Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (874.94 KB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP PHƯƠNG ĐÔNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
*******
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
THUỘC CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG CÔNG TY
Người thực hiện : Đoàn Ngọc Hiếu
Mã số : PĐ711257
Người hướng dẫn : ThS. GVC Nguyễn Đình Thuận
HÀ NỘI , 2005
1
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng đang diễn ra quá
trình tin học hoá toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội loài người
đang chuyển sang kỷ nguyên của công nghệ thông tin.Máy tính và các công cụ
của nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với các ngành khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực quản lý,kế toán.
Công Nghệ Thông Tin đã có rất nhiều ứng dụng trong quản lý nó đã giảm
được bộ máy quản ly cồng kềnh ở các đơn vị trước kia.Nhờ những ứng dụng đó
của Công Nghệ Thông Tin đã làm giảm được sự quản lý đầy khó khăn phức tạp
trên giấy tờ trong công tác quản lý. Nó có yếu tố quan trọng quyết định không
nhỏ đến sự thành công của mỗi ngành nghề mỗi quốc gia hiện nay. (Vì vậy tin
học hoá hoạt động quản lý là một việc làm cần thiết và cần được đưa vào các
đơn vị sản xuất.)
Xuất phát từ thực tế đó, với vốn kiến thức đã được học ở trên lớp, với sự
giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Đình Thuận chúng em đã xây
dựng đề tài ” Quản lý nhân sự trong công ty ”.
2
Phần 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT


Chương 1
LÝ THUYẾT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.1. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
1.1.1. Khái niệm về cơ sở dữ liệu
Cơ sở dữ liệu ( CSDL ) là một tập hợp có sắp xếp các thông tin, dữ liệu về
một vấn đề nào đó, nhằm giúp cho người sử dụng dễ dàng tra cứu, sử dụng và
cập nhập
Đặc điểm chủ yếu của CSDL là cách tổ chức, sắp xếp thông tin, các dữ liệu
có liên quan với nhau sẽ được lưu trong các tập tin hay trong các bảng. Nói cách
khác nó là tập hợp các dữ liệu có quan hệ với nhau.
1.1.2. Sự cần thiết của cơ sở dữ liệu
Ngày nay nhu cầu tích luỹ lưu trữ và xử lý dữ liệu đã có mặt trên mọi lĩnh
vực, trong mọi hoạt động của con người. Nhưng thông tin ngày càng lớn và
phức tạp, buộc con người phải sắp xếp các thông tin sao cho có khoa học, vì vậy
đòi hỏi họ phải sử dụng CSDL
1.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System )
Là một công cụ cho phép quản lý và tương tác với cơ sở dữ liệu như cho
phép xử lý, thay đổi, truy xuất cơ sở dữ liệu. Theo nghĩa này hệ quản trị cơ sở
dữ liệu có nhiệm vụ rất quan trọng như là một bộ phận diễn dịch với ngôn ngữ
bậc cao nhằm giúp người sử dụng có thể dùng được hệ thống mà ít nhiều không
cần quan tâm đến thuật toán chi tiết hoặc biểu diễn dữ liệu trong máy tính. Hầu
hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đều thực hiện các chức năng sau:
- Lưu trữ dữ liệu
- Tạo và duy trì cấu trúc dữ liệu
- Hỗ trợ bảo mật và riêng tư.
- Cho xem và xử lý các dữ liệu lưu trữ
- Cung cấp một cơ chế chỉ mục ( index ) hiệu quả để truy cập nhanh các dữ
liệu lựa chọn.
3
- Cung cấp tính nhất quán giữa các bản ghi khác nhau.

- Bảo vệ dữ liệu khỏi mất mát bằng các quá trình sao lưu ( backup ) và
phục hồi dữ liệu ( recovery )
Trong hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ dữ liệu được tổ chức thành các
bảng, các bảng bao gồm các trường và các trường chứa các bản ghi. Mỗi trường
tương ứng với một mục dữ liệu, hai hay nhiều bảng có thể liên kết nếu chúng có
một hay nhiều trường chung.
1.2. LÝ THUYẾT VỀ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
1.2.1. Khái niệm cơ bản về cơ sở dữ liệu quan hệ
Khái niệm cơ sở dữ liệu quan hệ: là loại cơ sở dữ liệu cho phép ta truy cập
đến dữ liệu thông qua mối quan hệ đến các dữ liệu khác. Các thông tin không
được lưu dưới dạng cây mà tạo thành các bảng dữ liệu giống như các bảng tính.
Để truy cập thông tin ta có thể dùng một ngôn ngữ đặc biệt để truy vấn, đó là
SQL ( Structure Query Language ) nó là ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc.
1.2.2. Thành phần của cơ sở dữ liệu
a) Các trường dữ liệu ( data fields )
Trường dữ liệu chứa dữ liệu nhỏ nhất ( dữ liệu nguyên tố ) , ví dụ trong
bảng HSSV chứa thông tin về sinh viên: Trường MaSV chứa mã sinh viên,
trường Nsinh chứa thông tin về ngày tháng năm sinh của sinh viên trong
trường… Tất cả các trường tạo ra sẽ chứa trong một cơ sở dữ liệu đơn. Tuy rằng
ta có thể chứa hơn một thành phần dữ liệu trong một trường ( field ) đơn, nhưng
gặp trở ngại khi cập nhập hay sắp xếp thứ tự.
b) Các bản ghi dữ liệu ( Data Record )
Các bản ghi dữ liệu ( record ) là tập hợp các trường dữ liệu có liên quan.
Một bản ghi sinh viên bao gồm các thông tin về sinh viên như : họ tên, ngày
sinh, quê quán, hộ khẩu thường trú, giới tính , …
c) Bảng dữ liệu ( Data Table )
Bằng cách kết hợp fields dữ liệu và record dữ liệu đã tạo ra nguyên tố
chung nhất của cơ sở dữ liệu quan hệ là bảng dữ liệu. Nguyên tố này chứa nhiều
4
bản ghi dữ liệu, mỗi bản ghi chứa nhiều trường dữ liệu. Cũng như mỗi bản ghi

