Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ MÔN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA
ĐẠI HỌC BÁCH KHOA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KH&KT MÁY TÍNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT
MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM

SYSTEM ANALYSIS DEFINICATIONS

ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG HỆ THỐNG
ĐĂNG KÝ MÔN HỌC
Nhóm thực hiện: FIVE _ BOYS
1/Trần Ngọc Thịnh

50802114

2/Phạm Duy Tân

50801912

3/Trần Hà Sơn

50801827

4/Đào Tuấn Vũ

50802651

5/Nguyễn Đình Hiển

50800670


Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 06 năm 2011

Page 1


CÁC PHIÊN BẢN BÁO CÁO
Ngày

Phiên bản

Thông Tin

Tác giả

25/06/2011

1.0

Thiết kế, hiên thực hệ
thống

FIVE_BOYS

Page 2


NỘI DUNG

Trang


I.

Yêu cầu hệ thống …………………………………………………. 4

II.

Tổng quan hệ thống …………………………………………… 5
1. Giới thiệu hệ thống ĐKMH

………………………… 5

2. Chi tiết các hệ thống con

III.

………………………. 6

2.1

Trao đổi …………………………………………………6

2.2

Xử lý . ……………………………………………………7

2.3

Lưu trữ

2.4


Tương tác

……………………………………………… 8
………………………………………… 10

Phân tích chi tiết usecase Đăng kí môn học………………….. 10
1. Tổng quan
2. Lược đồ

……………………………………………… 10
…………………………………………….

11

2.1

Lược đồ cộng tác

…………………………………

11

2.2

Lược đồ tuần tự

…………………………………

13


3. Giao diện tương tác
4. Các class chính

…………………………………… 13
……………………………………… 17

IV.

Tổng kết

……………………………………………… 19

V.

Tài liệu tham khảo

……………………………………… 19

Page 3


I – YÊU CẦU HỆ THỐNG:
1. Yêu cầu kỹ thuật
Hệ thống đăng ký môn học được xây dựng trên nền tảng Web 2.0 với công
nghệ hiện thực là Java, JavaScript. Hệ thống tương tác với cơ sở dữ liệu Oracle
bao gồm thông tin liên quan đến sinh viên và các môn học.
2. Bảomật
Hệ thống phải đạt được mức độ an toàn cao:
-Cho phép một user chỉ có một password duy nhất khi đăng nhập.

-Các user được phân quyền rõ ràng khi truy đăng nhập vào hệ thống. Đồng
thời, những dữ liệu quan trọng sẽ được mã hóa và không cho phép user thao
tác trực tiếp trên đó. Ví dụ:cơ sở dữ liệu của sinh viên thì user không được
phép thao tác trực tiếp trên CSDL này mà mọi yêu cầu chỉnh sửa, thêm, bớt
xóa… sẽ được thực hiện thông qua hệ thống.
-Dữ liệu truyền đi không được thay đổi bởi bất cứ ai trong quá trình truyềndữ
liệu. Đồng thời phải có cơ chế kiểm tra tính chính xác củadữ liệu sau quá
trình truyền và nhận.
-Các yêu cầu của sinh viên như thêm, hủy, thay đổi nhóm không được thay đổi
ngay mà phải được lưu trữ trên một CSDL riêng biệt. Sau đó hệ thống sẽ tự
cập nhật nếu các yêu cầu này thỏa mãn các điều kiện nhất định.
-Kết quả của quá trình đăng ký môn họcsẽ đượclưu trữ lại trong hệ thống cho
tới đợt đăng ký tiếp theo.
3. Hiệu suất:
-Hệ thống sẵn sàng đáp ứng liên tục 24/24 trong suốt thời gian đăng ký môn
học.
-Do số lượng sinh viên rất lớn đồng nghĩa với số lượng user cũng rất lớn, đồng
nghĩa với việc hệ thống phải đủ mạnh đề đáp ứng cùng lúc yêu cầu của
nhiều sinh viên.
-Cuối cùng, hệ thống phải đáp ứng đầy đủ thông tin chính xác đến user đăng
nhập, đồng thời phải trả về chính xác: ví dụ khi user truy cập mã môn học
thì tên môn học, phòng học trả về phải tương ứng với mã môn học đó.
4. Ngôn ngữ hiển thị:
Do hệ thống chỉ phục vụ sinh viên của trường nên ngôn ngữ sử dụng là tiếng
Việt.

