Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Đề tài xây DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.11 MB, 40 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.........................................................................................2
1.1. TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI.......................................................................................2
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI TRƯỜNG ĐH LẠC
HỒNG .............................................................................................................................3
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ...............................................................................5
1.4. PHẠM VI ỨNG DỤNG...................................................................................5
1.5. CÔNG VIỆC NGHIÊN CỨU ..........................................................................6
1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ...................................................................... 8
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG .................................................................10
2.1. XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM MỚI ..................................10
2.2. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH...............................13
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................................15
3.1. MƠ HÌNH QUAN HỆ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM ....................15
3.2. THIẾT KẾ DANH SÁCH SINH VIÊN - PHIẾU NHẬP ĐIỂM .................16
3.3. QUY TRÌNH NHẬP ĐIỂM TỰ ĐỘNG ......................................................19
3.4. GIẢI THUẬT NHẬN DẠNG ĐIỂM ..........................................................19
3.5. KỸ THUẬT NHẬN DẠNG ĐIỂM SỐ TRÊN PHIẾU ĐIỂM ...................25
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ NHỮNG MODULE ĐÃ HOÀN THÀNH................28
4.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.................................................................................28
4.2. MODULE KIỂM SOÁT QUYỀN HẠN .......................................................28
4.3. MODULE XÂY DỰNG LỊCH THI ĐẦU KỲ..............................................29
4.4. MODULE ĐĂNG KÝ THI LẦN 1 ...............................................................29
4.5. MODULE ĐĂNG KÝ THI LẠI ....................................................................30
4.6. MODULE XÉT MÔN HỌC THAY THẾ .....................................................31
4.7. MODULE IN DANH SÁCH SINH VIÊN DỰ THI......................................32
4.8. MODULE NHẬP ĐIỂM BẰNG TAY..........................................................33
4.9. MODULE CHỈNH SỬA ĐIỂM ....................................................................34
4.10. MODULE NHẬP ĐIỂM BẰNG MÁY SCAN ..........................................35
4.11. MODULE XEM ĐIỂM – BÁO CÁO .........................................................36
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN – ĐÁNH GIÁ .................................................................39


5.1. KẾT LUẬN ..................................................................................................39
5.2. ĐÁNH GIÁ ..................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................40


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TÓM LƯỢC ĐỀ TÀI
Trong thời điểm hiện tại và có thể là tương lai gần thì ảnh hưởng của máy tính
nói riêng và cơng nghệ thơng tin nói chung đến cuộc sống của chúng ta rất lớn và
chúng ta cũng không ngừng làm sao để đưa khoa học kỹ thuật vào phục vụ con người
và công việc hằng ngày của chúng ta.
Việc quản lý điểm trước đây chủ yếu dựa trên file Excel hoặc cao hơn là Acess.
Với thực trạng đó, người quản lý điểm rất khó khăn trong việc quản lý các dữ liệu
điểm trước sự tấn công của virus và cả yếu tố con người. Đồng thời công việc cập nhât
điểm cũng rất nhọc nhằn từ việc phải nhập từng dòng điểm vào file như vậy nhầm
điểm là không thể tránh khỏi, 1 thời gian sau mới có thể cập nhật lên mạng và 1 trở
ngại nữa cũng rất tốn kém là phải dán những bảng điểm đã nhập lên tường và cửa kính
làm mất đi mỹ quan phòng học. Với số lượng sinh viên ngày càng tăng thì việc quản lý
điểm theo cách như vậy là khơng thể đáp ứng được. Chính vì vậy, chúng tôi đã khảo
sát và tiến hành thực hiện đề tài: “XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM”.
Ngoài ra, với mơ hình vừa đào tạo theo học phần (các khố củ), vừa đào tạo theo
tín chỉ thì hệ thống quản lý điểm trước đây không để đáp ứng được vì hệ thống này
chủ yếu dựa vào các lớp gốc và hệ thống mơn học theo học phần. Từ đó lập danh sách
sinh viên dự thi từ toàn bộ lớp đó. Và sẽ rất khó khăn cho các sinh viên học lại khi bổ
sung danh sách dự thi. Mặc khác, chi phí cao cả về con người lẫn các tài nguyên khác
như: giấy, mực,… cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Người sử dụng phải chụp từng
bảng điểm bằng một webcam và đưa vào hệ thống. Nếu có vấn đề trên bảng điểm đó
như tơ thiếu một dịng điểm thì phải trực tiếp bổ sung ngay và khơng thể lưu trữ lại file

hình của bảng điểm vừa nhập. Bên cạnh đó, mỗi danh sách sinh viên dự thi trong hệ
thống của chỉ có tối da 20 sinh viên (thấp hơn tiêu chuẩn của Bộ là 5 sinh viên) điều
này làm tăng chi phí cho mỗi đợt thi. Mỗi phịng thi có khoảng 25 – 30 sinh viên. Như
vậy phải tốn 2 tờ danh sách. Đồng thời cũng không tự động thể hiện được phần ghi
chú tình trạng của sinh viên dự thi như thiếu học phí, học lại, thi cải thiện, ….


