BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỊNH VĂN CƢỜNG
GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRỊNH VĂN CƢỜNG
GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO DỤC
Mã số: 62.14.01.02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hà Thế Truyền
2. GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ
THÁI NGUYÊN - 2013
i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả Luận án
Trịnh Văn Cƣờng
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận án này tác giả được sự giúp đỡ của tập thể, cá nhân,
các Thầy Cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và các em học sinh. Tác giả xin bày tỏ
lời cảm ơn trân trọng tới:
Ban giám hiệu, Khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Tâm lý - Giáo dục
trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Hà Thế Truyền, GS. TSKH. Nguyễn Văn Hộ đã
hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình hoàn thiện Luận án.
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô trường Đại học Sư phạm - Đại
học Thái Nguyên, Cán bộ, Chuyên viên các Sở Giáo dục và Đào tạo, các
Thầy, Cô giáo cùng các em học sinh các trường THPT khu vực Đơng Bắc đã
tận tình giúp đỡ tác giả suốt thời gian vừa qua.
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự quan tâm, động viên chia sẻ của gia
đình và bạn bè.
Tác giả Luận án
Trịnh Văn Cường
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ........................................ xi
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. xiii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................ xvi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu .......................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học .................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Giới hạn nghiên cứu .................................................................................... 4
7. Luận điểm bảo vệ ........................................................................................ 4
8. Những đóng góp mới của luận án .............................................................. 4
9. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5
10. Cấu trúc luận án ........................................................................................ 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ............................................................................ 7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................. 7
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 7
1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................. 8
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài ..................................... 11
1.2.1. Nghề nghiệp.......................................................................................... 11
iv
1.2.2. Hướng nghiệp....................................................................................... 13
1.2.3. Giáo dục hướng nghiệp ....................................................................... 15
1.2.4. Giáo dục tích hợp ................................................................................. 16
1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông ................................... 17
1.4. Đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc thiểu số ........................................... 19
1.5. Giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trung học phổ thơng ............... 22
1.5.1. Mục đích GDHN cho học sinh THPT ................................................. 22
1.5.2. Nội dung GDHN cho học sinh THPT ................................................. 22
1.5.3. Nhiệm vụ GDHN cho học sinh THPT ................................................ 24
1.5.4. Các con đường GDHN cho học sinh THPT ....................................... 24
1.5.5. Biện pháp giáo dục hướng nghiệp ...................................................... 25
1.6. Giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trong dạy học môn Công
nghệ ở trƣờng trung học phổ thông ............................................................ 26
1.6.1. Môn Công nghệ ở trường THPT ......................................................... 26
1.6.1.1. Đặc điểm môn Công nghệ .................................................................. 26
1.6.1.2. Mục tiêu môn Công nghệ ................................................................... 26
1.6.1.3. Chương trình mơn Cơng nghệ............................................................ 27
1.6.1.4. Ưu thế và các mức độ tích hợp GDHN cho học sinh trong dạy
học mơn Cơng nghệ ......................................................................................... 28
1.6.2. Ngun tắc tích hợp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ......... 30
1.6.3. Quá trình GDHN cho HS THPT trong dạy học môn Công nghệ ..... 32
1.6.3.1. Đối tượng GDHN trong dạy học môn Công nghệ ............................ 33
1.6.3.2. Lực lượng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ........ 33
