Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.64 KB, 51 trang )

Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là ngành công nghệ thông tin trong
hai mặt: thiết bò phần cứng và các chương trình phần mềm đã mở ra nhiều triển
vọng lớn cho việc xử lý các số liệu trong nhiều ngành khác nhau. Đối với những
ngành mà khối lượng dữ liệu cần quản lý lớn, việc ứng dụng các thành tựu công
nghệ thông tin trở thành vấn đề cấp thiết.
Nước là một trong những tài nguyên quan trọng nhằm phục vụ các nhu cầu cần
thiết của con người. Lượng nước ngọt chỉ chiếm khoảng 3% tổng lượng nước trên
Trái Đất. Trong đó, nước mặt chỉ chiếm khoảng 0,03 %, nước dưới đất chiếm 30,1
%; còn lại là các băng tuyết trên đỉnh núi và các sông băng. Với lượng nước mặt
như kể trên thì không thể đáp ứng được hết nhu cầu dùng nước ngày càng tăng
của con người, bên cạnh đó, chất lượng nước mặt đang ngày một suy giảm nhanh
chóng – kết quả của quá trình đô thò hóa và công nghiệp hóa ồ ạt. Vì vậy, việc sử
dụng nước dưới đất được xem là một giải pháp cho vấn đề nước cấp ở nhiều khu
vực; nhất là những khu vực có lượng nước mặt và nước mưa khan hiếm. Tuy
nhiên nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì chất lượng nước ngầm sẽ nhanh chóng
bò suy giảm và kéo theo đó là sự ô nhiễm của các môi trường khác như môi
trường đất, hiện tượng sụt lún đất… Trong những năm qua, việc quản lý tài
nguyên nước nói chung và nước dưới đất nói riêng đã được tiến hành từ rất sớm –
quy đònh lần đầu tiên trong Luật Môi trường năm 1995. Công tác quản lý bao
gồm nhiều khía cạnh khác nhau như quản lý thông qua các văn bản pháp lý, quản
lý chất lượng nước bằng mạng lưới quan trắc… Với nhiều khía cạnh quản lý như
thế nên hàng năm các cơ quan quản lý phải xử lý một số lượng lớn các hồ sơ và
số liệu khác nhau cũng như gặp nhiều khó khăn trong việc truy xuất số liệu. Do
đó, việc áp dụng nhiều thành tựu công nghệ thông tin khác nhau vào công tác
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 1
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
quản lý tài nguyên nước dưới đất sẽ giúp cho việc quản lý ngày một thuận lợi
hơn, tiết kiệm được chi phí và công sức hơn.


Trong những năm gần đây, GIS ngày càng có nhiều ứng dụng khác nhau trong
cômg tác quản lý tài nguyên nói chung và tài nguyên nước nói riêng. Do đó, em
đã chọn đề tài luận văn là:” Ứng dựng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để
quản lý tài nguyên nước dưới đất của Quận 6 và Quận Bình Tân - Thành phố
Hồ Chí Minh” .
2. MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN:
Sau một thời gian nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của Giáo viên hướng
dẫn, đề tài luận văn này hướng đến những mục tiêu chính sau đây:
 Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS về các trạm quan trắc nước dưới đất
trên đòa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các giếng nước sinh hoạt của hộ dân cư
(bao gồm tọa độ vò trí các trạm quan trắc, các chỉ tiêu quan trắc).
 Từ kết quả quan trắc tiến hành đánh giá chất lượng nước dưới đất
tại các trạm quan trắc và các giếng trong hộ dân cư, đưa ra một số nguyên nhân
và đề xuất một số phương pháp quản lý chất lượng nước dưới đất.
 Dựa trên cơ sở phân tích và đánh giá, ứng dụng GIS để thành lập
các bản đồ quản lý chất lượng nước dưới đất tại các trạm quan trắc và các giếng
trong hộ dân cư trên đòa bàn quận Bình Tân và Quận 6.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Tìm hiểu về công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất hiện hành.
 Nghiên cứu chất lượng nước dưới đất trong các giếng hộ gia đình
trên đòa bàn quận 6 và quận Bình Tân.
 Xây dựng cơ sở dữ liệu bản đồ nền, bản đồ chuyên đề nhằm phục
vụ cho việc thành lập bản đồ quản lý chất lượng nước dưới đất.
 Ứùng dụng GIS để xây dựng các bản đồ .
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 2
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
 Từ kết quả phân tích tiến hành đề xuất một số giải pháp trong việc
quản lý chất lượng nước dưới đất.
4. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài chỉ nghiên cứu chủ yếu về khía cạnh quản lý chất lượng nước dưới đất.

Do thời gian thực hiện đề tài chỉ trong hơn 2 tháng, nên số lượng mẫu nước dưới
đất tại các giếng trong hộ dân cư được phân tích không nhiều, chỉ tập trung chủ
yếu tại những khu vực còn nhiều hộ sử dụng nước dưới đất (như phường 14 Quận
6…) và chỉ phân tích được một số chỉ tiêu chính như: Clo, pH, Độ cứng, Sulfat,
Photphat, Amonium, Nitrit, Sắt. Riêng chỉ tiêu vi sinh, chỉ lấy đại diện 8 mẫu tập
trung tại các hộ dân không hòa mạng lưới cấp nước. Bên cạnh đó, do còn nhiều
hạn chế về kinh nghiệm nên quá trình phân tích mẫu cũng như đưa ra nhận xét có
thể còn mang tính chủ quan và chưa thật chính xác.
5. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
 Sự cần thiết phải ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài
nguyên nước dưới đất:
Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh,
toàn thành phố có khoảng 95.828 giếng khai thác ở các tầng nước khác nhau và
phân bố ở nhiều khu vực khác nhau, với nhiều mục tiêu sử dụng khác nhau như sử
dụng cho sản xuất, cho sinh hoạt…
Đặc điểm của công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất: có số lượng lớn, có tính
đặc thù về không gian đòa lý. Bên cạnh đó, có sự phân bố không đồng đều giữa
các quận, các khu vực với nhau. Việc quan trắc theo dõi toàn bộ các giếng nước
khai thác (chiều sâu giếng, biến đổi chất lượng nước qua các năm…) là rất khó
khăn, đòi hỏi nhiều công sức và thời gian nếu như không có bất cứ công cụ hỗ trợ
nào. Việc ứng dụng GIS sẽ giải quyết được phần nào những khó khăn trên như
giúp kiểm soát được đối tượng về mặt không gian, lưu trữ được nhiều thông tin về
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 3
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
các giếng khai thác thông qua việc xây dựng các bảng thuộc tính, tính toán và
phân loại đối tượng theo những chuẩn nhất đònh.
 Các phương pháp thực hiện :
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, em đã tiến hành những phương pháp
sau:
Phương pháp sưu tầm và thống kê số liệu: thu thập các tài liệu về điều kiện tự

