Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

bài tập cá nhân 2 lao động

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.06 KB, 4 trang )

Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập Bộ môn Luật Lao động tuần 2

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài A do gặp khủng hoảng về kinh tế nên muốn
giảm chỗ việc làm. Để thực hiện ý định trên, doanh nghiệp giải thể phân xưởng bảo
dưỡng và phân xưởng đóng gói sản phẩm (thuê công ty khác thực hiện các công đoạn
này). Với lí do nói trên, công ty chấm dứt hợp đồng với 50 lao động ở hai phân xưởng
nói trên và 15 lao động ở phân xưởng kho vì do giải thể hai phân xưởng này mà bị ảnh
hưởng nên ko có việc làm. Anh/chị cho biết:
a/ Thủ tục để giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong hai phân
xưởng nói trên đúng pháp luật.
b/ Việc chấm dứt hợp đồng với 65 lao động này là đúng hay sai?
c/ Chế độ quyền lợi đối với người lao động.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
a/ Thủ tục để giải thể và chấm dứt hợp đồng với những người lao động trong
hai phân xưởng nói trên đúng pháp luật.
Theo đề bài, doanh nghiệp A đã giảm chỗ việc làm để tránh khủng hoảng, như
vậy việc cắt giảm nhân lực hoàn toàn là ý kiến chủ quan và đây là hành động đơn
phương chấm dứt hợp đồng với 65 lao động. Muốn việc giải thể và chấm dứt hợp đồng
một cách hợp pháp, doanh nghiệp A cần đảm bảo các thủ tục đầy đủ và chính xác.
- Thứ nhất, doanh nghiệp A phải đảm bảo công khai lí do giải thể và chấm dứt hợp
đồng với các lao động này và sau đó công bố danh sách buộc thôi việc với điều kiện
đảm bảo thông báo nghỉ việc trước cho NLĐ theo thời hạn nhất định được quy định tại
khoản 3 điều 38 Bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung:
…a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn một năm đến ba năm;
c) Ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định
mà thời hạn dưới một năm…


Lê Lan Nhi- 341646- Lớp N01.TL4 nhóm 2

1


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập Bộ môn Luật Lao động tuần 2

- Thứ hai, việc chấm dứt hợp hợp đồng là do gặp khủng hoảng về kinh tế. Trường hợp
này thuộc khoản 1 điều 17 về thay đổi cơ cấu sản xuất (thay đổi cơ cấu sản xuất bao
gồm thay đổi thiết bị máy móc, cơ cấu sản phẩm hoặc cơ cấu doành nghiệp được quy
định tại điều 11 Nghị định của Chính phủ số 39/2003/NĐ-CP ngày 18/4/2003 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm).
2- Khi cần cho nhiều người thôi việc theo khoản 1 Điều này, NSDLĐ phải công
bố danh sách, căn cứ nhu cầu của doanh nghiệp và thâm niên làm việc tại doanh
nghiệp, tay nghề, hoàn cảnh gia đình và những yếu tố khác của từng người để lần lượt
cho thôi việc, sau khi đã trao đổi, nhất trí với Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong
doanh nghiệp theo thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 38 của Bộ luật này. Việc cho thôi
việc chỉ được tiến hành sau khi đã báo cho cơ quan lao động địa phương biết.
Sau khi đã làm đủ những bước trên, doanh nghiệp A mới có thể chấm dứt hợp
đồng với 65 lao động này một cách hợp pháp.
b/ Việc chấm dứt hợp đồng với 65 lao động này là đúng hay sai?
Với lý do doanh nghiệp A đưa ra, ta xét hai nhóm người lao động bị thôi việc:
- 50 lao động ở hai phân xưởng bị giải thể: Theo khoản 2 điều 16 bộ Luật lao động
quy định: NSDLĐ có quyền trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức dịch vụ việc làm để
tuyển chọn lao động, có quyền tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh
doanh theo quy định của pháp luật. Như vậy việc doanh nghiệp A chấm dứt hợp đồng
với 50 người thuộc hai phân xưởng bị giải thể này là hợp lí và đúng với pháp luật.
- 15 lao động ở phân xưởng kho bị mất việc do ảnh hưởng việc giải thể hai phân

xưởng trên: Khác với 50 lao động trên, việc doanh nghiệp A chấm dứt hợp đồng với
15 lao động này là sai vì 15 lao động này phân xưởng của họ vẫn hoạt động bình
thường, hơn nữa họ không thuộc các trường hợp người sử dụng có quyền đơn phương
chấm dứt hợp đồng quy định tại Điều 38 bộ luật Lao động (kể cả là những lí do bất khả
kháng do Chính phủ quy định tại khoản 2 điều 12 Nghị định 44 NĐ/CP 2003). Như

Lê Lan Nhi- 341646- Lớp N01.TL4 nhóm 2

2


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập Bộ môn Luật Lao động tuần 2

vậy, 15 lao động này không thuộc bất kì một trường hợp nào để bị buộc chấm dứt hợp
đồng.
Qua nhứng phân tích trên, ta thấy doanh nghiệp A chấm dứt hợp đồng với 65 lao
động này là không chính xác.
c/ Chế độ quyền lợi đối với người lao động.
- Đối với 50 lao động thuộc hai phân xưởng bị giải thể: vì thay đổi cơ cấu doanh
nghiệp mà bị buộc thôi việc nên NSDLĐ có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử
dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không giải quyết được việc làm mới, phải cho
người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một
tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Chính phủ có chính sách và
biện pháp tổ chức dạy nghề, đào tạo lại, hướng dẫn sản xuất kinh doanh, cho vay vốn
với lãi suất thấp từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, tạo điều kiện để NLĐ tìm việc làm
hoặc tự tạo việc làm; hỗ trợ về tài chính cho những địa phương và ngành có nhiều người
thiếu việc làm hoặc mất việc làm do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, quy định rõ tại
khoản 1 và 4 điều 17.

- Đối với 15 lao động thuộc phân xưởng kho: theo khoản 1 điều 41 Bộ luật Lao động,
trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật
thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương
ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Nếu không
muốn làm lại, người lao động còn được trợ cấp theo quy định tại khoản 1 Điều 42 là
mỗi năm nửa tháng lương và phụ cấp nếu có.
Ngoài ra họ cũng có thể yêu cầu NSDLĐ làm theo quy định tại điều 34: “Khi gặp khó
khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh người sử dụng lao động có quyền
tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề nhưng không quá 60
ngày trong 1 năm”, NLĐ được hưởng lương cũ trong 30 ngày làm việc tiếp theo nếu
lương mới thấp hơn. Mức lương mới ít nhất phải bằng 70% mức lương cũ nhưng không
được thấp hơn mức tối thiểu của Nhà nước.

Lê Lan Nhi- 341646- Lớp N01.TL4 nhóm 2

3


Trường Đại học Luật Hà Nội

Bài tập Bộ môn Luật Lao động tuần 2

Dù trong trường hợp buộc thôi việc nào, NSDLĐ cũng phải chú trọng tới chế độ
quyền lợi của NLĐ và tạo điều kiện để họ ổn định, tìm một công việc mới.

Lê Lan Nhi- 341646- Lớp N01.TL4 nhóm 2

4




×