3
Tuy nhiên, hệ thống quản lý củ cũng có một số ưu điểm sau: phân bố các ô điểm
rõ ràng hơn, khơng phải đầu tư chi phí ban đần khá lớn cho máy scan, qui trình thực
hiện cập nhật điểm đơn giản từ bước đăng ký thi, in danh sách đến nhập điểm, …
Trong quá trình xây dựng nên một hệ thống quản lý điểm hồn thiện thì chúng
tơi ngồi việc khảo sát, phân tích yêu cầu và đặc điểm quản lý của trường ĐH Lạc
Hồng thì việc khảo sát các phần mềm quản lý điểm đã và đang được triển khai tại các
trường cũng không kém phần quan trọng. Nổi bật trong số đó là phần mềm “Quản lý
Điểm” của công ty Tinh Vân đang được áp dụng tại trường CĐ Y tế Đồng Nai và phần
mềm “Quản lý vòng đời sinh viên” của hãng Oracle, phần mềm quản lý điểm của
trường ĐH Bách Khoa TP HCM. Đó là những hệ thống hồn chỉnh được xây dựng
cơng phu với công nghệ hiện đại nhưng vẫn theo xu hướng của các phần mềm quản lý
ở các cấp học phổ thông tức là dựa trên lớp gốc mà từ đó lập danh sách dự thi của tồn
bộ lớp này với mơn học được chọn. Với đa số các phần mềm này khi áp dụng vào từng
trường thì vấp phải những khó khăn nhất định do đặc thù riêng của từng trường cũng
như hệ thống quản lý của các trường tồn tại 2 hệ thống đào tạo vừa tín chỉ và học
phần. Từ những lý do đó mà nhóm chúng tơi quyết tâm thực hiện đề tài này.
1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM TẠI TRƯỜNG ĐH LẠC
HỒNG:
Vào mỗi học kỳ, các Khoa có nhiệm vụ gửi chương trình đào tạo của khoa
mình trong học kỳ đó lên cho Khảo thí (bao gồm cả các mơn chung của phịng đào tạo).
Căn cứ vào đó khảo thí sẽ tiến hành tạo và in danh sách sinh viên dự thi các môn trong
chương trình đào tạo đó. Sau đó tồn bộ danh sách này sẽ được chuyển lại cho khoa.

Giáo vụ khoa sẽ kiểm tra từng danh sách xem có thiếu sót gì khơng và tiếp tục là
chuyển cho phịng tài vụ. Tại đây, tình trạng thiếu học phí của từng sinh viên sẽ được
kiểm tra và điền bằng tay vào ô ghi chú trên tờ danh sách. Đối với sinh viên học lại và
thi cải thiện sẽ được lập danh sách riêng bằng excel. Việc bổ sung danh sách sinh viên
dự thi trong giai đoạn này là hồn tồn có thể xảy ra và cả trong lúc thi.
Lúc này lịch thi cùng các nhóm dự thi, phịng thi sẽ được dán trên bảng thơng
báo ở mỗi khoa. Sinh viên có thể theo dõi lịch thi của mình và các thơng tin khác như
ngày giờ, phịng thi, nhóm.


4
Sau khi các kỳ thi kết thúc thì bảng điểm sẽ được tổng hợp lại tại khảo thí. Mỗi
khoa có trách nhiệm mời giáo viên tới trường chấm bài tại phịng khảo thí. Tại đây
giáo viên sẽ nhân túi bài và thực hiện công các chấm bài trong 1 căn phòng được trang
bị đầy đủ phương tiện phục vụ tốt cho việc chấm thi. Giáo viên có thể hồn tất việc
chấm thi ngay trong ngày và ký nhận bàn giao kết quả, nhận tiền thù lao hoặc gửi lại
số bài chưa chấm xong và sẽ hoàn thành trong những ngày kế tiếp. Giáo viên không
được phép mang túi bài ra khỏi khảo thí trong suốt q trình chấm bài để tránh tiêu
cực có thể xảy ra. Nếu trong q trình chấm bài mà giáo viên chậm trễ thì Khoa có
trách nhiệm phải hỗ trợ khảo thí trong việc đơn đốc hoặc tìm giáo viên khác thay thế.
Việc cập nhật điểm của khảo thí sẽ được tiến hành ngay khi có bài thi được bàn
giao từ giáo viên phụ trách chấm bài. Qui trình cập nhật điểm như sau: cán bộ phụ
trách cập nhật điểm sẽ tiến hành chụp hình các bảng điểm bằng 1 camera. Với mỗi tấm
hình sẽ tiến hành nhận dạng và lấy kết quả ln, nếu có sai sót gì thì trực tiếp sửa ngay
và tiến hành chụp hình lại. Cứ như thế tất cả bảng điểm được nhập vào. Khoảng 1 tuần
sau thì những dữ liệu điểm mới sẽ được cập nhật qua 1 hệ thống riêng dành cho sinh
viên xem điểm trên website. Đồng thời khảo thí sẽ tiến hành photo các bảng điểm đã
được nhập và gửi về cho các khoa. Tại đây khoa sẽ dán bảng điểm lên các bảng thông
báo để sinh viên có thể theo dõi kết quả học tập của mình.
* Một số khuyết điểm tồn tại trong hệ thống quản lý điểm:

- Qui trình tạo danh sách thi khơng chặt chẽ, không ràng buộc được việc thay
đổi danh sách thi (có thể bổ sung thêm sinh viên từ danh sách của khảo thí)
- Có thể xảy ra nhầm lẫn khi đăng ký cho các mơn học chung của phịng đào tạo
(mỗi khoa đều gửi danh sách các môn học chung trong chương trình đào tạo của mình
cho khảo thí).
- Quá trình cập nhật điểm lâu vì phải nhập từ bảng điểm và không được hỗ trợ
chỉnh sửa lỗi ngay trong lúc nhận dạng điểm.
- Chi phí giấy mực lớn: 1 danh sách chỉ có tối đa 20 sinh viên, phải photo về
khoa và dán lên bản thông báo.
- Quá trình cập nhật điểm lên mạng lâu (khoảng 1 tuần).
- Không lưu trữ được bảng điểm gốc đã được chụp lại để sử dụng sao này.