1.6.3.3. Mục tiêu GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ .......... 34
1.6.3.4. Nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ........ 34
1.6.3.5. Phương pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ...... 37
1.6.3.6. Hình thức GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ........ 37
v
1.6.3.7. Phương tiện GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ........ 38
1.6.3.8. Kết quả GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ............ 39
1.7. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng GDHN cho học sinh
trong dạy học môn Công nghệ ở trƣờng trung học phổ thơng ................. 41
1.7.1. Nội dung chương trình mơn Cơng nghệ ............................................ 41
1.7.2. Năng lực của giáo viên ........................................................................ 41
1.7.3. Tính tích cực tự giác, sáng tạo của học sinh ...................................... 42
1.7.4. Việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa .............................................. 42
1.7.5. Môi trường và điều kiện học tập ......................................................... 42
Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở CÁC TRƢỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ..................... 44
2.1. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................... 44
2.1.1. Mục đích, yêu cầu khảo sát ................................................................ 44
2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 44
2.1.3. Đối tượng khảo sát ............................................................................... 44
2.1.4. Phương pháp khảo sát ........................................................................ 46
2.1.4.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi .................................. 46
2.1.4.2. Phương pháp trao đổi theo chủ đề ..................................................... 46
2.1.4.3. Phương pháp quan sát sư phạm......................................................... 46
2.1.5. Tiến hành khảo sát ............................................................................... 46
2.1.5.1. Nghiên cứu, thu thập các số liệu thống kê ......................................... 46
2.1.5.2. Tổng hợp phiếu khảo sát .................................................................... 46
2.1.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 47
2.1.7. Tiêu chí đánh giá.................................................................................. 47
2.2. Kết quả khảo sát ..................................................................................... 47
vi
2.2.1. Khái quát về địa bàn khảo sát.............................................................. 47
2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về GDHN cho học
sinh trong dạy học môn Công nghệ .............................................................. 50
2.2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường HN cho học sinh ..... 50
2.2.2.2. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng
của GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ................................ 51
2.2.2.3. Thực trạng nhận thức của GV, HS về môn Công nghệ và ưu thế
của môn học trong việc GDHN cho học sinh THPT ....................................... 52
2.2.3. Thực trạng đối tượng GDHN trong dạy học môn Công nghệ ........... 53
2.2.4. Thực trạng lực lượng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ..... 55
2.2.4.1. Thực trạng về lực lượng tham gia GDHN cho học sinh trong
dạy học môn Công nghệ .................................................................................. 55
2.2.4.2. Thực trạng về năng lực GDHN cho học sinh của đội ngũ giáo
viên dạy môn Công nghệ ................................................................................. 57
2.2.5. Thực trạng thực hiện mục tiêu GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ................................................................................................ 58
2.2.5.1. Thực trạng về xác định mục tiêu GDHN khi thiết kế bài dạy ............ 58
2.2.5.2. Thực trạng mức độ đạt được các mục tiêu GDHN cho học sinh
trong dạy học môn Công nghệ ........................................................................ 59
2.2.6. Thực trạng thực hiện nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ................................................................................................ 61
2.2.6.1. Thực trạng về các bài học mơn Cơng nghệ được tích hợp, lồng
ghép nội dung GDHN...................................................................................... 61
2.2.6.2. Thực trạng các nội dung GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ................................................................................................ 62
2.2.6.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp thực hiện nội dung GDHN
cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ................................................... 63
vii