Page 4


II – TỔNG QUAN HỆ THỐNG:

1-GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ĐĂNG KÝ MÔN HỌC:

-Phòng Đào Tạo là một hệ thống lớn, bao gồm rất nhiều công việc liên quan tới
việc xử lý, lưu trữ,tương tác với các phòng ban…
-Để thuận tiện cho hệ thống cũng như các phòng ban khác, hệ thống Phòng Đào
tạo sẽđuợc chia thành các hệ thống con nhỏ hơn để dễ dàng thực hiện các công
việc đã được đề ra, đồng thời giúp tăng hiệu suất cho những công việc đó. Cụ
thể,hệ thống gồm 4 subsystem, đó là:
Hệ thống Trao đổi (Interchange)
Hệ thống Xử lý (Processing)
Hệ thống Lưu trữ (Storage)
Hệ thống tương tác (Interactive)






-Các hệ thống con có mối quan hệ mật thiết với nhau, đầu ra của subsystem này có thể là
đầu vào của subsystem kia và ngược lại, cụ thể nó có thể được mô tả trong mô hình sau:
Receive
INTERCHANGE
Send
Validate
Filter/Synthesize

PROCESSING

Retrieve
Subject Detail

Student Schedule

STORAGE

Request
Website

INTERACTIVE

o Hệ thống trao đổi bao gồm 2 hoạt động chính:

• Nhận thông tin từ các phòng ban khác. Thông tin này được chuyển cho bộ phận xử
lý để kiểm tra tính xác thực.



Cung cấp thông tin đã được xử lý ra ngoài.

o Hệ thống xử lý có nhiệm vụ lấy thông tin từ hệ thống trao đổi, kiểm tra tính xác thực
Page 5


của chúng và đưa tới hệ thống lưu trữ. Đồng thời, nó sẽ xử lý kết quả xếp TKB cho sinh
viên, và chọn lọc nội dung cho hệ thống trao đổi tương tác ra ngoài
o Hệ thống lưu trữ có nhiệm vụ lưu trữ tất cả những thông tin cần xử lý.
o Hệ thống tương tác là hệ thống giao tiếp giữa cơ sở dữ liệu của hệ thống lưu trữ với
sinh viên thông qua website.
-Dữ liệu được lưu trữ và các hệ thống bên ngoài không thể tương tác trực tiếpvới nhau
mà phải thông qua hệ thống xử lý


2-CHI TIẾT CÁC HỆ THỐNG CON:
2.1 -TRAO ĐỔI (INTERCHANGE):

a. Giới thiệu chung
Hệ thống chịu trách nhiệm trao đổi thông tin giữa các phòng ban .Tất cả các phòng
ban muốn trao đổi thông tin với nhau phải thông qua hệ thống trao đổi này. Hệ
thống sẽ cho phép phòng đào tạo có thể trao đổi thông tin với các phòng ban khác,
đồng thời ghi nhận lại các sự kiện trong quá trình trao đổi dữ liệu với các phòng
ban.
b.Quy trình thực hiện
Sau khi đã login thành công vào website PĐT, trên giao diện web sẽ có hai
chứcnăng nhận và gửi.
Với chức năng NHẬN, ta sẽ có các cột thông tin lưu trữ như số thứ tự, tiêu đề của
văn bản nhận được , ngày giờ nhận thông tin, thông tin được gửi từ phòng ban
nào, văn bản được coi bao nhiêu lần, và file nhận được kèm theo thông tin đó.
Trong đó còn có thêm một phần nữa là Record History sẽ ghi lại lịch sử trao đổi
của phòng (khoa).
Với chức năng GỬI, tương tự như chứcnăng NHẬN, ta cũng có các cột thông tin
như số thứ tự, ngày giờ gửi, nơi nhận thông tin, file gửi đính kèm, và có thể có
thời gian mà phòng ban nhận phải gửi phản hồi lại. Tương tự, ở đây cũng có
Record History để ghi lại tất cả các lịch sử của việc gửi thông tin.
c. Usecase liên quan
Usecase thông báo kết quả, usecase đưa thông tin các nhóm học (từ PDT đến
phòng KHTC), usecase Gửi yêu cầu hiệu chỉnh (từ Khoa đến PDT)
d. Hiệu suấtcủahệ thống:
Trong quá trình trao đổi thông tin, có thể xảy ra trường hợp mất mát dữ liệu, thông
tin không được gửi tới đúng nơi nhận do lỗi đường truyền hoặc gửi sai địa chỉ,