5
1.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của đề tài là nhằm đưa ra những giải pháp cho phép quản lý kết quả
học tập của sinh viên một cách tối ưu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của các
trường học, các tổ chức giáo dục và cụ thể là áp dụng được cho cơng việc của Phịng
Khảo Thí - Trường Đại Học Lạc Hồng với chi phí rẻ nhưng vẫn đáp ứng được sự
chính xác và thời gian xử lý nhanh.
Ngồi ra, người sử dụng cịn có thể phân nhóm sinh viên dự thi dựa vào lớp gốc,
đăng ký học lại, đăng ký thi cải thiện, xét môn học thay thế trong trường hợp sinh viên
trả nợ cho môn học củ, cập nhật điểm bằng máy scan tốt độ cao, hỗ trợ đồng thời cho
cả hai hình thức đào tạo tín chỉ và học phần, .….
1.4. PHẠM VI ỨNG DỤNG
“HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM” có thể được ứng dụng trong các trường học,
các trung tâm giáo dục - hướng nghiệp và nhất là các trường đại học sẽ tạo ra nhiều
thuận lợi trong việc kiểm tra thành tích học tập cũng như kết quả đánh giá rèn luyện
hạnh kiểm. Giúp bộ phận Khảo thí cũng như các Khoa trong trường khơng phải “vất
vả” kiểm tra “bằng tay” tình hình học tập cũng như quản lý sinh viên.

1.5. CƠNG VIỆC NGHIÊN CỨU
1.5.1. Chuẩn hóa mã mơn học:
− Mã mơn học có tối đa 9 ký số trong đó: 2 ký số đầu tiên thể hiện thông tin về
mã khoa, 1 ký số tiếp theo thể hiện mã ngành thuộc khoa, 6 ký số còn lại là số thứ tự
của môn học (Hiện nay chỉ mới sử dụng 3 ký số cho phần số thứ tự mơn học). Ví dụ:
mã môn học 10117

10 1 117
Mã khoa

Mã ngành thuộc Khoa

Số thứ tự của môn học


6
Bảng mã khoa:
Mã Khoa

Tên Khoa

1

Công nghệ thông tin

2

Điện tử viễn thơng

3


Cơ điện

4

Kỹ thuật cơng trình

5

Cơng nghệ hố thực phầm

6

Hố sinh mơi trường

7

Quản trị kinh tế quốc tế

8

Tài chính kế tốn

9

Đơng phương

10

Ngoại ngữ


11

Phịng đào tạo

− Tên mơn học thuộc khoa được đặt theo đúng qui định trong chương trình đào
tạo của khoa và có thêm vào ký hiệu {ĐVHT} nhằm phân biệt với các mơn học tín chỉ.
Ví dụ: Cơ sở văn hóa Việt Nam {ĐVHT}
- Căn cứ trên các qui tắc quản lý chung và các nhu cầu mang tính tổng quát
trong nhà trường về việc quản lý điểm sinh viên để xây dựng một hệ thống giúp cho
việc quản lý điểm hiệu quả và nhanh chóng hơn.
- Qua thực tế tìm hiểu các phương pháp, cách thức thực hiện cơng tác quản lý,
trao đổi thơng tin giữa các phịng ban và ban khảo thí, qua
phân tích các mặt khó khăn, bất tiện của phương pháp
quản lý truyền thống và những yêu cầu, gợi ý về một hệ
thống quản lý điểm thống nhất.
- Điểm mấu chốt của hệ thống quản lý mới là tăng
tốc độ nhập điểm và độ chính xác của những bảng điểm
được nhận dạng. Sử dụng máy scan tốc độ cao quét qua
những mẫu bảng điểm được thiết kế đặc biệt cho việc
nhận dạng mã bảng điểm (danh sách sinh viên dự thi) và

Hình 1: Mẫu bảng điểm


7
các ô điểm phục vụ cho việc nhận dạng điểm số của sinh viên.
1.5.2. Mẫu biểu liên quan:

Hình 2: Bảng điểm của sinh viên


Hình 3: Bảng điểm thi tốt nghiệp cuối khóa


8

1.6. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Tìm hiểu, khảo sát qui trình quản lý điểm hiện tại của trường, thu thập các mẫu
biều: bảng điểm tổng kết, xét khen thưởng, xét tốt nghiệp, …..
Tham khảo một số phần mềm quản lý điểm đã có trên thị trường như phần mềm
của cơng ty Tinh Vân, phần mềm của trường ĐH Bách Khoa Tp HCM, phần mềm
“Quản lý vòng đời Sinh viên” của Oracle.
Phân tích và thiết kế cơ sở dữ liệu để lưu trữ và trao đổi thơng tin của các Khoa,
phịng ban và bộ phận Khảo thí: đăng ký danh sách dự thi, in danh sách, xét môn học
thay thế, ….
Nghiên cứu một số kỹ thuật Xử lý ảnh: nhận dạng, xoay ảnh, nâng cao chất
lượng ảnh, …... Tham khảo giáo trình của PGs. Ts. Đỗ Năng Toàn.
Kế thừa và kết hợp với hệ thống “quản lý hồ sơ” và “quản lý thu học phí” đang
sử dụng tại đơn vị.
Xây dựng chương trình.