2.2.6.4. Thực trạng về thái độ của học sinh với các nội dung GDHN đã
được giáo viên lồng ghép, tích hợp vào môn Công nghệ............................... 66
2.2.7. Thực trạng sử dụng các phương pháp GDHN cho học sinh
trong dạy học môn Cơng nghệ....................................................................... 66
2.2.8. Thực trạng sử dụng các hình thức GDHN cho học sinh trong
dạy học môn Công nghệ................................................................................. 68
2.2.9. Thực trạng phương tiện phục vụ GDHN cho học sinh trong
dạy học môn Công nghệ................................................................................. 69
2.2.10. Thực trạng đánh giá kết quả GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ................................................................................................ 70
2.2.11. Đánh giá chung về GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam ......................... 75
2.2.11.1. Mặt mạnh ........................................................................................ 75
2.2.11.2. Mặt hạn chế ...................................................................................... 75
2.2.11.3. Nguyên nhân..................................................................................... 76
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 77
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRƯỜNG TRUNG
HỌC PHỔ THÔNG VÙNG ĐÔNG BẮC VIỆT NAM ..................................... 78
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp ............................................................... 78
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục đích của GDHN ......................................... 78
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học ..................................................... 78
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 79
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong GDHN ............... 79
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................ 79
3.1.6. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả....................................................... 80
3.2. Biện pháp giáo dục hƣớng nghiệp cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ ở các trƣờng THPT vùng Đông Bắc Việt Nam............... 80
viii
3.2.1. Bồi dưỡng phương pháp GDHN tích hợp trong dạy học mơn Cơng nghệ ......... 80
3.2.1.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 80
3.2.1.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 80
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp .......................................................... 81
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 82
3.2.2. Thiết kế bài học môn Công nghệ có tích hợp GDHN theo quan
điểm cơng nghệ giáo dục ............................................................................... 82
3.2.2.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 82
3.2.2.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 83
3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp .................................................................. 83
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 84
3.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học mơn Cơng nghệ có tích hợp GDHN........... 84
3.2.3.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 84
3.2.3.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 84
3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp .................................................................. 84
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 87
3.2.4. Đánh giá kết quả GDHN cho học sinh trong dạy học mơn Cơng nghệ ....... 87
3.2.4.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 87
3.2.4.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 87
3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp .................................................................. 88
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 88
3.2.5. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học mơn Cơng nghệ có
tích hợp GDHN .............................................................................................. 88
3.2.5.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 88
3.2.5.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 89
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp .......................................................... 89
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 91
ix
3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin để GDHN cho học sinh trong
dạy học mơn Cơng nghệ................................................................................. 91
3.2.6.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 91
3.2.6.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 92
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp .......................................................... 93
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 94
