Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tạo tinh trùng từ tủy xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.25 KB, 3 trang )

Tạo tinh trùng từ tủy xương

Tạo tinh trùng từ tủy xương
Bởi:
Nguyễn Bá Tiếp

Tinh trùng từ các tế bào tủy xương

Nghiên cứu tạo ra tinh trùng từ tế bào tủy xương trong phòng thí nghiệm (Ảnh: BBC)

Tinh trùng có thể được hình thành từ các tế bào gốc trong tủy xương! Kết quả bước đầu
đã được các nhà khoa học Đức và Anh, tác giả công trình nghiên cứu nói trên công bố.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, các nghiên cứu hướng tới việc hỗ trợ sinh sản bằng tinh
trùng và trứng nhân tạo cũng như dùng tế bào gốc từ phôi đã, đang và sẽ gặp phải những
cản trở từ pháp luật của nhiều nước cũng như sự phản đối của nhiều tổ chức khoa học,
xã hội, tôn giáo trên thế giới.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Göttingen, Đại học Münster, Đại học Y khoa
Hannover (Đức) và Đại học Newcastle-upon-Tyne (Anh) đã thực hiện thí nghiệm trên
các tế bào gốc từ tủy xương (bone marrow stem cells), đây là những tế bào gốc trưởng
thành (adult stem cells) từ những tủy xương của bốn người đàn ông (những người này
phải qua phẫu thuật ghép tủy).
Thông thường những tế bào gốc từ phôi và tế bào gốc trưởng thành (trong đó có tế bào
gốc từ tủy xương) có thể phát triển và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau trong
cơ thể kể cả các tế bào sinh dục tùy thuộc vào điều kiện nuôi cấy cũng như những can
thiệp của người nghiên cứu.
Với môi trường nuôi cấy có bổ sung những thành phần cần thiết cho sự phát triển của
tế bào và đặc biệt là vitamin A (yếu tố quan trọng trong quá trình biệt hóa tinh trùng),
nhóm nghiên cứu đã tạo thành công những tinh bào nguyên thủy từ các tế bào gốc tủy
xương (những tinh bào này có khả năng phát triển thành tinh trùng trưởng thành).
1/3



Tạo tinh trùng từ tủy xương

Trước đó, TS Karim Nayernia cùng các cộng sự Đức và Anh đã cho ra đời tinh trùng
nhân tạo đầu tiên từ phôi chuột có khả năng thụ tinh sau đó là tế bào gốc từ dịch hoàn.
Sự cố gắng trong thí nghiệm tiếp theo đã cho ra đời những tinh nguyên bào từ tế bào gốc
tủy xương của chuột. Sau khi được đưa và dịch hoàn của những con chuột đực, các tinh
nguyên bào này đã có khả năng phân chia gián phân nhưng không đạt đến bước hình
thành các tinh trùng trưởng thành.

(1) Các tế bào gốc được lấy từ tủy xương; (2) Nuôi cấy tế bào gốc và điều khiển để chúng phát
triển thành các tinh bào nguyên thủy rồi(3) đưa chúng vào dịch hoàn với hy vọng chúng sẽ phân
chia và biệt hóa thành những tinh trùng trưởng thành có khả năng thụ tinh. Liệu 3-5 năm nữa
khoa học có thực hiện được điều này? (Ảnh: BBC)

Vì vậy có thể coi kết quả này là cố gắng "mức độ bốn" của các tác giả với các tế bào
gốc từ tủy xương của người. Tuy nhiên, Karim Nayernia và các cộng sự lạc quan cho
rằng hướng nghiên cứu này có khả năng ứng dụng lớn hơn vì không phải sử dụng tế bào
gốc từ phôi và có thể áp dụng trong vòng 5 năm tới khi cho ra đời các tinh trùng trưởng
thành từ tế bào gốc tủy xương. Lúc đó ta có thể coi như họ đã đạy tới "mức độ năm".
Nếu như vậy, tinh trùng có thể ra đời từ tế bào gốc của phụ nữ!!!
Các vấn đề về an toàn sinh học và đạo đức sinh học chắc chắn sẽ còn được bàn cãi nhiều
xung quanh những nghiên cứu này! Nhiều chuyên gia đã cảnh báo rằng những phát hiện
tương tự cần được công bố một cách thận trọng.
Hiện nay một số nước châu Âu đang có dự thảo luật về áp dụng thụ tinh nhân tạo trong
đó cấm sử dụng những tế bào tinh trùng hoặc trứng nhân tạo trong các biện pháp hỗ trợ
sinh sản. Tuy vậy những nghiên cứu theo hướng này vẫn nhận được sự tài trợ của nhiều
quỹ hỗ trợ nghiên cứu. Sau khi chuyển từ ĐH Göttingen sang Viện nghiên cứu tế bào
gốc Đông bắc Anh, chương trình nghiên cứu của Nayernia tiếp tục nhận được được sự
ủng hộ của các trường ĐH Anh như Durham, Newcastle và sự cộng tác của các trường

ĐH Đức như Hannover, Münster và ĐH Göttingen.

2/3


Tạo tinh trùng từ tủy xương

Kết quả nghiên cứu này đã được công bố tại hội thảo quốc tế về quá trình thụ tinh
và đăng tải trên tạp chí sinh học Gamete Biology: Emerging Frontiers on Fertility and
Contraceptive Development (SRF 63, p 69, 2007')

3/3



×