chứa các trường có quan hệ, mỗi bảng dữ liệu chứa các bản ghi có quan hệ. Các
bảng dữ liệu nên đặt tên theo đúng ý nghĩa để giúp người dùng dễ nhớ nội dung
của bản ghi và trường.
Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ yêu cầu mỗi hàng trong một bảng phải là
duy nhất. Để đảm bảo tính duy nhất cho một hàng bằng cách tạo ra một khoá
chính ( primary key ) một cột hay kết hợp nhiều cột để xác định duy nhất một
hàng. Một bảng chỉ có một primary key, mặc dù có thể có một số cột hay tổ hợp
các cột khác có thể tạo ra các giá trị duy nhất. Những cột ( hay tổ hợp các cột )
giá trị duy nhất trong bảng được xem như là những khoá dự tuyển của primary
key. Cho đến nay không có một nguyên tắc tuyệt đối nào để xác định khoá dự
tuyển nào là tốt nhất. Các tính chất đề nghị của khoá dự tuyển tốt là: nhỏ nhất
( minimality – chọn một số cột cần thiết ít nhất ) ổn định ( stability – chọn khoá
ít thay đổi nhất ) và đơn giản / thân thiện ( simplicity / familiaty – chọn một
khoá vừa đơn giản vừa quen thuộc).
*Khoá ngoại lai ( Foreign key ): Mặc dù các primary key là thành phần của
các bảng riêng biệt, nếu ta chỉ dùng các bảng độc lập mà không có quan hệ, ta
rất ít khi sử dụng primary key để trở nên thiết yếu khi ta tạo ra các quan hệ để
liên kết các bảng trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
Một trường được gọi là khoá ngoại lai của một bảng A nếu nó không phải
là khoá chính của bảng A và liên kết với một bảng B qua khoá chính của bảng B
để xác định duy nhất một bản ghi của bảng B.
d) Các mối quan hệ trong bảng ( Relationship )
Trong cơ sở dữ liệu quan hệ, quan hệ được xác lập trên từng cặp bảng.
Những cặp bảng này quan hệ với nhau theo một trong 3 loại sau:1-1, 1- ∞ , ∞ -
∞.
*Quan hệ 1-1 ( one-to-one )
Hai bảng được gọi là quan hệ 1-1 nếu với mọi hàng trong bảng thứ nhất chỉ
có nhiều nhất một hàng trong bảng thứ hai. Trên thực tế quan hệ này ít xảy ra.
5
Loại quan hệ này thường được tạo ra để khắc phục một số giới hạn của các phần

mềm quản lý cơ sở dữ liệu hơn là mô hình hoá một trạng thái của thế giới thực.
Trong Microsoft Access, các quan hệ 1-1 có lẽ cần thiết trong một cơ sở dữ liệu
quan hệ khi tách một bảng thành hai hay nhiều bảng do tính bảo mật hay hiệu
qủa.
*Quan hệ 1- ∞ ( one-to-many ):
Hai bảng có quan hệ một nhiều ( one-to-many ) nếu đối với bảng thứ nhất
có thể không có, hay có một hay nhiều trong bảng thứ hai. Quan hệ một nhiều
còn gọi là quan hệ cha con hay là quan hệ chính phụ. Loại quan hệ này được
dùng rất nhiều trong cơ sở dữ liệu quan hệ.
*Quan hệ ∞ - ∞ ( many-to-many )
Hai bảng có quan hệ ∞ - ∞ khi đối với mọi hàng trong bảng thứ nhất có thể
có nhiều hàng trong bảng thứ hai và đối với mọi bảng trong bảng thứ hai có thể
có nhiều hàng trong bảng thứ nhất. Các quan hệ ∞ - ∞ không thể mô hình hoá
trong nhiều phần mềm cơ sở dữ liệu trong đó có cả Microsoft Access. Những
quan hệ này cần được tách ra thành nhiều quan hệ 1-∞
1.2.3. Lý thuyết thiết kế cơ sở dữ liệu quan hệ
Trong phần lớn các ứng dụng chúng ta đều phải tạo ra cơ sở dữ liệu. Do
các nguyên nhân đặc biệt có một số ứng dụng không thể xây dựng được cơ sở
dữ liệu từ đầu hoặc là phải sử dụng một số cơ sở có sẵn không ở dạng thích hợp
cho cơ sở dữ liệu quan hệ. Một trong những dạng thường gặp nhất của ta là
chuyển dữ liệu chứa ở dạng dữ liệu bảng tính thành các bảng của cơ sở dữ liệu
quan hệ.
Có ba bước thiết kế cơ sở dữ liệu:
-Tạo ra các lớp thực thể
-Chuẩn hoá cơ sở dữ liệu
-Thực hiện phi chuẩn.
Giới thiệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Access
Giao diện chính của Microsoft Access:
6
Microsoft Access là một trong bốn phần mềm ứng dụng của bộ Microsoft

office. Nó là 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu ( Database Management System ) dùng
để tạo, xử lý các cơ sở dữ liệu. Phần mềm này được giới thiệu ở Việt Nam từ vài
năm gần đây và trở thành 1 trong những phần mềm phổ biến nhất hiện nay. Từ
trước đến nay ở Việt Nam nói đến quản lý cơ sở dữ liệu là người ta thường nghĩ
ngay đến FoxPro, FoxBase. Dùng FoxPro trong quản lý hầu như có thể yên tâm
vì FoxPro có thể làm được mọi việc. Tuy nhiên nếu đi sâu tìm hiểu Access có
thể thấy rằng phần mềm này thể hiện nhiều đặc tính ưu việt hơn FoxPro, nổi bật
hơn cả là tính đơn giản và hiệu quả. Thật vậy, Access có thể đáp ứng hầu hết các
nhu cầu về quản trị cơ sở dữ liệu nhưng vẫn giữ tính thân thiện và dễ sử dụng cả
cho người lập trình và người sử dụng. Các khái niệm trong lý thuyết cơ sở dữ
liệu được thể hiện khá đầy đủ trong Access. Nó là 1 hệ thống có tính hướng đối
tượng và có thể dùng trên hệ thống mạng để chia sẻ với nhiều người sử dụng cơ
sở dữ liệu. Đồng thời Access dễ dàng quản lý, thể hiện và chia sẻ thông tin trong
các công việc quản lý dữ liệu hàng ngày.
Trên đây là những ưu điểm của Microsoft Access so với các phần mèm
khác. Chắc chắn rằng trong thời gian sắp tới người sử dụng ở sẽ khám phá ra
những ưu điểm này và sử dụng Access một cách rộng rãi phổ biến hơn.
7
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu với đầy đủ các chức
năng. Nó có các tính năng định nghĩa dữ liệu, xử lý dữ liệu và kiểm soát dữ liệu
cần thiết để quản lý một lượng dữ liệu lớn.
a) Định nghĩa – lưu trữ dữ liệu
Với Microsoft Access chúng ta có thể sử dụng một cách linh hoạt trong
việc định nghĩa các dữ liệu như: văn bản, số, thời gian, ngày tháng, tiền tệ, hình
ảnh, âm thanh, tệp dữ liệu, bảng tính… định nghĩa cách lưu trữ dữ liệu, định
dạng dữ liệu để hiển thị hoặc in. Đồng thời cũng có thể định nghĩa các quy tắc
hợp lệ để đảm bảo sự tồn tại chính xác của dữ liệu và mối quan hệ hợp lệ giữa
các tệp hoặc các bảng trong cơ sở dữ liệu.
Ngoài ra Microsoft Access còn là một ứng dụng chất lượng cao của
Microsoft Windows, có thể sử dụng các phương tiện của cơ chế trao đổi dữ liệu