3.2.7. Đảm bảo các điều kiện GDHN trong dạy học môn Công nghệ ........ 94
3.2.7.1. Mục đích biện pháp ............................................................................ 94
3.2.7.2. Nội dung biện pháp ............................................................................ 95
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp .......................................................... 95
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp ........................................................... 96
3.3. Mối quan hệ các biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Công nghệ .............................................................................................. 96
3.4. Khảo nghiệm nhận thức của các khách thể về sự cần thiết và
đánh giá tính khả thi của các biện pháp do Luận án đề xuất ................... 97
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ........................................................................ 97
3.4.2. Khách thể khảo nghiệm ....................................................................... 98
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm ......................................................................... 98
3.4.4. Cách thức tiến hành ............................................................................. 98
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... 98
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 100
Chƣơng 4: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 101
4.1. Khái quát về thực nghiệm ................................................................... 101
4.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 101
4.1.2. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 101
4.1.3. Đối tượng thực nghiệm ...................................................................... 101
4.1.4. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 103
x
4.1.5. Tiêu chí và thang đo thực nghiệm ..................................................... 105
4.1.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 105
4.2. Xử lý, phân tích kết quả thực nghiệm ................................................ 109
4.2.1. Phân tích kết quả thực nghiệm vòng 1 ............................................. 109
4.2.1.1. Kiểm định tính tương đương của kết quả đầu vào vịng 1 .............. 109
4.2.1.2. Đánh giá kết quả học tập cuối kỳ của nhóm TN và ĐC vịng 1 ....... 111
4.2.1.3. Phân tích kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS qua TN
vịng 1 ............................................................................................................ 115
4.2.1.4. Phân tích hệ số tương quan Pearson (r) của kết quả học tập và
kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của nhóm TN đợt 1 ................................ 124
4.2.2. Phân tích kết quả thực nghiệm vịng 2 ............................................. 127
4.2.2.1. Kiểm định tính tương đương của nhóm TN và ĐC vòng 2 .............. 127
4.2.2.2. Đánh giá kết quả học tập cuối kỳ của 2 nhóm TN và ĐC vòng 2 .... 129
4.2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu GDHN sau TN vòng 2........... 134
4.2.2.4. Hệ số tương quan Pearson (r) của kết quả học tập và kết quả
thực hiện mục tiêu GDHN của HS nhóm TN vòng 2. ................................... 139
Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 140
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 141
Kết luận ........................................................................................................ 141
Kiến nghị ...................................................................................................... 142
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ ................. 143
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 143
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 145
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 153
xi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Viết tắt
Viết đầy đủ
CB
Cán bộ
CBQL
Cán bộ quản lý
CCGD
Cải cách giáo dục
CMHS
Cha mẹ học sinh
CNH - HĐH
Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
CNTT
Cơng nghệ thông tin
CSVC
Cơ sở vật chất
DH
Dạy học
DN
Dạy nghề
DTTS
Dân tộc thiểu số
ĐH, CĐ
Đại học, Cao đẳng
TN, ĐC
Thực nghiệm, đối chứng
GD
Giáo dục
GDCN
Giáo dục chuyên nghiệp
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDHN
Giáo dục hướng nghiệp
GDPT
Giáo dục phổ thông
GDQD
Giáo dục quốc dân
GV
Giáo viên
GVCN
Giáo viên chủ nhiệm
HĐGD
Hoạt động giáo dục
HĐGDHN
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp
HĐGDNGLL
Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp
HĐH
Hiện đại hóa
xii
HN
Hướng nghiệp
HS
Học sinh
HSPT
Học sinh phổ thông
HS THPT
Học sinh trung học phổ thông
KT-XH
Kinh tế - xã hội
KTTH
Kỹ thuật tổng hợp
KHTN
Khoa học tự nhiên
LĐSX
Lao động sản xuất
NGLL
Ngoài giờ lên lớp
PPDH
Phương pháp dạy học
QTDH
Quá trình dạy học
QTGD
Quá trình giáo dục
SV
Sinh viên
SGK
Sách giáo khoa
TBDH
Thiết bị dạy học
TCCN
Trung cấp chuyên nghiệp