nhiên và kinh tế – xã hội của Quận 6 và Quận Bình Tân. Tài nguyên nước dưới
đất cũng như hiện trạng quản lý tài nguyên nước dưới đất của Thành phố ( các
tầng chứa nước, các trạm quan trắc, công tác quan trắc…).
Thu thập bản đồ nền: bao gồm thu thập dữ liệu, số hóa lại một số bản đồ nền
( các lớp như lớp ranh giới hành chánh, lớp giao thông, lớp sông ngòi…).
Các thông tin được tập hợp và xử lý theo từng chủ đề nhằm xây dựng cơ sở dữ
liệu cho quá trình nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thực đòa: xác đònh các khu vực có khả năng sử dụng nước
dưới đất cao, phỏng vấn một số hộ gia đình để biết được mục tiêu sử dụng nước
dưới đất, tính chất giếng… Trong quá trình khảo sát thực đòa, tiến hành lấy mẫu
nước phân tích tại 20 vò trí tại một số phường trên đòa bàn 2 Quận ( có sử dụng hệ
thống đònh vò GPS để xác đònh vò trí các điểm giếng). Sau đó, toàn bộ mẫu sẽ
được phân tích tại phòng thí nghiệm của trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ .
Phân tích và xử lý số liệu:
Số liệu sau khi nhập vào máy tính sẽ được xử lý bằng các phần mềm như Excel
(vẽ biểu đồ…), GIS (nhập dữ liệu thuôc tính cho các đối tượng, tiến hành truy
vấn..).
Riêng các chỉ tiêu về chất lượng nước được thống kê và phân cấp thành 4 cấp
(loại A, loại B, loại C, loại >C); dựa trên việc so sánh với quy đònh nêu trong tiêu
chuẩn. Sau đó, đưa vào phần mềm Mapinfo để thể hiện theo màu với:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 4
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
 Loại A: màu xanh;
 Loại B: màu đỏ;
 Loại C: màu xám;
 Loại > C: màu đen.
Các chỉ tiêu Amonium, Nitrat, Nitrit được gộp chung thành nhóm Nitơ, việc xếp
loại dựa trên nguyên tắc chỉ cần 1 trong 3 chỉ tiêu trên được xếp vào loại thấp
hơn thì chỉ tiêu của nhóm nitơ sẽ là loại đó (ví dụ: NO
-

2
: loại A; NH
+
4
: loại A;
NO
3
-
: loại B  nhóm Nitơ: xếp loại B).
Kế đến hình thành nên các bản đồ khác nhau dựa trên chức năng chồng lớp của
GIS.
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 5
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ QUẬN 6 VÀ QUẬN BÌNH TÂN – THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH:
1.1.1. Quận 6:
Quận 6 được chính thức thành lập năm 1959. Khi chế độ cũ Sài Gòn chia đô thò
Sài Gòn thành 8 quận, lúc đó Quận 6 luôn ranh giới Quận 11 ngày nay và được
chia thành 7 phường. Sau Tết Mậu Thân năm 1968, ngụy quyền Sài Gòn cắt bớt 2
phường ở phía Đông – Bắc của Quận, ghép thêm một số phường để thành lập
Quận 11; Quận 6 còn 5 phường, cụ thể là:
Phường Bìnn Tây: gồm các phường 1, 3, 4, 7 và phường 8 hiện nay.
Phường Chợ: gồm phường 2 và một phần phường 6 hiện nay.
Phường Bình Tiên: gồm phường 5, 6 và phường 9 hiện nay.
Phường Phú Lâm: gồm phường 12, 13 và phường 14 hiện nay.
Phường Phú Đònh: gồm phường 10 và phường 11 hiện nay.
Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Quận 6 chia thành 20
phường. Đến năm 1979, điều chỉnh đòa giới Quận còn lại 17 phường và đến năm

1987 Quận được điều chỉnh còn 14 phường cho đến nay.
1.1.2 Quận Bình Tân:
Khác với Quận 6, Quận Bình Tân là đô thò mới được thành lập bao gồm 10
phường theo nghò đònh 130/NĐ – CP ngày 05/11/2003 của Chính Phủ, từ thò trấn
An Lạc, xã Bình Hưng Hòa, xã Bình Trò Đông, và xã Tân Tạo của Bình Chánh
trước đây. Hiện nay Quận Bình Tân có tất cả 10 phường bao gồm: phường Bình
Trò Đông, phường Bình Trò Đông A, phường Bình Trò Đông B, phường Bình Hưng
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 6
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Hòa, phường Bình Hưng Hòa A, phường Bình Hưng Hòa B, phường Tân Tạo,
phường Tân Tạo A, phường An Lạc, phường An Lạc A.
1.2. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:
1.2.1. Quận 6 :
Quận 6 là một quận ven ngoại thành nằm phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí
Minh.
 Phía Bắc và Tây Bắc giáp với Quận Tân Phú và Quận 1, lấy rạch
Bến Trâu, đøng Tân Hoá và đại lộ Hồng Bàng làm ranh giới;
 Phía Đông giáp với Quận 5, lấy đøng An Dương Vương làm ranh
giới;
 Phía Nam giáp với Quận 8, lấy rạch Tàu Hũ, kênh Ruột Ngựa và
rạch Nhảy làm ranh giới;
 Phía Tâây giáp với Quận Bình Tâân, lấy đường An Dương Vương làm
ranh giới.
Tổng diện tích tự nhiên của Quận 6 là 7,14 km
2
, chiếm 0,34 % tổng diện tích
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong 13 Quận nội thành, Quận 6 có diện tích đứng thứ
7, gần bằng Quận 1, gấp rưỡi Quận 5, bằng 1/3 Quận Bình Thạnh.
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 7
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa

Hình 1: Bản đồ vò trí quận 6
1.2.2. Quận Bình Tân:
 Phía Bắc giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn;
 Phía Nam giáp Quận 8, huyện Bình Chánh (xã Tân Kiên, xã Tân
Nhựt);
 Phía Đông giáp Quận Tân Bình, Quận 6, Quận 8;
 Phía Tây giáp huyện Bình Chánh ( xã Vónh Lộc A, Vónh Lộc B, Lê
Minh Xuân).
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 8
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Quận Bình Tân có diện tích là 51,88 km
2
,

chiếm 2,47% diện tích của Thành phố
Hồ Chí Minh.
Hình 2: Bản đồ vò trí quận Bình Tân
1.3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.3.1. Đòa hình:
Cả Quận Bình Tân và Quận 6 đều có đòa hình thấp, tuy nhiên có nhiều đặc điểm
khác nhau. Trong đó, Quận 6 là vùng thấp và có độ nghiêng rất rõ. Độ cao trung
bình ở phía Bắc là +1 m so với mặt nước biển, càng đi xuống phía Nam tức phía
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 9
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
rạch Tàu Hũ độ cao ấy hạ thấp dần và đến khu vực phường 10 độ cao ấy chỉ còn
0,5 m. Quận Bình Tân có cao trình biến động từ 0,5 m đến 4 m so với mặt nước
biển, với vùng cao có cao độ từ 3 – 4 m tập trung ở phường Bình Trò Đông,
phường Bình Hưng Hòa; vùng đất thấp bao gồm các phường Tân Tạo và phường
An Lạc.
1.3.2. Thổ nhưỡng:

a) Quận Bình Tân có 3 loại đất chính là:
 Đất xám nằm ở phía Bắc thuộc các phường Bình Hưng Hòa, Bình
Trò Đông thành phần cơ học là đất pha thòt nhẹ, kết cấu rời rạc.
 Đất phù sa thuộc phường Tân Tạo và một phần của phường Tân
Tạo A.
 Đất phèn phân bố ở An Lạc và một phần phường Tân Tạo.
b) Quận 6 bao gồm các loại đất sau đây:
 Đất sét: loại đất này màu vàng nhạt, rất dẻo, ít pha tạp nên không
thấm nước, khi nung lên thì có màu đỏ tươi hay màu đỏ mỡ gà. Có nhiều ở vùng
đồng ruộng thuộc phường 10 và phường 11. Loại đất này thường được sử dụng để
sản xuất gạch.
 Đất xám: loại đất này có màu xám tro hoặc xám than, là kết quả
của sự phân hóa các loại thực vật trầm tích lâu ngày. Loại đất này có nhiều ở khu
vực trung tâm Quận 6, nơi có mặt bằng thấp và xưa kia là vùng phát triển của loại
rừng sát bạt ngàn. Loại đất này cũng pha đất sét, nếu bò phơi nắng khô thì nứt nẻ
thành từng mảng lơn. Hiện nay, phần lớn đất này đã được chuyển thành đất thổ
cư.
 Đất phèn: đây là vùng sát các kênh rạch, quanh năm bò nước mặn
xâm nhập do thủy triều dâng cao. Khu vực này do chòu ảnh hưởng của thủy triều
lâu dài nên bò nước mặn ngấm lâu, thấm vào trong đất làm cho đất trở nên chua
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 10
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
mặn, hầu như không có cây gì sống nỗi ngoài trừ một số cây như cây lác, cây năn
và dừa nước.
1.3.3. Thuỷ hệ:
a) Quận 6:
Thủy hệ Quận 6 khá nhiều với hệ thống các kênh rạch như rạch Tàu Hũ, rạch Lò
Gốm, rạch Ông Buông, rạch Tân Hóa, rạch Bến Trâu… Trong số những rạch kể
trên, rạch Ràu Hũ là rạch lớn nhất có nhiều phụ lưu hai bên. Rạch là ranh giới tự
nhiên của Quận 6 phía tả ngạn và Quận 8 phía hữu ngạn. Rạch Lò Gốm tuy