9
Kiểm thử.
+ Kiểm thử nội bộ.
+ Kiểm thử ở các khoa đối với sinh viên khóa mới 2009.
Đưa vào sử dụng.


10


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
2.1. XÂY DỰNG QUI TRÌNH QUẢN LÝ ĐIỂM MỚI:
Với tính chất quan trọng của hệ thống quản lý điểm địi hỏi khi xây dựng qui
trình hoạt động phải tuân thủ theo một số qui tắc nhất định nhằm đảm bảo tính chính
xác, thống nhất và tính tồn vẹn của dữ liệu. Vì thế đề ra qui trình hoạt động phải dựa
trên các yếu tố sau:
+ Dựa trên việc khảo sát nhu cầu lưu trữ và truy suất dữ liêu của các đơn

vị trong trường cũng như của chính sinh viên.
+ Dựa trên các quy chế về đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo. Dung hồ
giữa đào tạo theo học phần và tín chỉ.
+ Dựa trên việc tìm hiểu các cơ sở dữ liệu của trường đã xây dựng và
đang hoạt động ổn định.
+ Dựa trên xu hướng phân tích thiết kế hướng đối tượng với công cụ thiết
kế(Design Tools): Rational Rose, Power Design.
+ Dựa trên sự thống nhất giữa các phòng ban, trung tâm để đề ra qui trình
hoạt động tối ưa cho hệ thống.
Từ nền tảng đó chúng tơi đi đến thống nhất chung cho một qui trình quản lý
điểm như sau:
* Xây dựng hệ thống các môn học mới và thiết lập cơng thức tính cho từng mơn
học thuộc khoa.
* Xây dựng lịch thi cho các môn học vào đầu học kỳ của mỗi năm học (lịch thi
lại sẽ tạo sau khi kỳ thi chính thức kết thúc). Trong q trình tạo lịch thi thì cơng thức
tính điểm của mơn học có thể thay đổi hoặc giữ mặc định theo thiết lập ban đầu.
* Đăng ký danh sách sinh viên thi lần 1 (chính thức) dựa trên lịch thi của các
mơn học đã được tạo (đăng ký danh sách sinh viên thi lại sẽ được thực hiện sau khi tạo
kỳ thi lại – tự động lọc các nhóm sinh viên khơng đạt trong lần thi chính thức). Việc
đăng ký danh sách sinh viên dự thi này thực chất chính là thao tác chia nhỏ danh sách
sinh viên từ lớp gốc ra thành nhiều nhóm (mỗi nhóm có tối đa 30 sinh viên) bao gồm



11
cả sinh viên chính thức lẫn học lại. Và khi đăng ký thì bắt buột các Khoa phải tạo danh
sách thống nhất cho tất cả các hình thức thi của môn học được đăng ký.
* In danh sách sinh viên dự thi với các hình thức tương ứng của mơn học được
chọn. Có thể in tất cả các danh sách của các hình thức hay chỉ in một vài hình thức cần
thiết. Khi một danh sách bất kỳ của một môn học được in ra đồng nghĩa với việc tất cả
các danh sách cịn lại của nhóm thuộc tờ danh sách đó bị khố lại. Có nghĩa là khơng
thể tiếp hành cập nhật (thêm, bớt sinh viên) hay xố nhóm được nữa.
* Sau khi thực hiện xong các kỳ thi thì bảng điểm sẽ được tập trung lại tại Khảo
thí. Môn học nào kết thúc trước sẽ thi trước. Và như thế sẽ được cập nhật điểm trước
để sinh viên kịp thời xem và kiểm tra điểm số của mình. Với qui trình rất chặt chẽ địi
hỏi độ chính xác 100% khi tiến hành nhập điểm thì bộ phận Khảo thí phải liên tục
giám sát q trình scan điểm và kịp thời xử lý khi có sự cố xảy ra. Mỗi bảng điểm
được nhập phải được chính bộ phải giám sát kiểm tra và chắc chắn rằng điểm số được
cập nhật trên bảng điểm đó là hồn tồn chính xác. Với mỗi bảng điểm được cập nhật
thì ngày lập tức điểm số của sinh viên được cập nhật theo và được thể hiện ngày trên
trang xem điểm của trường. Đồng thời còn thể hiện bảng điểm gốc giúp sinh viên có
thể đối chiếu so sáng kết quả.
* Vào cuối mỗi học kỳ thì ban Khảo thí có thể xuất kết quả học tập của từng
sinh viên trong khoa để tiến hành các thao tác xét khen thưởng, xét tốt nghiệp, ….