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Danh sách và đặc điểm của 16 trường THPT khảo sát .................. 45
Bảng 2.2. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của
các con đường GDHN cho học sinh trong trường THPT ............... 50
Bảng 2.3. Kết quả nhận thức của CBQL, GV, HS về tầm quan trọng của GDHN
cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT .................. 52
Bảng 2.4. Đánh giá của giáo viên Công nghệ về thái độ của học sinh học
môn Công nghệ nếu không tích hợp, lồng ghép nội dung GDHN .... 53
Bảng 2.5. Kết quả về xác định mục tiêu GDHN khi thiết kế bài dạy ............. 58
Bảng 2.6. Kết quả về mức độ đạt được của các mục tiêu GDHN .................. 60
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của học sinh về mức độ đạt được của các nội
dung GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ............. 65
Bảng 2.8. Thực trạng sử dụng phương pháp GDHN cho học sinh trong
dạy học môn Công nghệ ................................................................. 67
Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng các hình thức GDHN cho học sinh trong
dạy học môn Công nghệ ................................................................. 68
Bảng 2.10. Kết quả dự định chọn nghề của HS .............................................. 73
Bảng 2.11. Số liệu về ý kiến chọn ngành ưa thích nhất của học sinh ............. 74
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp...... 98
Bảng 4.1. Danh sách lớp thực nghiệm và đối chứng vòng 1 ........................ 102
Bảng 4.2. Danh sách lớp thực nghiệm và đối chứng vòng 2 ....................... 102
Bảng 4.3. Danh sách tổng hợp lớp thực nghiệm và đối chứng vòng 2 ......... 103
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả học tập môn Công nghệ của HS trước TN ...... 109
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện mục tiêu GDHN đầu vào của HS vòng 1 ........ 110
Bảng 4.6. Phần trăm tần suất điểm cuối kỳ của nhóm TN và ĐC vịng 1 .... 111
Bảng 4.7. Tham số thống kê của điểm tổng kết môn Công nghệ vòng 1 ..... 113
Bảng 4.8. Bảng tổng hợp kết quả học tập môn Công nghệ của HS sau TN1 ..... 114
Bảng 4.10. So sánh kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS lớp TN và
ĐC sau TN vòng 1 khối lớp 10 ..................................................... 117
xiv
Bảng 4.11. So sánh kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS lớp TN và
ĐC sau TN lần 1 khối lớp 11 ........................................................ 118
Bảng 4.12. So sánh kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS lớp TN và
ĐC sau TN lần 1 khối lớp 12 ........................................................ 120
Bảng 4.13. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 10 vịng 1 ............................................ 121
Bảng 4.14. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 11 vòng 1 ............................................ 122
Bảng 4.15. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 12 vòng 1 ............................................ 123
Bảng 4.16. Hệ số tương quan Spearson giữa kết quả học tập và kết quả
thực hiện mục tiêu GDHN của nhóm TN và ĐC đợt 1 ................ 124
Bảng 4.17. Xếp loại kết quả học tập mơn Cơng nghệ đầu vào vịng 2
Bảng 4.18. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu GDHN đầu
vào vòng 2 ..................................................................................... 128
Bảng 4.19. Phần trăm tần suất điểm cuối kỳ mơn Cơng nghệ vịng 2 ............. 129
Bảng 4.20. Tham số thống kê của điểm cuối kỳ nhóm TN và ĐC vòng 2 ... 131
Bảng 4.21. Bảng tổng hợp kết quả học tập của HS TN vòng 2 .................... 132
Bảng 4.22. Bảng tham số thống kê của kết quả học tập chung của nhóm
có tác động (TN) và khơng tác động (ĐC) qua 2 vòng TN ......... 133
Bảng 4.23. Kết quả thực hiện mục tiêu GDHN sau TN vòng 2 ................... 134
Bảng 4.24. So sánh kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS nhóm TN
và ĐC đợt 2 khối lớp 10................................................................ 135
Bảng 4.25. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 10 vòng 2 ............................................ 136
Bảng 4.26. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 11 vòng 2 ............................................ 137
Bảng 4.27. Đánh giá chung kết quả thực hiện mục tiêu GDHN của HS
nhóm TN và ĐC khối lớp 12 vịng 2 ............................................ 138
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp.... 185
xv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.
Biểu đồ 2.2.
Biểu đồ 2.3.
Biểu đồ 2.4.
Biểu đồ 2.5.
Biểu đồ 2.6.
Biểu đồ 2.7.
Biểu đồ 4.1.
Biểu đồ 4.2.
Biểu đồ 4.3.
Biểu đồ 4.4.
Biểu đồ 4.5.
Biểu đồ 4.6.
Biểu đồ 4.7.
Biểu đồ 4.8.
Biểu đồ 4.9.
Biểu đồ 4.10.
Biểu đồ 4.11.
Biểu đồ 4.12.
Biểu đồ 4.13.
Lực lượng GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ .............................................................................. 56
Năng lực GDHN cho học sinh của đội ngũ giáo viên dạy
môn Công nghệ........................................................................ 57
