nước làm mát ở các
bộ làm mát khí máy phát và ở các bộ làm mát không khí của máy kích thích
và sau đó giữ nhiệt độ Hydro và nhiệt độ không khí trong phạm vi cho phép
bằng các van này.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

13 / 36


Ngày hiệu lực: /12/2009

6.2.6. Trông coi hệ thống làm mát máy phát khi đang làm việc:
6.2.6.1. Khi hệ thống làm mát máy phát đang làm việc phải kiểm tra các
thông số sau đây, không để chúng sai lệch so với giá trị cho phép nêu trong
bảng 2.1.
Về hệ thống làm mát khí:
- Áp lực nước làm mát vào các bộ làm mát khí máy phát và các bộ làm
mát không khí máy kích thích.
- Lưu lượng nước làm mát vào các bộ làm mát khí máy phát và các bộ
làm mát không khí máy kích thích.
- Nhiệt độ nước làm mát đầu vào các bộ làm mát khí máy phát và các bộ
làm mát không khí máy kích thích.
- Nhiệt độ Hydro trong thân máy phát, không được cho phép để nhiệt độ
này dao động đột ngột (Biên độ dao động không được quá 50C trong một giờ).
6.2.6.2. Kiểm tra theo dõi độ chênh áp ở bộ lọc của hệ thống làm mát
máy phát, không được để độ chênh áp lớn hơn 1kg/cm 2 và phải kịp thời vệ
sinh thông rửa khi bộ lọc bị bẩn.
6.2.6.3. Kiểm tra tình trạng các bơm mát khí HГO, không cho phép làm
việc.
- Quá tải kéo dài động cơ điện.
- Nhiệt độ (quá 650C) và độ rung các gối đỡ trục tăng cao.
- Tết chèn xiết không đúng.
- Dầu bôi trơn gối đỡ không đủ và bị bẩn.
6.2.6.4. Theo lịch nhưng ít nhất 1 lần trong tháng phải chuyển thiết bị
sang dự phòng và thử ABP của các bơm mát khí HГO.
Ghi chú:
Chỉ được phép thử ABP của các bơm khi khối đang làm việc thử áp lực
giảm bằng cách chập tiếp điểm của áp kế tiếp điểm điện ở đầu đẩy của bơm
tương ứng.



CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

14 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.2.7. Ngừng hệ thống làm mát máy phát:
6.2.7.1. Sau khi cắt máy phát ra khỏi lưới, nhiệt độ Hydro giảm xuống
37 C thì cắt liên dộng ABP của các bơm mát khí HГO và ngừng bơm đang
làm việc.
0

6.2.7.2. Sau khi ngừng bơm mát khí HГO thì van chặn của hệ thống làm
mát khí đưa về trạng thái trước khi khởi động.

6.2.7.3. Nếu ngừng làm việc hoặc sửa chữa thì phải xả nước ở các đường
ống và các bộ trao đổi nhiệt qua các van xả đọng và đóng hết các van chặn.
6.2.8. Các tình trạng sự cố khi hệ thống làm mát máy phát làm việc và
cách đề phòng:
6.2.8.1. Hệ thống làm mát khí:
6.2.8.1.1. Nếu phát hiện thấy nước làm mát rò rỉ vào thân máy phát (Căn
cứ vào độ ẩm của Hydro thì phải xác định ngay bộ làm mát khí nào bị hư
hỏng và tách ra sửa chữa. Để tìm bộ mát khí bị hỏng phải lần lượt ngừng các
bộ mát khí, xả hết nước và tháo lắp các ngăn nước lần lượt kiểm tra tất cả các
ống bằng cách nối cứng đầu ống với áp kế chữ U, còn đầu kia nút chặt, do có
áp lực dư trong thân máy phát mà xuất hiện áp lực dư trong ống hỏng. Các
ống hỏng phải tạm thời cho bịt kín ống thủng, nhưng số ống hỏng bịt kín
không được quá 10% tổng số ống.
6.2.8.1.2. Nếu lưu lượng nước làm mát qua các bộ làm mát khí bị giảm
khi đã mở hết các van xả và nhiệt độ Hydro trong máy phát tăng lên thì phải
giảm bớt phụ tải và lần lượt ngừng các bộ làm mát khí để vệ sinh.
6.2.8.1.2. Trong các trường hợp sau đây phải ngừng khẩn cấp bơm mát
khí HГO đang làm việc bằng khoá hoặc nút ngừng sự cố.
- Độ rung tăng mạnh đột ngột và có tiếng gõ chạm kim loại trong bơm
và trong động cơ điện.
- Nhiệt độ gối đỡ cao quá 700C.
- Có khói và tia lửa ở gối đỡ và động cơ điện.
- Cường độ dòng điện tăng đột ngột quá trị số cho phép mà các bảo vệ
điện không tác động.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24


Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

15 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

- Bơm bị vỡ.
Trong trường hợp này phải kiểm tra việc chạy bơm dự phòng bằng ABP,
nếu ABP không làm việc thì phải chạy bằng tay.
6.3. Hệ thống chèn trục máy phát TBΦ-120-2T3.
6.3.1. Đặc tính kỹ thuật:
Hệ thống chèn trục máy phát dùng để ngăn khí Hydro không bị rò ra
khỏi thân máy ở những chỗ tiếp giáp giữa trục với tấm mép Stato.
Hệ thống chèn trục làm việc an toàn, chắc chắn nếu tuân theo các điều
kiện nêu trong bảng 3.1.
Bảng 3.1
Thông số

Đơn vị
đo


Giá trị ở những phương thức
khác nhau
Tối thiểu
Định
Tối đa
cho phép
mức cho phép

Máy phát được nạp Hydro
Pđm = 2,5ata
Pmax = 3,5ata
lít/phút
Lưu lượng dầu chèn tổ máy TГ
Lưu lượng dầu đi gối trục TГ
(không kể chèn trục)
Áp lực dầu chèn khi áp lực
kg/cm2
Hydro =2,5ata
0
Nhiệt độ dầu chèn
C
0
Nhiệt độ dầu ra từ các gối đỡ
C
0
Nhiệt độ dầu ra từ các bộ chèn
C
Chênh áp ở bộ lọc ΦM
kg/cm2

Áp lực dầu nén
Áp lực dầu trước các bộ điều
chỉnh

6.3.2. Các bộ phận cấu tạo và mô tả.

200
150
3,0÷3,2
35

1,0

40

1,2÷1,4
8,9

45
60
65
1,0
1,6


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009


QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

16 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Hệ thống chèn trục máy phát gồm có:
- Các vành chèn dầu.
- Thiết bị cấp dầu.
- Bộ điều chỉnh chênh áp, giữa dầu và Hydro.
- Bộ điều chỉnh áp lực dầu nén.
- Bể ổn áp.
- Quạt thông gió ЭГ -1 và ЭГ -2 để hút không khí và hơi dầu từ ống góp
xả các gối đỡ và từ bể dầu tua bin.
- Cửa van thuỷ lực đối với máy có áp lực Hydro là 6kg/cm2.
6.3.2.1. Các vành chèn dầu của máy phát là loại vành chèn 2 ngăn, kiểu
mặt mút (Hình 1) có tác dụng chèn kín để tạo ra màng dầu giữa vành chặn
trục và cút xinêbabít. Áp lực của Hydro và áp lực của dầu nén tác động nên bề
mặt, cút xinê ép chặt vào vành chặn của trục và cứ thế bám theo mọi dịch
chuyển của Rôto dọc theo trục dầu chèn, do áp lực cao hơn áp lực khí trong
thân máy phát chảy vào ngăn áp lực và từ đó qua các lỗ ở cút xinê chảy vào

vành dầu nằm trên mặt ba bít của cút xinê, sau đó dầu ngập đầy vành dầu và
mặt nghiêng hình nêm và tràn ra 2 phía vành dầu, khi quay sẽ tạo ra màng dầu
liền khít không cho khí rò từ thân máy phát sang.
Tổng lực nén (Từ phía dầu nén và Hydro trong thân máy phát) lên cút
xinê đầu mút lớn hơn rất nhiều so với lực ép (Từ phía dầu chèn) tác động bề
mặt chèn của cút xinê do đó đảm bảo lưu lượng dầu chèn ít nhất.
Các ngăn dầu chèn và dầu nén được phân cách với nhau bởi một zoăng
cao su nằm trong rãnh ở bề mặt cút xi nê.
Dầu dò từ phía Hydro xả về bể xả chèn dầu từ phía không khí thì xả về
hộp các te các gối đỡ máy phát.
Dùng các nhiệt kế điện trở để kiểm tra nhiệt độ babít của cút xinê.
6.3.2.2. Thiết bị cấp dầu gồm có:
- Bơm dầu chèn dự phòng (PMHY) và sự cố (AMHY).
- Injectơ.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT


Trang:

17 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

- Các bộ lọc dầu.
- Bể xả chèn.
6.3.2.2.1. Bơm dầu dùng để cấp dầu chèn trục máy phát là loại bơm ly
tâm nhiều tầng nằm ngang.
Bơm có hai tết chèn và vòng chèn chống rò nước, dầu từ ngăn giảm phụ
tải theo ống tắt được đưa vào vành này. Lực dọc trục tác động lên Rôto triệt
tiêu nhờ đĩa cân bằng gối đỡ của bơm là ổ bi.
Bơm nối với động cơ điện bằng 1 khớp nối đàn hồi, bơm dầu PMHY có
động cơ dùng điện xoay chiều là bơm dự phòng.
Bơm dầu AMHY có động cơ dùng điện một chiều là bơm sự cố.
Các bơm được điều khiển từ bảng điều khiển gian máy.
Đặc tính kỹ thuật của các bơm
Tên gọi

Đơn vị đo

Kiểu

Bơm dự phòng

Bơm sự cố

HCM-380110-AT2 HCM-38-176-AT2


Năng suất

m3/giờ

38

38

Áp lực đẩy

m cột nước

110

176

Kiểu động cơ điện

-

A02-72-2T2

Π71C1-T4

Công suất động cơ

kW

30


26

Điện áp

380

Vòng quay

v/phút

In jectơ.

NH-3

Áp lực đầu đẩy ra
Năng suất

3000

9kg/cm2
200lít/phút


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG


Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

18 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.3.2.2.2. Bộ làm mát dầu kiểu MOB -3 gồm bộ trao đổi nhiệt kiểu bề
mặt, về nước có hai hành trình, về dầu có nhiều hành trình. Các ống dẫn dầu
ra nằm trong thân bộ làm mát dầu, các ống dẫn nước làm mát vào, ra nằm
trong thân bộ làm mát dầu. Để kiểm tra độ môi trường làm việc ở các đầu vào
và ra có lắp 4 nhiệt kế thuỷ ngân ở trên thân và trên nắp bộ làm mát dầu.
Các số liệu kỹ thuật của bộ là mát dầu:
Lưu lượng nước làm mát định mức: 95m3/giờ.
Áp lực nước làm mát định mức: 2,5kg/cm2.
Áp lực nước làm mát tối đa: 10kg/cm2.
Nhiệt độ nước làm mát tối đa: 330C.
Sức cản thuỷ lực về đường nước: 4m cột nước.
6.3.2.2.3 . Để bảo vệ các cút xi nê không bị tắc tạp vật cơ khí lọt vào, sau
bộ làm mát dầu có lắp hai bộ lọc dầu, 1 bình làm việc, 1 bình dự phòng.
Số liệu kỹ thuật của các bình lọc dầu:
Kiểu: ΦM-10
Chất lượng cần lọc: dầu
Năng suất: 200m3/giờ

Áp lực làm việc: 16kg/cm2.
Kích thước vật giữ lại khi lọc: 0,14mm
6.3.2.2.4. Bể xả dầu dùng để gom dầu từ các ngăn xả của các vành chèn
dầu, sau đó được đưa về bể dầu tua bin và tạo thành áp lực xung của Hydro
lên bộ điều chỉnh chênh áp PΠД15.
Bể xả chèn có lắp bộ điều chỉnh mức dầu kiểu phao nhằm giữ mức dầu
quy định ở trong bể dầu, được đưa về bể dầu tua bin nhờ áp lực của Hydro tác
động lên bề mặt của dầu. Để báo tín hiệu về mức dầu giới hạn, có dùng bộ chỉ
thị báo mức chất lỏng kiểu YЖИ. Các đát trích của bộ chỉ thị này lắp trong bể
gom dầu. Tín hiệu báo về mục “hư hỏng làm mát Hydro”. Trên bể xả chèn có
ống thuỷ để kiểm tra mức dầu trong đó bằng mắt thường.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

