Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những ứng dụng khác trong phương pháp áp dụng thể tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.14 KB, 2 trang )

Những ứng dụng khác trong phương pháp áp dụng thể tích

Những ứng dụng khác trong
phương pháp áp dụng thể
tích
Bởi:
ĐH Bách Khoa Y Sinh K50

Lưu lượng máu ngoại biên
Phương pháp xác định thể tích bằng cách đo trở kháng cũng là 1 phương pháp thích hợp
để điều khiển các phép đo thay đổi thể tích máu trong nhiều ứng dụng hơn là thể tích
tâm thu. Vòng tuần hoàn ngoại biên có thể được nghiên cứu bằng cách sử dụng 1 vòng
quấn được làm trương lên để ngăn dòng tĩnh mạch và theo dõi thể tích máu tăng lên ở
phần biên. Trong những nghiên cứu như vậy, phương trình 25.9 sẽ được ứng dụng (van
de Water và các cộng sự, 1971). Yamamoto, Yamamoto, và Öberg (1991 and 1992) đã
thực hiện các nghiên cứu cả lý thuyết lẫn kĩ thuật về phương pháp xác định thể tích bằng
cách đo trở kháng để đo lưu lượng máu trong các chi của cơ thể.
Xét về độ chính xác của phương pháp xác định thể tích bằng cách đo trở kháng trong
việc xác định lưu lượng máu ngoại biên, có rất ít dữ liệu có sẵn do có ít các thí nghiệm
cụ thể được công bố. Van de Water và các cộng sự của mình (1971) đã báo cáo trong 1
loạt các phép đo ở chi sau của 1 con chó sử dụng 1 lưu lượng kế điện từ để tham khảo.
hệ số tương quan r = .962 đã nhận được bằng cách sử dụng 1 hằng số thay cho điện trở
suất của máu.

Lưu lượng máu não
Cũng có 1 số ứng dụng của phương pháp xác định thể tích bằng cách đo trở kháng để
thử kiểm soát lưu lượng máu lên não. Trong những thí nghiệm như vậy, cần phải cực
kì cẩn thận khi đặt các điện cực, phải chắc chắn rằng tín hiệu trở kháng lấy chủ yếu từ
vùng nội sọ. như có thể thấy trong phần 13.4, ngay cả trong trường hợp các đạo trình
lưỡng cực trong mô hình đầu dạng cầu đồng tâm không thuần nhất được đặt ở các phía
đối diện của mô hình, thì vẫn có hơn 1/3 dòng kích trường chảy ra khỏi hộp sọ. bằng


việc dịch các điện cực lại gần nhau hơn, độ lượng tương đối dòng ngoài hộp sọ sẽ tăng
rất nhanh.
1/2


Những ứng dụng khác trong phương pháp áp dụng thể tích

Từ điều này, có thể suy luận rằng, nếu như phép đo trở kháng được thực hiện với các
điện cực chỉ được đặt ở 1 phía hoặc nếu sử dụng các điện cực vòng mà các điện cực lại
tương đối gần nhau thì phần lớn của tín hiệu sẽ thu được từ vùng da đầu chứ không phải
từ vùng não. Hiệu ứng shading này của hộp sọ không rõ như trong phép đo EEG, bởi vì
trong sọ không tồn tại các nguồn điện sinh (Malmivuo, 1992).

Thể tích chất lỏng trong ngực
Phương pháp phương pháp xác định thể tích bằng cách đo trở kháng cũng có thể được sử
dụng để giám sát các dòng trong ngực ngoài việc đo lưu lượng máu. Dòng trong khoang
màng phổi có ảnh hưởng đáng kể đến trở kháng trung bình của ngực. phương trình 25.9
lại có thể sử dụng để kiểm tra những thay đổi của dòng khoang màng phổi trong ngực
(van de Water và các cộng sự, 1971).
Van de Water và các cộng sự (1971) đã truyền 400 cm³ dung dịch muối theo từng lượng
25 cm³ vào trong khoang ngực của 1 con chó nặng 15 kg. công thức hồi quy giữa thể
tích dung dịch muối truyền vào và trở kháng cảu ngực là Z = 0.02281 cm³ + 46.944 với
hệ số tương quan r = .988. họ cũng báo cáo về trường hợp lấy 900 cm³ dịch màng phổi
khỏi cơ thể 1 người bệnh theo từng lượng 50 cm³. trong trường hợp này Z = 0.0024 cm³
+ 17.57, với hệ số tương quan r = .965.

Xác định cấu tạo cơ thể
Trở kháng điện sinh học có thể được dùng để xác định các thành phần cấu tạo nên cơ
thể. Trong quá trình này, trở kháng sẽ được đo giữa 1 cánh tay và 1 cẳng chân bằng
cách cấp 1 dòng nhỏ hơn 1 mA rms ở tần số 50 kHz. Sự xác định cấu tạo cơ thể dựa

trên phép đo các thành phần kháng và các thành phần phản ứng lại của trở kháng cơ thể
(Baumgartner, Chunlea, và Roche, 1988). Với phương pháp này, chúng ta có thể ước
lượng 1 vài thông số của cấu trúc cơ thể như lượng nước trong toàn cơ thể, lượng mỡ,
khối lượng tế bào cơ thể và sự hấp thụ calo (Kushner và Shoeller, 1986; Lukaski cùng
các cộng sự, 1985). de Vries và các cộng sự (1989) đã áp dụng kĩ thuật này để xác định
thể tích dịch nội bào và ngoại bào trong quá trình thẩm tách máu.

Các ứng dụng khác
Có 1 số thử nghiệm dùng phương pháp này để theo dõi sự co lại của tim. Siegel và các
cộng sự (1970), trong 1 thí nghiệm với các chú chó, đã định lượng khả năng co lại của
tim và đạo hàm bậc nhất tín hiệu trở kháng của ngực. sự co lại của tim và trương lực của
mạch được thay đổi bằng cách sử dụng norepinephrine, isoproterenol, và methoxamine.
Họ đã đo thời gian từ đỉnh sóng R trong ECG tới đỉnh đạo hàm bậc nhất của giai đoạn
co đẳng tích của tâm thất (dp/dtmin) và tới điểm uốn trong đạo hàm bậc nhất của trở
kháng (dZ/dt). Từ những đường cong này, họ nhận được hệ số tương quan r = .88. tuy
nhiên ứng dụng này vẫn chưa được chấp nhận rộng rãi.
2/2



×