12
Danh sách môn học (1)

Tạo lịch thi lần 1 (2)

Tạo lịch thi lần 2 (3)

Danh sách SV
không đạt lần 1 (7)

Danh sách SV (4)
Đăng ký thi lần 1 (5)

Đăng ký thi lần 2 (6)

In danh sách SV (8)
Nhập điểm bằng tay (9)

Scan điểm (10)

Cập nhật điểm (12)

Xét môn thay thế (13)

Sửa điểm (11)
Xem điểm, báo cáo (14)

Hình 4: Quy trình của hệ thống quản lý điểm


13
2.2. CÁC CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
Tạo lịch thi lần 1 (thi chính thức).
Thao tác này là bước xác định danh sách các mơn học trong chương
trình đào tạo của khoa sẽ thi trong học kỳ này. Bước (2) trong qui trình.
Đăng ký thi lần 1.
Tiến hành chia nhóm sinh viên cho từng mơn học. Mỗi nhóm tối đa 30

sinh viên bao gồm cả sinh viên học lại. Đây cũng chính là bước tạo danh sách
sinh viên dự thi. Bước (5) trong qui trình.
Tạo lịch thi lần 2 (thi lại)
Căn cứ vào lịch thi lần 1 của các môn học mà giáo vụ khoa sẽ tiến hành
tạo lập lịch thi lần 2 cho các mơn học có sinh viên không đạt trong kỳ thi lần 1.
Không tạo kỳ thi lần 2 cho những mơn học khơng có sinh viên khơng đạt. Bước
(3) trong qui trình.
Đăng ký thi lại.
Dựa vào lịch thi lần 2, danh sách sinh viên không đạt trong lần 1 và hình
thức thi lại của mơn học mà tiến hành chia nhóm lại cho hợp lý để tạo danh
sách thi lần 2 bao gồm cả sinh viên thi cải thiện. Bước (6) trong qui trình.
In danh sách sinh viên.
Thay tác này là bước chốt danh sách sinh viên dự thi. Không thể cập
nhật danh sách sinh viên cũng như xóa danh sách. Đồng thời xác định ln
trạng thái của sinh viên khi tham gia kỳ thi này là gì: thiếu học phí, học lại, …..
Chức năng này thực hiện cho cả 2 kỳ thi chính thức và thi lại. Bước (8) trong
qui trình.
Xét mơn thay thế.
Trong trường hợp cần cập nhật điểm cho những sinh viên trả nợ các mơn
học khơng cịn đào tạo hoặc tương đương với nhau thì chức năng này giúp các
khoa thực hiện thao tác thay thế môn học này bằng 1 môn học khác. Bước (13)
trong qui trình.


14
Nhập điểm bằng tay.
Chức năng này hổ trợ bộ phận khảo thí trong trường hợp khơng thể sử
dụng được máy scan hoặc vì lý do nào đó. Thao tác nhập đơn giản chỉ cần chọn
đúng danh sách được tạo lập từ lúc đăng ký thi. Bước (9) trong qui trình.
Sửa điểm.

Hỗ trợ cập nhật điểm trong trường hợp có sai sót, hay phúc khảo điểm.
Chỉ cần nhập mã sinh viên cần chỉnh sửa và lựa chọn đúng môn học bao gồm cả
những điểm có trạng thái là khơng sử dụng. Bước (10) trong qui trình.
Scan điểm.
Để tăng tốc độ cập nhập điểm cũng như lưu trữ lại bảng điểm gốc hỗ trợ
việc xem điểm trên mạng. Chức năng này cho phép người dùng scan các bảng
điểm theo từng thu mục hoặc từng tập tin với độ chính xác là 100%. Bước (11)
trong qui trình.
Xem điểm, báo cáo.
Chức năng này cho phép bộ phận khảo thí có thể in ra các loại mẫu bảng
điểm: tổng kết năm học, tốt nghiệp, … và một số thống kê về tình trạng của các
bảng điểm. Bước (14) trong qui trình


15

CHƯƠNG 3: THUYẾT KẾ HỆ THỐNG
3.1. MƠ HÌNH QUAN HỆ CỦA HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỂM:
Dựa trên những thông tin khảo sát được cũng như q trình phân tích u cầu,
chức năng của hệ thống chúng tôi đã xây dựng nên cơ sở dữ liệu như sau:

Hình 5: Mơ hình quan hệ quản lý điểm


16
3.2. THIẾT KẾ DANH SÁCH SINH VIÊN - PHIẾU NHẬP ĐIỂM:
* Dựa trên các yêu cầu về quản lý điểm:
-

Quan điểm về quản lý điểm: quản lý (về) điểm số của sinh viên đối với từng

môn học.

-

Mỗi một môn học sẽ có 1 hay nhiều hình thức thi, cơng thức tính điểm (trọng số
của từng hình thức) có thể giống hoặc khác nhau nhưng phải đảm bảo tổng của
chúng bằng 100%.

-

Với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo - một danh sách sinh viên cho một
phịng thi có tối đa là 25 sinh viên.

-

Đáp ứng nhu cầu vừa đào tạo theo học phần và tín chỉ.