Các hình thức tích hợp với nội dung Giáo dục hướng nghiệp ...... 61
Kết quả khảo sát giáo viên về những việc trong tư vấn
nghề cho học sinh .................................................................... 64
Phương tiện phục vụ GDHN cho học sinh trong dạy học
môn Cơng nghệ ........................................................................ 69
Các nội dung trong q trình đánh giá môn Công nghệ ......... 70
Các nội dung GDHN học sinh tiếp nhận trong dạy học môn
Công nghệ ................................................................................ 71
Biểu đồ tần suất điểm tổng kết cuối kỳ lớp TN1 và ĐC1
vòng 1 .................................................................................... 111
Biểu đồ tần suất kiểm tra cuối kỳ lớp TN2 và ĐC2 vòng 1 .. 112
Biểu đồ tần suất kiểm tra cuối kỳ lớp TN3 và ĐC3 vòng 1 .. 112
Biểu đồ tổng hợp kết quả sau TN vịng 1 .............................. 114
So sánh điểm trung bình chung thực hiện mục tiêu GDHN
của HS nhóm TN và ĐC khối lớp 10 sau TN vòng 1 ........... 122
So sánh điểm trung bình chung thực hiện mục tiêu GDHN
của HS nhóm TN và ĐC khối lớp 11 sau TN vịng 1 ............... 123
So sánh điểm trung bình chung thực hiện mục tiêu GDHN
của HS nhóm TN và ĐC khối lớp 12 sau TN vòng 1 ............... 123
Thể hiện tần suất điểm cuối kỳ của lớp TN4 và ĐC4 vòng 2 .. 129
Thể hiện tần suất điểm cuối kỳ của lớp TN5 và ĐC5 vòng 2 .. 130
Thể hiện tần suất điểm cuối kỳ của lớp TN6 và ĐC6 vòng 2 .. 130
Kết quả học tập môn Công nghệ trước và sau TN ............... 133
So sánh điểm trung bình chung thực hiện mục tiêu GDHN
của HS nhóm TN và ĐC khối lớp 10 sau TN vòng 2 ............... 137
So sánh điểm trung bình chung thực hiện mục tiêu GDHN
của HS nhóm TN và ĐC khối lớp 12 sau TN vịng 2 ............... 138
xvi
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ giáo dục hướng nghiệp ........................................................ 24
Sơ đồ 1.2. GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT ....... 33
Hình 2.1. Bản đồ vùng Đơng Bắc Việt Nam .................................................. 48
Hình 3.1. Kỹ thuật khăn phủ bàn khi sử dụng PP thảo luận nhóm trong DH
mơn Cơng nghệ nhằm GDHN cho học sinh ở trường THPT ............. 85
Hình 3.2. Quy trình sử dụng phối hợp graph với PP thảo luận nhóm
trong dạy học mơn Cơng nghệ nhằm GDHN cho HS ở
trường THPT ................................................................................... 86
Hình 3.3. Hình ảnh trang 1 của Website giáo dục hướng nghiệp cho học
sinh trong dạy học môn Công nghệ ............................................... 92
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân loại đang bước vào thế kỷ XXI với nền kinh tế hội nhập và cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, một trong những chìa
khóa để vượt qua những thách thức của kỷ nguyên mới là phát triển giáo dục
và đào tạo. Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo đối với sự
phát triển của đất nước, Đại hội IX của Đảng đã chỉ rõ "Phát triển giáo dục và
đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu
tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững" [40].
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số Việt Nam hiện nay có gần 90
triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á. Về
lực lượng lao động, cả nước có 51,4 triệu người từ 15 tuổi trở lên thuộc lực
lượng lao động, chiếm 58,5% tổng dân số. Trong tổng số 51,4 triệu lao động
chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4% dân số. Ở thành thị
lao động được đào tạo chiếm 30,9%, trong khi đó ở nơng thơn chỉ có 9%.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đội ngũ trí thức có trình độ cử
nhân, thạc sĩ, tiến sĩ tăng nhanh, đó là một nguồn nhân lực quan trọng đối với
sự phát triển kinh tế đất nước. Nhưng trên thực tế, hoạt động đào tạo vẫn còn
tồn tại nhiều vấn đề nan giải, hàng năm số lượng sinh viên ra trường khá lớn,
nhưng có đến gần 40% số sinh viên ra trường chưa tìm được việc làm, số có
việc làm thì nhiều người lại không đúng chuyên ngành được đào tạo. Một số cơ
sở tuyển lao động phàn nàn rằng họ phải mất thêm 1- 2 năm nữa để đào tạo lại
số nhân viên này. Như vậy là, lao động đã qua đào tạo ở các nhà trường chưa
đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Thực trạng này có nhiều nguyên
nhân, trong đó có một nguyên nhân cơ bản thuộc về các trường phổ thơng, đó
là chưa làm tốt cơng tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh của mình.
2
Giáo dục hướng nghiệp là giáo dục định hướng chọn nghề cho học sinh,
nhằm giúp các em có những hiểu biết về nhu cầu nhân lực xã hội, hiểu biết về
đặc điểm của các ngành nghề chuyên môn và từ đó có quyết định lựa chọn
một nghề phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân. Có được
một nghề phù hợp sẽ đem lại nguồn sống hạnh phúc cho mỗi cá nhân và đồng
thời giúp cho xã hội hình thành một nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp
ứng các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa.