Page 6



thông tin còn thiếu hoặc chưa đủ đáp ứng yêu cầu của bên nhận ,… Do đó, khi đã
nhận được thông tin từ một phòng ban nào đó gửi tới, thì phòng ban nhận sẽ được
yêu cầu gửi phản hồi lại cho phòng ban gửi trong vòng 24 h, nếu phòng ban gửi
nhận được phản hồi thì việc gửi coi như thành công.
2.2 -HỆ THỐNG XỬ LÝ
a. Giới thiệu chung:
Đây là trung tâm tính toán của cả quy trình đăng ký môn học. Hệ thống này sẽ xử
lý các luồng dữ liệu ra vào, thực hiện việc hiệu chỉnh thời khóa biểu theo yêu
cầucủa sinh viên, và tương tác trực tiếp với cơ sở dữ liệu.
Hệ thống thực hiện 3 công việc chính:
-Xử lý các thông tin nhận được từ các phòng ban khác. -Sắp xếp thông tin để
chuyển đi. -Cuối cùng là hiệu chỉnh lại thời khóa biểu của sinh viên.
b. Quy trình thực hiện
Hệ thống thực hiện 3 công việc độc lập nhau:
Xử lý thông tin:
Khi có dữ liệu cần trao đổi, các phòng khoa sẽ chuyển danh sách đến phòng
đào tạo. Trong quá trình chuyển file, sẽ có lỗi xảy ra, hoặc thiếu thông tin, hoặc
thông tin sai. Bộ phận xử lý sẽ thực hiện việc kiểm tra tính xác thực của thông
tin. Nếu thấy nghi ngờ về tính xác thực của thông tin, hệ thống sẽ chuyển thông
tin này về nơi gửi để kiểm tra.
Gửi thông tin
Đến một số thời gian nhất định, phòng đào tạo sẽ gửi một số thông tin đến các
phòng khoa (danh sách TKB dự kiến, kết quả xử lý môn học…). Các thông tin
này được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu. Hệ thống sẽ lọc lại trên cơ sở dữ liệu tìm
ra thông tin chính xác cần gửi và chuyển cho hệ thống trao đổi.
Đăng ký môn học:
Mỗi khi kết thúc thời gian đăng ký hoặc hiệu chỉnh môn học, ta sẽ dựa vào các
yêu cầu của sinh viên để hiệu chỉnh lại cơ sở dữ liệu. Công việc này cũng có
thể thực hiện nếu có một số thay đổi trong thời khóa biểu, như môn học hay

nhóm học phải hủy do không sắp xếp được, hoặc có yêu cầu hủy môn học từ
khoa.
Ngoài ra, khi tương tác với sinh viên cần các bước tổng hợp CSDL để lấy ra
thông tin cần hiển thị.Bộ phận xử lý sẽ cung cấp chức năng tìm kiếm và lọc các