động ( Dynamic Data exchange – DDE ), nhúng và liên kết các đối tượng
( Object Linking And Embadding – OLE ). DDE cho phép thực hiện các hàm và
trao đổi dữ liệu giữa Microsoft Access và các ứng dụng khác dựa trên Windows
có hỗ trợ DDE. Cũng có thể tạo sự kết nối DDE với các ứng dụng khác bằng
Macro hoặc Access Basic. OLE là một khả năng mạnh trong Windows cho phép
liên kết hoặc nhúng các đối tượng vào một cơ sở dữ liệu Access. Các đối tượng
đó có thể là hình ảnh, đồ thị, bảng tính hoặc tệp văn bản của các ứng dụng khác
trong Windows cũng hỗ trợ OLE. Microsoft Access còn có thể truy cập trực tiếp
vào các tệp PARADOX, DBASEIII, DBSEIV, BTRIVE, FOXPRO và các tệp
khác, có thể nhập dữ liệu từ các tệp này vào bảng của Microsoft Access.
Microsoft Access còn có thể làm việc với hầu hết các cơ sở dữ liệu thông dụng
hỗ trợ chuẩn kết nối cơ sở dữ liệu mở ( Open DataBase Connectivity – ODBC )
bao gồm Microsoft SQL Server, Oracle, BD2 và RDB
b) Xử lý dữ liệu
Microsoft Access sử dụng ngôn ngữ cơ sở dữ liệu SQL rất mạnh để xử lý
dữ liệu trong các bảng. SQL có thể định nghĩa một tập hợp dữ liệu cần thiết để
giải một bài toán cụ thể bao gồm dữ liệu có thể lấy từ nhiều bảng. Nhưng
Access đã đơn giản hoá các nhiệm vụ xử lý dữ liệu. Tuy nhiên không nhất thiết
8
bạn phải biết đến SQL vẫn có thể sử dụng Access. Access dùng các mối quan hệ
do người dùng định nghĩa để tự động liên kết các bảng cần thiết. Người dùng chỉ
cần tập trung vào các vấn đề thông tin là chủ yếu bởi Access có các công cụ trợ
giúp mạnh để giúp người dùng phần lớn các công việc trên máy. Microsoft
Access còn có phương tiện định nghĩa truy vấn đồ hoạ rất mạnh được gọi là truy
vấn đồ hoạ theo mẫu ( Graphical Query by example – QBE )
c) Kiểm soát dữ liệu
Microsoft Access được thiết kế để sử dụng như một hệ quản trị cơ sở dữ
liệu ( HQT-CSDL ) đơn lẻ trên một trạm làm việc duy nhất hoặc theo thể thức
khách dịch vụ được dùng chung trên mạng. Người dùng có thể chia sẻ dữ liệu
của Access với những người sử dụng khác bởi Access có tính năng toàn vẹn và

bảo mật dữ liệu tốt. Access có thể quy định người sử dụng hoặc nhóm người sử
dụng nào được truy cập vào các đối tượng (bảng, biểu mẫu, truy vấn, … ) trong
cơ sở dữ liệu. Microsoft Access cung cấp cơ chế khoá để đảm bảo là không bao
giờ có 2 người sử dụng đồng thời truy cập vào cùng một đối tượng. Đồng thời
Access cũng nhận biết và chấp nhận các cơ chế khoá của các cấu trúc cơ sở dữ
liệu khác như (ParDox, SQL , Dbase ) được gắn kèm với cơ sở dữ liệu Access.
d) Microsoft Access – công cụ để phát triển ứng dụng cơ sở dữ liệu.
Đối với Microsoft Access việc thiết kế và xây dựng các ứng dụng cơ sở dữ
liệu trở nên dễ dàng hơn vì Access không đòi hỏi người dùng phải hiểu sâu về
ngôn ngữ lập trình nào cả mặc dù trong Access người sử dụng phải bắt đầu từ
việc định nghĩa các thao tác trên dữ liệu thông qua các Form, Report, Query và
các Macro.
Khái niệm cơ sở dữ liệu. Đó là hệ chương trình do Access tạo ra và được
lưu trên một tệp có đuôi MDB. Một cơ sở dữ liệu Microsoft Access cung cấp
cho người sử dụng 6 nhóm đối tượng công cụ là:
- Bảng ( Table )
- Truy vấn ( Query )
- Mẫu biểu (Form )
- Báo biểu (Report )
9
- Tập lệnh (Macro )
- Đơn thể ( Module )
Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ nó trợ giúp cho
người sử dụng lưu trữ thông tin dữ liệu bên ngoài vào máy tính dưới dạng các
bảng và có thể tính toán, xử lý trên dữ liệu trong các bảng đã lưu trữ.
e) Các đặc điểm của Microsoft Access
- Hỗ trợ cơ chế tự động kiểm tra khoá chính, phụ thuộc tồn tại, miền giá
trị… của dữ liệu bên trong các bảng một cách chặt chẽ.
- Với công cụ trình thông minh ( Wizard ) cho phép người sử dụng có thể
thiết kế các đối tượng trong Microsoft Access một cách nhanh chóng.