Khi đã có định hướng chọn một nghề phù hợp với hứng thú và năng lực
của bản thân, sẽ tạo cho học sinh phổ thông một động lực lớn để học tập
nhằm thi đỗ vào các trường chuyên nghiệp hay đại học đã chọn và khi đã
được vào trường các em sẽ phấn đấu để học tốt, để có nghề nghiệp đảm bảo
cuộc sống hạnh phúc lâu dài trong tương lai.
Tuy nhiên, hiện nay việc lựa chọn nghề của học sinh phổ thơng đa số
vẫn theo cảm tính, theo phong trào, thậm chí có em chọn trường nào có ít
người dự thi, hay ngành nào lấy điểm thấp, mà không biết đó chính là ngun
nhân của hiện tượng khơng tìm được việc làm, hoặc không làm được việc.
Giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thơng có thể được thực hiện bằng
nhiều con đường, với nhiều lực lượng tham gia, nhưng giáo dục hướng
nghiệp thông qua dạy học các môn văn hóa sẽ phát huy lợi thế để định
hướng nghề nghiệp cho học sinh.
Nội dung môn Công nghệ trong trường THPT có liên quan tới rất nhiều
ngành nghề trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, kinh
doanh, cũng như cuộc sống kinh tế gia đình. GDHN cho học sinh trong dạy
học môn Công nghệ sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp cho các em
gia tăng sự hiểu biết về các ngành nghề trong xã hội và có cái nhìn tổng quan,
chủ động về định hướng chọn nghề, đồng thời tiết kiệm được thời gian và
kinh phí cho công tác hướng nghiệp trong nhà trường, tránh chồng chéo,
trùng lặp giữa nội dung các hoạt động GDHN.
3
Tuy vậy, trong thực tế hiện nay GDHN trong trường THPT chưa được quan
tâm đúng mức ở nhiều phương diện như: nội dung chương trình, tài liệu học tập,
phương pháp dạy học, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên chuyên
trách... dẫn đến hoạt động mới chỉ là hình thức, kém hiệu quả, thậm chí đã hình
thành trong giáo viên và học sinh tư tưởng xem nhẹ hoạt động GDHN.
Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thơng” nhằm
góp phần giúp các trường THPT thực hiện nhiệm vụ GDHN một cách thiết thực
và có hiệu quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng GDHN cho học
sinh ở các trường THPT vùng Đơng Bắc Việt Nam, Luận án có mục đích đề
xuất các biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học mơn Cơng nghệ, góp
phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục HN ở các trường THPT ở khu vực này.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT trong dạy học môn
Công nghệ.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở các
trường THPT ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
Việc chọn nghề của đa số học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THPT
vùng Đông Bắc Việt Nam chủ yếu là dựa vào cảm tính, theo phong trào, do
nhà trường chưa làm tốt các hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh,
nếu các trường sử dụng các biện pháp phù hợp với đặc điểm tâm lý của học
sinh dân tộc miền núi, với điều kiện thực tiễn của địa phương để tổ chức dạy
học mơn Cơng nghệ có tích hợp GDHN theo hướng đổi mới thì hiệu quả giáo
dục HN sẽ được nâng cao.
4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ ở trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam.
- Đề xuất biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ
ở trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam.
- Thực nghiệm sư phạm.
6. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu hoạt động GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ lớp 10, 11, 12 trường THPT.
- Khảo sát 16 trường THPT đại diện cho 4 khu vực thành thị, nông thôn,
miền núi và hải đảo thuộc 10 tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam, trong 3 năm học
từ 2008-2009 đến năm học 2010-2011.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm 2 vòng ở 4 trường THPT khu vực vùng
Đông Bắc Việt Nam, trong hai năm học 2010-2011 và 2011-2012.
7. Luận điểm bảo vệ
- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT các dân tộc thiểu số khu
vực miền núi Đơng Bắc là việc làm có tính nhân văn, vừa đem lại hạnh phúc
cho mỗi cá nhân và gia đình học sinh, vừa đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân
lực của địa phương và cả nước.
- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT trong dạy học môn Công
nghệ là con đường có nhiều tiềm năng, ưu thế, phù hợp với đặc điểm tâm lý
học sinh dân tộc thiểu số và thực tiễn giáo dục ở vùng Đông Bắc Việt Nam.