Page 7


thông tin cần thiết cho hệ thống tương tác.
c. Các use-case
Hệ thống có thể thực hiện các chứcnăng nhận, gửi thông tin của phòng đào tạo và
các phòng ban bên ngoài, đồng thời tính toán được thông tin đăng ký môn học cho
sinh viên.
d. Hiệu suất:
Ở phần nhận thông tin, do ta làm việc trên cơ chế bán tự động, nên sẽ có rủi ro
nhập thông tin nhầm hoặc không tìm ra đầy đủ lỗi trong bước này.
Để phát hiện, sau khi đã nhập vào cơ sở dữ liệu, trước khi đưa thông tin đến sinh
viên ta sẽ có một cơ chế yêu cầu xác nhận thông tin cho các khoa. Nếu khoa đảm
bảo thông tin không có gì sai ta sẽ chuyển cho sinh viên.
2.3 – HỆ THỐNG LƯU TRỮ
a. Nội dung công việc:
Hệ thống lưu trữ sẽ được thiết kế để hỗ trợ cho việc đăng ký môn học.
Tasẽ lưu trữ ba phần:

Thông tin chi tiết các môn học (bao gồm mã môn học, số tín chỉ, các yêu cầu môn
học tiên quyết, số lượng sinh viên cần có để mở môn học,…);

Thời khóa biểu của sinh viên (là thời khóa biểu chính thức của sinh viên).



Thông tin cuối cùng là các yêu cầu xử lý của sinh viên.

Khi sinh viên đăng ký môn học, các yêu cầu xử lý của sinh viên sẽ được lưu trong một
cơ sở dữ liệu riêng. Trong thời gian đăng ký, các yêu cầu của sinh viên sẽ lần lượt được
thêm vào bảng này. Khi kết thúc quá trình đăng ký, hệ thống xử lý sẽ quét lần lượt thông
tin trong đây để xử lý.
Trong quá trình xử lý, hệ thống sẽ làm việc trong bảng yêu cầu hiệu chỉnh. Ứng với một
sinh viên khi yêu cầu hiển thị thông tin, ta sẽ lọc ra các yêu cầu hiệu chỉnh của sinh viên
này, tiến hành việc kết hợp giữa các thông tin này và thời khóa biểu gốc của sinh
viên để đưa ra thời khóa biểu có thể có sau khi xử lý cho sinh viên.
Ngoài ra dựa vào việc tổng hợp các yêu cầu hiệu chỉnh, ta có thể rút ra tình trạng hiện tại
của các môn học, số lượng sinh viên đã đăng ký, chỉ tiêu môn học,…

Page 8


Lược đồ quan hệ quá trình đăng ký môn học:

Thông tin lưu trữ:


Môn học (Mã MH, Tên MH, Số tín chỉ,Số nhóm)



TKB các môn học (Mã MH, Nhóm học,Số SV tối thiểu, Số SV tối đa,
Thời gian học, Phòng học)




Sinh viên (Mã SV, Tên SV, Khoa, Khóa,…)



TKB SV (Mã SV, Mã MH, Nhóm học)



Yêu cầu hiệu chỉnh (Mã SV, Mã MH, Nhóm học, Thời gian, Yêu cầu,
Ghi chú)

b. Các use-case hỗ trợ
Hệ thống gồm các chức năng sắp xếp và lưulại thông tin sau khi đã được xử lý,
truy xuất thông tin cung cấp cho hệ thống con khác để họ gửi tới các phòng ban
bên ngoài hệ thống.
c. Các lỗi có thể xảy ra:

Page 9


Dữ liệu được lưu chưa đầy đủ,mất mát dữ liệu, dữ liệu sai
Dữ liệu sau khi thay đổi chưa đượccập nhật kịp thời, dẫn đến việc sinh viên đăng
ký sai.
2.4 -HỆ THỐNG TƯƠNG TÁC
a. Nội dung sơ bộ:
Cung cấp danh sách các môn học được mở trong học kì,và thời khóa biểu
tạm thời của sinh viên.
Tiếp nhận các yêu cầu hiệu chỉnh (sửa, xóa, thêm mới môn học) theo yêu
cầu của sinh viên, và gửi về cho bộ phậnxử lý.
b. Quy trình thực hiện:

Sau khi sinh viên đã đăng nhập thành công vào website, hệ thống tương tác
sẽ gửi yêu cầu cung cấp TKB tạm thời đến bộ phận xử lý. Bộ phận xử lý
sẽ tiến hành việc kiểm tra và lọc dữ liệu tương ứng với MSSV được cung
cấp, và gửi về cho hệ thống tương tác hiển thị ra cho sinh viên.
Trong thời gian đăng ký môn ọhc, nếu sinh viên có nhu cầu muốn hiệu
chỉnh TKB, hệ thống nàysẽ cung cấp chức năng tiếp nhận các hiệu chỉnh
của sinh viên, và gửi về bộ phận xử lý.
c. Hiệu suất:
Hệ thống tương tác có thể gặp một số vấn đề sau:



Xảy ra lỗi trong quá trình sinh viên submit.
Đường truyền dữ liệu xảy ra lỗi khiến thông tin không
thể đến được CSDL củaPĐT. Thông tin bị thiếu một phần, hoặc
thông tin được chuyển đi sai hoàn toàn.

II – PHÂN TÍCH CHI TIẾT USECASE ĐĂNG KÝ MÔN HỌC
1- TỔNG QUAN:
Chức năng đăng ký môn học của hệ thống được thực hiện với sự trợ giúp rất lớn
từ cơ sở dữ liệu và hệ thống xử lý.
Để thuận tiện cho việc đăng ký môn học, cơ sở dữ liệu sẽ lưu ba thông tin cơ bản
sau:
- Thông tin các môn học.

Page
10


-Thời khóa biểu dự kiến của sinh viên (lúc đăng ký môn học là thời khóa biểu dự

kiến khoa gửi cho phòng đào tạo, lúc hiệu chỉnh môn học thì đó là thời khóa
biểu sau khi đã xử lý các yêu cầu trong quá trình đăng ký).
-Các yêu cầu xử lý: khi sinh viên hiệu chỉnh, ứng với mỗi yêu cầu hiệu chỉnh sẽ có
một record được thêm vào bảng này. Dữ liệu được sắp xếp theo thứ tự thời
gian. Khi kết t húc đợt đăng ký hoặc hiệu chỉnh, bộ phận xử lý sẽ duyệt tuần
tự từng yêu cầu này và xử lý.
Khi sinh viên đã đăng nhập vào web với đúng MSSV và password, ta ẽs gửi yêu
cầu đến bộ phận xử lý duyệt cơ sở dữ liệu (TKB dự kiến và các yêu cầu xử lý) và
xuất ra cho sinh viên thông tin thời khóa biểu tạm thời của sinh viên
Chứcnăng hiệu chỉnh sẽ được thực thi ngay trên web. Trong quá trình hiệu
chỉnh, ứng với mỗi lần sinh viên chọn một môn học, ta sẽ gửi yêu cầu cho bộ phận
xử lý duyệt lại CSDL và thống kê thông tin của môn học đó (số lượng sinh
viên đã đăng ký, yêu cầu tối thiểu…) để cung cấp cho sinh viên.
Mỗi yêu cầu hiệu chỉnh của sinh viên tương ứng sẽ được lưu thành một record
trong bảng yêu cầu trong CSDL.
Sinh viên kết thúc bằng việc log out. Việc đăng ký có thể thực hiện liên tiếp trong
thời gian hiệu chỉnh và đăng ký. Ngo
ài ra ệ h
thống còn có thêm
chứcnăng “restore to default” và “roll back one step”cho sinh viên. Ứng với
chức năng “restore to default” hệ thống sẽ xóa tất cả các yêu cầu của sinh viên
trong bảng request. Ứng với chức năng “roll back one step” hệ thống sẽ xóa
record cuối cùng ứng với MSSV trong bảng request.
2-CÁC LƯỢC ĐỒ:
2.1-LƯỢC ĐỒ CỘNG TÁC:

Page
11



Login(name, pass): sinh viên đăng nhập vào hệ thống bằng tài khoản do nhà trường
cung cấp.
1.1 succ:= verify(name, pass): xác nhận thông số tên và password mà người dùng
nhập đúng hay sai, nếu đúng succ bằng true, ngượclại là false.
1.2a [succ=true]: welcome: khi thực hiện đăng nhập thành công, sẽ hiển thị form
welcome
1.2b [succ=false]: error: sinh viên nhập sai thông tin, báo lỗi và yêu cầu sinh viên
thực hiện lại từ đầu. Hệ thống sẽ yêu cầu đăng nhập lại đúng username và pass
, nếu nhập sai thông tin quá 5 lần tài khoản sẽ bị khóa trong 24 giờ.
Display form: trong giao diện này hiển thị thông tin cá nhân ( họ tên, MSSV,
Khoa, họckỳ…). TKB dự kiến, các tính năng liên quan đến việc đăng kí môn
học (thêm môn học, đổi nhóm, hủy môn học …), đặc biệt là ứng với từng môn
học, nó sẽ hiển thị cho sinh viên tình trạng chi tiết của môn học đó (yêu cầu tối
thiết bao nhiêu sinh viên đăng ký, số sinh viên đã đăng ký, số yêu cầu hủy …)
2a request data(Student Id): yêu cầu cơ sở dữ liệu cung cấp thông tin ứng với
MSSV là “Student Id” 2b return result: hiển thị chứcnăng view form của
hệ thống cho sinh viên vừa đăng nhập.
Modifying form: sinh viên thực hiện chức năng sửa chữa việc đăng ký môn
học. Sinh viên sẽ đượchỗ trợ các chứcnăng thích hợp như new, edit, delete, roll
back (trở về trạng thái phía trước), return default (trả về trạng thái ban đầucủa
TKB tức là lúc sinh viên chưa thực hiệnbất kì sựđiều chỉnh nào). Và cuối cùng
là submit để hoàn tất các thao tác sữa chữa.
3-Modify: sinh viên sẽ thực hiện việc hiệu chỉnh của mình trên form.
3a: Request subject Info(Subject) :Mỗilần khi sinh viên chọn một môn học,
sẽ có yêu cầugửi đến CSDL lấy thông tin của môn học đó, và hiển thị lại
cho sinh viên.
3b: Display data: Hiển thị thông tin môn học cho sinh viên.
4-Submit changes: lưu các yêu cầu hiệu chỉnh của sinh viên vào hệ thống.
Sau khi xong quá trình này, display Form sẽ lại request data ứng với MSSV
lúc đầu để cập nhật lại dữ liệu hiển thị cho sinh viên.


Page
12


2.2 -LƯỢC ĐỒ TUẦN TỰ:

3-GIAO DIỆN TƯƠNG TÁC :
3.1 –LOGIN :

Page
13


Giao diện sau khi đăng nhập:

3.2 – ĐĂNG KÝ MÔN HỌC
Mỗi sinh viên, sau khi đăng nhập đều có thể xem TKB, thêm môn học, hay hủy – đổi
nhóm môn học
3.2.1 -Xem TKB
TKB chưa có sự hiệu chỉnh

Page
14


Sau khi hiệu chỉnh, cần chờ một thời gian nhất định để phòng đào tạo xử lý. Giao diện
TKB trong khi chờ đợi để được xét như sau:

TKB sau khi đã được xử lý, sự hiệu chỉnh có thể được chấp nhận hoặc không.


Page
15


3.2.2 -Thêm môn học
Sau khi sinh viên nhấp vào button thêm môn ọc
h sẽ có một bảng
dành riêng cho việc thêm môn học của sinh viên. Trong 4 thuộc tính gồm
Mã môn học, Tên môn học, Mã lớp, Mã nhóm, sinh viên đều có thể chọn
môn học theo ý muốn của mình nếu môn đó được mở. Riêng đối với Mã
môn học và Tên môn học, một trong 2 cái sau khi được nhập thì cái kia
sẽ tự động xuất hiện. Thuộc tính số lượng đăng kí ẽ s cho sinh viên
biết được hiện tại đã có bao nhiêu sinh viên khác đã đăng kí môn đó.

Page
16


3.2.3 -Hủy– đổi nhóm môn học
Sau khi sinh viên nhấp vào button Hủy – Đổi nhóm môn học, sẽ có
một bảng hiện thị gồm tất cả các môn học mà sinh viên đã đăng kí. Sinh
viên hoàn toàn có thể hủy bỏ hay thay đổi nhóm dựa vào cột hiệu chỉnh.