- Với công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE sẽ hỗ trợ cho người sử dụng có
thể thực hiện các truy vấn mà không cần quan tâm đến cú pháp của các câu lệnh
trong ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL ( Structure Query Language ) được
viết như thế nào.
- Với kiểu trường đối tượng kết nhúng OLE cho phép người sử dụng có thể
đưa vào bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access các ứng dụng khác trên Windows
như : tập tin văn bản Word, bảng tính Excel, hình ảnh BMP, âm thanh WAV.
- Dữ liệu được lưu trọn gói trong một tập tin: tất cả các đối tượng của một
ứng dụng chỉ được lưu trong một tập tin cơ sở dữ liệu duy nhất đó là tập tin cơ
sở dữ liêụ Access ( MDB ).
- Ứng dụng có thể sử dụng trên môi trường mạng máy tính nhiều người sử
dụng, cơ sở dữ liệu được bảo mật tốt
- Có khả năng trao đổi dữ liệu qua lại với các ứng dụng khác, có thể
chuyển đổi dữ liệu qua lạ với các ứng dụng như Word, Excel, Fox, Dbase,
HTML, …
f) Các đối tượng bên trong tập tin cơ sở dữ liệu Access
Một tập tin cơ sở dữ liệu Access gồm:
-Cấu trúc cơ sở dữ liệu
-Các màn hình nhập liệu và khuôn dạng kết xuất
-Công cụ khai thác dữ liệu
10
Được chia thành 6 đối tượng cơ bản sau:
*Bảng ( Table )
Là thành phần cơ sở của tập tin cơ sở dữ liệu Access có cấu trúc giống như
một tệp DBF của Foxpro được dùng để lưu trữ dữ liệu của cơ sở dữ liệu. Do đó
đây là đối tượng đầu tiên phải được tạo ra trước. Một cơ sở dữ liệu thường gồm
nhiều bảng có quan hệ với nhau. Nguồn gốc của cơ sở dữ liệu quan hệ đầu tiên
do tiến sĩ E.F.Codd thiết kế đã được công bố rộng rãi tạp chí vào tháng 7/1970
với bài “ mô hình dữ liệu quan hệ cho các ngân hàng dữ liệu lớn”. Theo mô hình
này các dữ liệu sẽ được lưu vào máy tính dưới dạng các bảng hai chiều gọi là

các quan hệ và giữa các bảng sẽ có các mối quan hệ được định nghĩa nhằm phản
ánh mối liên kết thực sự của các đối tượng dữ liệu ở bên ngoài thế giới thật.
Trong mô hình này giới thiệu các khái niệm:
+Bảng ( table ) hay quan hệ: gồm có nhiều dòng và nhiều cột. Trong một
bảng phải có ít nhất là một cột.
+Cột ( Column ) hay trường ( Field ): nằm trong bảng. Trong một bảng thì
không thể có hai cột trùng tên nhau. Trên mỗi cột chỉ lưu một loại dữ liệu. Các
thuộc tính cơ sở của một trường là: Tên trường ( Field name ), kiểu dữ liệu
( Data type ), độ rộng ( Field size ).
+Dong ( Row ): Nằm trong bảng. Trong một bảng thì không thể có hai
dòng trùng lặp nhau về thông tin lưu trữ.
+Khoá chính ( Primary key ): là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà
dữ liệu tại các cột này bắt buộc phải có ( không được để trống ) và đồng thơì
phải duy nhất không được phép trùng lặp ( tính duy nhất của dữ liệu ). Hơn thế
nữa giá trị dữ liệu của khoá chính xác định duy nhất các giá trị của các trường
khác trong cùng một dòng.
+Khoá ngoại ( Foreign key ): là một hoặc nhiều trường trong một bảng mà
các trường này là khoá chính của một bảng khác. Do đó dữ liệu tại các cột này
bắt buộc phải tồn tại có trong một bảng khác ( tính tồn tại của dữ liệu).
*Truy vấn ( Query )
11
Là công cụ cho phép người sử dụng dùng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc
SQL hoặc công cụ truy vấn bằng thí dụ QBE để thực hiện các truy vấn trích rút,
chọn lựa dữ liệu hoặc cập nhật dữ liệu ( thêm, sửa, xoá ) trên các bảng. Truy vấn
bằng thí dụ là một công cụ hỗ trợ việc thực hiện các truy vấn mà không cần phải
viết các lệnh SQL mà chủ yếu chỉ dùng kỹ thuật kéo thả ( Drag – Drop ) trên cơ
sở đồ hoạ. Truy vấn là công cụ mạnh của Access dùng để tổng hợp, sắp xếp, tìm
kiếm dữ liệu trên các bảng. Khi thực hiện truy vấn sẽ nhận được một tập hợp các
kết quả thể hiện trên màn hình dưới dạng bảng, gọi là DynaSet. DynaSet chỉ là
bảng kết quả trung gian , không được ghi lên đĩa và nó sẽ bị xoá khi kết thúc

truy vấn. Tuy nhiên có thể sử dụng một DynaSet như một bảng để xây dựng các
truy vấn khác. Chỉ với truy vấn đã có thể giải quyết khá nhiều dạng toán trong
quản trị cơ sở dữ liệu.
*Biểu mẫu ( Form )
Cho phép người sử dụng xây dựng trên các màn hình dùng để cập nhật
hoặc xem dữ liệu lưu trong các bảng, ngoài ra cũng cho phép người sử dụng tạo
ra các hộp thoại hỏi đáp giữa người sử dụng và hệ thống ứng dụng. Mẫu biểu
dùng để tổ chức cập nhật dữ liệu cho các bảng và thiết kế giao diện chương
trình. Tuy có thể nhập dữ liệu trực tiếp vào các bảng, nhưng mẫu biểu sẽ cung
cấp nhiều khả năng nhập dữ liệu tiện lợi như: Nhận dữ liệu từ một danh sách,
nhận các hình ảnh, nhập dữ liệu đồng thời trên nhiều bảng thông qua SubForm.
Mẫu biểu còn cho phép nhập các giá trị riêng lẻ ( không liên quan đến bảng ) từ
bàn phím. Mẫu biểu còn có một khả năng qua trọng khác là tổ chức giao diện
chương trình dưới dạng một bảng nút lệnh hoặc một hệ thông menu.
*Báo biểu ( Report )
Cho phép tạo ra kết xuất từ các dữ liẹu đã lưu trong các bảng, sau đó sắp
xếp và định dạng theo một khuôn dạng cho trước và từ đó có thể đưa kết xuất
này ra màn hình hoặc máy in. Báo biểu là một công cụ tuyệt vời phục vụ công
việc in ấn, nó cho các khả năng:
-In dữ liệu dưới dạng bảng
-In dữ liệu dưới dạng biểu
12
-Sắp xếp dữ liệu trước khi in
-Sắp xếp và phân nhóm dữ liệu tới 10 cấp. Cho phép thực hiện các phép
toán để nhận dữ liệu tổng hợp trên mỗi nhóm. Ngoài ra, dữ liệu tổng hợp nhận
trên các nhóm lại có thể đưa vào các công thức để nhận được sự so sánh, đối
chiếu trên các nhóm và trên toàn báo cáo.
-In dữ liệu của nhiều bảng có quan hệ trên một báo cáo.
*Tập lệnh ( Macro )
Bao gồm một dãy các hành động ( action ) dùng để tự động hoá một loạt

