Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn giúp học sinh thích học môn công nghệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.32 KB, 11 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong kết luận của hội nghị Trung ương 6 khóa XI. Ban Chấp hành Trung
ương khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà
nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là
hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mà nhiệm vụ
giáo dục hiện nay rất quan trong là giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế nên
việc tạo cho học sinh có “Ý thích” học tập để nhận biết được các kiến thức của
các môn học nói chung và của môn công nghệ nói riêng để các em có thể vận
dụng kiến thức đã học vào thực tế đời sống, tự phục vụ cho bản thân, gia đình,
cộng đồng và đồng thời rèn luyện được kỹ năng sống cho các em. Thế nên trong
quá trình giảng dạy tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm để “Giúp học sinh
thích học môn Công Nghệ”.
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng được áp dụng thực hiện đề tài là học sinh khối 6, 7 Trường
THCS Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm học 2012 - 2013
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thống kê.
- Phân tích, vận dụng thực tiễn giảng dạy.
- Tích hợp kinh nghiệm giảng dạy trong những năm có học sinh giỏi vòng
huyện, tỉnh.

1


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ban Chấp hành Trung ương xác định: “Khoa học và công nghệ thực sự
trở thành động lực then chốt phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, tạo chuyển
biến về chất trong đóng góp của khoa học và công nghệ để nâng cao năng suất,


chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc
phòng, an ninh, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa và
phát triển kinh tế tri thức, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại vào giữa thế kỷ
XXI”.
- Giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong chiến lược phát triển
của mỗi quốc gia. Đối với giáo dục có thể nói: Tương lai chính là bây giờ, do đó
phải chuẩn bị như thế nào cho lớp trẻ hôm nay, để họ có thể đáp ứng yêu cầu
phát triển của xã hội? Điều đó có nghĩa là: Quan tâm chăm sóc cho những hạt
giống, những mầm non của tương lai đất nước. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là
quan tâm như thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học ?
- Theo quan điểm dạy học hiện nay, phương pháp dạy học mới, không chỉ
là truyền thụ kiến thức, thông báo thông tin, rót kiến thức vào học sinh mà chủ
yếu là quá trình giáo viên thiết kế, tổ chức, điều khiển các hoạt động học tập của
học sinh như thế nào để đạt mục tiêu của chương trình và làm sao cho các em
“Thích học”.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Khái quát tình hình:
1.1. Thuận lợi:
- Môn công nghệ là một môn học gần gũi với cuộc sống của các em như
môn công nghệ 6 dạy cho các em biết chọn vải may trang phục phù hợp, biết
trang trí nhà ở cho đẹp, biết nấu một số món ăn đơn giản tự phục vụ cho bản
thân hay biết tổ chức được bữa ăn hợp lý hoặc biết cách thu, chi sao cho phù
hợp với điều kiện kinh tế của mỗi gia đinh và tiết kiệm… , Còn đối với môn
2


công nghệ 7 sau khi học các em sẽ biết được những kiến thức cơ bản về trồng
trọt, chăn nuôi, và nuôi trồng thủy sản…
- Môn công nghệ còn có liên quan đến các môn khác như: Toán, Hóa,

Sinh, Địa…Bởi vì qua môn công nghệ sẽ giúp học sinh có kỹ năng vận dụng kết
hợp giữa các môn với nhau và qua thực hành môn công nghệ thấy được hiệu quả
thiết thực trong học tập của các môn học khác.
1.2. Khó khăn:
- Trong thực tế hiện nay vẫn còn một số quan niệm cho rằng Công nghệ là
môn học phụ cho nên học sinh chưa có sự quan tâm đối với môn học và có một
số ít phụ huynh chưa hiểu đúng về môn học này.
- Còn một số học sinh chưa thật sự chú ý trong giờ học do chưa có sự
chuẩn bị tốt trước tiết học những yêu cầu của giáo viên cần chuẩn bị ở nhà hay
những mẫu vật trong giờ thực hành.
- Cơ sở vật chất của trường chưa đáp ứng nhu cầu học thực hành của học
sinh cho nên chưa tạo sự hứng thú trong học tập.
- Địa phương chưa có các cơ sở liên quan đến môn học để giúp học sinh
tham quan thực tế.
- Lứa tuổi các em khối 6, 7 tính tình còn vô tư, ít chú ý hiện tượng cuộc
sống xung quanh mình. Mặc dù môn công nghệ rất gần gũi với đời sống nên
không phải em nào cũng hiểu được và thích học, chưa thể hiểu sâu sắc và chưa
có thể áp dụng được vào thực tế mà phải nhờ có sự hướng dẫn của giáo viên nên
là giáo viên trực tiếp dạy môn Công nghệ tôi rút ra được một kinh nghiệm xin
được nêu ra để “Giúp học sinh thích học môn Công Nghệ” và cũng thay đổi
được quan niệm môn Công nghệ là môn học ứng dụng thiết thực trong đời sống
hàng ngày giúp cho cộng đồng được nâng cao hơn về chất lượng sống.