8. Những đóng góp mới của luận án
- Làm phong phú lý luận về GDHN cho học sinh dân tộc thiểu số trong
dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông.
5
- Đánh giá đúng thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh hiện nay ở
các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam.
- Đề xuất các biện pháp tích hợp GDHN cho học sinh trường THPT
vùng Đông Bắc Việt Nam trong dạy học mơn Cơng nghệ, góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho địa phương và cho đất nước.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống
hoá các tài liệu văn bản khoa học để làm tổng quan vấn đề nghiên cứu và xây
dựng cơ sở lý thuyết cho đề tài.
9.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đề tài sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động hướng nghiệp của giáo
viên và học sinh ở các trường THPT.
- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng
GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công nghệ ở trường THPT.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: thơng qua phân tích đánh giá sản
phẩm hoạt động dạy học mơn Cơng nghệ có tích hợp nội dung GDHN của
giáo viên và học sinh.
- Phương pháp chuyên gia: xin ý kiến các chuyên gia, các nhà giáo có
kinh nghiệm về GDHN để đề xuất các biện pháp giáo dục hướng nghiệp cho
học sinh trong dạy học môn Công nghệ.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GDHN qua các năm trước đây.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm nghiệm tính khả thi của
các biện pháp được đề xuất.
9.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ
Đề tài sử dụng các cơng thức tốn thống kê và phần mềm máy tính để xử
lý số liệu điều tra và kết quả thực nghiệm.
6
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, nội dung Luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về GDHN cho học sinh trong dạy học môn
Công nghệ ở trường trung học phổ thông
Chương 2: Thực trạng GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công
nghệ ở các trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam
Chương 3: Biện pháp GDHN cho học sinh trong dạy học môn Công
nghệ ở trường THPT vùng Đông Bắc Việt Nam
Chương 4: Thực nghiệm sư phạm
7
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP
CHO HỌC SINH TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới
- Vào giữa thế kỷ XIX ở Pháp q trình cơng nghiệp hóa phát triển rất
nhanh, người ta đã nhận thấy hệ thống nghề nghiệp trở nên đa dạng, phức tạp,
chun mơn hóa sản xuất đã vượt hẳn so với các giai đoạn sản xuất nông
nghiệp và thủ công nghiệp và do vậy đã xuất hiện cuốn sách “Hướng nghiệp
chọn nghề” [44, tr. 7]. Các tác giả cuốn sách đã nhận thấy tính cấp thiết của
việc hướng dẫn thanh niên, học sinh đi vào “thế giới nghề nghiệp” nhằm sử
dụng lực lượng lao động trẻ tuổi cho có hiệu quả.
- Năm 1883, ở Mỹ nhà tâm lý học Ganton Ph. đã cho ra đời cơng trình
nghiên cứu về năng lực nghề nghiệp, đã đề xuất sử dụng phương pháp trắc
nghiệm (Test) với mục đích giúp học sinh chọn nghề.
- Vào đầu thế kỷ XX ở Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển đã xuất hiện các cơ
sở dịch vụ hướng nghiệp. Đặc biệt vào năm 1908 Pason F. giảng viên trường
Đại học Tổng hợp Garvared (Mỹ) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ
“Hướng nghiệp” đã thành lập ở Boston Hội đồng nghề nghiệp giúp cho người
lao động chọn được nghề phù hợp [63].
- Năm 1897 ở Nga ra mắt cuốn sách về hướng nghiệp: “Lựa chọn khoa
và điểm qua chương trình đại học tổng hợp” của Kpeev B. F. trong đó nêu rõ
ý nghĩa của việc lựa chọn nghề trước khi thi vào trường đại học.
- Trong những năm 1960 - 1970 ở Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức)
các tác giả Rolf Oberliesen, Helmut Keim, Michael Schumann, Gehart,
Duismamn đã có những cơng trình nghiên cứu về: “phương thức tổ chức cho
học sinh phổ thông thực hành ở các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh
dịch vụ” [64].