19 / 36


Ngày hiệu lực: /12/2009

Trong bể xả chèn có van để thông thổi khí và còn dùng để lấy mẫu khí
khi nạp hoặc vận hành.
Xả dầu chèn từ phía máy kích thích qua ống xả dầu hình chữ U cao
500mm, như vậy sẽ khắc phục được tình trạng tuần hoàn Hydro qua bể xả
chèn do chênh lệch áp lực ở vành chèn trước và sau của máy phát.
Sự chênh lệch áp lực giữa vành chèn trước và sau của máy phát chứng tỏ
rằng thực tế quạt gió của Rôtomáy phát không thể tạo sức hút đồng đều từ 2
phía được.
6.3.2.3. Bộ điều chỉnh chênh áp kiểu PΠД-15 dùng để tự động đo chênh
lệch áp giữ cho độ chênh áp “Dầu - Hydro” chèn trục tua bin máy phát là 0,50,7kg/cm2.
Bộ phận chính của bộ điều chỉnh là ngăn kéo chuyển dịch trong hộp dầu.
Dầu từ hệ thống cấp dầu qua ống phía trên của vành dầu và 4 lỗ hộp, dầu chảy
vào ngăn kéo. Dầu ra qua 3 lỗ tiết lưu định hình ở hộp dầu, tiết diện của ngăn
kéo, sau đó theo vành dầu ở thân bộ điều chỉnh, chảy qua ống dưới đi vào các
bộ chèn khoang trên ngăn kéo thông với ngăn xả chèn dầu từ phía Hydro và
chịu áp lực Hydro trong thân máy phát.
Ngăn dưới của ngăn kéo thông với đường ống cấp dầu chèn.
Như vậy, khi diện tích cân bằng thì áp lực dầu chèn sẽ tác động từ phía
dưới ngăn kéo lên cản áp lực Hydro trong thân và trọng lượng các đĩa (pít
tông) thì tác động từ trên ngăn kéo xuống. Nhờ những lực này ngăn kéo đứng
ở vị trí cân bằng. Khi thay đổi bất kỳ áp lực dầu hoặc Hydro thì ngăn kéo sẽ
dịch chuyển về phía áp lực thấp hơn để khôi phục độ chênh áp.
Có thể điều chỉnh độ chênh áp cần thiết của bộ điều chỉnh bằng cách
thay đổi trọng lượng các đĩa trong ngăn kéo.
Dầu chảy vào ngăn dưới ngăn kéo qua lỗ tiết lưu có tác dụng giảm bớt
tốc độ liên lạc ngược và ngăn ngừa không để bộ điều chỉnh bị tắc khi chuyển
nguồn cấp dầu.

Ở phần trên của ngăn kéo có một bu lông điều chỉnh là bộ giới hạn
chuyển dịch ngăn kéo về phía trên và để các lỗ tiết lưu ra không bị đóng hết.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

20 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

Bu lông điều chỉnh ở phần dưới của ngăn kéo, dùng để không cho đóng
qua các lỗ cấp dầu xung lượng từ ống dầu đi các bộ chèn theo đường “Liên
lạc ngược”.
6.3.2.4. Bộ điều chỉnh áp lực dầu nén kiểu PΠM-1 dùng để tự động duy
trì áp lực dầu nén ở tất cả các chế độ làm việc của tổ máy.
Bộ phận chính của bộ điều chỉnh này là ngăn kéo vi sai dịch chuyển