không lớn như rạch Tàu Hũ nhưng có dòng chảy dài, có thể nói hầu hết các rạch
nhỏ khác trên đòa bàn Quận 5, Quận 11 và Quận 6 đều là đầu nguồn của rạch Lò
Gốm, bao gồm các rạch như: rạch Ông Buông, rạch Tân Hóa, rạch Bến Trâu.
Rạch Ông Buông có phía đầu nguồn nối với rạch Bến Trâu và rạch Tân Hóa.
Rạch Tân Hóa là thoát lưu của hai vùng trũng sâu trong nội đòa Phú Thọ là Bàu
Cát và làng Bình Thới là Đầm Sen, đến ngã ba giáp rạch Bến Trâu thì đổ vào
nước rạch Ông Buông, tuy nhiên, ngày nay, đoạn rạch nối với Đầm Sen đã bò lấp
bằng. Ngoài ra, trên đòa bàn Quận 6 còn nhiều kênh rạch khác nhưng hiện nay đã
bò lấp bỏ hoàn toàn như rạch Phú Lâm, rạch Chợ Lớn.
b) Quận Bình Tân:
Mạng lưới sông ngòi của quận Bình Tân không nhiều. Các ao hồ tập trung ở
phường Bình Trò Đông. Sông, rạch thì tập trung ở phường Tân Tạo (rạch Nước,
rạch Phượng, sông Chùa…). Diện tích sông rạch trên đòa bàn là 0,66 km
2
; chiếm
1,28% tổng diện tích sử dụng đất của Quận.
Nhìn chung, hệ thống kênh rạch của Quận 6 và Quận Bình Tân khá dày đặc, tuy
nhiên hiện nay đã bò thu hẹp nhiều do kết quả của quá trình đô thò hóa.
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 11
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
1.3.4. Khí hậu:
Cả Quận 6 và Quận Bình Tân đều có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với
2 mùa mưa nắng rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng bắt
đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Vì là vùng nhiệt đới nên khí hậu quanh
năm nắng nóng, kể cả trong mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm của cả 2 quận
hầu như không có sự chênh lệch, nhiệt độ dao động khoảng từ 26
0
C đến 33
0
C. Độ

ẩm trung bình của Quận 6 khoảng 79,6%, Quận Bình Tân khoảng 76%. Cả 2 khu
vực đều có nhiều mưa với lượng mưa trung bình năm trên 1900 mm.
Gió : Quận 6 và Quận Bình Tân chòu ảnh hưởng của gió mùa như các khu vực
khác trên đòa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm có 2 loại gió thổi qua đòa
bàn quận là: gió mùa Đông Bắc và gió Tây Nam.
 Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô nắng. Từ cuối tháng 10 đến
cuối tháng giêng dương lòch năm sau gió thổi theo hướng Đông Bắc gọi là gió
chướng non. Từ tháng giêng đến cuối tháng 3 thì thổi từ Đông sang Tây hay từ
Đông Nam sang Tây Bắc thì gọi là gió chướng già. Gió chướng thổi mạnh vào
các tháng 2 và 4 dương lòch, đẩy nước biển vào sâu các sông rạch gọi là triều
cường. Gió mùa Đông Bắc thường khô ráo.
 Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa. Từ tháng 6 đến tháng 8
dương lòch, gió mùa Tây Nam thổi mạnh nhất, qua vònh Thái Lan, mang theo
nhiều hơi nước nên gây thành mưa to. Vào tháng 11 âm lòch thừơng có không khí
lạnh.
1.4. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – XÃ HỘI:
1.4.1. Đặc điểm xã hội:
a) Tình hình dân số của Quận 6 và Quận Bình Tân:
Nhìn chung dân số Quận 6 và Quận Bình Tân đều có xu hướng tăng qua các năm,
trong đó gia tăng chủ yếu là gia tăng cơ học. Năm 2006, dân số của Quận 6
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 12
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
khoảng 248.820 người, dân số của Quận Bình Tân là 446.526 người. Mật độ dân
số trung bình tại Quận 6 cao hơn Quận Bình Tân gấp nhiều lần với 34.826
người/km
2
ở Quận 6 và 8.607 người/km
2
tại Quận Bình Tân. Dân số của cả 2
Quận đều có sự phân bố không đồng đều, dân cư thường tập trung đông tại những

khu vực ven các quận nội thành như An Lạc A, Bình Hưng Hòa A, Bình Trò
Đông… của Quận Bình Tân và các phường 8, phường 14… của Quận 6.
Về thành phần các dân tộc đang sinh sống trên đòa bàn Quận 6 và Quận Bình
Tân, Quận 6 có thành phần dân tộc đa dạng hơn Quận Bình Tân với thành phần
bao gồm dân tộc Kinh, Tày, Thái, Hoa, Khơme, Mường, Nùng, Chăm, dân tộc
khác và người nước ngoài; Quận Bình Tân có các dân tộc là Kinh, Hoa , Khơme
và một số dân tộc khác. Trong các dân tộc trên, chiếm số lượng nhiều nhất là dân
tộc Kinh với 72,13 % tổng dân số Quận 6 và 91,27 % tổng dân số Quận Bình Tân.
Thành phần dân tộc đa dạng là một trong những điều kiện dẫn đến sự phong phú
về Tôn giáo trên đòa bàn Quận 6 và Quận Bình Tân; bao gồm các Tôn giáo như:
Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Đạo Cao Đài, Đạo Tin Lành, Đạo Hồi…
Về nguồn lao động, cả Quận 6 và Quận Bình Tân đều có nguồn lao động dồi dào.
Vào năm 2006, số người trong độ tuổi lao động vào của Quận 6 là 165.428 người,
chiếm 66,49% tổng dân số Quận; số người trong độ tuổi lao động của Quận Bình
Chánh là 340.745 chiếm khoảng 76,31% tổng dân số của Quận.
b) Mức sống của người dân:
Thống kê thu nhập của 1 người trong 1 tháng của Quận được tính theo mức thống
kê chung của người dân trong khu vực đô thò với mức 1.552,78 nghìn đồng vào
năm 2006 tăng hơn 250 nghìn đồng so với thời điểm năm 2004. Nhìn chung, mức
thu nhập của người dân trên đòa bàn Thành phố nói chung và tại Quận 6, Quận
Bình Tân nói riêng đều có sự gia tăng qua các năm. Thu nhập ngày một tăng góp
phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 13
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Bảng 1:Thu nhập trung bình trong 1 tháng của người dân theo giá thực tế
Đơn vò tính: Nghìn đồng
2002 2004 2006
Toàn thành 904,10 1.164,80 1.465,02
Chia theo khu vực
Thành thò 987,00 1.266,90 1.552,78

