Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu thiết kế và ápdụng phần mềm quản lý KCB và báo cáo thống kê tại Trạm Y tế thuộc Thị xã Hương Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 16 trang )

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm chỉ đạo công tác ứng dụng công nghệ thông tin
(CNTT) trong phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ
Y tế đã sớm thành lập Ban chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT để thống nhất chỉ đạo công
tác này trong toàn ngành và đã đầu tư nguồn lực, kinh phí bước đầu cho ứng dụng CNTT
trong quản lý ngành.
Để từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng khám chữa bệnh của nhân dân ngày
càng cao, đòi hỏi hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước phải đẩy nhanh quá trình
hiện đại hoá cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và công tác điều hành. Vì vậy, việc ứng
dụng CNTT trong quản lý là một yêu cầu cấp bách, góp phần thúc đẩy cơ sở KCB phát
triển toàn diện.
Với tỉnh Thừa Thiên Huế có 152 Trạm Y tế, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho
nhân dân là rất lớn. Cụ thể số lượt khám bệnh ngoại trú hàng năm của Trạm Y tế đều lớn
hơn tuyến Bệnh viện tuyến huyện/thị xã/thành phố.
Năm
2007
2008
2009
2010

Bệnh viện
890.515
861.037
852.318
891.519

TYT
1.069.028
1.252.100
930.158
957.527



Nhằm giúp TYT xã, phường, thị trấn quản lý, lưu trữ, tổng hợp, thống kê báo cáo
một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, tiết kiệm thời gian để thực hiện công tác khám
chữa bệnh cho người dân, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu thiết kế và áp
dụng phần mềm quản lý KCB và báo cáo thống kê tại Trạm Y tế thuộc Thị xã Hương Thủy”
.
II. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT
TẠI TRẠM Y TẾ XÃ/ PHƯỜNG/ THỊ TRẤN
Trong những năm qua Bộ Y tế đã có nhiều ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực
hoạt động của ngành y tế như cải cách hành chính, chỉ đạo điều hành công tác khám chữa
bệnh; hoạt động y tế dự phòng; hệ thống đào tạo và nghiên cứu khoa học; hệ thống quản lý
sản xuất, nghiên cứu và phân phối dược phẩm; công tác đào tạo… Đến nay, 100% tuyến
TW bao gồm các vụ, cục, Tổng cục, Thanh Tra Bộ, Văn phòng Bộ, các bệnh viện, các
trường đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu trực thuộc bộ, Sở Y tế 63 tỉnh/thành phố…
thực hiện tin học hóa trong hoạt động[8].
Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chủ yếu tập trung đẩy mạnh tin học hóa ở các tuyến
TW đặc biệt là các đơn vị trực thuộc Bộ, thiếu những chính sách hỗ trợ và văn bản hướng
dẫn thực hiện chính sách phát triển ứng dụng CNTT về tuyến cơ sở trạm Y tế.
Trong những năm lại đây nhờ quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế, việc ứng dụng CNTT
trong ngành Y tế tỉnh nhà có nhiều tiến bộ. 100% Trạm Y tê xã/ phường/ thị trấn có máy vi
tính và kết nối internet. Cán bộ tại TYT đã được đào tạo tin học ngắn hạn và dài hạn.

1


Bên cạnh những kết quả đạt được, thì nhìn chung việc ứng dụng vẫn chưa hiệu quả
và chưa đồng đều trên toàn tỉnh, và gặp nhiều khó khăn, nguyên nhân chủ yếu là:
 Khả năng tiếp cận CNTT một số cán bộ tại TYT còn nhiều hạn chế.
 Công tác chỉ đạo về việc ứng dụng CNTT trong từng đơn vị triển khai theo
nhiều hình thức, chưa hiệu quả, không thường xuyên.