trong hộp dầu ngăn kéo bộ điều chỉnh có 3 pit tông, pit tông trên đường kính
lớn hơn. Pít tông giữa và dưới có cùng đường kính.
Số liệu kỹ thuật quạt hút gió:
- Kiểu: YB
- Năng suất: 400m3/giờ
- Áp lực: 150mm cột nước.
Dầu áp lực do bơm dầu chèn MHY bơm vào khoang giữa pít tông giữa
và dưới của ngăn kéo. Dầu ra 4 lỗ tiết lưu định hình trên hộp dầu, tiết diện
những lỗ này được xác định bởi vị trí mép cắt của ngăn kéo sau đó theo vành
dầu ở thân bộ điều chỉnh dầu đi qua ống dưới và các bộ chèn.
Các ngăn nằm ở phía trên pít tông trên và pít tông dưới nối với ống xả
của hệ thống dầu, khoang giữa pít tông và pít tông trên là đường xung lượng
thông với ống dầu tới các bộ chèn. Như vậy ngăn kéo bộ điều chỉnh cân bằng
ở vị trí nhất định dưới tác dụng của trọng lượng pít tông tác động từ trên
xuống và lực tác dụng của áp lực dầu sau bộ điều chỉnh lên diện tích hiệu
dung của ngăn kéo (Bằng hiệu điện tích pít tông trên và pít tông giữa) từ dưới
lên khi thay đổi bất kỳ áp lực dầu nén, ngăn kéo chuyển động về phía áp lực
nhỏ hơn cách thay đổi trọng lượng trong vật thể điều chỉnh bộ điều chỉnh
bằng cách thay đổi trọng lượng trong vật tác động lên ngăn kéo từ phía trên
xuống (Các đĩa pit tông).
Để giảm bớt tốc độ liên lạc ngược, dầu được đưa vào giữa pit tông trên
và pit tông giữa qua rông đen có lỗ 1 - 2mm.
Ở phần trên của ngăn kéo có một bu lông điều chỉnh có tác dụng hạn chế
ngăn kéo chuyển động về phía trên để các lỗ tiết lưu ra không bị đóng hết.
Bể ổn áp thông với bể xả dầu chèn chịu tác động của áp lực Hydro và sự
giảm áp khí qua van 1 chiều, van 1 chiều có cấu tạo sao cho khi bể ổn áp đầy


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

21 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

dầu thì khí trong bể tự do tràn qua U khi bể vào bể xả chèn qua hàng lỗ
Φ10mm. Sau khi nạp bể ổn áp, do có độ nhớt của mình màng dầu cao dần và
lắp kín tất cả các lỗ chỉ để lại 1 lỗ giữa Φ3mm còn hở, khi mức nước dầu
trong bể tụt xuống thì màng dầu cũng tụt và mở các lỗ. Đảm bảo để Hydro tự
do chuyển động từ bể xả chèn vào bể ổn áp và tạo khả năng dầu tự chảy đến
các bộ chèn. Sự phân đổi Hydro tự động đảm bảo phát sinh ra do độ chuyển
áp bị thay đổi trong thời gian ngắn khi chế độ thay đổi do dầu.
6.3.2.5. Khi injectơ hệ thống chèn trục máy phát làm việc thì bơm dầu
chèn dự phòng PMHY và bơm dầu chèn sự cố AMHY phải để ở dự phòng
(ABP) dùng con nối để tách bảo vệ cắt PMHY và AMHY.
Khi bảo vệ nêu trên tác động sau khi van Stop đóng (Theo tín hiệu chập
bộ ngắt cuối) sẽ cắt máy phát.

6.3.2.5.1. Liên động:
6.3.2.5.2. Điều khiển các bơm dầu chèn từ bảng điều khiển gian máy.
Các động cơ điện của bơm có thể đưa vào làm việc bằng ABP và cắt bằng nút
ấn sự cố hoặc do bảo vệ cường độ tác động. PMHY (bơm dầu chèn dự phòng)
xoay chiều có khoá liên động (ΠБMHY) nằm trên bảng điều khiển gian máy,
khoá có 3 vị trí.
- Bơm làm việc.
- Dự phòng.
- Cắt khoá điều khiển AMHY (Bơm dầu chèn sự cố) 1 chiều 3 vị trí:
- Làm việc.
- Dự phòng.
- Cắt.
6.3.2.5.3. Chạy bơm dầu chèn PMHY dự phòng có phát tín hiệu âm
thanh ánh sáng lên phòng điều khiển khối khi:
- Áp lực dầu trong ống dầu đẩy bơm (trước van 1 chiều) tụt xuống dưới
7,5kg/cm2.
6.3.2.5.4. Chạy bơm dầu chèn sự cố AMHY có phát tín hiệu âm thanh
anh sáng lên phòng điều khiển khối khi:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:


Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

22 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

- Nhảy bơm dầu chèn dự phòng PMHY.
- Áp lực dầu trong đường ống chính tụt xuống 6,5kg/cm 2 tràn từ bể qua
lỗ giữa Φ3mm hở ở van 1 chiều.
Mức dầu khi làm việc bình thường ở trong ống phía trên bể thấp hơn van
1 chiều mức dầu tụt xuống giới hạn I và II thì được 2 bộ tín hiệu mức dầu
kiểu YЖИ ghi lại.
6.3.2.5.5. Bể ổn áp kiểu БД - 1 dung tích 2m3 dùng để cấp dầu chèn trục
máy phát đi tắt qua bộ điều chỉnh PΠД-15 với độ chênh áp bằng chiều cao vị
trí lắp đặt bể ổn áp và dùng để cấp dầu chèn khi ngừng hệ thống cấp dầu trong
thời gian ngắn ở thời điểm tự dộng chuyển từ bơm làm việc sang bơm dự
phòng và khi máy phát lồng tốc chưa nguy hiểm. Bể được đặt ở chiều cao
tương ứng với độ chênh áp cho phép tối đa giữa dầu và Hydro (cốt 15,06m).
6.3.2.5.6. Do dầu xả từ các gối trục máy phát có thể bị bão hoà Hydro,
hoặc Hydro có thểh bị rò vào các gối trục máy phát do vi phạm chế độ chèn
bình thường, để Hydro không lan tràn theo các đường ống hệ thống dầu tua
bin, dầu từ các gối trục máy phát được xả về bể dầu, qua ống xả dầu hình chữ
U cao 1500mm. ống góp dầu xả và các đường ống dầu xả từ các gối trục máy
phát được thông gió nhờ quạt hút gió, trên đầu hút của nó có lắp bộ gạt dầu.
6.3.3. Bảo vệ liên động, tín hiệu.
Để bảo vệ các thiết bị chính và phụ khi có sự cố hoặc do nhân viên thao

tác nhầm lẫn hệ thống chèn trục máy phát có các bảo vệ và liên động sau đây:
6.3.3.1. Các bảo vệ:
Ngừng máy do bảo vệ tác động.
6.3.3.1.1. Khi mức dầu trong bể ổn áp giảm đều giới hạn II lâu quá 20
giây.
6.3.3.1.2. Ngừng tất cả các bơm dầu chèn MHY sau 3 giây vẫn chưa
chạy lại được.
6.3.3.2. Tín hiệu:
Nếu các thông số của các thiết bị đang làm việc sai lệch so với trị số bình
thường thì sẽ báo tín hiệu âm thanh ánh sáng như sau:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

23 / 36


Ngày hiệu lực: /12/2009

- Mức dầu trong bể xả chèn tăng.
- Mức dầu trong bể xả chèn giảm.
- Áp lực dầu nén giảm xuống 1kg/cm2.
- Độ chênh áp lực “Dầu - Hydro” sai lệch tiêu chuẩn thấp hơn 0,4ata
hoặc cao hơn 0,8ata.
- ABP, MHY tác động.
- Ngừng sự cố bơm dầu chèn dự phòng.
- Ngừng sự cố bơm dầu chèn sự cố.
- Đứt mạch điều khiển MHY.
- Mất điện một chiều.
- Mức dầu trong bể ổn áp tụt đến giới hạn I (Trên) YЖИ.
- Mức dầu bể ổn áp tụt đến giới hạn II (Dưới).
- Ngừng sự cố quạt hút gió.
- Tăng giảm áp lực Hydro, trong thân máy phát ± 0,2ata.
- Độ sạch Hydro trong thân máy phát giảm.
- Có chất lỏng trong thân máy phát.
6.3.4. Chạy hệ thống chèn trục máy phát.
- Tiến hành chạy hệ thống chèn trục máy phát theo sự thống nhất với
phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt trước khi nạp Hydro vào máy phát
hoặc trước khi chạy bộ quay trục tuabin.
- Hệ thống chèn trục máy phát làm việc liên tục đến khi nào dồn hết
Hydro ra khỏi máy phát và ngừng bộ quay trục.
6.3.4.1. Trước khi cho hệ thống vào làm việc cần phải kiểm tra việc thực
hiện các biện pháp trước khởi động theo đúng mục 6.2.4.1 quy trình này.
6.3.4.2. Chuẩn bị sơ đồ cấp dầu chèn trục máy phát, muốn vậy phải:


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI


Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT

Trang:

24 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.3.4.2.1. Mở các van ở:
- Đầu vào và ra bộ làm mát dầu.
- Đầu vào và ra bộ lọc làm việc.
- Đầu hút bơm dầu chèn dự phòng PMHY và sự cố AMHT.
- Đường tái tuần hoàn các bơm dầu.
- Dầu ra từ PHД và PΠM.
- Dầu vào và ra từ bể ổn áp.
- Đường xả tràn bể ổn áp vào bể xả chèn.
6.3.4.2.2. Đóng các van ở:
- Đường dầu đi tắt bộ làm mát dầu.
- Đầu đẩy các bơm PMHY và AMHY.