3


2.Thực trạng:
TT
1
2

3
4
5
6
7

Lớp
6A1
6A2
6A3
7A1
7A2
7A3
7A4
TS

TSHS
33
40
37
36
35
30
30
241

Rất thích
SL TL%
5
15.2

3
7.5
2
5.4
10
27.8
8
22.9
8
26.7
9
30.0
45
18.7

Thích
SL TL%
10 30.3
8
20.0
7
18.9
16 44.4
12 34.3
12 40.0
9
30.0
74 30.7

Bình thường

SL
TL%
15
45.5
25
62.5
26
70.3
10
27.8
12
34.3
8
26.7
10
33.3
106
44.0

Không thích
SL TL%
3
9.1
4
10.0
2
5.4
0
0
3

8.6
2
6.7
2
6.7
16
6.6

Ghi chú

- Từ bảng số liệu thống kê trên cho thấy thực trạng học sinh hiện tại ít
thích học môn Công nghệ, tỉ lệ không đáp ứng yêu cầu chất lượng bộ môn đề ra
đầu năm học.
3. Nguyên nhân:
- Kiến thức về môn Công nghệ ở cấp tiểu học quá ít, học sinh chưa có
kiến thức sâu về môn học này.
- Kỹ năng thực hành của các em chưa có.
- Đối với học sinh khối 6 chưa nhận biết được tầm quan trọng của môn
học. Một số phụ huynh còn nghĩ lệch về môn công nghệ (nhất là học sinh nam).
- Phụ huynh chưa có sự đầu tư nhiều cho con em do đời sống còn gặp
nhiều khó khăn.
Từ đó xin nêu ra một số giải pháp để nhằm giúp học sinh có hứng thú hơn
đối với môn Công nghệ.
III. CÁC GIẢI PHÁP:
Hứng thú học tập của học sinh được tăng cường phần lớn chịu sự ảnh
hưởng bởi giáo viên. Do đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm
chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền
thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng.
- Giáo viên cần chuẩn bị tốt bài dạy: Bài soạn, đồ dùng dạy học phù hợp,
cũng có thể sử dụng máy chiếu để minh họa giúp học sinh nhận thức thực tế

hiệu quả của bài học vì nếu như giáo viên chuẩn bị bài soạn tốt, nội dung bài xác
4


định rõ trọng tâm thì sẽ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách chính xác
khoa học hay bài có đồ dùng dạy học cho học sinh quan sát hoặc so sánh nội
dung sẽ dễ dàng hơn… Hình ảnh trên máy chiếu cũng làm cho tiết học thêm
sinh động Cụ thể như khi dạy bài… “Sử dụng và bảo quản trang phục” ở
mục… khi giáo viên cho học sinh quan sát và nhận xét mẫu vật là các “Người
mẫu” mặc phối hợp trang phục có phù hợp hay không hoặc cho các em lên chọn
trang phục cho các người mẫu này và khi đã chọn được trang phục phù hợp với
yêu cầu các em rất vui thích vì mình đã biết cách chọn trang phục đúng, từ đó
các em có thể áp dụng được trong thực tế đời sống.
- Khi vào lớp giáo viên nên có thái độ thoái mái nhưng nghiêm túc để tạo
sự thân thiện gần gũi với các em, tạo môi trường học tập nhẹ nhàng, tâm thế sôi
nổi có thể cho học sinh hát một bài ngắn hoặc một câu để lớp học vui tươi, nhất
là học sinh khối 6, 7 rất cần không khí học tập sinh động để bắt đầu với công
việc mới bỏ qua những mệt nhọc của những tiết học nặng nề mà có thể tiết học
trước lưu lại.
- Giáo viên đặt vị trí mình vừa là đạo diễn vừa là diễn viên làm sao thu
hút được khán giả đó là học sinh nên giọng nói, lời nói, cử chỉ, điệu bộ của giáo
viên cũng rất quan trọng khi diễn đạt nội dung.
- Lời giới thiệu bài hấp dẫn của tiết học cũng rất quan trọng, nó quyết
định sự chú ý của các em trong nội dung bài học.
Ví dụ như khi dạy bài “Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và hoa” tiết 28
môn Công nghệ 6. Đầu tiên giáo viên cho học sinh xem các mẫu hoa và hỏi học
sinh hoa có đẹp không? Học sinh trả lời: “Hoa rất đẹp”. Giáo viên nêu tiếp:
“Hoa rất đẹp nhưng cũng rất đa dạng phong phú, vậy có các thể loại hoa gì
và hoa sẽ được trang trí ở vị trí nào ta cùng tìm hiểu qua nội dung bài học
hôm nay”.