Nông thôn 549,00 726,00 988,27
Chia theo nhóm thu nhập
Nhóm 1 316,40 430,80 552,40
Nhóm 1 525,21 635,40 826,20
Nhóm 2 721,60 870,01 1.080,63
Nhóm 3 1.008,80 1.219,04 1.490,01
Nhóm 4 1.951,70 2.668,30 3.448,92
Chênh lệch thu nhập
giữa nhóm 5 và
nhóm 1
(lần)
6,17 6,19 6,24
Nguồn: kết quả mức sống hộ gia đình năm 2002, 2004, 2006. Niên giám thống kê Thành phố Hồ Chí
Minh.
Nhóm thu nhập: tổng số hộ gia đình được chia thành 5 nhóm có thu nhập bình
quân nhân khẩu 1 tháng từ thấp đến cao. Mỗi nhóm chiếm 20% trong tổng số hộ.
1.4.2. Đặc điểm kinh tế:
Nhìn chung, kinh tế của Quận Bình Tân và Quận 6 có xu hướng phát triển theo
từng năm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn quận Bình Tâân theo hướng
ngày càng tăng tỷ trọng của khu vực Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp – Xây
dựng, giảm dần tỷ trọng của khu vực nông nghiệp, thủy sản. Khu vực thương mại
dòch vụ có tỷ trọng tương đối ổn đònh. Còn tại Quận 6, kinh tế cũng tập trung phát
triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dòch vụ, thương mại. Sự
chuyển dòch cơ cấu theo hướng công nghiệp – thương mại, dòch vụ – nông nghiệp
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 14
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
là theo đúng hướng và phù hợp với xu thế công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá
trình hiện đại hóa nhanh của một quận đô thò mới.
a) Về Công nghiệp:
Giá trò sản xuất công nghiệp vào năm 2006 của Quận 6 là 2.665.363 triệu đồng;

của Quận Bình Tân là 2.355.328 triệu đồng. Nhìn chung, giá trò sản xuất ngành
công nghiệp của Quận 6 và Quận Bình Tân không có sự chênh lệch đáng kể với
nhau và đều có sự gia tăng đáng kể qua các năm. Ở cả 2 Quận, thành phần cá thể
chiếm một vai trò quan trọng trong tổng giá trò công nghiệp của Quận. Trong đó,
Quận 6 có tổng giá trò công nghiệp của thành phần cá thể là 1.221.906 triệu đồng
chiếm 45,84 %. Riêng Quận Bình Tân số cơ sở sản xuất cá thể là 3.540 cơ sở
chiếm gần 78,8% số cơ sở hoạt động công nghiệp trên đòa bàn Quận. Ngành công
nghiệp Quận 6 và Quận Bình Tân tập trung vào các ngành như: thuộc da, chế
biến gỗ, sản xuất hoá chất, các thiết bò điện, sản xuất các sản phẩm từ cao su và
plastic, sản xuất kim loại, xuất bản, in và sao bản ghi …
b) Về nông nghiệp:
Trước năm 1975, Quận 6 là vùng bán nông nghiệp có chuyên canh lúa và hoa
màu. Sau giải phóng, Quận chủ trương thực hiện thâm canh nông nghiệp để nâng
cao dần khối lượng và giá trò tổng sản lượng hàng năm nhưng sản lượng nông
nghiệp chỉ đạt kết quả bình thường. Trước năm 1985, chỉ có phường 10 (phường
13 cũ) là sản xuất nông nghiệp, nhưng phường này lại nằm trong chương trình đô
thò hoá của Quận cho nên từ năm 1986 trở đi, nông nghiệp Quận 6 chỉ là khu đất
trồng rau và hoa màu, chăn nuôi gia đình với số lượng không đáng kể chỉ khoảng
1,2 triệu đồng trong một năm ( Xem phụ lục 11). Hiện nay, gần như toàn bộ đất
nông nghiệp trên đòa bàn Quận đều biến thành đất thổ cư.
Riêng Quận Bình Tân, nông nghiệp giữ một vai trò khá đáng kể trong nền kinh tế
của Quận. Trong năm 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp trên đòa bàn quận
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 15
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Bình Tân là 2.101,56 ha; chiếm hơn 40.55% tổng diện tích của Quận. Hoạt động
nông nghiệp diễn ra ở hầu hết các phường trên đòa bàn Quận nhưng tập trung
diện tích lớn ở phường Tân Tạo A – nơi có nhiều đất phù sa. Phần lớn là trồng
lúa, hoa màu, cỏ dùng trong công nghiệp và các cây hàng năm.
c) Về giao thông vận tải, hàng hóa- dòch vụ:
Tổng doanh thu vận tải của Quận Bình Tân vào năm 2006 là 222.696 triệu đồng