các thao tác. Macro thường dùng với biểu mẫu để tổ chức giao diện chương
trình. Macro là công cụ cung cấp cho người sử dụng tạo ra các hành động đơn
giản trong Microsoft Access như mở biểu mẫu, báo cao, thực hiện 1 truy vấn…
13
*Đơn thể ( Modul )
Là nơi chứa các hàm, thủ tục viết bằng ngôn ngữ Access Basic. Mặc dù
các công cụ mà Access cung cấp khá đầy đủ. Cho phép người sử dụng xây dựng
các hàm hoặc thủ tục của riêng mình để thực hiện một số hành động phức tạp
nào đó mà không thể làm bằng công cụ tập lệnh. Các hàm, thủ tục của Access
Basic sẽ trợ giúp giải quyết những phần việc khó mà công cụ không làm nổi
hoặc với mục đích cho chương trình chạy nhanh hơn.
1.2.4. Mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ
a) Quan Hệ:
Quan hệ là một tập hợp con của tích Đề-các của môt hay nhiêu miền D
i
.
Như vậy miền quan hệ có thể là vô hạn. Luôn luôn giả thiết rằng, quan hệ là một
tập hữu hạn.
Một hàng của quan hệ gọ là một bộ
Quan hệ là tâp con của tích Đề-các D
1
*D
2
…D
3
gọi là quan hệ n.
Khi đó mỗi bộ quan hệ có n thành phần ( n cột ). Các tiêu đề cột của quan
hệ là thuộc tính. Ta có thể định nghĩa quan hệ như sau:
Cho R= { a
1

,a
2
, …, a
n
} là một tập hợp hữu hạn, không rỗng các thuộc tính.
Mỗi thuộc tính a
i
có một miền giá trị là D
ai
. Khi đó r- một tập hợp các bộ { h
1,
h
2
,
…, h
m
} được gọi là một quan hệ trên R với h
j
( j = 1,2,…., m ) là một hàm:
h
j
: R ->

D
ai
a
i


R

sao cho : h
j
( a
i
)

D
ai
b) Phụ thuộc hàm
Khái niệm về phụ thuộc hàm trong một quan hệ là một quan niệm có tầm
quan trọng rất lớn đối với việc thiết kế mô hình dữ liệu.
Định nghĩa: Cho R( U ) là một lược đồ quan hệ với U= { A
1
, … , A
n
} là
tập thuộc tính. X và Y là tập con của U.
Nói rằng X -> Y ( đọc là X xác định là Y hoặc Y phụ thuộc hàm vào X),
nếu r là một quan hệ xác định trên R ( U ) sao cho bất kỳ hai bộ t
1
, t
2
thuộc r mà
t
1
[X] = t
2
[X] thì t
1
[Y] = t

2
[Y].
14
* Hệ tiêu đề Armstrong trong phụ thuộc hàm:
Gọi F là tất cả các phụ thuộc hàm đối với lược đồ quan hệ R( U ) và X ->
Y là một phụ thuộc hàm, trong đó X, Y

U. Khi đó ta có F
+
là tập hợp tất cả
các phụ thuộc hàm được sinh ra từ F khi sử dụng tiêu đề amstrong được gọi là
bao đóng của F.
Hệ tiêu đề amstrong : Gọi R ( U ) là lược đồ quan hệ với U = { A
1
, …, A
n
}
là tập tất cả các thuộc tính X, Y, X, T

U. Khi đó ta có:
-Tính phản xạ: nếu Y

X thì X -> Y.
-Tính tăng trưởng: nếu Z

U và X -> Y thì XZ -> YZ, trong đó XZ là
hợp của hai tập X và Y, YZ là hợp của hai tập Y và Z.
-Tính bắc cầu: nếu X -> Y là Y -> Z thì X -> Z.
c) Khoá
- Định nghĩa:

Khoá của quan hệ r trên tập thuộc tính U= { A
1
, A
2
, …, A
n
} là tập con
K

U sao cho bất kỳ hai bộ khác nhau t
1
, t
2


r luôn thoả mãn t
1
( K )

t
2
( K).
Tập K là siêu khoá ( khoá tối thiểu ) của quan hệ r nếu K là một khoá của quan
hệ r và mọi tập con thực sự K

của K đều không phải là tập khoá.
- Các thuật toán tìm khoá tối tiểu:
• Thuật toán tìm khoá tối tiểu của một sơ đồ quan hệ:
Vào: sơ đồ quan hệ s = < R, F > trong đó:
R = { A

1
, A
2
, … , A
n
} là tập các thuộc tính.
F là tập các phụ thuộc hàm.
{
Ra: K là một khoá tối tiểu.
Thuật toán thực hiện như sau:
+ Bước 1: K
0
= R = { A
1
, … , A
n
}
+ Bước i:
{
15
A
1
-> B
1
……….
A
t
-> B
t
F =

A
i-1
– A
i
nếu { A
i -1
- A
i
}
+
= R
……….
A
i-1
ngược lại
K
i
=
i= 1, …, n
Thay đổi thứ tự các thuộc tính R bằng thuật toán trên chúng ta có thể tìm
được một khoá tối tiểu khác.
• Thuật toán tìm khoá tối tiểu của một quan hệ:
Cho trước R= { h
1
…., h
m
} là một quan hệ trên tập thuộc tính.
R = { a
1
, … , a

n
}. Thuật toán thực hiện như sau:
+ Bước 1:
Tìm E
r
= { E
ij
1

i

j

m }
+ Bước 2:
B
0
= R = { a
1
, … , a
n
}
+ Bước 3:
{
+ Bước 4:
K = B
n
là khoá tối tiểu
Cũng như thuật toán trên, nếu ta thay đổi thứ tự các thuộc tính của R bằng
thuật toán này chúng ta có thể tìm được một khoá tối tiểu khác.

d) Các dạng chuẩn
* Dạng chuẩn 1 ( 1 – NF ):
Giả sử r = { h
1
, … , h
m
} là File dữ liệu trên tập cột R = { a
1
, … , a
n
}. Khi
đó r là 1 – NF nếu các giá trị h
i
( a
j
) là sơ cấp với mọi i,j.
Khái niệm sơ cấp hiểu ở đây là giá trị h
i
( a
j
) ( i = -1, …., m ; j = 1, …, n )
không phân loại chi được nữa.
* Dạng chuẩn 2 ( 2-NF ):
Quan hệ r được gọi là dạng chuẩn 2 nếu:
- Quan hệ r là dạng chuẩn 1.
- Với mọi khoá tối tiểu K:
A -> { a }

F
r

với A

K và a là thuộc tính thứ cấp.
* Dạng chuẩn 3 ( 3-NF ):
Quan hệ r là dạng chuẩn 3 nếu:
A -> { a }