- Đối với tiến trình giờ học giáo viên nên chọn những câu hỏi phù hợp với
trình độ nhận thức của từng nhóm học sinh. Đối với học sinh khá, giỏi thì câu
hỏi có kiến thức rộng mang tính khái quát, với học sinh trung bình câu hỏi sẽ cụ
thể hơn, đơn giản, dễ hiểu hơn để học sinh không ngại khi trả lời. Vì thế nên khi
5


dạy tiết 18 bài 19 môn công nghệ 7 “Các biện pháp chăm sóc cây trồng”ở mục
III tưới nước cho cây, đối với học sinh khá, giỏi giáo viên hỏi câu “Nêu nhu
cầu về nước của các loại cây trồng”, với học sinh trung bình thì câu hỏi sẽ là “
Nhu cầu về nước của các loại cây trồng có giống nhau không?”…
- Cách đặt câu hỏi sát với khả năng nhận thức của các em, hay đặt tình
huống giáo viên có thể hỏi học sinh “Tại sao như thế?” hoặc “Vì sao như
vậy?” ví dụ ở bài 15, tiết 15 “Làm đất và bón phân lót” giáo viên nêu câu hỏi
“Tại sao khi bón bằng phân hữu cơ phải ủ hoai?” đây là câu hỏi nội dung
không có trong bài học này mà kiến thức ở bài học trước nên khi giáo viên hỏi
như vậy học sinh trả lời đúng sẽ cảm thấy rất vui.
- Cũng không nên đặt câu hỏi “Tại sao” hay “Vì sao” quá nhiều lần mà
giáo viên cũng có thể thay thế bằng hình thức “Đố em” để nâng cao vai trò của
học sinh hơn khi trả lời đúng “Câu đố” như khi hỏi học sinh: “Em hiểu thế nào
là hoa tươi?” học sinh trả lời “Hoa tươi là hoa trồng và hoa nhập ngoại” giáo
viên nêu tiếp “Đố các em ngoài loại hoa trồng trong nước và hoa nhập ngoại,
hoa tươi còn có ở đâu?”, học sinh sẽ trả lời “Hoa tươi còn mọc trong thiên
nhiên gọi là hoa hoang dại hay các loại hoa đồng nội”, qua đây tôi nhận thấy
học sinh rất tự tin khi trả lời câu hỏi.
- Đôi khi giáo viên cũng đặt mình vào vai dẫn chương trình để gợi cho
học sinh giải quyết vấn đề. Hoặc trong tiết dạy giáo viên cùng “Trò chuyện” để
những học sinh nhút nhát cảm thấy gần gũi hơn với giáo viên và mạnh dạn nêu
những thắc mắc về một số nội dung kiến thức đã và đang học. Với câu hỏi ở
dạng nêu vấn đề và trò chuyện giáo viên nói “Các em có biết khi bước vào lớp

học nhìn xung quanh chúng ta thấy lớp sạch sẽ, bàn ghế ngay thẳng, khăn
trải bàn của giáo viên đầy đủ và đặc biệt có bình hoa đẹp… thì sẽ cảm thấy
như thế nào? Còn ngược lại thì sao?” đó là tình huống khi dạy bài 10 tiết 24
“Giữ gìn nhà ở sạch sẽ ngăn nắp” môn công nghệ 6.
- Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những
trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập cho các em.
6