- Đầu vào và ra bộ lọc dự phòng.
- Đầu vào PΠД và PΠM và đường tắt.
- Đường xung lượng vào PΠД và PΠM của dầu và Hydro.
- Đi tắt bể ổn áp.
- Xả dầu từ U dầu về ống góp xả dầu từ các gối trục máy phát.
- Các đường xả đọng và thông thổi.
6.3.4.3. Chuẩn bị sơ đồ điện của PMHY và AMHY và các quạt hút gió.
6.3.4.4. Thông báo cho phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt về việc
chạy các bơm dầu.
6.3.4.5. Chạy bơm dầu chèn dự phòng PMHY, mở van dầu đẩy kiểm tra
tái tuần hoàn của bơm, kiểm tra ống dẫn dầu, xác định chắc chắn hệ thống
không bị hở sau đó ngừng bơm MHY và để van đầu đẩy mở.
6.3.4.6. Tương tự như vậy chạy bơm dầu chèn sự cố AMHY sau đó chạy
bơm dầu chèn dự phòng PMHY và để bơm này làm việc.


CÔNG TY CP NHIỆT ĐIỆN PHẢ LẠI

Mã số: QT-10-24

Ngày sửa đổi: /12/2009

QUY TRÌNH VẬN HÀNH HỆ THỐNG

Mục:

Lần sửa đổi: Lần 03

LÀM MÁT VÀ CHÈN TRỤC MÁY PHÁT


Trang:

25 / 36

Ngày hiệu lực: /12/2009

6.3.4.7. Điều chỉnh áp lực dầu trước các bộ điều chỉnh bằng cách đóng
bớt van tái tuần hoàn để giữ áp lực khoảng 8 - 9kg/cm2.
6.3.4.8. Thử ABP của các bơm dầu chèn bằng cách giảm áp lực dầu
trong ống đẩy và cắt động cơ sau đó để bơm dầu chèn dự phòng PMHY làm
việc, cài ABP của PMHY và AMHY.
6.3.4.9. Nếu phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt đồng ý thì cấp dầu
chèn trục máy phát.
6.3.4.9.1. Cho bộ điều chỉnh áp lực dầu chèn PΠM làm việc.
- Từ từ mở van trên đường xung dầu vào bộ điều chỉnh (liên lạc ngược).
- Từ từ mở van dầu vào bộ điều chỉnh áp lực dầu chèn PΠM, xác định bộ
điều chỉnh làm việc bình thường (áp lực dầu sau bộ điều chỉnh giữ ổn định ở
mức (12 - 14)kg/cm2.
6.3.4.9.2. Cho bộ điều chỉnh PΠД vào làm việc.
- Từ từ mở van trên đường xung dầu và Hydro vào bộ điều chỉnh.
- Từ từ mở van dầu vào bộ điều chỉnh để nạp bể ổn áp, xác định bộ điều
chỉnh làm việc bình thường độ chênh áp “Dầu - Hydro” giữ ổn định trong
khoảng (0,5-0,7)kg/cm2.
Kiểm tra việc xả dầu từ các gối đỡ chèn qua các đường kính kiểm tra
không được đầy đủ.
- Khi thấy có dầu qua kính kiểm tra của đường xả dầu chèn thì mở xả
dầu qua bộ điều chỉnh về bể dầu và xác định bộ điều chỉnh, duy trì mức dầu
ổn định ở phần nhìn rõ của kính kiểm tra.
- Sau khi áp lực dầu chèn và dầu nén ổn định thì đóng tái tuần hoàn.
6.3.4.10. Chạy quạt gió ly tâm để hút dầu từ bể tua bin và đường dầu xả

của máy phát.
6.3.4.11. Cùng với nhân viên phân xưởng vận hành Điện - Kiểm nhiệt
kiểm tra tín hiệu và thử bảo vệ.
- Mức dầu trong bể ổn áp tụt.


×