 Thiết bị máy vi tính chưa đồng bộ và xuống cấp.
 Hệ thống điện và đường truyền Internet chưa ổn định.
 Thiếu cán bộ CNTT tuyến huyện/thị xã/thành phố, đối với cán bộ này là người
trực tiếp tham mưu và xử lý những công việc hỗ trợ cho bệnh viện và cả TYT.
 Một số đơn vị hiện nay đang sử dụng một số phần mềm tự thiết kế, hay sử
dụng miễn phí, nhưng nhìn chung đó chỉ là bước đầu, và chưa hiệu quả, vì một số vấn đề
như sau:
 Không hỗ trợ công tác báo cáo thống kê của Bộ Y tế đối với tuyến TYT, chỉ xuất ra
được một số biểu mẫu phục vụ báo cáo BHYT.
 Không quản lý được tồn kho, hạn sử dụng của thuốc, vật tư tiêu hao.
 Sử dụng ngôn ngữ lập trình thấp.
 Hay gặp những lỗi thông thường, nhưng không giải quyết dứt điểm được.
 Tính bảo mật dữ liệu thấp, nên có thể mất dữ liệu.
 Dữ liệu tĩnh, tức là dữ liệu lưu trữ trên từng file cho từng tháng, không thể thống
kê và xử lý dữ liệu một cách toàn diện.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
12 Trạm Y tế xã thuộc thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
3.2.1. Sử dụng nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát:
 Quản lý hoạt động khám chữa bệnh.
 Quản lý Dược và vật tư tiêu hao.
 Hệ thống báo cáo theo Quyết định 3440/QĐ-BYT và theo quy định của BHYT.
3.2.2 Nghiên cứu thiết kế phần mềm
Sử dụng ngôn ngữ lập trình cấp cao C# với Cơ sở dữ liệu Microsoft Office Access
2003[10][11][12], đồng thời áp dụng mã ICD10 của Bộ Y tế để lưu trữ bệnh tật[9].
2.3. Yêu cầu hệ điều hành: Hệ điều hành Windows XP; Cấu hình: CPU Pentium
IV, Ram 256, Main board 845, HDD 40 Gb, CDRW ; Kết nối ADSL.
3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu:
Thu thập số liệu qua các sổ sách theo dõi theo quy định của Bộ Y tế [3][5][6],

BHYT[7] và các báo cáo tại Trạm Y tế.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2


4.1 Chức năng:
 Quản lý công tác và báo cáo KCB hàng ngày
- Phiếu khám bệnh theo Biểu mẫu 38A của Bộ Y tế [4]: cán bộ y tế nhập thông tin
bệnh nhân, chẩn đoán và kê đơn qua phiếu khám bệnh. Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ
chức năng người dùng để cán bộ thao tác nhanh, ví dụ: kiểm tra đối tượng thẻ, phím tắt khi
kê thuốc, giúp tim mã bệnh ICD10, xuất phiếu khám ra file excel, word, pdf...

3


Hệ thống báo cáo thống kê tính chi phí KCB theo BHYT, theo QĐ 3440/QĐBYT: hàng tháng, hàng quý cán bộ kiểm tra xuất dữ liệu thống kê để báo cáo cấp trên theo
các biểu mẫu 25a/BHYT, 14a/BHYT của BHYT và sổ A1/YTCS của BYT.

4


5


 Quản lý công tác Dược, Vật tư tiêu hao: quản lý tồn tháng trước, đã sử dụng
trong tháng, còn lại trong kho Thuốc, VTTH. Ngoài ra, phần mềm quản lý hạn sử dụng của
Thuốc, đồng thời cho phép tổng hợp Thuốc, VTTH đã sử dụng trong những mốc thời gian
tùy ý.


6


7


 Giúp lấy thông tin để báo cáo các chương trình y tế quốc gia: thông qua việc
chẩn đoán bệnh theo mã ICD10, từ đó cán bộ sẽ tổng hợp mô hình bệnh tật của các chương
trình y tế quốc gia cần theo dõi để tổng hợp vào các báo cáo.

8


 Hỗ trợ quản lý các thông tin cơ bản của TYT: các thông tin cơ bản của TYT sẽ
được khai báo, sau đó khi sử dụng phần mềm sẽ lấy các thông tin này để xử lý và xuất mặc
định trên phiếu khám bệnh.

Quản lý người dùng: trong quá trình kê đơn thông tin bác sĩ, kế toán mặc định
hiễn thị trong phiếu khám.

-

Quản lý phân nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm

9


 Chức năng tìm kiếm bệnh nhân: cho phép tìm kiếm bệnh nhân để kiểm tra và
sửa đổi thông tin lại của phiếu khám.


 Quản lý công tác chuyển tuyến và chuyển viện: giúp TYT quản lý thông tin và
thống kê số lượt bệnh nhân chuyển tuyến và chuyển viện của TYT.

 Xuất ra định dạng: Excel, Word, PDF, JPG,... của các biểu mẫu BYT, BHYT
để thực hiện báo cáo nhanh qua Email.
 Bảo mật cho phần mềm: để đăng nhập sử dụng phần mềm thì người sử dụng
phải được phép (được cung cấp mật khẩu).
10




Ghi tắt tên thuốc và mã bệnh cho người sử dụng thao tác đơn giản và nhanh

hơn.
4.2. Triển khai về TYT: Đã tổ chức tập huấn cho các bộ tại 12 TYT, trọng tâm làm thực
hành trên máy và cung cấp tài liệu cùng với đĩa CD chứa phần mềm.
4.3. Kết quả thống kê số liệu của 12 TYT:
4.3.1 Số lượt KCB