4-CÁC CLASS CHÍNH:
Class Loginform:
-Login(name: String, pass: String): SV đăng nhập bằng MSSV, tác vụ login sẽ gửi
request yêu cầu kiểm tra về hệ thống Database. Nếu đăng nhập thành công sẽ gọi
tác vụ make Welcome(), ngược lại sẽ xuất ra lỗi đăng nhập sai.
-makeWelcome(): Khi SV đăng nhập thành công, tác vụ makeWelcome() sẽ dưa ra

giao diện thông báo bạn đã đăng nhập thành công vào trang web đăng ký môn học.
Class ChangeForm:

Page
17


-new(sbnum: String, grpnum: String): có nhiệmvụ là tạo mới một môn học trong
việc đăng ký môn ọc.
h Thông số nhận vào là mã môn học, mã nhóm; kết
quả trả về là một môn học mới đượctạo trong thời khóa biểu.
-edit(sbnum: String, grpnum: String): chỉnh sửa môn học, hỗ trợ cho SV đổi môn
học hoặc đổi nhóm. Thông số nhận vào là mã môn học ( có thể giữ nguyên mã của
môn học hiện thời nếu chỉ đổi nhóm) và mã nhóm.
-submit(): SV submit các kết quảđã chỉnh sửa cho hệ thống xử lý. Tác vụ sẽ gửi yêu
cầuxử lý dữ liệu cho hệ thống database.
-delete(sbnum: String): có nhiệm vụ xóa một môn học, thông số nhận vào là mã của
môn học. Kết quả trả về là môn học đó sẽ bị hủy.
-returnDefault(): tác vụ này sẽ trả về kết quả thời khóa biểu mặc định ban đầu mà
phòng đào tạo đã đưa ra khi SV chưa chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào.
-rollback(): khi SV chọn tác vụ rollback thì kết quả thời khóa biểu sẽ quay trở về một
bước trước lúc SV chỉnh sửa.
Class viewForm:
-viewSbList(): tác vụ làm nhiệm vụ cung cấp danh sách môn học được mở.Kết
quả trả về là danh sách môn học được hiển thị trên web bao gồm mã môn học, tên
môn học, các nhóm của môn học, thời gian học và phòng học.
-viewNSubmit( sbnum: String): hiển thị số lượng SV đã đăng ký môn học. Thông
số nhận vào là mã môn học và kết quả trả về là số lượng sinh viên đã đăng ký
trong mỗn nhóm của môn học này.
-viewSchedule(): Hiển thị thời khóa biểu của SV sau lần chỉnh sửa sau cùng.

Class Database:
-StudentInfo(): tác vụ chứa thông tin sv bao gồm họ tên sv, mssv, khoa, học kỳ, quá
trình học tập của các học kỳ trước, …
-SubjectInfo(): chứa thông tin môn học gồm mã môn học, tên môn học, số tính chỉ,
nhóm môn học được mở, thời gian và địa điểm của từng nhóm.
-DefaultSchel (): chứa thông tin thời khóa biểu ban đầu khi sv chưasửa đổi bất kỳ chi
tiết nào của thời khóa biểu.
-UpdateData(): cập nhật dữ liệu khi sinh viên chỉnh sửa trên thời khóa biểucủa mình.
Page
18


IV – TỔNG KẾT:
Với tất cả các tính chất trên, hệ thống đăng ký môn học đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã
đặt ra. Do có sự thay đổi trong cách thức xử lý và lưu trữ đã tạo nên sự thuận lợi cho quá
trình đăng ký môn học của sinh viên. Tạo nên hiệu suất cao hơn hệ thống cũ.
V – TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Mô hình hiện tại của hệ thống đăng ký môn học.
- Software Architecture in Practice, 2nd
edition – Len Bass, Paul Clement, Rick
Kazman.
- SAD – MedBiquitous.
- SAD – Online Catering Service.

Page
19




×