Bởi vì khi các em thảo luận nhóm sẽ giúp các em tự tin hơn và từ đó các
em giải quyết được thắc mắc về nội dung bài học, các em sẽ thích học hơn.
- Đặc biệt với tiết học thực hành các em sẽ thích hơn nếu tự tay mình làm
ra được sản phẩm. Tuy nhiên muốn đạt được kết quả như thế giáo viên và học
sinh cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ các vật liệu và dụng cụ cần thiết để tổ chức
chu đáo tiết thực hành, hướng dẫn tỉ mĩ cách thực hiện theo đúng quy trình Và
giáo viên cũng phân công học sinh chuẩn bị mẫu vật trước tiết học và có kiểm
tra, bổ sung những mẫu vật cần thiết, có sự khen ngợi khích lệ ở đầu tiết học đối
với nhóm học sinh hoàn thành tốt.
Cũng giống như các giờ thực hành của các môn khác, giờ thực hành môn
công nghệ cần chia nhóm gồm có học sinh giỏi, khá, trung bình. Nhóm có nam
lẫn nữ để có sự giúp đỡ nhau trong thực hành và có nhóm trưởng chủ đạo điều
khiển cả nhóm cùng làm việc có phân tích nhận xét và rút ra kết luận những thất
bại và thành công trong thực hành để báo cáo kết quả cho giáo viên khi kết thúc
tiết học.
Cụ thể tiết học thực hành “Trộn dầu giấm rau xà lách” Công nghệ 6 tiết
52, giáo viên dặn học sinh chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ: rau xà lách, hành tây,
cà chua, giấm, đường…. Tuy nhiên, giáo viên cũng cần phải chuẩn bị các vật
liệu và dụng cụ quy định để khi học sinh cần thì các em mượn sử dụng. Sau khi
đã thực hiện xong bài thực hành các em rất thích vì được thưởng thức sản phẩm
mình tạo ra và có thể áp dụng được khi ở nhà.

- Qua tiết học môn công nghệ giáo viên sẽ phát hiện ra những học sinh có
năng khiếu về mỹ thuật, thiết kế thời trang, có sở trường về trang trí, về ẩm thực,
về trồng trọt, chăn nuôi… Đó sẽ là tiền đề giúp các em có thể chọn ngành nghề
sau này thích hợp với sở thích của bản thân. Giáo viên khuyến khích học sinh
phát triển và luôn tạo điều kiện áp dụng trong đời thường để tăng cường sự sáng
tạo trong học tập.
- Đối học sinh cũng cần phải chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chú ý nghe
giảng bài và suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên. Ở nhà các em cũng cần phải
có góc học tập yên tĩnh để tập trung học và sắp xếp thời gian học hợp lý.
7


- Tạo cảm giác bất ngờ khi học sinh trả lời đúng câu hỏi đặc biệt là câu
hỏi khó và “Khen” bằng nhiều hình thức hoặc cho điểm kịp thời để khuyến
khích tinh thần cho học sinh. Ví dụ như giáo viên nhấn mạnh “Đúng rồi”, “Hay
quá”, “Chính xác”, “Vỗ tay thưởng bạn”…
- Khi gọi học sinh phát biểu nên ưu tiên cho những em thường ngày ít nêu
ý kiến trong giờ học nếu như khi trả lời đúng câu hỏi các em cảm thấy rất vui.
- Học sinh rất cần sự quan tâm của giáo viên nhất là những em cá biệt.
Nếu như trong giờ học có học sinh này thì giáo viên nhắc nhở, khuyến khích,
động viên, hướng dẫn cách ghi và học bài để các em có thể tập trung vào bài
học.
- Giáo viên luôn cập nhật thông tin từ báo, đài về những vấn đề mới có
liên quan sâu đến nội dung môn học, tìm ra được cái mới, sáng tạo trong bài
giảng để thu hút học sinh chú ý nhiều hơn trong học tập.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc tham quan thực tế ở các cơ sở
sản xuất hay chế biến để các em có sự quan sát cụ thể, bổ sung cho kiến thức
được tiếp thu trên lớp và đồng thời giúp các em khám phá ra những điều mới lạ
mà sách giáo khoa chưa cung cấp đầy đủ.Từ đó các em sẽ thấy thú vị hơn đối
với môn học.

- Khi dạy xong bài giáo viên cần cho bài tập dưới nhiều hình thức để học
sinh có thể vừa củng cố kiến thức vừa rèn luyện tính nhanh nhẹn chính xác và
tạo sự yêu thích hơn với bài học.
- Cuối tiết học giáo viên đặt vấn đề có liên quan đến bài học sau để học
sinh có sự chuẩn bị như khi dạy xong bài “Trang trí nhà ở bằng cây cảnh và
hoa” giáo viên cho học sinh xem một số bình hoa đẹp và nêu: Muốn cắm được
bình hoa đẹp chúng ta cần chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ gì và nguyên tắc
cắm hoa như thế nào chúng sẽ tìm hiểu ở bài Cắm hoa trang trí sẽ được học ở
tiết sau, các em về xem trước bài.
- Cuối mỗi học kỳ có sự nhận xét đánh giá chất lượng học tập của học
sinh và có biểu dương thành tích trước tập thể lớp và có những phần quà nhỏ
8


dành cho học sinh học trung bình có sự cố gắng nổ lực trong học tập và học sinh
có những thành tích đạt ở cấp cao hơn (huyện, tỉnh).
- Có giấy khen biểu dương về gia đình học sinh để phụ huynh nắm được
thành tích học tập của con em, đồng thời giúp con em chọn nghề học sau nầy
phù hợp với sở trường của các em.
Với các biện pháp “Giúp học sinh thích học môn Công nghệ” trong năm
học 2012 – 2013 (tính đến hết tháng 3/2013) kết quả thu được như sau:

TT
1
2
3
4
5
6
7


Lớp TSHS
6A1
6A2
6A3
7A1
7A2
7A3
7A4
TS

33
40
37
36
35
30
30
241

Rất thích
SL TL%
21 63.6
23 57.5
29 78.4
23 63.9
32 91.4
12 40.0
23 76.7
163 67.6


Thích
SL TL%
9
27.3
12
57.5
2
5.4
11
30.6
1
2.9
17
56.7
5
16.7
57
23.7

Bình thường
SL
TL%
3
9.1
4
10.0
6
16.2
2

5.5
2
5.7
1
3.3
1
3.3
19
7.9

Không thích
SL TL%
1

2.5

1
2

3.3
0.8

Ghi chú

Qua kết quả khảo sát trên cho thấy khi áp dụng các biện pháp dạy học như
trên, học sinh có sự chuyển biến khả quan nên đề tài này có thể áp dụng trong
những năm học tiếp theo và có sự cải tiến hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Để giúp học sinh thích học môn công nghệ là một việc làm không thể chỉ
một vài tiết học là đạt được hiệu quả mà phải tiến hành trong một thời gian và có
sự chủ động của giáo viên qua sự chuẩn bị tiết học, sự tìm hiểu đối tượng học,
giúp học sinh có ý thức về năng lực và khả năng tự học cũng như hiểu rõ ý nghĩa
mức độ khó của nhiệm vụ học tập. Trong giờ học giáo viên luôn tạo cơ hội cho
học sinh chủ động, có sự gắn bó với tập thể giữa các học sinh với nhau và bản
9


thân giáo viên cũng thường xuyên quan tâm đến các em nhất là những em gặp
khó khăn trong giờ học.
Thích học môn công nghệ cũng đồng nghĩa với việc các em hiểu và nắm
nội dung căn bản của bài tại lớp. Từ những lời khích lệ, động viên nhắc nhở
khen thưởng kịp thời của giáo viên trong giờ học là chất xúc tác giúp các em yêu
thích môn học và nó sẽ là tiền đề trong việc chọn ngành nghề sau này nhưng
hữu ích trước nhất và cụ thể là ứng dụng những điều đã biết vào cuộc sống mà
đôi khi phải có sự thúc đẩy của giáo viên (lắng nghe, quan tâm, tin tưởng, tìm
biện pháp nhằm thúc đẩy việc học tập để khơi dậy lòng tin và khả năng thành
công của học sinh, giúp các em phát huy tối đa tiềm năng trong học tập ).
Tóm lại để đạt chất lượng trong môn học công nghệ là làm thế nào để học
sinh yêu thích học môn công nghệ. Qua tiến trình khảo sát và thu thập trong
thực tế giảng dạy tôi nhận thấy tỉ lệ thích học môn nầy có tăng hơn so với đầu
năm học điều đó nói lên rằng môn học nầy đã giúp các em cải thiện được cuộc
sống hàng ngày và đã áp dụng những điều đã học vào thực tế có tác dụng càng
kích thích sự hứng thú học tập của học sinh.
2. Kiến nghị:
- Để có cơ sở vật chất đảm bảo cho giờ thực hành đạt hiệu quả cao tôi xin
kiến nghị với cơ quan cấp trên xây dựng phòng thực hành và bổ sung một số đồ
dùng dạy học có chất lượng.

- Sự quan tâm giúp đở của Ban giám hiệu nhà trường để hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
- Cần có sự kết hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn để đạt hiệu quả tốt về
việc vận dụng kiến thức liên môn trong dạy và học.
- Có sự phối hợp tốt với phụ huynh học sinh để tạo điều kiện thuận lợi cho
các em chịu học và thích học.
Trên đây là những biện pháp nhằm tạo sự yêu thích hơn đối với môn
Công nghệ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài cũng còn có những hạn
chế rất mong sự đóng góp nhiệt tình và những ý kiến hay của các bạn đồng
nghiệp để đề tài lần sau nội dung được phong phú hơn.
10


Xin chân thành cảm ơn!

11



×