11


STT

TÊN TRẠM Y TẾ

1

THỦY DƯƠNG


2

THÁNG
10/2010

THÁNG
11/2010

THÁNG
12/2010

THÁNG
1/2011

THÁNG
2/2011

THÁNG
3/2011

THÁNG
4/2011

THÁNG
5/2011

THÁNG
6/2011


THÁNG
7/2011

1,582

1,326

1,312

1,059

1,193

1,510

1,194

1,138

1,051

1,158

THỦY CHÂU

502

496

384


460

517

677

647

498

486

427

3

THỦY PHƯƠNG

980

926

1,108

768

794

1,064


1,108

887

735

770

4

PHÚ SƠN

257

216

271

43

72

83

106

117

110


88

5

DƯƠNG HÒA

384

366

403

257

458

493

436

339

250

285

6

THỦY TÂN


642

598

738

560

627

905

797

582

508

574

7

THỦY VÂN

883

921

1,015


733

792

1,021

1,023

741

677

728

8

THỦY PHÙ

785

785

763

663

680

959


843

629

520

493

9

THỦY LƯƠNG

580

638

652

478

668

965

715

482

390


456

10

THỦY BẰNG

240

257

320

165

226

338

346

249

287

278

11

THỊ TRẤN PHÚ BÀI


298

244

215

136

259

265

230

192

131

141

12

THỦY THANH

581

624

696


468

575

715

659

901

765

909

7,714

7,397

7,877

5,790

6,861

8,995

8,104

6,755


5,910

6,307

Tổng

12


4.3.2 Chi phí khám chữa bệnh

13


STT

TÊN TRẠM Y TẾ

THÁNG
10/2010

THÁNG
11/2010

THÁNG
12/2010

THÁNG
1/2011


THÁNG
2/2011

THÁNG
3/2011

THÁNG
4/2011

THÁNG
5/2011

THÁNG
6/2011

THÁNG
7/2011

1

THỦY DƯƠNG

31,002,796

29,042,719

29,548,949

28,155,726


30,347,497

38,429,551

23,092,048

20,959,547

18,422,850

22,854,247

2

THỦY CHÂU

15,093,529

16,683,679

13,505,699

13,276,586

15,278,672

19,646,602

18,304,778


15,575,508

15,476,463

13,748,727

3

THỦY PHƯƠNG

17,388,398

16,781,568

21,760,785

15,798,170

16,201,170

21,370,470

25,711,635

17,811,162

16,320,510

17,942,927


4

PHÚ SƠN

8,581,062

7,684,773

8,613,074

1,178,840

2,903,019

3,428,270

4,735,356

4,417,257

4,126,517

4,637,068

5

DƯƠNG HÒA

9,407,050


7,931,615

8,894,893

6,599,144

9,750,432

10,990,189

10,314,791

6,043,004

5,134,753

5,351,985

6

THỦY TÂN

14,282,397

14,602,553

20,391,786

15,188,010


11,418,072

20,037,736

13,598,523

10,698,565

9,876,980

13,541,990

7

THỦY VÂN

21,628,323

26,714,738

31,912,523

21,228,864

20,257,680

24,460,441

25,405,641


13,600,051

15,492,792

21,464,395

8

THỦY PHÙ

15,331,301

16,195,302

14,979,968

11,030,117

10,035,280

17,180,796

14,605,789

11,542,125

9,319,693

9,683,964


9

THỦY LƯƠNG

15,647,610

15,552,798

15,056,530

1,237,278

14,143,355

21,258,915

22,041,145

11,966,310

10,817,900

10,975,035

10

THỦY BẰNG

7,547,979


5,708,875

7,063,525

2,965,680

4,320,025

7,044,495

7,626,423

4,741,015

6,959,734

7,771,327

11

THỊ TRẤN PHÚ BÀI

9,289,481

5,874,255

4,537,073

2,976,087


6,689,590

8,787,008

6,623,148

4,675,875

3,115,260

4,039,270

12

THỦY THANH

12,500,528

14,487,735

13,774,676

9,164,966

11,599,715

13,600,170

10,442,447


11,205,576

9,446,865

13,543,843

Tổng

177,700,454

177,260,610

190,039,481

128,799,468

152,944,507

206,234,643

182,501,724

133,235,995

124,510,317

145,554,778

14



V. BÀN LUẬN
Phần mềm áp dụng công nghệ phù hợp với nhu cầu tại TYT, phục vụ tốt yêu cầu
công tác quản lý khám chữa bệnh và báo cáo. Giải quyết được những nhược điểm và khó
khăn mà các phần mềm hiện tại đã triển khai trước đó, cụ thể:
 Phần mềm đã xuất ra đúng các mẫu báo cáo của [6]BYT, [7]BHYT.
 Quản lý kho Thuốc, VTTH: nhập, sử dụng, tồn, hạn sử dụng.
 Cập nhật thông tin về công tác KCB và kiểm tra các bệnh tật theo xu hướng