F
r
, đối với A
+


R , a

A, a



K.
16
B
i-1
– A
i
nếu { B
i -1
- A
i
}

r

+
= R
……….
B
i-1
ngược lại
F =
Có nghĩa là:
- K là một khoá tối tiểu.
- a thuộc tính thứ cấp.
- A không là khoá
- A -> { a } không đúng trong r.
e) Các phép tính trên cơ sở dữ liệu
- Phép chèn: là phép thêm một bộ t {d
1
, …,d
n
} vào quan hệ r { A
1
,…,
A
n
}. Ký hiệu r

t. Trong đó A
i
với i=1,…, n là tên các thuộc tính và d
i



dom (
A
i
) là các giá trị thuộc miền giá trị tương ứng của thuộc tính A
i
.
-Phép loại bỏ: là phép xoá một bộ ra khỏi một quan hệ cho trước ký hiệu
r-t , tuy nhiên không phải lúc nào phép loại bỏ cũng cần đầy đủ thông tin về cả
bộ cần loại bỏ.
17
Chương 2
CÁC KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL
BASIC
2.1. TỔNG QUAN VỀ VISUAL BASIC
Visual Basic là một ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển các phần
mềm ứng dụng. Visual Basic có nhiều tính ưu việt hơn so với các ngôn ngữ khác
ở chỗ tiết kiệm thời gian và công sức hơn khi xây dựng ứng dụng, dễ sử dụng.
Visual Basic gắn liền với khái niệm lập trình trực quan (Visual), nghĩa là khi
thiết kế chương trình, bạn được nhìn thấy kết quả qua từng thao tác và giao diện
khi chương trình thực hiện. Đây là thuận lợi lớn so với các ngôn ngữ lập trình
khác. Visual Basic cho phép bạn chỉnh sửa đơn giản, nhanh chóng: Màu sắc,
kích thước, hình dáng của các đối tượng có mặt trong ứng dụng. Một khả năng
khác của Visual Basic chính là khả năng kết hợp các thư viện liên kết đông DDL
( Dynamic Link Library ). Một trong những tính năng thường được sử dụng của
Visual Basic là kỹ thuật lập trình truy cập cơ sở dữ liệu.
Ngôn ngữ “ Basic ” ( Beginnes All Purpose Sumbolic Instruction Code) là
một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhà lập trình hơn bất cứ ngôn ngữ nào khác
trong lịch sử máy tính. Visual Basic được phát triển dần dần dựa trên ngôn ngữ

Basic.
*Visual Basic 1.0 ra đời vào giữa năm 1991 phát triển từ Quick Basic.
* Visual Basic 2.0 được phát hành trong năm 1992 bao gồm kiểu dữ liệu
biến thể, xác định trước bằng hằng số true ( false ) và biến đổi đối tượng. Vào
thời điểm này chỉ có VBSQL và ODBC API là phương pháp truy cập dữ liệu mà
người phát triển có thể dùng. VBSQL là khởi tố của những phương pháp giao
tiếp giữa SQL và VB.
* Visual Basic 3.0 ra đời năm 1993 bao gồm các công cụ chuẩn. Những
công cụ này cung cấp động cơ truy xuất cơ sở dữ liệu trong một ứng dụng với
mã lệnh rất ít. Đi kèm phiên bản này là động cơ cơ sở dữ liệu Jet phiên bản 1.1
( Jet engine ). Jet được dùng trong kết nối dữ liệu thông qua DAO ( Data Access
Object ) hoặc điều khiên data. Mặc dù Jet được phát triển cho đến ngày nay
18
( phiên bản 4.0 ) nhưng ADO mới là phương pháp truy cập dữ liệu được ưa
thích nhất hiện nay do đó ADO là thành phần chính trong chiến lược phát triển
của Microsoft.
*Visual Basic 4.0 hoàn thành vào năm 1995 được xem là một bước tiến bộ.
Nó đuổi kịp những tiến bộ trong lĩnh vực phát triển phần mềm bởi công nghệ kết
hợp OLE ( Object Linhking and Embedding ) và khả năng tạo những đối tượng.
Một phương thức truy cập dữ liệu mới tích hợp trong phiên bản này là RDO
( Remote Data Object ) và Remote Data Control. RDO là phương pháp truy cập
dữ liệu được thiết kết thay thế cho DAO. Thư viện ActiveX 32-bit này nhỏ hơn
và nhanh hơn DAO và được thiết kế với một hệ thống đối tượng phân cấp giống
như ODBC API. Tuy nhiên điều khiển này có những lỗi lớn và không được phát
triển tiếp.
*Visual Basic 5.0 được phát hành năm 1997. Nó hỗ trợ chuẩn COM của
Microsoft và cho phép tạo các điều khiển ActiveX. Phiên bản này là bước tiến
vượt bậc bởi vì những người phát triển có thể dùng VB để tạo các điều khiển và
thư viện liên kết động DLL riêng của họ.
* Visual Basic 6.0 được phát hành vào năm 1998. Theo những yêu cầu đề

ra phiên bản này tăng cường phương pháp giao tiếp mới với SQL Server. Nó cải
tiến cách truy cập dữ liệu, nhiều công cụ và điều khiển mới cho giao tiếp với cơ
sở dữ liệu cung cấp những tính năng Web và những Wizard mới. Phiên bản này
được đánh dấu với công nghệ ADO 2.0- phương thức truy cập dữ liệu tốt nhất
và nhanh nhất hiện nay. Nó giao tiếp với OLE DB tương tự như RDO nhưng
nhỏ hơn và có cấu trúc phân cấp đơn giản hơn. ADO được thực thi các ứng dụng
kinh doanh hay ứng dụng Internet. Phiên bản hiện nay là 2.5 đi kèm với
Windows 2000.
* Visual Basic.net được phát hành vào năm 2003.
Mặc dù mục đích tạo ra những ứng dụng nhỏ cho bản thân hoặc một nhóm
người hay một công ty nào đó thì Visual Basic vẫn là công cụ mà bạn cần.
Những chức năng truy suất dữ liệu cho phép tạo ra những cơ sở dữ liệu, những
ứng dụng font-end, và những thành phần phạm vi Server-side cho hầu hết các
19
dạng thức cơ sở dữ liệu phổ biến trong đó bao gồm Microsoft SQL Server và
những cơ sở dữ liệu mức Enterprise khác.
2.2. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA VISUAL BASIC
2.2.1. Form
Form là biểu mẫu của mỗi ứng dụng trong Visual Basic. Ta dùng Form
( như là một biểu mẫu ) nhằm định vị và sắp xếp các bộ phận trên nó khi thiết kế
các thành phần giao tiếp với người dùng.
Ta có thể xem Form như là bộ phận mà nó có thể chứa các bộ phận khác.
Form chính của ứng dụng, các thành phần của nó tương tác với cá Form khác và
các bộ phận của chúng tạo nên giao tiếp cho ứng dụng. Form chính là giao diện
chính của ứng dụng, các Form khác có thể chứa các hộp thoại, hiển thị cho nhập
dữ liệu và hơn thế nữa.
Trong nhiều ứng dụng Visual Basic, kích cỡ và vị trí của biểu mẫu vào lúc
hoàn tất thiết kế ( thường mệnh danh là thời gian thiết kế, hoặc lúc thiết kế ) là
kích cỡ và hình dáng mà người dùng sẽ gặp vào thời gian thực hiện, hoặc lúc
chạy. Điều này có nghĩa là Visual Basic cho phép ta thay đổi kích cỡ và di