với nhiều loại hình tổ chức hoạt động như Hợp tác xã, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Về hoạt
động giao thông vận tải thì công ty cổ phần có thu nhập cao nhất với doanh thu là
85.996 triệu đồng vào năm 2006. Số doanh nghiệp tham gia vào hoạt động kinh
doanh vận tải có tăng so với năm 2005 nhưng với số lượng không đáng kể – từ
năm 2005 sang năm 2006 chỉ tăng 2 doanh nghiệp.
Ngành giao thông vận tải của Quận 6 trong năm 2006 có tổng khối lượng hàng
hóa vận chuyển là 500.000 Tấn, khối lượng hành khách vận chuyển là 2.261.000
hành khách. Tổng doanh thu hàng hóa và dòch vụ Quận đạt được vào năm 2006 là
165.990 triệu đồng. Số cơ sở khối thương mại hoạt động trên đòa bàn Quận là
10.641 cơ sở; trong đó 100 % số cơ sở trên thuộc doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.5. HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC TẠI QUẬN 6 VÀ QUẬN BÌNH TÂN:
Hiện nay, toàn bộ nước cấp tại Quận 6 và Quận Bình Tân đều do Nhà máy nước
Thủ Đức và nhà máy nước Tân Hiệp cung cấp thông qua mạng lưới nước cấp
dạng mạng cành cây và trực thuộc quyền quản lý của công ty cấp nước Chợ Lớn.
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 16
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Mạng cành cây là mạng lưới mà đường ống chỉ có thể cung cấp nước cho bất kỳ
một điểm dân cư trên mạng lưới theo một hướng nhất đònh. Mạng lưới cành cây
có những ưu điểm là kinh phí xây dựng thấp do đường ống ngắn, dễ phát hiện
điểm có sự cố khi có hiện tượng mất nước hoặc rò rỉ nước trên mạng lưới tuy
nhiên khi một chỗ nào trên mạng lưới bò hỏng thì toàn bộ khu vực phía sau sẽ
không có nước.
Mạng lưới đường ống cấp nước
Mạng cấp I: có đường kính từ 699mm dài 1.728 m nằm trên đường các con đường
lớn như Tháp Mười – Hậu Giang – Minh Phụng – Bình Tiên – Phạm Phú Thứ –
Nguyễn Văn Luông.
Mạng cấp II: đừơng kính từ 200 mm đến 550 mm, dài 14.219 m nằm trên các
tuyến đường An Dương Vương – Hậu Giang – Minh Phụng – Trương Tấn Bửu –
Tân Hoá…

Mạng cấp III: có đường kính cống từ 80 mm đến 200 mm, nằm trên các con
đường có tên trên đòa bàn quận. Tổng chiều đường ống là 36.003 m , đường ống
được xây dựng từ năm 1924 và một số đoạn đã được sửa chữa lại. Hiện nay, Quận
đang nâng cấp lại toàn bộ mạng lưới, xây dựng thêm các đường ống có đừơng
kính từ 600 – 800 mm cho khu dân cư và công nghiệp Bình Phú và khu Phú Lâm.
Do Quận 6 nằm ở cuối mạng lưới cấp nước, trong khi lực nước từ đầu mạng và
cuối mạng rất chênh lệch nhau, do đó nguồn nước cung cấp cho Quận rất yếu, có
những nơi không có nước dùng như: khu vực phường 10, 13, 14 trên các tuyến
đường Lý Chiêu Hoàng, Bà Hom, Tân Hoà Đông,…
Nhìn chung, % hộ gia đình được cấp nước ở từng phường trong mỗi Quận đều có
sự khác nhau. Theo số liệu thống kê hiện tại % số hộ gia đình được cấp nước từ
công ty cấp nước vẫn chưa đạt 100% ở hầu hết các phường.% hộ được cấp nước
tại Quận 6 cao hơn so với Quận Bình Tân. Trên đòa bàn Quận 6, tất cả các
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 17
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
phường đều có trên 95% số hộ được cấp nước; trong khi Quận Bình Tân chỉ có 4
phường có % số hộ được cấp nước lớn hơn 95% là các phường An Lạc A, Bình Trò
Đông, Bình Trò Đông A, Bình Trò Đông B. Hiện nay, trên đòa bàn quận Bình Tân
có nhiều tuyến đường chưa được hòa mạng lưới cấp nước của công ty cấp nước
như đường Nguyễn Trọng Trí, Hồ Học Lãm (phường An Lạc), đường Lê Đình
Cẩn (phường Tân Tạo)…
(% hộ gia đình được cấp nước trên đòa bàn quận 6 và quận Bình Tân được đề cập trong phụ
lục 6 và phụ lục 7).
CHƯƠNG 2 :
TỔNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
2.1. Tổng quan về nước dưới đất:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 18
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
2.1.1. Sự hình thành nước dưới đất:
Nước dưới đất là 1 bộ phận trong chu trình thủy văn. Trên thế giới, nước ngọt

chiếm khoảng 3% tổng lượng nước, trong đó 30,1% là nước dưới đất, phần còn lại
là nước ở các ao, hồ… và nước dưới dạng băng tuyết trên đỉnh núi, các sông băng.
Sự hình thành nước dưới đất chủ yếu là do nước mưa ngấm xuống đất và hơi nước
trong không khí thấm vào trong đất và ngưng tụ trong lòng đất. Ngoài ra, nước
dưới đất còn chòu ảnh hưởng của nước mặt nhất là những khu vực mà nước dưới
đất liên thông với nước mặt. Vùng hình thành nước dưới đất có thể là vùng di
chuyển chậm của nước trong các kẽ rỗng của đất, trong các vết rạn nứt của nham
thạch hoặc trong các hang, động, tạo thành dòng chảy ngầm trong lòng đất.
Hình 3: Hệ tuần hoàn của nước trong tự nhiên
2.1.2. Phân loại nước dưới đất:
Có nhiều cách phân loại nước dưới đất, nhưng nhìn chung có thể phân loại theo
ba cách chính sau:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 19
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
 Phân loại nước dưới đất theo thành phần hóa học
 Phân loại nước dưới đất theo tính chất lý học;
 Phân loại theo sự phân bố của nước dưới đất trong các tầng đòa
chất.
a) Phân loại nước dưới đất theo thành phần hóa học:
Dựa vào hàm lượng của 6 anion và cation chủ yếu chứa trong nước:
 Ba loại nước theo anion: nước cacbonat, nước sunphat, nước clo.
 Ba loại nước theo cation: nước canxi, nước magiê, nước natri.
Trong mỗi một loại lại được chia ra 3 cách phân loại theo tỷ lệ giữa các ion chứa
trong nước.
Dựa vào hàm lượng các chất khoáng trong nước để phân loại:
 Nước nhẹ;
 Nước trung bình;
 Nước nặng.
b) Phân loại nước dưới đất theo tính chất lý học:
Cách phân loại này chủ yếu dựa vào chỉ tiêu nhiệt độ của nước để phân loại và