* Việc xây dựng phiếu nhập điểm phải giải quyết được các yêu cầu trên.
Trên phiếu nhập điểm ta cần biết được các thông tin sau:
-

Môn học mà mẫu biểu này sẽ nhập điểm

-

Năm học mà môn học này được tổ chức thi

-

Học kỳ mà mơn học được tổ chức thi


-

Hình thức thi ( chuyên cần – tự học – cuối kỳ)

-

Danh sách các sinh viên sẽ thi môn học.
Và để phân biệt giữa các phiếu nhập điểm, mỗi một phiếu nhập điểm sẽ có một

mã phân biệt.
Việc nhập điểm thơng qua máy scan và chương trình sẽ quét qua để nhận dạng
và xác định được điểm của từng sinh viên trong danh sách.
Để hỗ trợ cho việc nhận dạng điểm được dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.
Việc thiết kế mẫu biểu phải được tính tốn sao cho có lợi nhất.
-

Các thơng tin cần thiết phải được thể hiện trên mẫu biểu.

Hình 6: Các thông tin hiển thị trên mẫu phiếu

-

Trên mẫu biểu cần có một vùng chứa mã bảng điểm: Mã bảng điểm này được

chuyển sang bit nhị phân và hiển thị trên mẫu phiếu bằng các nút vuông để dễ dàng
nhận dạng.


17


Hình 7: Mã bảng điểm hiển thị trên mẫu phiếu

-

Trên mẫu biểu cần có các điểm nút đóng vai trị là các nút đặc trưng dùng để

xác định file hình đó có phải là mẫu biểu nhập điểm hay khơng, và để xác định độ lệch
của file đó. Và nếu độ lệch vượt quá mức cho phép thì sẽ phải xoay hình lại.

Hình 8: Các thơng tin hiển thị trên mẫu phiếu

-

Một số điểm nút khác đóng vai trị xác định vùng tơ điểm cho từng sinh viên.

Hình 9: Các thông tin hiển thị trên mẫu phiếu

-

Số sinh viên tối đa cho một danh sách là 25 sinh viên, nên việc căn chỉnh về

font chữ cũng phải được tính tốn sao cho phù hợp. Ở đây mẫu phiếu cho phép tối đa
là 30 sinh viên.


18
Hình mơ tả mẫu biểu.

41

.

1
2

42
.

3

44
.

43
.

1

: Thơng tin bảng điểm

Hình 10: Mẫu phiếu mới

2 : Mã bảng điểm
3 : Vùng tô điểm cho từng sinh viên
4 : Các điểm nút đặc trưng

45
.



19
3.3. QUY TRÌNH NHẬP ĐIỂM TỰ ĐỘNG
Phiếu điểm
gốc

Máy scan

Các tập tin
hình ảnh

Đọc lên
chương trình
Nhận dạng các
phiếu điểm khác

Duyệt qua từng
phiếu điểm

Danh sách các phiếu
điểm sẽ nhập điểm

Nhận dạng điểm cho
từng phiếu điểm

Lưu trữ lại điểm.
Nén và lưu trữ phiếu điểm gốc
Hình 11: Quy trình nhập điểm tự động

3.4. GIẢI THUẬT NHẬN DẠNG ĐIỂM:
3.4.1. Quy trình xử lý khi nhận dạng điểm

Đọc phiếu
điểm

Tiền xử lý
phiếu điểm.

Nhận dạng
điểm

Lưu trữ

Hình 12: Quy trình xử lý khi nhận dạng điểm

3.4.2. Đọc phiếu điểm:
Giáo viên sẽ tiến hành chấm bài và tô điểm của từng sinh viên vào vùng tơ điểm.
Sau đó mẫu phiếu sẽ được đưa vào máy tính thơng qua máy scan và được lưu thành
tập tin hình ảnh.
Chương trình nhập điểm sẽ đọc lần lượt các file hình (các phiếu nhập điểm) lên
bộ nhớ để phục vụ cho các thao tác tiếp theo của quy trình quét phiếu nhập điểm.


20
3.4.3. Tiền xử lý phiếu điểm:
3.4.3.1. Áp dụng các kỹ thuật xử lý ảnh để hiệu chỉnh mẫu phiếu:
3.4.3.1.1. Nắn chỉnh biến dạng:
Phiếu điểm nhận được qua máy scan thường thì ít bị biến dạng.
P’i
×f(Pi)

Pi


Phiếu điểm bị biến dạng

Phiếu điểm mong muốn

Hình 13: Phiếu điểm bị biến dạng và phiếu điểm không bị biến dạng

Để khắc phục người ta sử dụng các phép chiếu, các phép chiếu thường
được xây dựng trên tập các điểm điều khiển.
Giả sử (Pi, Pi’) i = 1, n có n các tập điều khiển
Tìm hàm f: Pi a f (Pi) sao cho
n



f ( Pi ) − Pi '

i =1

2

→ min

Giả sử ảnh bị biến đổi chỉ bao gồm: Tịnh tiến, quay, tỷ lệ, biến dạng bậc
nhất tuyến tính. Khi đó hàm f có dạng:
f (x, y) = (a1x + b1y + c1, a2x + b2y + c2)

Ta có:

[


φ = ∑ ( f ( Pi ) − Pi ' ) 2 = ∑ (a1 xi + b1 yi + c1 − xi' ) + (a 2 xi + b2 yi + c 2 − yi' )
n

n

i =1

i =1

Để cho φ → min

2

2

]