chuyển vị trí của các Form đến bất kỳ nơi nào trên màn hình khi tính đối tượng (
Properties Windows ). Thực tế, một trong những tính năng thiết yếu của Visual
Basic đó là khả năng tiến hành các thay đổi động để đáp ứng các sự kiện của
người dùng.
2.2.2. Tools Box ( Hộp công cụ )
Bản thân hộp công cụ này chỉ chứa các biểu tượng biểu thị cho các điều
khiển mà ta có thể bổ sung vào biểu mẫu, là bảng chứa các đối tượng được định
nghĩa sẵn của Visual Basic. Các đối tượng này được sử dụng trong Form để tạo
20
thành giao diện cho các chương trình ứng dụng của Visual Basic. Các đối tượng
trong thanh công cụ sau đây là thông dụng nhất:
a) Scroll Bar: ( thanh cuốn )
Các thanh cuốn được dùng để nhận dữ liệu hoặc hiển thị kết suất. Ta không
quan tâm đến giá trị chính xác của một đối tượng nhưng lại quan tâm sự thay đổi
đó nhỏ hay lớn. Nói cách khác, thanh cuốn là đối tượng cho phép nhận từ người
dùng một giá trị tuỳ theo vị trí con chạy ( thumbs ) trên thanh cuộn thay cho
cách gõ giá trị số.
Thanh cuốn có các thuộc tính quan trọng nhất là:
-Thuộc tính Min: Xác định cận dưới của thanh cuốn.
-Thuộc tính Max: Xác định cận trên của thanh cuốn.
-Thuộc tính Value: xác định giá trị tạm thời của thanh cuốn.
b) Option Button Control ( nút chọn )
Đối tượng nút chọn cho phép người dùng chọn một trong những lựa chọn
đưa ra. Như vậy, tại một thời điểm chỉ có một trong các nút chọn được chọn
c) Check Box ( hộp kiểm tra )
Đối tượng hộp kiểm tra cho phép người dùng kiểm tra một hay nhiều điều
kiện của chương trình ứng dụng. Như vậy, tại một thời điểm có thể có nhiều hộp
kiểm tra được đánh dấu.
d) Label ( nhãn ):
Đối tượng nhãn cho phép người dùng gán nhãn một bộ phận nào đó của

giao diện trong lúc thiết kế giao diện cho chương trình ứng dụng. Dùng các nhãn
để hiển thị thông tin không muốn người dùng thay đổi. Các nhãn thường được
dùng để định danh một hộp văn bản hoặc một điều khiển khác bằng cách mô tả
nội dung của nó. Một công cụ phổ biến nhất là hiển thị thông tin trợ giúp.
e) Image ( hình ảnh )
Đối tượng Image cho phép người dùng đưa hình ảnh vào Form.
f) Picture Box
Đối tượng Picture Box có tác dụng gần giống như đối tượng Image.
g) Text Box ( hôp soạn thảo )
21
Đối tượng TextBox cho phép đưa các chuỗi ký tự vào Form. Thuộc tính
quan trọng nhất của Text Box là thuộc tính Text _ cho biết nội dung hộp Text
Box
h) Command Button ( nút lệnh )
Đối tượng Command Button cho phép quyết định thực thi một công việc
nào đó.
i) Directory List Box, Drive List Box, File List Box
Đây là các đối tượng hỗ trợ cho việc tìm kiếm các tập tin trên một thư mục
của ổ đĩa nào đó.
List Box ( hộp danh sách ): đối tượng List Box cho phép xuất các thông tin
về chuỗi.
Trên đây là những đối tượng được sử dụng thường xuyên nhất trong phần
thiết kế giao diện cho một chương trình ứng dụng của Visual Basic.
2.2.3. Properties Windows ( cửa sổ thuộc tính )
Properties Windows là nơi chứa danh sách các thuộc tính của một đối
tượng cụ thể. Các thuộc tính này có thể thay đổi được để phù hợp với yêu cầu về
giao diện của các chương trình ứng dụng.* Các thuộc tính sẵn có đối với các
điều khiển có thể chia làm 3 loại:
+ Các thuộc tính sẵn có của điều khiển chỉ thiết lập lúc thiết kế nghĩa là có
thể thiết lập các thuộc tính của điều khiển thông qua cửa sổ thuộc tính

( Properties Windows )
+ Các thuộc tính sẵn có của điều khiển chỉ thiết lập lúc chương trình chạy
nghĩa là khi chương trình chạy ta có thể thay đổi hành vi của các điều khiển, ví
dụ như ta có thể thay đổi thuộc tính Enable của các điều khiển giúp người sử
dụng có thể tương tác hoặc không tương tác với các điều khiển.
+ Các thuộc tính sẵn có của điều khiển có thể thiết lập bất kỳ lúc nào, ví
dụ: như các thuộc tính FillColor, Font, … có thể thiết lập vào lúc thiết kế
chương trình hoặc lúc chương trình chạy.
2.2.4. Project Explorer
22
Do các ứng dụng Visual Basic thường dùng chung mã hoặc các Form đã
tuỳ biến trước đó, nên Visual Basic tổ chức các ứng dụng thành các Project. Mỗi
Project có thể có nhiều Form và mã kích hoạt các điều khiển trên một Form sẽ
được lưu trữ chung với Form đó trong các tập tin riêng biệt. Mã lập trình chung
mà tất cả các Form trong ứng dụng chia sẽ có thể được phân thành các Module
khác nhau và cũng được lưu trữ tách biệt, gọi là các Module mã. Project
explorer nêu tất cả các biểu mẫu tuỳ biến được và các Module mã chung, tạo
nên ứng dụng của ta.
2.2.5.Các điều khiển dữ liệu ( Data Controls )
a) Sử dụng Data Control:
Để sử dụng Data Control ta thiết lập các thuộc tính của nó để có thể kết
nối đến cơ sở dữ liệu ( Database ) và các bảng ( table ) trong cơ sở dữ liệu đó.
Bản thân Data Control không hiển thị dữ liệu, nó chỉ hiển thị dữ liệu khi chúng
ta kết nối nó đến cơ sở dữ liệu cụ thể. Thông thường ta ding nó để hiển thị cơ sở
dữ liệu trên Form.
b) ADO ( ActiveX Data Object )
- OLEDB ( Object Linking and Embedding Database ):
Mỗi DBMS ( Database Management System ) lưu trữ dữ liệu dưới một
dạng cụ thể. Ví dụ Microsoft Access lưu dữ liệu trong tệp có phần mở rộng là
“.mdb” trong khi đó Foxpro thì lưu tệp dưới dạng “.dbf”, nghĩa là một cơ sở dữ