chia thành 3 loại nước sau: nước lạnh có nhiệt độ: t < 20
0
C; nước ấm có nhiệt độ:
t = 20 ÷37
0
C; nước nóng có nhiệt độ: t > 37
0
C
Ngoài ra còn dựa vào điều kiện áp lực của nước dưới đất để phân loại:
 Nước không áp là loại nước có áp suất tại các điểm trên mặt nước
bằng áp suất khí trời;
 Nước có áp là loại nước có áp suất tại tất cả các điểm trong tầng trữ
nước đều cao hơn áp suất khí trời. Có thể nói cách khác là đường áp lực của nước
nằm cao hơn tầng không thấm nằm phía trên của tầng trữ nước.
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 20
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Nếu nước có áp lực cao có khả năng phun nước lên cao khỏi mặt đất được gọi là
nước Artersian.
c) Phân loại theo sự phân bố của nước dưới đất trong các tầng đòa
chất: bao gồm
 Nước dưới đất tầng nông:
Nước dưới đất tầng nông là loại nước không áp, nó nằm trên tầng không thấm thứ
nhất (không có tầng không thấm phủ kín bên trên).
Nước dưới đất tầng nông thường thay đổi về trữ lượng cũng như mực nước theo
từng thời kỳ trong năm, vì nó chòu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu, thủy
văn như lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ bốc hơi mặt đất,…, mực nước của các
sông ngòi, hồ ao, đầm trong khu vực. Nguồn cung cấp chủ yếu là do nước mưa
thấm vào đất. Mặt khác, nước mưa cũng tập trung vào sông, ngòi, ao, hồ và lượng
nước mặt từ sông, ngòi, ao, hồ lại theo dòng thấm bổ sung trực tiếp cho nước tầng
nông. Vào mùa khô, do bò bốc hơi mặt đất, mực nước ao, hồ hoặc các sông, suối

hạ thấp, một số trường hợp hạ thấp hơn cả mực nước tầng nông, khi đó nước ở
tầng nông lại theo dòng thấm bổ sung cho dòng chảy cơ bản của các sông suối. Vì
vậy, mực nước ngầm và trữ lượng nước ở tầng nông đều giảm.
Trữ lượng nước ở tầng nông phụ thuộc vào bề dày của tầng trữ nước, thành phần
cấp phối hạt của tầng trữ nước.
 Nước dưới đất tầng sâu:
Nước dưới đất ở tầng sâu nằm ngay phía dưới tầng không thấm thứ nhất, tầng trữ
nước thường nằm kẹp giữa hai tầng không thấm. Nước dưới đất tầng sâu có thể
nằm sâu dưới mặt đất từ vài chục mét tới hàng trăm mét thậm chí hàng nghìn
mét. Do nằm phía dưới tầng không thấm nên nước dưới đất tầng sâu bò ngăn cách
không được cung cấp trực tiếp bởi nước mưa hoặc nước mặt trong vùng. Tuy
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 21
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
nhiên, nước mưa và nước từ dòng chảy mặt vẫn gián tiếp liên quan tới tầng nước
này thông qua dòng chảy ngầm từ nơi khác tới.
Nước dưới đất tầng sâu có thể có áp hoặc không có áp:
 Nếu nước cung cấp cho nước dưới đất tầng sâu ở khu vực được xuất
phát từ nơi có cao trình cao và có áp lực cột nước lớn thì nước tầng sâu thường có
áp.
 Ngược lại, nếu nước không chứa đầy tầng trữ nước và mực nước
trong tầng trữ nước thấp hơn tầng không thấm phía trên thì ta có nước ngầm tầng
sâu không áp.
 Nước dưới đất trong khe nứt:
Đây là nước chứa trong các khe nứt của nham thạch. Những khe nứt này được tạo
ra do quá trình kiến tạo đòa chất hoặc do động đất, núi lửa... làm cho các tầng
nham thạch bò đứt gãy hoặc nứt nẻ. Nước trong khe nứt có thể được hình thành
cùng với sự hình thành của các khe nứt hoặc được cung cấp từ nguồn nước mưa,
nguồn nước ở các ao, hồ, sông, suối thông qua dòng thấm vào các khe nứt.
 Nước trong các hang động:
Các hang động xuất hiện do sự xâm thực của nước vào nham thạch. Nước từ các

nguồn nước mặt, nước mạch hoặc nước từ các nơi khác tập trung về các hang
động thành các dòng chảy ngầm hoặc tạo thành các hồ chứa nước nằm sâu trong
lòng đất. Nước trong hang động thường xuất hiện ở vùng núi đá vôi, bạch vân,
thạch cao, muối mỏ… Trữ lượng nước trong hang động tùy thuộc vào khả năng tập
trung nước, kích thước của các hang động và phụ thuộc vào các nguồn nước cung
cấp vào các hang động, sự lưu thông giữa nguồn nước đó với các hang động khác.
Nước trong hang động có thể ở dạng có áp hoặc không áp, thông thường nước
thường có độ khoáng hóa cao.
2.1.3. Sự thay đổi tài nguyên nước dưới đất và các yếu tố ảnh hưởng:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 22
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
a) Sự thay đổi nước dưới đất:
Nếu xét trong thời gian dài, quá trình thay đổi nước dưới đất cũng tương tự như
nước mặt. Trong mùa khô, lượng mưa ít, mực nước các ao hồ thấp, dòng chảy các
sông suối nhỏ, lượng bốc hơi lớn vì thế mực nước thường hạ xuống thấp, ngược lại
trong mùa mưa nước mặt nhiều, mực nước sẽ dâng cao , trữ lượng nước dưới đất
sẽ phong phú. Tuy nhiên, sự thay đổi nước dưới đất còn phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố khác như tính thấm của đất, khả năng trữ nước của tầng trữ nước.
Trong chu kỳ một năm, mùa khô mực nước của nước mặt hạ thấp, nhiều trường
hợp thấp hơn mực nước dưới đất, nước dưới đất thông qua các mạch cung cấp
nước cho nước mặt. Mùa mưa, mực nước ngầm thường thấp hơn mực nước mặt,
nước mặt và nước mưa lại ngấm xuống đất để bổ sung cho nước dưới đất. Tương
quan giữa nước mặt và nước dưới đất thay đổi theo mùa, có thời kỳ nước mặt
cung cấp cho nước dưới đất, ngược lại có thời kỳ nước dưới đất cung cấp lại cho
nước mặt.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến nước dưới đất:
Tuy nằm dưới lòng đất nhưng trữ lượng cũng như chất lượng nước dưới đất chòu
ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bao gồm:
 Yếu tố khí hậu thủy văn trên mặt đất;
 Các yếu tố về đòa mạo, đòa hình, thổ nhưỡng, đòa chất;