21
⎧ ∂φ
=0

∂ a1

⎪ ∂φ
=0⇔

⎪ ∂b1
⎪ ∂φ

=0

⎩ ∂c1

n
n
n
⎧ n
2
'
⎪∑ a1 x i + ∑ b1 x i y i + ∑ c1 x i = ∑ x i x i
i =1
i =1
i =1
⎪ i =1
n
n
n
n

2
'
⎨∑ a1 x i y i + ∑ b1 y i + ∑ c1 y i = ∑ y i x i
i =1
i =1
i =1
⎪ i =1
n
n
n


'
⎪∑ a1 x i + ∑ b1 y i + nc1 = ∑ x i
i =1
i =1
⎩ i =1

Giải hệ phương trình tuyến tính tìm được a1, b1, c1
Tương tự tìm được a2, b2, c2
⇒ Xác định được hàm f
3.4.3.1.2. Khử nhiễu:
Phiếu điểm nhận được qua máy scan thường thì ít bị nhiễu.
Có 2 loại nhiễu cơ bản trong q trình thu nhận phiếu điểm:
• Nhiễu hệ thống: là nhiễu có quy luật có thể khử bằng các phép
biến đổi
• Nhiễu ngẫu nhiên: vết bẩn không rõ nguyên nhân → khắc phục bằng
các phép lọc
3.4.3.1.3. Chỉnh mức xám:
Nhằm khắc phục tính khơng đồng đều của hệ thống gây ra. Thơng thường
có 2 hướng tiếp cận:
• Giảm số mức xám: Thực hiện bằng cách nhóm các mức xám gần
nhau thành một bó. Trường hợp chỉ có 2 mức xám thì chính là
chuyển về ảnh đen trắng. Ứng dụng: In ảnh màu ra máy in
đen trắng.
• Tăng số mức xám: Thực hiện nội suy ra các mức xám trung gian
bằng kỹ thuật nội suy. Kỹ thuật này nhằm tăng cường độ mịn cho
ảnh.
3.4.3.1.4. Nén ảnh:



22
Nhằm giảm thiểu không gian lưu trữ. Thường được tiến hành theo cả hai
cách khuynh hướng là nén có bảo tồn và khơng bảo tồn thơng tin. Nén khơng
bảo tồn thì thường có khả năng nén cao hơn nhưng khả năng phục hồi thì kém
hơn. Trên cơ sở hai khuynh hướng, có 4 cách tiếp cận cơ bản trong nén ảnh:
• Nén ảnh thống kê: Kỹ thuật nén này dựa vào việc thống kê tần xuất xuất
hiện của giá trị các điểm ảnh, trên cơ sở đó mà có chiến lược mã hóa thích hợp.
Một ví dụ điển hình cho kỹ thuật mã hóa này là *.TIF
• Nén ảnh khơng gian: Kỹ thuật này dựa vào vị trí khơng gian của các
điểm ảnh để tiến hành mã hóa. Kỹ thuật lợi dụng sự giống nhau của các điểm ảnh
trong các vùng gần nhau. Ví dụ cho kỹ thuật này là mã nén *.PCX
• Nén ảnh sử dụng phép biến đổi: Đây là kỹ thuật tiếp cận theo hướng nén
không bảo toàn và do vậy, kỹ thuật thướng nến hiệu quả hơn. *.JPG chính là tiếp
cận theo kỹ thuật nén này.
• Nén ảnh Fractal: Sử dụng tính chất Fractal của các đối tượng ảnh, thể
hiện sự lặp lại của các chi tiết. Kỹ thuật nén sẽ tính tốn để chỉ cần lưu trữ phần
gốc ảnh và quy luật sinh ra ảnh theo nguyên lý Fractal.
Phiếu điểm sau khi đã nhận dạng xong sẽ được nén lại và lưu trữ trên sever để
phục vụ cho việc sinh viên xem điểm và xem phiếu điểm gốc.
3.4.3.2. Trích chọn các điểm đặc trưng trên phiếu điểm
Các điểm đặc trưng được hiển thị trên mẫu phiếu là những ơ vng đen hình
chữ nhật có độ cao là hd và độ rộng là wd và nằm ở những vị trí cố định trên mẫu
phiếu, chỉ có hai điểm [4.4] và [4.5] là di chuyển tùy theo độ dài của danh sách.
Hàm DiemDacTrung(Point px,int hd,int wd) sẽ xác định xem điểm px có thuộc
vào một trong các nút đặc trưng hay không?
-

Nếu px thuộc điểm đặc trưng thì sẽ trả về một điểm là tọa độ của điểm bên

trái phía trên của nút đặc trưng đó.



23
-

Ngược lại sẽ trả ra null.

POINT DiemDacTrung(Point px,int hd,int wd)
{
//Quét lan ra các vùng lân cận đến khi nào hết điểm màu đen.
// Xác định độ cao height và độ rộng width của vùng mới quét phía trên
…..
If (abs(hd - height)> hdd || abs(wd - width)> wdd)
//hdd, wdd là độ sai số cho phép
Return null;
Return pt;//pt là điểm trái nhất trên cùng của nút đặc trưng
}

Các nút đặc trưng đã được tính tốn và xác định vị trí ngay ở bước thiết kế mẫu
phiếu. Do đó việc xác định ra vị trí các nút đặc trưng sẽ có các trường hợp sau:
-

Hình khơng bị lệch hay bị nghiêng thì các nút đặc trưng nằm ở vị trí khi

thiết kế.
-

Ngược lại thì sẽ quét trong một phạm vi mà nút đặc trưng đó có thể xuất

hiện.