liệu ứng dụng muốn phát triển thì phải giữ nguyên kiểu cơ sở dữ liệu cũ. Muốn
thay đổi DBMS này sang DSMS khác thì phải viết lại ứng dụng để xử lý dữ liệu
theo dạng dữ liệu mới. Để thực hiện được điều này thì ta cần rất nhiều thời gian
và công sức để tạo lại ứng dụng mỗi khi mà chúng ta muốn thay đổi cơ sở dữ
liệu, do đó ta cần có cơ chế giải quyết vấn đề này.
23
Ta chỉ cần lập trình với phần giao diện người sử dụng ở phía Client. Bởi
vì việc truy cập dữ liệu trên cả trình duyệt Web và ứng dụng Visual Basic được
chuyển hết về phía ActiveX Server để đảm bảo logic chương trình được nhất
quán, bất kể loại ứng dụng nào đang được dùng.
- Đặt vấn đề.
Trước đây khi máy tính chưa phát triển và sử dụng chưa rộng rãi thì các
tổ chức chỉ sử dụng một DBMS. Cơ sở dữ liệu được sử dụng trong các ứng dụng
thì ứng dụng đó phải được viết cụ thể cho loại cơ sở dữ liệu mà ứng dụng đó
dùng hoặc viết ứng dụng trong chính cơ sở dữ liệu đó.
Ngày nay khi mà máy tính đã được sử dụng một cách rộng rãi cùng với sự
phát triển mạnh mẽ về phần mềm mà các công ty lớn và nhỏ đã sử dụng nhiều
loại DBMS khác nhau. Trong điều kiện như vậy thì ta cần phải có giải pháp để
khi các tổ chức ( công ty ) sử dụng các DBMS khác nhau thì ta vẫn giao tiếp với
cơ sở dữ liệu đó một cách dễ dàng mà không phải viết lại ứng dụng.
- Giải pháp
Để ứng dụng có thể giao tiếp với các cơ sở dữ liệu khác nhau người ta đã
tạo ra trình biên dịch, trình biên dịch là cầu nối trung gian giữa ứng dụng và cơ
sở dữ liệu, ở đó cơ sở dữ liệu có thể tạo từ các DBMS khác nhau và trình biên
dịch có tên là ODBC.
- ODBC ( Open Database Connectivity ):
ODBC là công nghệ của Windows và nó là phương thức chuẩn cho phép
các ứng dụng giao tiếp với các DBMS khác nhau và được thực hiện bởi API
( Application Programming Interface ). API là tập hợp các hàm hoặc thủ tục co
sẵn của Windows để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.

ứng dụng sẽ gọi một hàm API để chỉ ra nhiệm vụ cụ thể. API được truyền
vào trình biên dịch, trình biên dịch đưa ra lệnh trong ngôn ngữ của DBMS để chỉ
ra nhiệm vụ được yêu cầu.
Trình biên dịch hay còn gọi là trình điều khiển ODBC ( ODBC Driver) nó
điều khiển thực hiện các API để hiểu được DBMS. Do đó mỗi DBMS có một
trình điều khiển tương ứng.
24
Trình điều khiển nhận lệnh từ ứng dụng và chuyển nó thành dạng mà
DBMS hiểu được. Ngoài ra trình điều khiển ODBC còn nhận kết quả của lệnh
thực hiện từ DBMS và truyền lại cho ứng dụng.
- ADO ( ActiveX Data Object ):
- ActiveX : là thế hệ sau của OLEDB, nó chứa đựng tất cả các tính năng
của OLEDB. Ngoài ra, nó còn mở ra rất nhiều các khả năng mới. ActiveX cho
phép người lập trình sử dụng các loại chương trình có sẵn mà không cần quan
tâm chúng có nguồn gốc từ đâu hay chúng hoạt động như thế nào.
- ADO: Là giao diện dùng OLEDB và được giới thiệu trong Visual
Basic 6.0 . Đây là công nghệ truy cập dữ liệu mới nhất của Microsoft, hơn nữa
nó còn truy nhập được hầu hết các loại dữ liệu được lưu trữ trong các dạng khác
nhau. ADO còn có một số tính năng mà DAO và RDO không có, ví dụ như
ADO có thể truy cập cơ sở dữ liệu quan hệ và phi quan hệ. Nó còn cho phép
chúng ta truy cập đến các nguồn dữ liệu khác nhu E-mail, tệp hệ thống, các công
cụ quản lý dự án và các bản tính.
- DAO ( Data Access Object ): Trong phiên bản 3.0 thì DAO được giới
thiệu. Công nghệ này cho phép truy cập và thao tác cơ sở dữ liệu tại chỗ ( cục
bộ) và nó cũng làm việc với các điều khiển để hiển thị dữ liệu nhưng hạn chế
của nó là không truy cập được các cơ sở dữ liệu từ xa.
- RDO ( Remote Data Object ): RDO được thiết kế để truy cập cơ sở dữ
liệu từ xa và được giới thiệu trong phiên bản Visual Basic 4.0. Nó hiệu quả khi
truy cập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quan hệ như là MS SQL Server và Oracle. Giới
hạn của nó là không truy cập dữ liệu tại chỗ được.

- Để truy cập cơ sở dữ liệu ta có thể dùng nhiều công cụ khác nhau của
Visual Basic, trong đồ án này em sẽ trình bày cách truy nhập cơ sở dữ liệu dùng
ADO.
- Truy nhập dữ liệu dùng điều khiển dữ liệu ADO:
Điều khiển dữ liệu ADOlà công cụ dùng để truy cập cơ sở dữ liệu. Nó
cung cấp giao diện trực giác giúp ta khi kết nối cơ sở dữ liệu với ứng dụng chỉ
cần thiết lập thuộc tính của nó. Để sử dụng nó ta chỉ đặt nó lên Form sau đó thiết
25

×