 Các hoạt động phát triển của con người.
Yếu tố khí hậu:
Lượng mưa là nguồn cung cấp chủ yếu cho nước ngầm vì thế lượng mưa hàng
năm, phân phối lượng mưa trong năm sẽ có ảnh hưởng gần như trực tiếp đến trữ
lượng nước dưới đất đặc biệt là nước ở tầng nông. Bên cạnh đó, cường độ mưa có
ảnh hưởng trực tiếp đến hệ số dòng chảy có nghóa là ảnh hưởng đến lượng nước
thấm xuống đất cung cấp cho nước dưới đất. Theo khảo sát khả năng cung cấp
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 23
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
của nước mưa cho nước dưới đất cho thấy cứ sau một cơn mưa kéo dài 1- 2 giờ thì
mực nước ở một số giếng ở vùng Củ Chi (có gia cố bằng ximăng bề mặt và ống
ximăng) tăng lên 0,1 – 0,25m. Nếu lượng mưa hàng năm tăng thì trữ lượng bổ cập
từ mưa cũng tăng lên.
Lượng bốc thoát hơi nước từ mặt đất là một thành phần trong lượng nước mất đi
của nước dưới đất, làm giảm lượng nước dưới đất. Các yếu tố khí hậu như nhiệt
độ, độ ẩm, gió có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng nước bốc hơi mặt đất. Vì thế, các
yếu tố khí hậu này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của nước dưới đất.
Ở những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam, trong mùa mưa lượng
mưa thường lớn, dòng chảy trên các sông suối lớn, nguồn nước bổ sung cho nước
dưới đất rất phong phú vì thế mực nước dâng cao. Về mùa khô lượng mưa không
đáng kể, khí hậu khô hanh, lượng bốc hơi nước rất lớn, lưu lượng cũng như mực
nước trên các sông suối rất nhỏ, mặt khác nước cũng được khai thác nhiều hơn, do
đó mực nước sẽ hạ thấp và trữ lượng nước dưới đất cũng bò suy giảm. Vì thế, biên
độ dao động mực nước nước dưới đất ở nước ta tương đối lớn.
Yếu tố thủy văn:
Dòng chảy mặt trên các sông, suối, lượng nước và mực nước trong các ao hồ,
tương quan giữa mực nước ao hồ và mực nước dưới đất có ảnh hưởng trực tiếp
đến nước dưới đất. Khi mực nước sông, hồ cao hơn mực nước dưới đất thì nước
sông, hồ sẽ là nguồn cung cấp cho nước dưới đất và ngược lại. Ngoài ra, chế độ
thủy triều, tình hình hạn hán, lũ lụt cũng có ảnh hưởng tới nước dưới đất.

Điều kiện đòa hình, đòa mạo, thảm phủ trên mặt đất:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 24
Đồ án Tốt nghiệp GVHD: Th.S Huỳnh Lê Khoa
Độ dốc đòa hình, độ gồ ghề của mặt đất, mật độ sông suối, ao hồ, thảm phủ trên
mặt đất có ảnh hưởng đến hệ số dòng chảy có nghóa là ảnh hưởng trực tiếp đến
lượng nước thấm vào đất để bổ sung cho nước dưới đất.
Yếu tố về đòa chất, thổ nhưỡng:
Các sắp xếp đòa tầng, cấu tạo của các tầng đòa chất, độ rỗng của các lớp đất đá,
hệ số thấm… sẽ ảnh hưởng tới tốc độ và lượng nước thấm vào trong đất.
Các hoạt động phát triển của con người:
Quá trình đô thò hóa tăng dẫn đến những thay đổi về chất lượng cũng như trữ
lượng nước dưới đất, do kết quả của việc làm giảm lượng nước bổ sung, tăng
cường các hoạt động khai thác nước nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau. Ở các vùng nông thôn, nước thường được lấy từ các giếng nông, trong khi
đó hầu hết các nước thải thường được trở lại đất thông qua các hồ chứa nước thải
hoặc do đổ bỏ trực tiếp ra môi trường đất. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều giếng
bò bỏ hoang do chủ sử dụng đã chuyển đổi sang dùng nước cấp. Do vậy, sự nhiễm
bẩn nước dưới đất đang tăng nhanh.
Nhìn chung có hai nguyên nhân chính làm giảm số lượng cũng như chất lượng của
nước dưới đất:
 Do quá trình đô thò hóa cần mở rộng các con đường được lát bêtông
nên giảm lượng nước bổ sung ( do nước mưa thể thấm vào đất mà chảy tràn trên
mặt).
 Bơm hút nước tăng và với lưu lượng nước lớn.
Ngoài ra sự thay đổi chất lượng cũng như chất lượng của nước dưới đất còn do
một số hiện tượng tự nhiên như động đất, hạn hán….
2.2. Tài nguyên nước dưới đất của Thành phố Hồ Chí Minh:
SVTH: Đặng Nguyễn Anh Thư 25

×