POINT TimDiemDacTrung()
{
Point pkq=null;
Duyệt y theo chiều cao với bước nhảy là hd
{
Duyện x theo chiều ngang với bước nhảy là wd
{
Point ptem=new Point(x,y);
pkq=DiemDacTrung(ptem,hd,wd)
if(kpk <>null)
return pkq;
}
}
Return pkq;
}

Việc xác định điểm đặc trưng hỗ trợ cho việc tiền xử lý và việc nhận dạng ảnh
ở những giai đoạn tiếp theo của quy trình quét phiếu nhập điểm.
3.4.3.3. Tiền xử lý phiếu điểm.
Hình qua máy scan sẽ có một số vấn đề sau:
-

Hình bị lệch so với mẫu phiếu thật.[1]

-

Hình bị nghiêng đi một góc so với mẫu phiếu thật. [2]

-


Hình đó khơng phải là mẫu phiếu nhập điểm. [3]

-

Hình bị mờ hoặc có độ phân giải khơng đúng do chỉnh máy scan không đúng
yêu cầu. [4]


24
-

Hình khơng cịn rõ ràng do khơng bảo quản mẫu phiếu thật, làm nó bị nhàu [5].

Ở giai đoạn tiền xử lý sẽ giải quyết các vấn đề trên để việc nhận dạng điểm được
dễ dàng và chính xác hơn:
-

Vấn đề [1], hình khơng bị nghiêng, chỉ bị lệch sang trái, phải, trên hoặc dưới đi
một vài đơn vị pixel. Để giải quyết vấn đề này có hai cách làm:
o Dịch chuyển ảnh sang phải, trái, dưới, trên đi một đơn vị pixel đã tính ở
trên.
o Ghi nhận lại hướng lệch và độ lệch để qua quá trình nhận dạng, ta sẽ
phải cộng hoặc trừ đi độ lệch đó.

-

Vấn đề [2], hình bị nghiêng đi một góc theo cùng chiều hoặc ngược chiều kim
đồng hồ. Việc giải quyết vấn đề này thì khó hơn:
o Việc đầu tiên là phải tính ra góc bị nghiêng là bao nhiêu, và chiều bị
ngược là cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Việc tính ra góc nghiêng

và chiều được dựa vào các nút đặc trưng được xác định ở bước trên.
o Với việc tính tốn ra góc nghiêng và chiều. Nếu góc nghiêng vượt quá
mức cho phép chương trình sẽ tiến hành quay lại hình đó sao cho hình
khơng cịn bị nghiêng, hoặc bị nghiêng ở một mức chấp nhận được.
o

Sau khi đã xoay hình lại, hình sẽ bị rơi vào vấn đề [1]. Và khi đó ta sẽ
giải quyết tiếp như ở vấn đề [1].

-

Đối với các hình bị vấn đề ở [3] thì cơng việc giải quyết như sau:
o u cầu người dùng xác nhận hình này có phải là mẫu phiếu nhập điểm
hay khơng?
o Nếu khơng phải thì bỏ qua và scan hình tiếp theo.
o Nếu đúng là mẫu phiếu thì hình này sẽ rơi vào trường hợp [4] hoặc [5].

-

Đối với những hình ở vấn đề [4] thì có hai cách giải quyết:
o Chỉnh lại cấu hình máy scan và scan lại mẫu phiếu thật (nên làm).
o Cách thứ hai là người dùng sẽ nhập điểm trực tiếp bằng tay vào chương
trình và hình này sẽ được lưu trữ lại trên sever để tiện cho việc sinh viên
xem điểm và kiểm tra.

-

Đối với những hình ở vấn đề [5] thì cách giải quyết là : người dùng sẽ nhập trực
tiếp điểm bằng tay vào thẳng chương trình, những hình này sẽ được lưu trữ lại
trên sever để tiện cho việc sinh viên xem điểm và kiểm tra.



25
3.5. KỸ THUẬT NHẬN DẠNG ĐIỂM SỐ TRÊN PHIẾU ĐIỂM:
Sau khi cơng việc tiền xử lý ảnh đã hồn thành, hình đã được đưa về đúng
chuẩn so với mẫu phiếu gốc.
Việc nhận dạng điểm cho từng sinh viên được thực hiện qua các bước sau:
-

Xác định ra mã bảng điểm trên mẫu biểu.
Int GetMaPhieuDiem()
{
int Kq[];
Int i=0, mapd=0;
Duyệt qua các vị trí mà các nút mã tờ xuất hiện
{
If( khơng tồn tại)
Kq[i++]=0;
Else
Kq[i++]=1;
}
mapd =Chuyển giá trị mảng kq thành giá trị số nguyên;
return mapd;
}

-

Truy xuất cơ sở dữ liệu để lấy ra danh sách sinh viên trong mẫu biểu.
Dựa vào mapd đã tìm được ở trên. Truy vấn vào cơ sở dữ liệu để lấy ra danh
sách sinh viên nằm trên phiếu điểm này và lưu vào mảng SinhVien.


-

Kiểm tra lại một lần nữa xem danh sách sinh viên và mẫu phiếu đang qt có
trùng khớp với nhau hay khơng?


×