lưu trữ mã ICD10(có thể phân tích mô hình bệnh tật).
 Phần mềm lưu trữ “dữ liệu động “, nó cho phép chúng ta xử lý dữ liệu một
cách chính xác, nhanh.
 Lưu trữ dữ liệu lớn, có thể lưu trữ trên nhiều năm trên một file dữ liệu.
 Bảo mật dữ liệu cao hơn rất nhiều.
 Giải quyết vấn đề copy dữ liệu một cách lộn xộn, dễ nhầm lẫn.
 Giải quyết vấn đề phềnh dữ liệu quá lớn.
 Không bị những lỗi không cần thiết do người sử dụng dẫn đến mất dữ liệu, mất
thời gian và tiền của.
 Giao diện chuyên nghiệp và thân thiện.
 Dễ phát triển thêm sau này, trên cùng một hệ thống.
 Nâng cao trình độ vi tính của cán bộ công nhân viên tại Trạm Y tế xã.
Hiện nay, trên toàn ngành y tế Việt Nam cũng đã có một số tỉnh nhờ đầu tư của một
số dự án đã xây dựng và triển khai hệ thống phần mềm phục vụ công tác khám chữa bệnh,
báo cáo thống kê, và quản lý nhân khẩu, dân số. Và đã đạt được kết quả rất tốt, đã giải
quyết nhanh công tác khám chữa bệnh, công tác quản lý, thống kê tại tuyến cơ sở. Để đạt
được những kết quả như vậy là sự quyết tâm rất lớn của lãnh đạo, nhưng bên cạnh đó là có
sự đầu tư khá lớn, mà ngân sách hàng năm của tỉnh rất khó để đầu tư xây dựng thành công
hệ thống này.
Với hệ thống phần mềm HS2 hiện nay, nếu được quan tâm của lãnh đạo Sở Y tế,
lãnh đạo của 9 TTYT Huyện/ Thị xã/ Thành Phố sẽ triển khai thành công với mức đầu tư

phù hợp với ngân sách hiện nay. Ngoài ra, nếu được huy động vốn của các dự án để triển
khai đồng bộ, theo công nghệ web 2.0 ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có thể quản lý
tổng thể từ tuyến xã/phường/thị trấn.
VI. KẾT LUẬN
Phần mềm đáp ứng tốt và phù hợp công tác khám chữa bệnh và báo cáo thống kê ở
tuyến trạm Y tế.
VI. KIẾN NGHỊ
 Triển khai nhân rộng phần mềm này về tất cả 152 TYT của các TTYT
Huyện/Thị xã/Thành phố trong toàn tỉnh.
 Hàng năm Sở Y tế nên đầu tư kinh phí để hoàn chỉnh và phát triển hệ thống
thêm hệ thống phần mềm này.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]

Chỉ thị 02/CT-BYT, ngày 25 tháng 02 năm 2009 của Bộ Y tế về việc đẩy
mạnh công nghệ thông tin trong ngành y tế.

[2]

Quyết định số 1419/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2007 của Uỷ ban
Nhân dân (UBND) tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển
công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm
2020.

[3]


Quyết định số 2824/2004/QĐ-BYT ngày 19/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Y tế
về việc ban hành phần mềm ứng dụng tin học trong quản lý báo cáo thống kê và hồ sơ
bệnh án.

[4]

Mẫu 38/BV-01 ban hành theo Quyết định số 4069/2001/QĐ-BYT ngày 28
tháng 9 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

[5]

Quyết định số 40/2006/QĐ-BYT ngày 25/12/2006 của Bộ Y tế về việc ban
hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Y tế.

[6]

Quyết định số 3440/2009/QĐ-BYT ngày của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban
hành Hệ thống sổ sách, biểu mẫu báo cáo thống kê y tế.

[7]

Quyết định 82/2010/BHYT Ban hành Quy định về tổ chức thực hiện hợp
đồng khám chữa bệnh, giám định, chi trả chi phí khám, chữa bệnh, quản lý và sử
dụng quỹ bảo hiểm y tế.

[8]

Hội nghị ứng dụng CNTT ngành y tế lần thứ V, tại Hà Nội ngày 19 tháng 2
năm 2009.


[9]

Bộ Y tế, (1998), Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu báo cáo thống kê bệnh viện,
bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICDMX-10), Anh – Việt, Hà Nội.

[10]

Giáo trình lập trình C#.

[11]

Giáo trinh Accsess 2003.

[12]

Giáo trình Dot.net.

16



×